Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Trước tình hình phát triển hình kinh tế - xã hội ngày càng cao; quá trình đô thị hóa diễn
ra nhanh, khu kinh tế (KKT) và các khu công nghiệp (KCN), các làng nghề ngày càng phát
triển. Sự phát triển tự phát với số lượng ngày càng lớn của các hộ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ xen lẫn trong các khu dân cư, tổ dân phố; sự phát triển của các nhà nhiều tầng, nhà ống
trong những khu phố, ngõ ngách chật hẹp; cùng với ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí
hậu hiện nay cho thấy nguy cơ cháy, nổ tiềm ẩn rất cao và tình hình cháy, nổ sẽ diễn biến
phức tạp hơn, đang đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác phòng cháy, chữa cháy
(PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn tỉnh.
Từ những vấn đề có tính quy luật, các quy định của pháp luật hiện hành và xuất phát
từ thực trạng tình hình công tác PCCC ở cơ sở hiện nay, nhất là những tồn tại, hạn chế trong
công tác PCCC ở cơ sở, đang đặt ra yêu cầu tất yếu khách quan nên việc nghiên cứu Đề tài:
“Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC ở cơ sở trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi” là hết sức cần thiết.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
hạn chế trong công tác PCCC ở cơ sở, đang đặt ra yêu cầu tất yếu khách quan nên việc nghiên cứu Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” là hết sức cần thiết. II. MỤC TIÊU Đánh giá thực trạng hoạt động PCCC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011- 2019; Dự báo tình hình và đề xuất các giải pháp và mô hình thí điểm để nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Tổng quan những vấn đề lý luận về phòng cháy và chữa cháy Nhận thức về hoạt động PCCC; cơ sở chính trị, pháp lý; vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác PCCC ở cơ sở. Về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong hoạt động PCCC ở cơ sở đã thể hiện rõ trong các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 4 của Luật PCCC, đó là huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động PCCC; trong hoạt động PCCC lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả. Mọi hoạt động PCCC trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. Các hoạt động PCCC tại cơ sở là nhân tố quyết định đến hiệu quả của phong trào quần chúng tham gia PCCC, ngăn ngừa, làm giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, không để xảy ra cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN320 Đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở góp phần giữ vững ANTT phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH bền vững. Chính vì vậy, các cấp, các ngành cùng với lực lượng Cảnh sát PCCC đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tăng cường công tác tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC, sẵn sàng ứng phó với sự cố xảy ra, tạo thuận lợi để doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất. Đây là giải pháp có ý nghĩa chiến lược vì nó thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản trong công tác PCCC được pháp luật PCCC quy định. 2. Điều tra, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2019 Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, phân tích tình hình thực hiện công tác PCCC ở cơ sở; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác PCCC ở cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2011 - 2019. Cụ thể: (1) Thực trạng tình hình công tác PCCC ở tổ dân phố, thôn, bản; các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. (2) Thực trạng tình hình thực hiện công tác PCCC của các nhà máy sản xuất trong KKT Dung Quất, các KCN, cụm làng nghề trên địa bàn tỉnh. (3) Thực trạng tình hình thực hiện công tác PCCC của các cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ (xăng dầu; karaoke, sinh hoạt vui chơi giải trí đông người;...) trên địa bàn tỉnh. (4) Thực trạng về tình hình thực hiện công tác PCCC của các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh. (5) Thực trạng tình hình thực hiện công tác PCCC của loại hình cơ sở nhà chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh. (6) Thực trạng về hoạt động của lực lượng dân phòng; lực lượng PCCC cơ sở; lực lượng PCCC chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. (7) Thực trạng về các mô hình PCCC ở cơ sở hiện nay trên địa bàn tỉnh. (8) Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phong trào toàn dân tham gia PCCC hiện nay trên địa bàn tỉnh. (9) Thực trạng về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác PCCC ở cơ sở. (10) Thực trạng tình hình công tác thanh tra, kiểm tra về phòng cháy hiện nay. (11) Thực trạng công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC với các Sở, ban, ngành trong công tác PCCC. 3. Xây dựng các mô hình điểm về phòng cháy và chữa cháy 1) Mô hình “Tổ dân phố an toàn về PCCC” tại Tổ 5, phường Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi; thời gian thực hiện bắt đầu tháng 06 năm 2017. (2) Mô hình “Thôn an toàn về PCCC” tại thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn; thời gian thực hiện bắt đầu tháng 06 năm 2017. (3) Mô hình “Chi cục Văn thư Lưu trữ an toàn về PCCC”; củng cố từ mô hình đã xây dựng tại Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh của Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy đã xây dựng từ năm 2016. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 321 (4) Mô hình “Chợ kiểu mẫu an toàn về PCCC” tại chợ huyện Đức Phổ, thời gian thực hiện bắt đầu tháng 06 năm 2017. (5) Mô hình “CCN an toàn về phòng cháy” tại thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa; củng cố từ mô hình đã xây dựng của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH số 4 đã xây dựng từ năm 2016. Qua triển khai thí điểm các mô hình an toàn về PCCC, có thể thấy đã đem lại những kết quả hết sức thiết thực, trước hết đã làm cho các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, hộ dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình trong công tác tổ chức triển khai thực hiện các mặt công tác PCCC; về tầm quan trọng của công tác PCCC trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong đời sống hằng ngày. Góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn PCCC ở cơ quan, địa phương, đơn vị; tạo được động lực mạnh mẽ trong phong tào toàn dân tham gia PCCC; các mô hình này đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh. Thực tế qua triển khai các mô hình đã phát huy được được sức mạnh của cả hệ thống chính trị; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCCC ở cơ sở. Nâng lên một bước khả năng, chất lượng và hiệu quả hoạt động PCCC ở cơ sở, thể hiện trên tất cả các mặt công tác từ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về PCCC; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở; xây dựng và thực tập phương án chữa cháy và khả năng sẵn sàng chữa cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của các cấp chính quyền về phòng cháy và chữa cháy đối ở cơ sở. Bên cạnh những mặt làm được, có thể thấy trong lãnh đạo, chỉ đạo; tổ chức triển khai xây dựng; củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động các mô hình PCCC còn một số tồn tại đó là: Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở chưa thật tập trung, quyết liệt nên hiệu quả xây dựng mô hình chưa cao; nhiều khi còn thể hiện xem nhẹ công tác này. Nguyên nhân do chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác đảm bảo an toàn PCCC của cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức và người dân; chưa thấy được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác PCCC. Hai là, thực trạng việc thực hiện công tác quản lý về PCCC ở cơ sở còn bị buông lỏng nên công tác PCCC ở cơ ở chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra, tồn tại nhiều bất cập, thiếu sót theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ đó việc xây dựng các mô hình đảm bảo an toàn về PCCC so với quy định hiện hành gặp nhiều khó khăn, thách thức vì khó đạt được so với yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC theo quy định. Ba là, xây dựng các mô hình an toàn về PCCC là một trong những vấn đề mới, nên gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng cũng như trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành. Vì vậy đòi hỏi phải được nghiên cứu, để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bốn là, xây dựng các mô hình đảm bảo an toàn về PCCC thường đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí tương đối lớn để mua sắm các trang phục, phương tiện cho lực lượng PCCC cơ sở hay phải đầu tư mua sắm các phương tiện, thiết bị cần thiết về PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành, trong khi đó nguồn kinh phí của cơ sở, của các doanh nghiệp, cơ quan còn nhiều khó khăn. Công tác xã hội hóa phát huy mọi tiềm lực của xã hội trong công tác PCCC chưa thực hiện tốt. Qua triển khai xây dựng các mô hình điểm rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN322 Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và nâng cao vai trò, trách nhiệm quản lý nhà của chính quyền trong công tác xây dựng các mô hình an toàn về PCCC. Điều này đòi hỏi, người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền phải nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác PCCC; nắm được tính chất, đặc điểm liên quan đến công tác PCCC của cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo và quyết tâm triển khai thực hiện mô hình. Hai là, phải tranh thủ sự hướng dẫn của lực lượng Cảnh sát PCCC về chuyên môn, nghiệp vụ để nắm vững cách thức tổ chức triển khai thực hiện, nội dung, mục đích, yêu cầu cần đạt được của một mô hình đảm bảo an toàn về PCCC; việc xây dựng mô hình phải có sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhằm tranh thủ sự ủng hộ, tự giác tham gia của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động và nhân dân trong công tác phòng, chống cháy, nổ thì công tác xây dựng mô hình mới được thuận lợi, đạt được hiệu quả cao. Ba là, thường xuyên củng cố, kiện toàn BCĐ PCCC để làm tốt công tác tham mưu, giúp lãnh đạo chính quyền, cơ quan trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như tổ chức triển khai xây dựng, củng cố, kiện toàn mô hình an toàn PCCC. Bốn là, phải làm tốt công tác tuyên truyền để mọi người nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của việc xây dựng các mô hình an toàn về PCCC, cũng như công tác đảm bảo an toàn PCCC, qua đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức hơn trong việc đảm bảo an toàn PCCC. Tổ chức ký cam kết thi đua thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn PCCC; phát động phong trào toàn dân tham gia PCCC. Năm là, phải thường xuyên củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC cơ sở, nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng; các thành viên của Đội PCCC cơ sở phải được tập huấn nghiệp vụ về PCCC và định kỳ phải được luyện tập các phương án chữa cháy giả định đã được phê duyệt, sẵn sàng chữa cháy kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. Sáu là, lãnh đạo cơ sở phải thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác xây dựng mô hình; bảo đảm các nội dung được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra và đạt được các tiêu chí an toàn PCCC. Đồng thời, phải làm tốt công tác sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả đã đạt được; phát huy mặt ưu điểm, kịp thời khắc phục những thiếu sót, hạn chế phát sinh trong thực tiễn để và đưa ra các giải pháp tiếp theo. Đồng thời, phải chú trọng công tác động viên khen thưởng, kịp thời động viên những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC. 4. Dự báo tình hình, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở trên địa bàn tỉnh 4.1. Dự báo tình hình công tác phòng cháy và chữa cháy trong thời gian tới 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở cơ sở Trên cơ sở thực trạng và dự báo tình hình PCCC trong thời gian tới đề xuất, kiến nghị các giải pháp, mô hình nâng cao hiệu quả hoạt động công tác PCCC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, như: (1) Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác PCCC ở cơ sở. (2) Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về PCCC tại cơ sở. KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 323 (3) Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng PCCC ở cơ sở. (4) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác QLNN của các cấp chính quyền về PCCC đối với cơ sở. 5) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát PCCC với các Sở, ban, ngành liên quan trong chỉ đạo công tác PCCC ở cơ sở. 6) Giải pháp về xây dựng, triển khai nhân rộng các mô hình an toàn về PCCC trên địa bàn tỉnh. (7) Nhóm giải pháp về thực hiện xã hội hóa hoạt động công tác PCCC ở cơ sở. (8) Nhóm giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn về PCCC. IV. KẾT LUẬN Với những kết quả nghiên cứu, đề tài đã có những đóng góp về lý luận và thực tiễn như sau: Một là, đề tài đã làm rõ hơn quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta đối với PCCC, những khái niệm cơ bản, cơ sở pháp lý và vị trí, vai trò của hoạt động PCCC ở cơ sở. Các hoạt động PCCC tại cơ sở là nhân tố quyết định đến hiệu quả của phong trào quần chúng tham gia PCCC, ngăn ngừa làm giảm đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, không để xảy ra cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, góp phần giữ vững ANTT, phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH bền vững. Hai là, đề tài đi sâu, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động PCCC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn năm 2011 đến 2019, trên các góc độ, đối tượng cơ bản, như: Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của của cấp ủy đảng, chính quyền ở cơ sở đối với công tác PCCC; công tác tuyên truyền và xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC; hoạt động của các lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở; công tác thanh tra, kiểm tra an toàn về PCCC; công tác xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; công tác thường trực sẵn sàng lực lượng, phương tiện chữa cháy; công tác phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác PCCC ở cơ sở; công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn và nhân rộng mô hình an toàn PCCC;... ở tổ dân phố, thôn; xã, phường, thị trấn; các cơ sở sản xuất trong KKT Dung Quất, các KCN, CCN; các chợ, trung tâm thương mại; nhà chung cư, nhà cao tầng những khó khăn, tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Ba là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 8 nhóm giải pháp có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PCCC ở cơ sở đó là: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội trong công tác PCCC ở cơ sở; Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về PCCC; Nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng PCCC ở cơ sở; Tăng cường hiệu quả công tác QLNN của các cấp chính quyền cơ sở về PCCC; Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác PCCC; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng các mô hình an toàn về PCCC; Các giải pháp thực hiện xã hội hóa công tác PCCC ở cơ sở; Tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC
File đính kèm:
- nghien_cuu_de_xuat_giai_phap_de_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong.pdf