Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Tóm tắt

Cá Hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú

Yên là loài có giá trị thương phẩm cao và sản lượng lớn; có chất lượng thịt thơm ngon, có hàm

lượng chất dinh dưỡng cao, ít chất béo, cung cấp chất đạm và vitamin. Hiện nay, sản lượng

khai thác cá Hồng chấm trong đầm ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Bài viết trình bày kết

quả nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng của cá Hồng chấm ở đầm Ô Loan, là cơ sở khoa học

bước đầu cho các nghiên cứu tiếp theo để xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm loài cá có giá trị

kinh tế này.

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 6

Trang 6

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 18040
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Nghiên cứu đặc tính sinh trưởng của cá hồng chấm (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792) ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên
chợ cá xung quanh đầm. Mẫu cá 
Hồng chấm phải còn tươi, nguyên vẹn, đem 
cân trọng lượng, đo chiều dài và lấy vảy 
Nghiên cứu về sinh trưởng của cá 
* Tương quan về chiều dài và trọng lượng 
của cá: 
Dựa vào các chỉ số chiều dài và khối 
lượng để tính tương quan của cá theo 
phương trình R.J.H Berverton-S.J.Holt (1976): 
W= a.Lb 
Trong đó: W: Khối lượng toàn thân cá (g). 
 L: Chiều dài toàn thân cá (mm). 
 a, b: Các hệ số tương quan của 
phương trình. 
* Xác định tuổi cá: 
 Tuổi cá được xác định bằng vảy. Vảy 
được xử lý bằng cách ngâm vào dung dịch 
NaOH 4% trong thời gian 30 đến 60 phút. 
Sau đó rửa vảy bằng nước sạch, dùng giấy 
thấm khô nước để lên lam kính quan sát. 
Mỗi lam kính có thể soi 5 – 7 vảy 1 lần. 
Dùng kính hiển vi có nhiều mức độ phóng 
đại để quan sát vòng năm. 
* Xác định tốc độ tăng trưởng của cá: 
 Dựa vào chiều dài thân (L) và bán kính 
vảy được đo bằng trắc vi thị kính, ta tính 
được tốc độ sinh trưởng của cá theo Rosa 
Lee (1920): Công thức tính theo phương 
trình của Rosa Lee (1920) có dạng: 
Lt = (L – a)Vt /V + a 
Trong đó: Lt : Chiều dài cá ở tuổi t (mm) 
cần tìm. 
 L: Chiều dài thực tại của cá (mm). 
 Vt : Khoảng cách từ tâm vảy đến vạch 
vòng năm ở tuổi t. 
 V: Bán kính vảy. 
a: Kích thước của cá khi bắt đầu có vảy. 
 Sau khi tính được sinh trưởng chiều dài 
Lt, sẽ tính được tốc độ sinh trưởng hằng 
năm của cá theo công thức: 
Tt = Lt – Lt – 1 
Trong đó: Tt : Tốc độ tăng trưởng của cá ở 
tuổi t (mm). 
 Lt : Chiều dài của cá ở tuổi t (mm). 
 Lt – 1 : Chiều dài cá ở tuổi t - 1 (mm). 
* Xác định các tham số sinh trưởng theo 
phương trình Bertalanffy (1959): 
Phương trình sinh trưởng theo Bertalanffy 
về chiều dài (mm): 
Lt = L∞[1- e
-k(t – to) ] 
Trong đó: Lt : Chiều dài cá ở tuổi t (mm). 
L∞ : Chiều dài tối đa của cá (mm). 
 k: Hệ số phân giải Protein trong cơ 
thể cá hay hệ số của đường cong Logarit. 
t và t0 : Khoảng thời gian cá sinh 
trưởng (tuổi, năm). 
Phương trình sinh trưởng theo Bertalanffy 
về khối lượng: 
Wt = W∞[1- e
-k(t - to) ]b 
Trong đó: Wt : Khối lượng của cá ở tuổi t (g). 
 W∞ : Khối lượng tối đa của cá (g). 
 b : Hệ số tương quan chiều dài và 
khối lượng của cá (theo phương trình R.J.H 
Berverton-S.J.Holt). 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Tương quan giữa kích thước và khối 
lượng của cá 
 Sinh trưởng là quá trình gia tăng về mặt 
kích thước và khối lượng cơ thể. Quá trình 
này thường có mối liên hệ chặt chẽ với 
nhau. Sau khi phân tích 100 mẫu cá Hồng 
chấm, tôi đã xác định được mối tương quan 
giữa chiều dài và khối lượng của quần thể 
cá Hồng chấm (Bảng 1). 
12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Bảng 1. Sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Hồng chấm trong 3 tháng nghiên cứu 
Tuổi 
Giới 
tính 
Chiều dài (mm) Khối lượng W (g) N 
L dao động L (TB) W dao động W (TB) N % 
0+ Juv 151-219 170,7 55,4-163 65,7 20 20 
1+ 
Đực 217-245 229,7 150-203 175,6 16 17 
Cái 219-250 230,6 154,5-210 183.3 14 15 
2+ 
Đực 240-267 251,2 192-283 248,7 11 11 
Cái 235-281 256,5 185-310,7 260,1 15 15 
3+ 
Đực 278-342 300,4 270,4-485 347,5 12 12 
Cái 260-314 295,1 309,5-600 409,6 10 10 
Tổng 151-342 247,8 55,4-600 256,9 100 100 
 Qua kết quả bảng 1 ta thấy: xu hướng 
chung về tương quan giữa chiều dài và khối 
lượng cá Hồng chấm diễn biến theo chiều 
thuận, nghĩa là trong quá trình phát triển, sự 
tăng chiều dài và sự gia tăng về khối lượng 
luôn diễn ra cùng nhau. 
 Mối tương quan giữa chiều dài và khối 
lượng của cá phụ thuộc vào từng nhóm tuổi 
và giới tính. Tuổi cá càng tăng thì kích 
thước và trọng lượng cá càng lớn. Ví dụ: cá 
Hồng chấm ở nhóm tuổi 0+ thì chỉ đạt chiều 
dài trung bình 170,7mm với khối lượng 
tương ứng trung bình là 65,7g; trong khi 
đó, nhóm cá trưởng thành 3 năm tuổi (3+) 
đạt chiều dài trung bình là 300,4mm tương 
ứng với khối lượng trung bình là 347,5g đối 
với cá đực và đạt chiều dài trung bình là 
295,1mm tương ứng với khối lượng trung 
bình là 409,6g đối với cá cái. Cá ở các 
nhóm 1 năm tuổi (1+) và nhóm 2 năm tuổi 
(2+) có chiều dài trung bình từ 229,7mm 
đến 251,2mm với khối lượng tương ứng đạt 
từ 175,6g đến 248,7g đối với cá đực và 
chiều dài trung bình từ 230,6mm đến 
256,5mm với khối lượng tương ứng từ 
183,3g đến 260,1g đối với cá cái. 
 Ngoài ra, tuy trong cùng nhóm tuổi 
nhưng khác nhau về giới tính thì cũng có sự 
biến đổi về chiều dài và khối lượng. Trừ 
nhóm tuổi 0+, còn các nhóm tuổi từ 1+ đến 
3+ cá cái có khối lượng lớn hơn cá đực 
(Bảng 1). Biểu hiện rõ nhất ở nhóm tuổi 3+, 
khối lượng cá cái tăng nhiều hơn so với cá 
đực. Ở nhóm 2+ khối lượng trung bình cá 
cái đạt 260,1g, cá đực nặng 248,7g thì ở 
nhóm tuổi 3+ cá cái có khối lượng trung 
bình đạt 409,6g, trong khi đó cá đực chỉ đạt 
347,5g. Sự chênh lệch về khối lượng này có 
thể liên quan đến nhu cầu tích lũy dinh 
dưỡng để phát triển cá thể và bước vào quá 
trình hình thành sinh dục và chín muồi sinh 
dục, sinh sản và tái sản xuất chủng quần. Vì 
vậy, ở nhóm cá trên 3 năm tuổi, khối lượng 
cá cái luôn lớn hơn cá đực. 
Dựa vào công thức R.J.H Beverton-S.J 
Holt (1976), phân tích kết quả nghiên cứu 
thấy rằng, tương quan chiều dài và khối 
lượng của cá Hồng chấm biến thiên theo 
hàm số mũ. Trên cơ sở những số liệu quan 
trắc về chiều dài và khối lượng, đã xác định 
được các thông số của phương trình tương 
quan giữa chiều dài và khối lượng cá Hồng 
chấm. Phương trình tương quan có dạng: 
W =3148.10-10 x L3,7048 
 Đồ thị (Hình 2) biểu diễn mối tương 
quan này có dạng nhánh Parapol, thể hiện 
những năm đầu của cá thể cá Hồng chấm 
tăng nhanh về về chiều dài, những năm sau 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 13 * 2016 13 
tăng nhanh về khối lượng. Điểm này của cá 
Hồng chấm phù hợp với đặc tính sinh 
trưởng của nhiều loài cá nhiệt đới. Trong 
giai đoạn đầu, sự tăng nhanh kích thước là 
đặc điểm giúp cá thích nghi và tồn tại tốt 
trong môi trường cạnh tranh cùng loài hay 
hạn chế sức chèn ép của các vật ăn thịt. Sự 
gia tăng về khối lượng ở giai đoạn sau có 
thể là do liên quan đến quá trình tích lũy 
chất dinh dưỡng để tham gia vào quá trình 
thành thục sinh dục, tham gia sinh sản và 
tái sản xuất chủng quần cao của cá. 
0
100
200
300
400
500
600
700
0 50 100 150 200 250 300 350 400
Chiều dài (mm)
K
h
ố
i 
lư
ợ
n
g
 (
g
)
Hình 2. Đồ thị biểu diễn sự tương quan 
giữa chiều dài và khối lượng cá Hồng chấm 
3.2. Cấu trúc tuổi của cá 
 Cá sinh trưởng liên tục trong suốt đời 
sống và có tính chất chu kỳ trong năm. Vào 
mùa ấm, cá sinh trưởng nhanh do quá trình 
đồng hóa thức ăn trong môi trường tốt hơn 
mùa lạnh. Về mùa lạnh, nhiệt độ thấp, cá ăn 
ít hay thậm chí ngừng dinh dưỡng, kết quả 
làm cho quá trình sinh trưởng cũng bị 
ngừng lại, đó là nguyên nhân dẫn đến vòng 
năm của cá được hình thành vào mùa lạnh. 
 Vảy của cá Hồng chấm có dạng hình 
tròn lớn, dày, vảy bám vào da và rất dễ 
bong tróc. 
 Kết quả phân tích vảy của 100 cá thể cá 
Hồng chấm thu được ở đầm Ô Loan đã xác 
định được cấu trúc tuổi của cá gồm 4 nhóm 
tuổi. Trong đó, nhóm tuổi cá Hồng chấm 
cao nhất là 3+ và thấp nhất là 0+. Căn cứ số 
lượng cá thể trong từng nhóm tuổi để xác 
định cấu trúc tuổi của chủng quần cá Hồng 
chấm. Nhóm 1 tuổi (1+) chiều dài trung 
bình 230,2mm và khối lượng trung bình 
179,7g chiếm tỷ lệ cao nhất 32%, chiếm tỉ 
lệ thấp nhất là nhóm 0 tuổi (0+) chiều dài 
trung bình 170,7mm và khối lượng trung 
bình 65,7g chiếm 20%. Nhóm 2 tuổi (2+) 
chiều dài trung bình 253,3mm và khối 
lượng trung bình 254,3g chiếm 26%. Nhóm 
3 tuổi (3+) chiều dài trung bình 296,7mm và 
khối lượng trung bình 360,8g chiếm 22%. 
Cấu trúc tuổi của cá Hồng chấm được thể 
hiện ở bảng 2. 
Bảng 2. Cấu trúc tuổi của quần thể cá Hồng chấm trong 3 tháng nghiên cứu 
Tuổi 
Chiều dài (mm) Khối lượng W (g) N 
L dao động L (TB) W dao động W (TB) N % 
0+ 151-219 170,7 55,4-163 65,7 20 20 
1+ 217-250 230,2 150-210 179,7 32 32 
2+ 235-281 253,3 185-310,7 254,3 26 26 
3+ 260-342 296,7 270,4-600 360,8 22 22 
 Qua bảng 2 đã xác định được 4 nhóm 
tuổi của cá Hồng chấm. Trong đó, nhóm 
tuổi cá Hồng chấm cao nhất là 3+ và thấp 
nhất là 0+. Căn cứ số lượng cá thể trong 
từng nhóm tuổi để xác định cấu trúc tuổi 
của chủng quần cá Hồng chấm. 
 Những kết quả thu được về thành phần 
tuổi cá cho thấy, cấu trúc của quần thể cá 
14 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Hồng chấm khai thác được trong đầm khá 
đơn giản, gồm 4 nhóm tuổi, tuổi cao nhất là 
nhóm tuổi 3+ thấp nhất là tuổi 0+. Điều này, 
chứng tỏ quần thể cá có kích thước lớn và 
phát triển nhanh cho sản lượng khai thác 
cao trong đầm Ô Loan. 
3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá 
 Căn cứ vào số liệu phân tích 100 cá thể 
cá Hồng chấm, kết quả số đo chiều dài và 
kích thước vẩy tương ứng của chúng để 
tính ngược tốc độ sinh trưởng của cá Hồng 
chấm theo Rosa Lee (1920). Giải phương 
trình thực nghiệm ta có hệ số a đó là kích 
thước của cá khi bắt đầu hình thành vảy của 
cá Hồng chấm là 52,7mm. 
 Phương trình tính ngược sinh trưởng cá 
Hồng chấm có dạng: 
Lt = (L –52,7)Vt /V + 52,7 (*) 
 Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa chiều 
dài thân cá và kích thước vảy theo phương 
trình (*) có dạng đường thẳng. Đường 
thẳng này cắt trục tung tại 52,7mm. 
 Kích thước vảy tăng trưởng tỉ lệ 
thuận với sự tăng trưởng về chiều dài cá, 
nghĩa là cá càng lớn thì kích thước vảy 
càng lớn. 
 Qua 3 tháng nghiên cứu với 100 mẫu 
cá Hồng chấm, ta xác định được mức tăng 
trưởng chiều dài của cá Hồng chấm hàng 
tháng. Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung 
bình hàng tháng của cá Hồng chấm được 
trình bày ở bảng 3. 
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình hàng tháng của cá Hồng chấm 
Tuổi 
Giới 
tính 
Sinh trưởng chiều dài 
trung bình hàng tháng 
(mm) 
Mức tăng trưởng chiều dài trung 
bình hàng tháng (mm/%) 
N 
L1 L2 L3 T1 T2 T3 
 Mm % mm % 
0+ 20 
1+ 
Đực 229,7 229,7 17 
Cái 230,9 230,9 15 
2+ 
Đực 245 257 245 12 4,9 11 
Cái 243,3 268,1 243 24,8 10,2 15 
3+ 
Đực 285 307,8 332,2 285 22,8 10,2 24,4 8,6 12 
Cái 296,4 305,8 307,8 296,4 9,4 3,2 2 0,7 10 
∑tb 
Đực 248,1 278,9 331,2 248,1 30,8 12,4 53,3 21,1 
100 
Cái 250,3 285,9 307,8 250,3 35,6 14,2 21,9 8,7 
 Dựa vào bảng 3 cho thấy, cá Hồng 
chấm sinh trưởng khá nhanh. Trong tháng 
đầu của chu kì sống bình quân cá đực được 
248,1mm và cá cái được 250,3mm, tháng 
thứ hai cá đực tăng 30,8mm chiếm 12,4% 
và cá cái tăng 35,6mm chiếm 14,2%, tháng 
thứ ba cá đực tăng 53,3mm chiếm 21,1% 
và cá cái tăng 21,9mm chiếm 8,7%. Chính 
sự tăng nhanh về kích thước theo qui luật 
chung đã giúp cá tránh được sự cạnh tranh 
cùng loài và sự săn mồi của vật dữ trong hệ 
sinh thái đầm Ô Loan. Trong mỗi nhóm 
tuổi, cá cái có tốc độ tăng trưởng về chiều 
dài chậm hơn cá đực. Cá cái chỉ tăng nhanh 
về chiều dài ở giai đoạn đầu, sau đó giảm 
dần và cá cái bắt đầu tăng trọng lượng để 
tích lũy chất dinh dưỡng cho mùa sinh sản. 
 Dựa vào số liệu về chiều dài và khối 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 13 * 2016 15 
lượng 100 cá thể cá Hồng chấm thu được 
theo từng nhóm tuổi, tính được thông số 
sinh trưởng theo phương trình Von 
Bertalanffy (Bảng 4) 
Bảng 4. Các thông số về chiều dài và khối lượng cá Hồng chấm 
Thông số sinh trưởng Theo chiều dài Theo Khối lượng 
L∞ (mm), W∞ (g) 336,3 1663,77 
K 0,4542 0,068 
t0 -1,4802 -0,6324 
 Trên cơ sở các thông số đã tính được, 
phương trình theo Von Bertalanffy của cá 
Hồng chấm được thiết lập dưới dạng: 
Về chiều dài: Lt = 336,3[1 – e
-0,4542(t + 1,4802)] 
 Về khối lượng: 
Wt = 1663,77[1 – e
-0,068(t+0,6324)]3,7048 
 Từ các thông số trên cho thấy, cá 
Hồng chấm có thể đạt khối lượng lớn nhất 
là 1663,77g với chiều dài cơ thể tối đa là 
336,3mm. Hệ số phân hóa protein k biểu 
diễn theo chiều dài cá có giá trị lớn hơn so 
với theo trọng lượng, chứng tỏ tốc độ tăng 
trưởng về chiều dài có tỷ lệ chậm hơn tăng 
trưởng về trọng lượng. Như vậy, cần tập 
trung khai thác cá ở kích thước lớn để phát 
huy tối đa tiềm năng của quần thể cá Hồng 
chấm, nhằm đem lại chất lượng và giá trị 
thương phẩm cao cho ngư dân sống xung 
quanh đầm nói riêng và nhân dân Phú Yên 
nói chung. 
4. Kết luận và đề nghị 
4.1. Kết luận 
 - Cá Hồng chấm là loại cá có kích thước 
khá lớn. Chiều dài trung bình cao nhất có 
thể đạt 296,7mm với khối lượng tương ứng 
là 360,8g. Ở giai đoạn đầu, cá chủ yếu tăng 
về kích thước, càng về sau thì cá chủ yếu 
tăng nhanh về khối lượng. Ở các nhóm tuổi 
của cá (1+, 2+ và 3+), cá cái thường có chiều 
dài và khối lượng lớn hơn cá đực. 
 - Cấu trúc của cá Hồng chấm gồm 4 
nhóm tuổi. Nhóm tuổi thấp nhất là nhóm 
tuổi 0+, nhóm tuổi cao nhất là nhóm tuổi 3+. 
Nhóm tuổi có số lượng cao nhất trong tổng 
số cá thể thu được là nhóm tuổi 1+ chiếm 
32%, tiếp đến là nhóm tuổi 2+ chiếm 26%, 
nhóm tuổi 3+ chiếm 22%, thấp nhất là tuổi 
0+ chiếm 20%. Phương trình sinh trưởng 
theo Von Bertalanffy được thiết lập dưới 
dạng: 
Về chiều dài: 
Lt = 336,3[1 – e
-0,4542(t + 1,4802)] 
 Về trọng lượng: 
Wt = 1663,8[1 – e
-0,068(t+0,6324)]3,7048 
4.2. Đề nghị 
 - Xây dựng và thử nghiệm mô hình nuôi 
cá Hồng chấm ở đầm Ô Loan và ven biển 
để phát huy các lợi thế của nguồn lợi này 
trong tương lai. 
 - Tiếp tục nghiên cứu về các đặc điểm 
sinh sản, đa dạng sinh học của cá Hồng 
chấm. 
 - Chú trọng đến các giải pháp xử lí 
nguồn nước và bùn thải từ các ao nuôi thủy 
sản một cách nghiêm ngặt, cải thiện và bảo 
vệ môi trường đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên 
để đảm bảo môi trường thích hợp cho việc 
nuôi giống cá Hồng chấm. 
 - Thực hiện đồng bộ và phối hợp các 
cấp, các tổ chức và cộng đồng trong bảo vệ 
nguồn lợi thủy sinh vật trong đầm. Sử dụng 
các giờ học ngoại khóa để tăng cường giáo 
dục cho học sinh về ý thức bảo vệ nguồn 
lợi, môi trường nước trong vùng 
16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Phi Loan, Võ Văn Phú, Vũ Trung Tạng (2010). “Khu hệ cá và đặc tính 
sinh học một số loài cá kinh tế ở đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”, Tạp chí khoa học, Đại 
học Huế. 
[2] Pravdin I.F. (1963), Hướng dẫn nghiên cứu về cá, Phạm Thị Minh Giang dịch, Nxb 
Khoa học Kĩ thuật. 
Abstract 
A study on characteristic of growth properties of Hong cham 
(Lutjanus jorhnii Schneider et bloch, 1792) in O Loan lagoon, Phu Yen province 
Hong cham (Lutjanus jorhnii Bloch et Schneider, 1792), in O Loan lagoon, Phu Yen 
province is regarded as the species of high commercial values and high yield; with good 
meat quality and high levels of nutrients, low proportions of fat but high quantities of 
protein and vitamins. Currently, mass fishing has caused increasingly serious declination in 
Hong cham. This paper presents the results of a research on the growth characteristics of 
Hong cham species in O Loan lagoon, which will establish some initial scientific foundation 
for the following researches on the models of experimental culture on this economically 
valuable type of fish. 
Key words: Lutjanus jorhnii Schneider et bloch, 1792, growth, O Loan lagoon 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_tinh_sinh_truong_cua_ca_hong_cham_lutjanus_jo.pdf