Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục

TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu thống kê nhiều chọn lựa và phân tích chéo, kết hợp với phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến dạng Y = A + B1.X1 + B2.X2 + . + Bn.Xn + ε trên 170 hộ thực hiện canh tác mô hình tôm-Lúa tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang năm 2010-2011 cho thấy một số yếu tố rủi ro và mối tương quan giữa các yếu tố với năng suất, lợi nhuận như sau: Đối với vụ nuôi tôm: (i) Khi tăng chi phí cho việc cải tạo ao thêm 1 triệu đ/ha/vụ so với mức bình quân hiện nay có thể giúp tăng 7,0 kg/ha/vụ năng suất tôm. Tuy nhiên, khi chi phí vượt mức 5,0 tr.đ/ha/năm thì lợi nhuận sẽ bị giảm. (ii) Khi tăng mật độ 1 con/m2/vụ tôm giống thả bổ sung so với thả lần đầu (4,1 con/m2) có thể giúp tăng 6,1kg/ha/vụ năng suất, nhưng tổng mật độ tôm giống cho tất cả các lần thả tốt nhất khoảng 8 con/m2. (iii) Số lần thả tôm giống bình quân/vụ như hiện nay đã có tác động không tốt. Chỉ nên thả 1-2 lần/vụ vì khi thả hơn 2 lần/vụ có ảnh hưởng xấu tới cả năng suất và lợi nhuận. (iv) Tăng thêm 1,0 cm so với mực nước hiện nay (27,8 cm) có thể giúp tăng 2,5 kg/ha/vụ về năng suất. Tuy nhiên, mực nước phù hợp nhất cho nuôi tôm trong mô hình T-L hiện nay là 50-60 cm ngập trảng trồng lúa. (v) Khi thả ghép tôm với cua, cá sẽ có thể giúp tăng năng suất tôm 1,5%. Một lưu ý khác là (vi) Tăng thêm 1 ha diện tích khu canh tác T-L như hiện nay sẽ có thể giúp tăng năng suất 25,74 kg/ha/vụ và lợi nhuận cũng tốt hơn. Đối với vụ trồng lúa: (i) Nông dân thụ động trong việc rửa mặn và ít quan tâm đến thiết kế mương rửa phèn. (ii) Số hộ có sử dụng vôi cho hiệu quả năng suất (khoảng 521,2 kg/ha/vụ) và lợi nhuận (khoảng 0,72 tr.đ/ha/vụ) cao hơn so với số hộ không sử dụng vôi. Khi tăng thêm lượng vôi bón lên 1,0 kg/ha/vụ so với hiện nay (70 kg/ha/vụ) có thể cho năng suất tăng thêm 2,8 kg/ha/vụ. Lượng vôi thích hợp nhất là 156,2 kg/ha/vụ. (iii) Khi tăng lượng phân vô cơ bón cho lúa lên 1,0 kg/ha/vụ so với hiện nay (100 kg/ha/vụ) sẽ cho năng suất tăng thêm 3,43 kg/ha /vụ. Với lượng phân vô cơ sử dụng là 150-180 kg/ha/vụ sẽ cho năng suất và lợi nhuận tốt. Với số liệu thu thập được cho thấy chất thải của vụ nuôi tôm giúp giảm chi phí phân bón cho lúa khoảng 30,8%. (iv) Khi sử dụng thuốc nông dược tăng 1.000 đồng/ha/vụ thì còn có thể giúp tăng năng suất lúa khoảng 0,39 kg/ha/vụ. Nhưng mức chi cho thuốc nông dược 0,3-0,6 triệu đ/ha/vụ cho lợi nhuận cao nhất. Một số lưu ý khác: (iv) Độ mặn để lúa phát triển tốt là ở mức dưới 2‰, nhưng độ mặn không vượt quá 1,0‰ thì tốt cho cả năng suất và lợi nhuận. (v) Sạ lan với lượng lúa giống không vượt mức 100 kg/ha cho năng suất và lợi nhuận tốt. Mặc dù sạ với lượng giống khoảng 100-160 kg/ha cho năng suất cao nhất nhưng lợi nhuận không cao

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 1

Trang 1

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 2

Trang 2

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 3

Trang 3

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 4

Trang 4

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 5

Trang 5

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 6

Trang 6

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 7

Trang 7

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 8

Trang 8

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 9

Trang 9

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 22180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục

Những rủi ro và hạn chế của mô hình tôm lúa ở vùng bán đảo Cà Mau và một số giải pháp khắc phục
hơn trong công tác chuẩn bị đất, 
góp phần nâng cao năng suất lúa, một số giải 
pháp trước mắt cần quan tâm là: (i) Mỗi hộ quan 
tâm và chủ động hơn công tác bơm nước ngọt 
rửa mặn, phèn bằng cách chuẩn bị máy bơm 
nước ngay từ đầu mùa mưa và tại thời điểm mưa. 
(ii) Ngoài những mương chính như thiết kế cho 
nuôi tôm vào mùa khô, cần thiết kế thêm một 
số rãnh phụ ngay trên trảng để phèn và mặn trôi 
chảy xuống rãnh góp phần cho đất được ngọt 
hóa dễ dàng và nhanh chống hơn. (iii) Tranh thủ 
thời điểm mưa đầu mùa tiến hành cầy/bừa/trục 
đất ngay, ngoài việc giúp cho đất tơi xóp, màu 
mỡ còn giúp cho công việc rửa phèn và mặn 
thuận lợi hơn. (iv) Nên bón vôi hạ phèn ngay 
khi bừa/trục với liều lượng từ 150-200 kg vôi 
CaCO3/ha.
Ø Lúa giống và xuống giống
Các giải pháp trong chọn giống lúa và 
xuống giống góp phần nâng cao năng suất, sản 
lượng là: (i) Nên chọn những giống lúa mới có 
những phẩm chất tốt như: giống trung, ngắn 
ngày, chịu mặn chịu phèn tốt, kháng trừ sâu 
bệnh cao thay thế dần những giống lúa mùa địa 
phương thông qua trung tâm giống địa phương 
158 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
hoặc trường, viện. (ii) Thường xuyên theo dõi 
thông tin dự báo thời tiết để có kế hoạch trong 
lịch mùa vụ xuống giống. (iii) Đối với những 
nơi thuận lợi hơn về nước có độ mặn thấp (ví dụ 
như Kiên Giang) hoặc lượng mưa nhiều và sớm, 
có thể sạ thẳng lúa trên trảng để tiết kiệm chi phí 
(công cấy) và bộ rễ mới của lúa dễ dàng tiếp xúc 
với lớp đất ngọt trên bề mặt. Đối với những nơi 
ngọt hóa khó khăn, chậm và độ mặn xâm nhập 
sớm vào cuối vụ (như Cà Mau và Bạc Liêu) nên 
gieo mạ trước trên bờ hoặc vườn hoặc nơi thuận 
lợi nước ngọt, sau đó nhổ và cấy. (iv) Về phía 
tổ chức, chính quyền cần tăng cường công tác 
quảng bá thông tin bằng nhiều hình thức khác 
nhau và hỗ trợ thực hiện mô hình nghiên cứu 
trình diễn các bộ giống lúa mới với những phẩm 
chất tốt một cách sâu rộng hơn nữa. 
Ø Chăm sóc và tưới tiêu cho lúa 
Để khắc phục các trở ngại về tưới tiêu cho 
lúa, một số giải pháp cần quan tâm như sau: (i) 
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc 
mua bán thuốc nông dược, hóa chất bảo vệ thực 
vật để người sản xuất an tâm trong việc mua và 
sử dụng, không lo ngại sự tồn lưu, ảnh hưởng 
đến vật nuôi thủy sản và có được giá cả ổn định. 
Khuyến khích mở rộng đại lý/cửa hàng mua 
bán vật tư, hàng hóa, thuốc nông nghiệp đến tận 
vùng sâu. (ii) Tăng cường tập huấn kỹ thuật về 
phòng chống sâu bệnh cho lúa, hướng dẫn sử 
dụng thuốc nông dược đúng cách, đúng liều, và 
phân tích ý nghĩa của việc trồng lúa luân canh 
với nuôi tôm trong bảo vệ môi trường, giảm chi 
phí và góp phần ổn định thu nhập. (iii) Hộ canh 
tác lúa cần quan tâm hơn khâu quản lý, chăm 
sóc và phòng trị bệnh cho cây lúa. Việc phòng 
trừ cỏ dại hay phòng trừ bệnh cho cây lúa, nếu 
có điều kiện lao động tốt nhất thực hiện thủ 
công. (iv) Mỗi hộ nên trang bị máy bơm nước 
để chủ động trong việc điều tiết nước và tưới 
tiêu cho đồng ruộng.
Ø Mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng 
đến năng suất và lợi nhuận trong sản xuất lúa
 Sau khi sàng lọc các biến độc lập cần 
thiết có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Mô hình hồi 
quy đa biến được thiết lập với chỉ 4 biến độc 
lập có tác động đồng thời (cùng lúc) được viết ở 
dạng sau:
Y = 384,87 + 376,61 X1 + 2,83 X2 +3,43 X3 
+ 0,39 X4 (2) 
Với, Y năng suất lúa (kg/ha/năm); X1 loại 
lúa giống (Một bụi đỏ, OM2517; Khác); X2 
lượng vôi sử dụng (kg/ha/vụ); X3 lượng phân 
vô cơ sử dụng (kg/ha/vụ); X4 chi phí nông dược 
(đ/ha/vụ).
Một số biến độc lập khác quan trọng về lý 
luận cũng được đưa thêm vào mô hình hồi quy 
trên, nhưng các biến được đưa thêm không có 
tác động ở mức có ý nghĩa thống kê trong mô 
hình với bộ số liệu có từ khảo sát. Một số kết 
luận rút ra từ phương trình (2) như sau: 
Loại giống lúa chủ yếu được người dân lựa 
chọn sản xuất là Một bụi đỏ và OM2517. Đây là 
2 giống lúa cho năng suất cao hơn các giống khác 
và giống Một bụi đỏ cho năng suất cao hơn.
Số hộ có sử dụng vôi trong thời gian canh 
tác lúa cho hiệu quả năng suất và kinh tế cao so 
với số hộ không sử dụng vôi, tăng khoảng 521,2 
kg/ha/vụ về năng suất và 0,72 tr.đ/ha/vụ về lợi 
nhuận. Khi tăng lượng vôi bón lên 1,0 kg/ha/vụ 
so với hiện nay (70 kg/ha/vụ) có thể cho năng 
suất tăng thêm 2,8 kg/ha/vụ. Kết quả so sánh thể 
hiện lượng vôi thích hợp nhất là 156,2 kg/ha/vụ.
Khi tăng lượng phân vô cơ bón cho lúa lên 
1,0 kg/ha/vụ so với hiện nay (50-100 kg/ha/vụ) 
thì có thể cho năng suất tăng thêm 3,43 kg/ha/
vụ. Số hộ có sử dụng phân vô cơ để bón cho lúa 
cho năng suất và lợi nhuận cao khoảng 474,2 
kg/ha/vụ so với số hộ không sử dụng. Với số 
liệu thu thập được cho thấy chất thải của vụ 
nuôi tôm trước giúp giảm chi phí phân bón cho 
159TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
lúa khoảng 30,8%. Do vậy, phải cân nhắc việc 
sử dụng lượng phân. Kết quả so sánh thể hiện 
lượng phân vô cơ sử dụng là 150-180 kg/ha/vụ 
sẽ cho năng suất và lợi nhuận tốt.
Khi sử dụng thuốc nông dược tăng 1.000 
đồng/ha/vụ thì còn có thể giúp tăng năng suất 
lúa khoảng 0,39 kg/ha/vụ. Đối với các hộ có sử 
dụng nông dược thì mức chi 0,3-0,6 triệu đ/ha/
vụ cho lợi nhuận cao nhất. 
Một số lưu ý khác trong quá trình thiết lập 
và phân tích mô hình hồi quy đa biến, gồm:
Tuy kinh nghiệm sản xuất mô hình T-L 
không có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi 
quy. Nhưng một số hộ mới tham gia vào sản 
xuất T-L có kiến thức chuyên môn và mức đầu 
tư khá hơn nên đạt kết quả tốt hơn. 
Số hộ có tham gia tập huấn về sản xuất T-L 
cho hiệu quả kinh tế-kỹ thuật cao hơn so với số 
hộ không tham gia tập huấn, nhưng không có ý 
nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy.
Tổng diện tích gieo cấy thực tế không có 
ý nghĩa thống kê. Nhưng các hộ có diện tích từ 
0,5-1,0 ha cho năng suất và lợi nhuận lúa tốt 
hơn có thể do quản lý và đầu tư thuận lợi hơn. 
Tỷ lệ diện tích mương/diện tích mô hình 
T-L cũng không có ý nghĩa thống kê trong mô 
hình hồi quy đa biến. Làm kỹ hơn khâu cải tạo 
đất ruộng trước khi sạ/cấy lúa và chi phí hợp lý 
hơn so với hiện nay sẽ giúp mang lại hiệu quả 
cao hơn. 
Độ mặn để lúa phát triển tốt là ở mức thấp 
dưới 2‰, nhưng độ mặn không vượt quá 1,0‰ 
thì tốt cho cả năng suất và lợi nhuận lúa. 
Sạ lan với lượng lúa giống không vượt 
mức 100 kg/ha cho năng suất và lợi nhuận tốt. 
Mặc dù sạ với lượng giống khoảng 100-160 
kg/ha cho năng suất cao nhất nhưng lợi nhuận 
không cao. 
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Ø Một số rủi ro và hạn chế
Người quyết định “kỹ thuật” trong canh tác 
T-L có trình độ học vấn thấp, kiến thức về canh 
tác T-L hạn chế và thường xuyên bận với nhiều 
công việc khác nhau.
Hầu hết người dân thiếu vốn cho nâng cấp 
và thiết kế mới mương cấp thoát nước, mương 
rửa phèn, ao ương, cải tạo ao/ruộng và mua 
tôm giống, vật tư, trang thiết bị phục vụ sản 
xuất.
Chưa quan tâm đúng mức về các giải kỹ 
thuật canh tác T-L như: giải pháp quản lý môi 
trường, giải pháp về vôi, phân, thuốc và thụ 
động trong công việc quản lý bệnh và điều tiết 
nước. 
Mực nước trong vuông/ruộng không ổn 
định bởi bị rò rỉ, nước bốc hơi nhanh. 
 Nhiều hộ nuôi không quan tâm đến 
chất lượng tôm giống, thả nhiều lần/vụ với thả 
mật độ dày.
Khả năng chịu mặn, chịu phèn của giống 
lúa mùa kém, thời gian sinh trưởng dài, nguồn 
gốc lúa giống từ vụ/năm trước nên khả năng 
miễn dịch sâu bệnh thấp, dễ thoái hóa.
Mô hình canh tác tôm vào mùa khô luân 
canh trồng lúa vào mùa mưa hoàn toàn phụ 
thuộc vào thời tiết, chế độ thủy triều và lượng 
mưa hàng năm. Nông hộ không chủ động được 
trong điều tiết nước mặn/ngọt dự trữ cho canh 
tác T-L.
Ø Một số giải pháp khắc phục chính:
Tăng cường công tác tập huấn khuyến 
nông khuyến ngư; Khuyến khích mở thêm đại 
lý/của hàng cung cấp vật tư nông-thủy sản tại 
nơi canh tác T-L; Nhà nước hỗ trợ thêm vốn 
vay ưu đãi, giãn nợ vốn vay; hỗ trợ xét nghiệm 
tôm giống.
160 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Gia cố lại bờ bao, mở rộng thêm mương, xây 
dựng mương cấp thoát nước riêng, xây dựng ao 
ương dưỡng hoặc xây dựng thêm ao nuôi mật độ 
cao (nếu có điều kiện); Mỗi hộ trang bị 1 máy 
bơm nước và lấy nước qua túi lọc/lưới lọc nước.
Nên quan tâm đến chất lượng tôm giống 
và chọn tôm giống có nguồn gốc, từ trại uy tín 
và nên xét nghiệm tôm giống; nên thả 1-2 lần/
vụ với mật độ vừa phải; giống nên được ương 
dưỡng trước trong ao ương và thả hợp lý nhất 
khi độ mặn đạt từ trên 8%o. 
Lúa giống nên chọn mua từ trại sản xuất 
giống hoặc trung tâm giống, viện, trường có 
khả năng chịu phèn, mặn và kháng trừ sâu 
bệnh; giống có thời gian sinh trưởng ngắn và 
trung ngày.
Cần quan tâm hơn về kỹ thuật canh tác T-L 
như sử dụng vôi, phân, tăng kiềm, vi sinh, thuốc 
cho vuông/ruộng và thay nước có kiểm soát. 
Nên thả ghép tôm với cua, cá để góp phần 
cải thiện môi trường và tăng thu nhập.
5.2. Đề xuất
Nghiên cứu thiết kế lại hệ thống vuông/
ruộng với diện tích ao ương, ao nuôi mật độ cao 
phù hợp để góp phần cải thiện năng suất, sản 
lượng và tăng thu nhập cho hộ nuôi tôm vào 
mùa khô, và tận dụng những ao này để nuôi các 
đối tượng nước ngọt và chứa nước ngọt tưới tiêu 
cho lúa khi nắng cục bộ xảy ra.
Khiển khai nghiên cứu thực nghiệm các mô 
hình nuôi tôm trên các vùng sinh thái khác nhau 
để xây dựng thành mô hình chuẩn, góp phần tìm 
ra mô hình sản xuất ổn định về năng suất, sản 
lượng và tăng thu nhập cho người dân canh tác 
mô hình T-L, như: (i) Mô hình ương tôm giống 
khoảng từ 20-45 ngày trước khi thả ra vuông 
nuôi QCCT; (ii) Mô hình nuôi tôm mật độ cao 
để tăng năng suất và thu nhập; (iii) Mô hình nuôi 
QCCT thả mật độ thưa với 1-2 lần thả giống/vụ.
Nghiên cứu các bộ giống lúa cao sản, trung 
và ngắn ngày, có năng suất cao, kháng trừ sâu 
bệnh và chịu phèn, mặn tại các vùng sinh thái 
nhiễm mặn khác nhau của ĐBSCL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Báo cáo tổng kết năm 
2010 và phương hướng năm 2011.
Thiều Lư, Đỗ Văn Hoàng, Nguyễn Công Thành, Đặng 
Văn An, Trần Văn Tứ, 2006. Nghiên cứu ổn định 
sản lượng trong mô hình nuôi tôm quảng canh cải 
tiến bằng cách quản lý sức khoẻ tôm hợp lý. Báo 
cáo Khoa học. Phân Viện NCTS Minh Hải.
Lê Sâm, 2003. Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu 
Long. NXB Nông Nghiệp.
Lê Xuân Sinh, 2010. Giáo trình Kinh tế thủy sản. Đại 
học Cần Thơ.
Sở NN&PTNT Bạc Liêu, 2011. Báo cáo tổng kết năm 
2010 và phương hướng năm 2011.
Sở NN&PTNT Cà Mau, 2011. Báo cáo tổng kết năm 
2010 và phương hướng năm 2011.
Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2011. Báo cáo tổng kết 
năm 2010 và phương hướng năm 2011.
161TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
RISKS AND LIMITATIONS OF THE RICE-SHRIMP FARMING SYSTEM IN 
CA MAU PENINSULA AND HARMONY SOLUTIONS
Nguyen Cong Thanh1, Nguyen Van Hao2 , Le Xuan Sinh3, Dang Thi Phuong3
ABSTRACT
Results of statistical analysis of multiple options and cross analysis, combined with the method of 
multivariable linear regression analysis of the form Y = Ai + B1.X1 + B2.X2 + ... + Bn.Xn + ε of170 
households of the rice-shrimp rotation model in the coastal border districts of the three provinces of 
Ca Mau, Bạc Liêu and Kien Giang. Some risks; some correlations between the factors of yield and 
profits; and harmony solutions are as follows: For shrimp crop: (i) When the cost of pond prepara-
tion increases 1 million VND/ha/crop compared with the current average cost of pond preparation 
it can help increase 7.0% in shrimp yield; however, when this costs in excess of 5.0 million VND/
ha/year, profits will be reduced. (ii) When the additionally stocking density rise 1% compare to the 
first stocking (4,1 shrimps/m2), it can help to increase in 6.1% fo shrimp yield, but total seed density 
for all stockings will be the best of about 8 shrimps/m2. (iii) The average stocking number of times 
as currently practices has no good effect. It is advised to stock only 1-2 times/crop since stocking 
more than 2 times per crop resulted in bad influence on both yield and profits. (iv) Increased 1.0 
cm above the current water level (27.8 cm) can help to increase 2.5% in yield. The most suitable 
water level for shrimp farming system in the current rice-shrimp model is 50-60 cm on the rice-
field. (v) When stocking in polyculture of shrimp with crab and fish, it can help to increase shrimp 
yield by 1.5%. Another note (vi) Increase by 1 ha of the current rice-shrimp farming area will be 
able to help increase yield of 25.74 kg/ha/crop and obtain better profits. For the rice crop: (i) The 
households were be passived role of salinity clearing and they were less to care about of ditchs-
alum designing. (ii) The households applied lime resulted in additionally effective yield and profit 
(additional 521.2 kg/ha/crop and additional profits of 0.72 million VND/ha/crop) that is higher than 
the households who did not apply lime. When increase the amount of applied lime by 1.0 kg/ha/crop 
compared to the current amount (70 kg/ha/crop), it can increase the rice yield in 2.8 kg/ha/crop. It 
is recommended to apply lime of 200kg/ha/crop for suitable. (iii) When increasing the amount of 
inorganic fertilizer for rice by 1.0kg/ha/crop compared to the current amount of inorganic fertilizer 
(156,2 kg/ha/crop), it will increase yield of 3.43kg/ha/crop. It is recommended to apply inorganic 
fertilizer of around 200-250kg/ha/crop for good yield and profit. The collected data showed that 
162 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
wastes of shrimp farming crop can help to reduce the cost of fertilizer for rice in about 30.8%. (iv) 
When increasing agricultural drugs by 1,000 VND/ha/ crop, it can also help to increase rice yield by 
0.39kg/ha/crop; however, this cost should be of around 0.3 to 0.6 million VND/ha/crop for highest 
profit. Some other notes: (iv) Salinity for rice to grow well should be below 2%o and it is good for 
both yield and profit if salinity is less than 1.0‰. (v) Rice sowing with the rice seed of less than 
100kg/ha result in both good yield and good profit. Although rice sowing at 100-160kg of rice seed 
per ha result in good yield, it does not bring in good profit.
Keywords: risks, remdy solutions, profit, yield, rice-shrimp.
Người phản biện: ThS. Vũ Vi An 
Ngày nhận bài: 10/9/2013 
Ngày thông qua phản biện: 20/9/2013 
Ngày duyệt đăng: 15/10/2013
1 Minh Hai Sub-Institute for Fisheries Research, Research Institute for Aquaculture No 2. 
 E-mail: ncthanh444789@yahoo.com 
2 Research Institute for Aquaculture No 2. 
3 College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University.

File đính kèm:

  • pdfnhung_rui_ro_va_han_che_cua_mo_hinh_tom_lua_o_vung_ban_dao_c.pdf