Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia

TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 tỷ lệ nước thải khác nhau từ sản xuất tôm giống: 100% nước thải; 25% nước thải và 75% nước sạch; 50% nước thải và 50% nước sạch; 100% nước sạch. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của lượng nước thải sử dụng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và một số chỉ tiêu sinh sản của Artemia. Từ đó, đánh giá khả năng nuôi sinh khối Artemia bằng nguồn nước thải từ sản xuất tôm giống. Kết quả cho thấy tỷ lệ nước thải ảnh hưởng rõ ràng tới tỷ lệ sống, chiều dài toàn thân, sức sinh sản của Artemia. Sau 14 ngày nuôi, tỷ lệ sống, chiều dài toàn thân, sức sinh sản khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức(P<0,05). tỷ="" lệ="" sống,="" sức="" sinh="" sản="" và="" chiều="" dài="" toàn="" thân="" cao="" nhất="" lần="" lượt="" là="" 45,7="" ±="" 5,36%,="" 62,2="" ±="" 19,77="" trứng/con="" cái,="" 8,1="" ±="" 0,22="" mm="" ở="" nghiệm="" thức="" 50%="" nước="" thải="" và="" 50%="" nước="" sạch.="" tỷ="" lệ="" sống="" thấp="" nhất="" (24,9="" ±="" 2,81%)="" ở="" nghiệm="" thức="" 100%="" nước="" thải.="" sức="" sinh="" sản="" thấp="" nhất="" 40,4="" ±="" 17,44="" trứng/con="" cái="" ở="" nghiệm="" thức="" 75%="" nước="" sạch="" và="" 25%="" nước="" thải.="" chiều="" dài="" toàn="" thân="" thấp="" nhất="" 6,9="" ±="" 0,48="" mm="" ở="" nghiệm="" thức="" 100%="" nước="" sạch.="" tuy="" nhiên,="" tỷ="" lệ="" nước="" thải="" ảnh="" hưởng="" không="" lớn="" tới="" tốc="" độ="" sinh="" trưởng,="" tỷ="" lệ="" con="" cái="" mang="" trứng="" nghỉ="" của="" artemia.="" sau="" 14="" ngày="" nuôi,="" tốc="" độ="" sinh="" trưởng="" dao="" động="" từ="" 0,03="" đến="" 0,04%/ngày,="" tỷ="" lệ="" con="" cái="" có="" trứng="" nghỉ="" với="" con="" cái="" không="" có="" trứng="" dao="" động="" từ="" 56,7%="" đến="" 76,7%,="" cả="" hai="" thông="" số="" này="" đều="" khác="" biệt="" không="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê="" (p="">0,05). Nhìn chung, Artemia có thể sinh trưởng và sinh sản tốt khi nuôi trong nước thải từ sản xuất tôm giống. Trong phạm vi nghiên cứu, phối hợp 50% nước thải và 50% nước sạch để nuôi Artemia là phù hợp nhất

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia trang 8

Trang 8

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 16040
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia

Ảnh hưởng của nước thải từ ương tôm giống tới tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh sản của Artemia
 Nghiệm thức
Chỉ tiêu
100%NT 50%NT-50%NS 25%NT-75%NS 100%NS
Nhiệt độ
 (ºC)
Sáng 25,86 ± 0,63 25,86 ± 0,63 25,86 ± 0,63 25,86 ± 0,63
Chiều 28,04 ± 0,24 28,04 ± 0,24 28,04 ± 0,24 28,04 ± 0,24
pH
Sáng 7,7 – 8,5 7,8 – 8,4 8,5 – 8,6 8,2 – 8,5
Chiều 7,3 – 8,9 7,8 – 8,4 8,5 – 8,6 8,4 – 8,5
NH3
(ppm)
Sáng 0,11 ± 1,10 0,04 ± 0,02 0,03 ± 0,01 0,02 ± 0,01
Chiều 0,11 ± 1,10 0,04 ± 0,02 0,03 ± 0,01 0,02 ± 0,01
Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD).
Các yếu tố môi trường theo dõi đều nằm 
trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng, 
phát triển và sinh sản của Artemia. Do thí 
nghiệm được bố trí trong nhà có mái che nên 
nhiệt độ của các thùng nuôi không có sự sai 
khác. Nhiệt độ trung bình buổi sáng (25,86 ± 
0,63ºC) dao động trong khoảng 25,0 – 27,0ºC. 
Nhiệt độ trung bình buổi chiều (28,04 ± 0,24ºC) 
dao động từ 27,5ºC đến 28,5ºC. Đây là khoảng 
nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát 
triển của Artemia. Bởi vì, khoảng nhiệt độ tối 
ưu cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản 
của Artemia là từ 24,0 đến 35,0ºC [1]. Trong 
quá trình thí nghiệm nguồn nước thải được cấp 
vào thùng nuôi 2 lần một ngày, đồng thời một 
thể tích nước tương đương được rút ra khỏi 
thùng. Do đó, pH trong bể nuôi Artemia ít có 
sự biến động. pH luôn dao động trong khoảng 
7,4 – 8,5. Nhìn chung pH tương đối ổn định và 
ít biến động giữa sáng chiều của từng nghiệm 
thức. Kết quả pH trong nghiên cứu hoàn toàn 
phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh 
sản của Artemia. Bởi vì, khoảng pH thích hợp 
cho sự sinh trưởng của Artemia từ các tài liệu 
nghiên cứu trước đó là nằm trong khoảng từ 7 – 
9 [4]. Hàm lượng NH3 ở các nghiệm thức có sự 
khác biệt rõ ràng. NH3 cao nhất ở nghiệm thức 
100% nước thải (0,11 ± 1,10 ppm). NH3 của 
các nghiệm thức còn lại khá tương đồng dao 
động từ 0,02 – 0,04 ppm. NH3 của nghiệm thức 
100% nước thải cao có thể do hàm lượng chất 
hữu cơ trong nước thải cao, mật độ Artemia 
thấp lọc không hết chất hữu cơ, lượng thức ăn 
còn dư thừa. Mức NH3 ở nghiệm thức 100% 
nước thải ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng, 
phát triển và sinh sản của Artemia. 
2. Ảnh hưởng của nước thải từ sản xuất tôm 
giống đến tỷ lệ sống của Artemia
Kết quả tỷ lệ sống ở tất cả các nghiệm thức 
từ khi thả giống đến 15 ngày nuôi trong thí 
44 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
nghiệm 1 được thể ở Hình 1. Tỷ lệ sử dụng 
nước thải từ ương tôm giống ảnh hưởng rõ 
ràng tới tỷ lệ sống của Artemia. Tỷ lệ sống của 
Artemia trong 4 nghiệm thức từ khi bắt đầu 
nuôi cho tới khi kết thúc thí nghiệm đều có xu 
hướng giảm dần theo thời gian nuôi. Ngày nuôi 
thứ 3 có tỷ lệ sống cao nhất ở tất cả các nghiệm 
thức. Trong đó, tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm 
thức 50% nước thải và 50% nước sạch (86,13 
± 8,45%), tiếp đến là nghiệm thức 100% nước 
sạch (79,20 ± 11,01%) sai khác có ý nghĩa 
thống kê (P<0,05) so với hai nghiệm thức còn 
lại. Tỷ lệ sống của Artemia ở ngày nuôi thứ 
15 là giảm đáng kể ở tất cả các nghiệm thức. 
Tỷ lệ sống của nghiệm thức 50% nước thải và 
50% nước sạch là cao nhất (45,67 ± 5,36%) 
có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) 
so với nghiệm thức còn lại. Ngược lại, nghiệm 
thức 100% nước thải có tỷ lệ sống là thấp nhất 
(24,93 ± 2,81%) và thể hiện sai khác có ý nghĩa 
thống kê với nghiệm các nghiệm thức khác 
(P<0,05).
 Hình 1: Tỷ lệ sống (%) của Artemia ở ngày nuôi khác nhau của thí nghiệm
Các chữ cái trên các cột khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Tỷ lệ sống của Artemia trong nghiên cứu 
thấp hơn rất nhiều so với các nghiên cứu trước 
đó. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ 
nuôi đến tỷ lệ sống Artemia franciscana nuôi 
trong ao đất tại Cam Ranh, cùng mật độ nuôi 
là 50 con/lít có tỷ lệ sống ở ngày nuôi thứ 15 
là cao nhất đạt (81,67 ± 3,51%) [5]. Kết quả 
thấp hơn có thể do: nghiên cứu sử dụng nước 
thải từ sản xuất tôm giống để nuôi Artemia, 
môi trường nước thải không tối ưu cho sự phát 
triển của Artemia, trong nước thải không có (vi 
tảo). Trong khi đó nghiên cứu ảnh hưởng của 
các loại tảo đến tỷ lệ sống Artemia franciscana 
nuôi trong ao đất tại Cam Ranh có tảo phát 
triển rất mạnh, môi trường nước thích hợp cho 
Artemia phát triển. Đặc biệt, vi tảo là một trong 
những loài thức ăn ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của 
Artemia. Nghiệm thức bổ sung vi tảo có tỷ lệ 
sống của Artemia cao hơn so với các nghiệm 
thức khác [5]. 
3. Ảnh hưởng của nước thải từ sản xuất tôm 
giống đến sinh trưởng của Artemia
3.1. Chiều dài toàn thân của Artemia.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sử dụng 
nước xi phông từ nuôi tôm giống chỉ ảnh hưởng 
tới chiều dài toàn thân của Artemia ở cuối đợt 
thí nghiệm. Chiều dài toàn thân của Artemia có 
xu hướng tăng dần theo ngày nuôi. Kích thước 
về chiều dài toàn thân của Artemia ở ngày đầu 
bố trí thí nghiệm của mỗi nghiệm thức tương 
đối đồng đều và dao động trong khoảng (0,64 ± 
0,08 mm), không sai khác có ý nghĩa thống kê 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 45
giữa các nghiệm thức (P>0,05). Từ ngày nuôi 
thứ 4 trở đi thì bắt đầu có sự sai khác về chiều 
dài giữa các nghiệm thức, trong đó chiều dài 
của Artemia ở nghiệm thức 100% nước thải là 
nhỏ nhất (1,31 ± 0,09 mm), sai khác có ý nghĩa 
thống kê (P<0,05) với các nghiệm thức còn 
lại. Đặc biệt, từ ngày nuôi thứ 6 đến ngày nuôi 
thứ 14 thì kích thước về chiều dài có sự thay 
đổi nhanh, ở nghiệm thức 50% nước thải và 
50% nước sạch có kết quả lớn nhất (8,07 ± 0,22 
mm), nghiệm thức 100% nước sạch luôn có 
kích thước nhỏ nhất (6,93 ± 0,48 mm), sai khác 
có ý nghĩa thống kê (P< 0,05) với các nghiệm 
thức còn lại. Hai ngày nuôi đầu, Artemia mới 
thả quá trình lọc thức ăn còn kém, dinh dưỡng 
ít ảnh hưởng tới chiều dài cơ thể. Do đó, chiều 
dài của Artemia ở tất cả các nghiệm thức sai 
khác không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, 
những ngày nuôi tiếp theo, khả năng lọc thức 
ăn của Artemia tăng lên, lượng thức ăn được 
hấp thu qua quá trình ăn lọc đã ảnh hưởng tới 
chiều dài cơ thể. Nghiệm thức có hàm hượng 
hữu cơ cao hơn (50% nước thải và 50% nước 
sạch) luôn có chiều dài lớn hơn nghiệm thức 
25% nước thải, 75% nước sạch và nghiệm thức 
100% nước sạch.
Hình 2: Kích thước về chiều dài (mm) của Artemia
Các chữ cái trên các cột khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Sau 14 ngày nuôi, kích thước lớn nhất của 
Artemia trong nghiên cứu ở nghiệm thức 50% 
nước thải và 50% nước sạch là 8,07 ± 0,22 
mm lớn hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu 
trước. Theo Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ, 
sau 20 ngày nuôi kích thước lớn nhất của loài 
Artemia franciscana nuôi ngoài ao ở Đồng Bò 
- Nha Trang đạt 8 mm [3]. Điều này cho thấy, 
Artemia nuôi trong nước thải từ sản xuất tôm 
giống sinh trưởng nhanh hơn so với nuôi ngoài 
ao. Điều này chứng tỏ nguồn nước thải từ sản 
xuất tôm giống có hàm lượng dinh dưỡng cao 
và phù hợp làm thức ăn cho Artemia. Artemia 
nuôi trong nước thải từ sản xuât tôm giống đảm 
bảo đủ thức ăn và sinh trưởng tốt. 
3.2. Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều 
dài toàn thân của Artemia
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ sinh 
trưởng đặc trưng của Artemia ở các nghiệm 
thức tăng nhanh từ ngày nuôi thứ 2 đến ngày 
nuôi thứ 6 và sau đó giảm dần đến ngày nuôi 
thứ 14. Vào ngày nuôi thứ 6, tốc độ sinh trưởng 
đặc trưng của Artemia cao nhất (0,44 ± 0,03%/
ngày) ở nghiệm thức 100% nước thải, sai khác 
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với 3 nghiệm 
thức còn lại. Từ ngày nuôi thứ 8 đến ngày 
nuôi thứ 14 tốc độ sinh trưởng đặc trưng của 4 
nghiệm thức đều giảm, kết quả sai khác về sinh 
46 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
trưởng đặc trưng về chiều dài của Artemia của 
các nghiệm thức đều không có ý nghĩa thống 
kê (P>0.05). Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng về 
chiều dài của Artemia ở nghiệm thức có cùng 
quy luật với các sinh vật khác là giai đoạn đầu 
tăng trưởng nhanh sau đó phát triển chậm lại. 
Nguyên nhân là do lúc này ấu trùng còn nhỏ, 
đang trong quá trình hình thành và phát triển 
cơ thể cho nên tất cả các nguồn dinh dưỡng, 
năng lượng đều tập trung cho sự sinh trưởng về 
chiều dài. Sau khi đạt đến một kích thước nhất 
định, nguồn năng lượng tích tũy lũy trong quá 
trình dinh dưỡng sẽ dịch chuyển dần từ tăng 
trưởng sang quá trình thành thục và sinh sản.
Hình 3: Tốc độ sinh trưởng đặc trưng SGRL của Artemia
Các chữ cái trên các cột khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Xu hướng phát triển chiều dài của 
Artemia trong thí nghiệm phù hợp với nghiên 
cứu trước. Theo Nguyễn Tấn Sỹ, tốc độ 
sinh trưởng của Artemia ở những ngày nuôi 
cuối cùng đều có xu hướng giảm xuống, thể 
hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê 
(P>0,05) giữa các nghiệm thức có độ mặn 
khác nhau [5].
4. Ảnh hưởng của tỷ lệ sử dụng nước thải 
từ nuôi tôm giống đến khả năng mang 
trứng của Artemia
Tỷ lệ sử dụng nước thải từ nuôi tôm giống 
có ảnh hưởng đến thời gian thành thục và 
tham gia sinh sản của Artemia. Ở nghiệm 
thức 50% nước thải và 50% nước sạch 
Artemia bắt cặp sớm nhất vào ngày nuôi thứ 
8. Artemia ở 3 nghiệm thức còn lại bắt cặp 
muộn hơn dao động trong khoảng từ ngày 
nuôi từ 9 đến 10 ngày nuôi Bảng 2. Qua đó 
cho thấy, ở nghiệm thức có tỷ lệ sử dụng nước 
50% nước thải và 50% nước sạch thì Artemia 
thành thục tham gia sinh sản sớm hơn. Do đó, 
Artemia ở nghiệm thức này thành thục sớm 
hơn và đó cũng là tiền đề cho sự xuất hiện 
Nauplius sớm nhất vào ngày nuôi 11. Thời 
điểm xuất hiện nauplius ở các nghiệm thức 
còn lại khá tương đồng và không sai khác có 
ý nghĩa thống kê (P>0,05). Như vậy, Artemia 
cái trong thí nghiệm đạt 12 ngày tuổi đều đẻ 
con ở tất cả các nghiệm thức Bảng 2.
Tỷ lệ sử dụng nước thải từ sản xuất tôm 
giống để nuôi Artemia anh hưởng rõ ràng tới 
số lượng trứng/con cái nhưng ít ảnh hưởng 
tới số lượng phôi/con cái. Số lượng trứng 
của con cái ở nghiệm thức 50% nước thải và 
50% nước sạch đạt cao nhất (62,22 ± 19,77 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 47
trứng/con cái), tiếp đến ở nghiệm thức 100% 
nước thải (49,08 ± 21,93 trứng/con cái) và 
thấp nhất ở nghiệm thức 25% nước thải và 
75% nước sạch (40,38 ± 17,44 trứng/con cái) 
sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) (Bảng 
2). Số lượng phôi/con cái ở các nghiệm thức 
khá tương đồng. Số lượng phôi của con cái 
của nghiệm thức 50% nước thải và 50% nước 
sạch cao nhất đạt (7,18 ± 16,11 số phôi/con), 
nghiệm thức 100% nước thải đạt thấp nhất 
(3,7 ± 14,40 số phôi/con), nhưng không sai 
khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Sức sinh 
sản của Artemia trong nghiên cứu tương 
đương và cao hơn so với kết quả nghiên cứu 
trước đó. Theo Nguyễn Tấn Sỹ, sức sinh sản 
số phôi/con cái/lần đẻ của Artemia nuôi ở độ 
mặn 50‰ đạt (48,11 ± 16,17 phôi/con cái) 
[5]. Ngược lại, Artemia cái trong nghiên cứu 
chủ yếu đẻ trứng, số lượng phôi rất thấp. 
Điều này phù hợp với đặc điểm sinh học của 
chúng. Artemia nuôi ở môi trường thuận lợi 
có độ mặn thấp thì sẽ đẻ con nhiều hơn đẻ 
trứng. Ngược lại, khi nuôi trong môi trường 
bất lợi hoặc độ mặn quá cao thì chúng chuyển 
đẻ trứng nghỉ nhiều hơn đẻ con.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
Sau 15 ngày nuôi, tỷ lệ sống, chiều dài 
toàn thân, sức sinh sản của Artemia khác biệt 
có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức 
(P<0,05). Tỷ lệ sống, số trứng/con cái và 
chiều dài toàn thân cao nhất lần lượt là 45,67 
± 5,36%, 62,22 ± 19,77 trứng/con cái, 8,07 ± 
0,22 mm ở nghiệm thức 50% nước thải với 
50% nước sạch. Tỷ lệ sống thấp nhất 24,93 
± 2,81% ở nghiệm thức 100% nước thải. Sức 
sinh sản thấp nhất 40,38 ± 17,44 trứng/con 
cái ở nghiệm thức 75% nước sạch và 25% 
nước thải. Chiều dài toàn thân nhỏ nhất 6,93 
± 0,48 mm ở nghiệm thức 100% nước sạch. 
Có thể nuôi sinh khối Artemia trong nước 
thải từ sản xuất tôm giống. Trong phạm vi 
nghiên cứu, tỷ lệ phối hợp 50% nước thải và 
50% nước sạch là phù hợp nhất để nuôi sinh 
khối Artemia
Mô hình nghiên cứu còn nhỏ chỉ bố trí 
trong thùng xốp nên còn nhiều vấn đề hạn 
chế trong quá trình nuôi như: trong quá trình 
vệ sinh thùng xốp, thay nước hàng ngày, 
xi phông khó hơn, dễ bị vật bám, khó chùi 
rửa. Do đó, cần bố trí thí nghiệm trong bể 
Composite để giảm bớt những nhược điểm 
của thùng xốp.
Cần thử nghiệm với loại Artemia có nguồn 
gốc từ Việt Nam (Artemia Vĩnh Châu), có thể 
nguồn Artemia nguồn gốc Việt Nam sẽ phù 
hợp với điều kiện môi trường tại Việt Nam 
hơn các loài Artemia nhập khẩu. 
Cần thêm thí nghiệm về nước thải của 
từng giai đoạn nuôi ấu trùng (Zoea – Mysis 
– Post) ảnh hưởng đến nuôi thu sinh khối 
Artemia. Nguồn nước thải từ những giai 
đoạn ấu trùng tôm nuôi khác nhau chứa hàm 
lượng và thành phần hữu cơ khác nhau.
Nghiên cứu khả năng tái tuần hoàn nước 
thải sau khi sử dụng để nuôi Artemia để sử 
dụng trong sản xuất giống.
 Bảng 2: Một số chỉ tiêu về sinh sản của Artemia
 Nghiệm thức 
Chỉ tiêu
100%NT 50%NT-50%NS 25%NT-75%NS 100%NS
Ngày bắt đầu bắt cặp (ngày) 9,67 ± 0,58ab 8,50 ± 0,50a 9,00 ± 0,50ab 10,17 ± 0,76b
Ngày xuất hiện Nauplius (ngày) 12,67 ± 0,58b 11,50 ± 0,50a 12,00 ± 0,50ab 12,83 ± 0,29b
Số trứng/con cái 49,08 ± 21,93b 62,22 ± 19,77c 40,38 ± 17,44a 45,72 ± 17,39ab
Số phôi/con cái 3,7 ± 14,40a 7,18 ± 16,11a 4,73 ± 17,02a 5,73 ± 12,96a
Số liệu được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (SD). Các chữ cái trên cùng hàng khác nhau chỉ sự sai khác 
có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
48 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Trần Thị Thanh Hiền, Trần Sương Ngọc, 
Trần Hữu Lễ (2005). Báo cáo khoa học Đề tài cấp Bộ “Nâng cao hiệu quả của việc nuôi sinh khối Artemia trên 
ruộng muối”, Mã số: B2005 – 31-94. Bộ giáo dục và Đào tạo.
2. Nguyễn Văn Hòa (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Vân, Nguễn Thị Ngọc Anh, Phạm Thị Tuyết Ngân, Huỳnh 
Thanh Tới, Trần Hữu Lễ (2007). “Artemia – Nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản”. Nhà xuất 
bản Nông Nghiệp.
3. Trương Sỹ Kỳ và Nguyễn Tấn Sỹ (1999). “Nuôi sinh khối Artemia ở khu vực Đồng Bò – Nha Trang”. Tuyển 
tập Báo Cáo Khoa học Hội Nghị Sinh Học biển toàn quốc lần thứ IV, tập II: 948-951.
4. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp (2006). Kỹ thuật nuôi Giáp xác. Nhà xuất bản 
Nông Nghiệp.
5. Nguyễn Tấn Sỹ, (2008) Báo cáo đề tài khoa học Đề tài cấp Bộ “Thử nghiệm nuôi thu sinh khối và thu trứng 
bào xác Artemia franciscana trong ao đất tại ruộng muối ở Cam Ranh, Khánh Hòa”. Mã số: B2007-13-18. Bộ 
giáo dục và Đào tạo.
Tiếng Anh 
6. Nguyen Van Hoa, Tat Anh Thu, Nguyen Thi Ngoc Anh and Huynh Thanh Toi, (2011). “Artemia franciscana 
Kellogg, 1906 production in earthen pond: Improved culture Techniques”. International Joural of Artemia 
Biology. Vol 1: page 13-28.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_nuoc_thai_tu_uong_tom_giong_toi_ty_le_song_sin.pdf