Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Tính cấp thiết của đề tài
Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận cư dân chủ yếu làm trong
lĩnh vực nông nghiệp, với điều kiện con người, tự nhiên thuận lợi. Việt Nam
đã và đang là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở vùng
nông thôn. Tam nông bao gồm nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò
lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH – HĐH Đất Nước, bên cạnh đó,
nông nghiệp, nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác
một cách có hiệu quả, tuy nhiên, tỷ lệ dân thành thị ở nước ta là không cao
nhưng khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn là khá lớn. Thực tiễn
cũng cho thấy, những xã hội tiến bộ bao giờ cũng chú ý tới việc thu hẹp
khoảng cách sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, phát triển lực lượng
sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội, cải thiện điều kiện sinh hoạt ở
nông thôn, làm cho thành thị và nông thôn xích lại gần nhau. Vì vậy, việc
phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng
đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế, xã hội đất nước. Nghị
quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu XD
NTM là: “ Xây dựng NTM ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn
minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại ”.
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta.
Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông thôn nước ta đã đạt được
thành tựu khá toàn diện và to lớn, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh
tế, xã hội, chính trị, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy
nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và
chưa đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Nông nghiệp phát triển còn
kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển2
sản xuất, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn
chế, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, năng suất chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt
hàng còn thấp.
Xuất phát từ những khó khăn hạn chế nêu trên, chương trình xây dựng
nông thôn mới có ý nghĩa rất to lớn. Để thực hiện chủ trương này, Thủ tướng
chính phủ đã có quyết định 800 ngày 4/6/2010 phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia, đồng thời ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm
19 tiêu chí để làm căn cứ cho việc thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Đây là một trong những chủ trương mang tính chiến lược mở ra vận hội mới
vô cùng quan trọng cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Thực hiện đường lối của Đảng, ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ra Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành một chương trình hành động của Chính
phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức,
hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng NTM.
Nội dung chính của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông
thôn mới là: xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng
văn minh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hóa và môi trường sinh thái gắn với
phát triển đô thị, thị trấn, thị tứ.
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương
trình mang tính tổng hợp, sâu rộng, có nội dung toàn diện, bao gồm tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh - quốc phòng.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, nơi cư trú của nhiều đồng bào
dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Mông, , trình độ dân trí không đồng đều giữa
các dân tộc trong tỉnh, tập quán canh tác nhỏ lẻ, manh mún nên cuộc sống còn
gặp nhiều khó khăn, là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao
nhất cả nước,với 12/13 huyện. Cùng với sự cố gắng của nhân dân các dân tộc
tỉnh Cao Bằng, đến năm 2016, toàn tỉnh đã có 05 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí; 023
xã đạt 15-18 tiêu chí; 17 xã đạt 10-14 tiêu chí; 129 xã đạt 5-9 tiêu chí; 24 xã
dưới 05 tiêu chí.
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, việc thực hiện
chương trình nông thôn mới đang gặp nhiều khó khăn: Xuất phát điểm thấp
còn nhiều tiêu chí NTM chưa đạt được, nguồn lực hạn chế, tổ chức thực hiện
còn gặp nhiều lúng túng, sự tham gia của người dân còn hạn chế . Do đó,
chương trình xây dựng NTM ở địa phương diễn ra chậm chạp, thiếu thống
nhất, hiệu quả thực hiện chương trình chưa cao. Xuất phát từ thực tế đó,
chúng tôi tiến hành đề tài "Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông
thôn mới ở xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng".
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn mới ở xã Phi Hải, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
ờng: Do phong tục tập quán người dân làm nhà sàn và để trâu bò ở dưới cho tiện chăm sóc. Tìm quý đất xây dựng chuồng để nuôi nhốt trâu, bò khó và khó khăn cho việc an ninh Xã chưa xây dựng được nghĩa trang nên việc chôn cất người đã mất còn tự do và cũng là do phong tục của người dân muốn chon cất người đã mất ở ngay trên phần đất của gia đình Việc thu gom rác và xử lý rác thải chưa được thực hiện. chủ yếu các hộ gia đình tự đốt chứ không gom và xử lý tập chung Nước thải từ các hộ gia đình được trực tiếp xả thải ra môi trường. Tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện nhất vì người dân nhận thức về bảo vệ môi trường chưa cao. Nguyên nhân - Đối với cơ chế (cơ chế tài chính), chính sách còn nhiều bất cập, các đơn vị có trách nhiệm còn chưa có sự nghiên cứu, sáng tạo trong vận dụng để phù hợp với các hình thức. Đây là một trong những khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, ra quyết định và huy động kinh tế - xã hội ở cấp xóm, phần nào hạn chế sự tham gia của người dân. - Công tác đào tạo, tập huấn cho người dân nông thôn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân chưa cao. 47 - Trình độ văn hóa và chuyên môn của cán bộ quản lý cấp cơ sở còn chưa đồng đều. Một số cán bộ có năng lực và trình độ thấp, không có lòng nhiệt tình với công việc, chưa huy động được sức mạnh của các đoàn thể làm cho công tác vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động của mô hình đạt kết quả không cao. - Vai trò của người dân và cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức, tạo tâm lý chờ đợi từ sự hỗ trợ từ bên ngoài còn phổ biến, chưa tạo cho người dân kiến thức và thói quen trong quyết định và lựa chọn những việc thiết thực để phát triển cộng đồng. - Kinh phí cho xây dựng NTM còn hạn hẹp. Một số giải pháp - Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương - Nâng cao ý thức của người dân trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. - Nâng cao trình độ dân trí - Huy động kinh phí từ người dân địa phương và bà con xa quê 4.6. bài học rút ra - Muốn xây dựng NTM phải đặt dưới sự chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp - Hệ thống chính trị và các tổ chức quần chúng phải bàn bạc thống nhất chỉ đạo - Các chỉ đạo của địa phương phải được sự đoàn kết thống nhất của người dân - Đảng, chính quyền các cấp và các tổ chức phải làm tốt công tác công tác tuyên truyền vận động người dân, gần dân, sát dân tập chung giải quyết các bức xúc của người dân. 48 Ở đâu mà không quan tâm đến người đến lợi ích của người dân, không quan tâm đến người dân, không có được sự đoàn kết của người dân sẽ không làm dược gì. 4.7. Thực trạng điều kiện kinh tế, đời sống của hộ 4.7.1. Lao động Bảng 4.4: Tình hình dân số và lao động của hộ Chỉ tiêu ĐVT Nghèo Trung bình Khá Chung 1. Số nhân khẩu/ hộ Khẩu/hộ 5 5 4 2. Số lao động/hộ Người/hộ 4 3 2 3. Số người ăn theo/hộ Người 3 2 2 4. Trình độ văn hoá chủ hộ 4.1. Cấp 1 % 93 30 1 4.2. Cấp 2 % 5 25 20 4.3. Cấp 3 % 2 35 55 4.4. Trên cấp 3 % 0 10 24 (Nguồn: phỏng vấn hộ) 4.7.2. Sản xuất trồng trọt Bảng 4.5. tình hình sử dụng đất canh tác Sào/hộ Diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp Nghèo Trung bình Khá Diện tích lúa 5 7 6 Diện tích ngô 4 2 2 Cây hoa màu khác 1 0.5 (nguồn phỏng vấn hộ) 4.7.3 Hoạt động phi nông nghiệp 49 Bảng 4.6: Thu nhập từ làm thuê của hộ Loại hộ Số hộ tham gia (N) Tỷ lệ (%) Thu nhập bình quân (1000 đồng/hộ/năm) Nghèo 12 15 12.600 Trung bình 21 26.25 17.500 Khá 13 16.25 19.700 Chung 46 57.5 17.000 (phỏng vấn hộ) 4.7.4 Tài sản cơ bản phục vụ đời sống Bảng 4.13. Tài sản của hộ Loại tài sản Loại hộ Số hộ có tài sản (N) Số lượng trung bình (cái/hộ) Tỷ lệ hộ có tài sản (%) 1.Ti vi Nghèo 4 0.3 5.6 Trung bình 34 1.1 47.2 Khá 34 1.2 47.2 2. Máy quạt Nghèo 10 1.2 12.8 Trung bình 34 1.8 43.6 Khá 34 2 43.6 3. Xe đạp Nghèo 7 1 13 Trung bình 27 1.1 50 Khá 20 1.3 37 4. Xe máy Nghèo 6 1 8 Trung bình 34 1.3 46 Khá 34 1.7 46 5.Điện thoại Nghèo 12 2.25 15 Trung bình 34 2.5 42.5 Khá 34 3.3 42.50. (Nguồn: Phỏng vấn hộ) 50 4.7.5. Nguyên nhân đói nghèo - Do chưa thực hiện tốt việc kế hoạch hóa gia đình - Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất còn thấp - trình độ dân trí thấp, việc làm không ổn định, thiếu việc làm - Thiếu kinh nghiệm làm ăn 4.8. Thuận lợi, khó khăn, trong xây dựng NTM ở xã Phi Hải Thuận lợi - Dân biết - Dân bàn - Dân làm - Dân kiểm tra - Dân hưởng lợi Khó khăn - Đóng góp tiền của người dân còn hạn chế - Người dân chưa quan tâm đến vai trò kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và quyết toán các công trình Cơ hội - Người dân chưa nhận thấy vai trò của mình - Người dân chưa quen với việc làm chủ trong cộng đồng Thách thức - trình độ người dân còn hạn chế - thiếu cán bộ nòng cốt trong xây dựng NTM 51 PHẦN 5 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 5.1. Định hướng Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, tăng trưởng nhanh và bền vững, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý theo hướng gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ - du lịch, được thể hiện trên một số nội dung, cụ thể là: - Phát triển nông nghiệp theo quy hoạch một cách toàn diện, đa dạng theo hướng tập trung, sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, ưu tiên đầu tư phát huy hai thế mạnh kinh tế thủy sản và kinh tế vườn. - Ưu tiên phát triển công nghiệp các ngành chế biến gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu của địa phương, củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động các làng nghề tiểu thủ công nghiệp. - Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, du lịch, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. - Xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất theo hợp đồng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về sự liên kết, hợp tác để sản xuất nông - thủy sản hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường. - Tập trung củng cố, nâng chất các tổ hợp tác, hợp tác xã, câu lạc bộ nông dân hiện có, vận động nông dân tham gia thành lập mới các loại hình kinh tế hợp tác phù hợp. 5.2. Giải pháp Xây dựng NTM là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực giúp cho họ chủ động phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa 52 nông thôn và thành thị. Đây là quá trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối,chủ trương phát triển đất nước và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Để xây dựng NTM mang lại hiệu quả cao cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của người dân địa phương và các cấp chính quyền liên quan, muốn vậy mô hình phát triển NTM phải sát với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó cần tăng đầu tư cho nông nghiệp,nông dân, nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ HTX, tổ hợp tác chủ trang trại,chuyển giao tiến bộ kỷ thuật, hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân. Xây dựng mô hình NTM cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của vùng về tiềm năng, lợi thế, năng lực cán bộ và khả năng đóng góp của người dân, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng mô hình NTM phù hợp sau: Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực xây dựng NTM Chuẩn hóa, sàng lọc, bồi dưỡng, ổn định và đưa đi đào tạo cán bộ cấp xã để đảm bảo đến năm 2014 cán bộ xã đều đạt trình độ văn hóa cấp 3 và được đào tạo một nghề chuyên môn trình độ trung cấp trở lên phù hợp với chức danh được giao. - Đào tạo kiến thức quản lý cho cán bộ HTX chủ trang trại. - Thực hiện quy chế, kế hoạch triển khai thực hiện, điều hành dự án trên địa bàn. - Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỷ thuật sản xuất cho nông thôn. - Thử nghiệm một số hình thức tổ chức nghề phi nông nghiệp ngay tại xã để thuận tiện cho thanh niên xã có cơ hội và theo học. Nâng cao dân trí Nâng cao dân trí để người dân có thể nắm bắt được những TBKH mới vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng 53 CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM Sự tham gia của người dân và cộng đồng đóng một vai trò rất lớn trong xây dựng NTM, vì vậy muốn xây dựng thành công NTM phải làm cho họ tin tưởng vào chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước từ đó có thể phát huy được sự tham gia của người dân. Muốn vậy trước hết chúng ta phải xác định trọng tâm, trọng điểm của xây dựng NTM, giải quyết những khó khăn, bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ. Kết hợp chương trình xây dựng NTM và phong trào xây dựng làng văn hóa Xây dựng làng văn hóa đã đem lại hiệu quả xã hội rất tích cực và đã trở thành một nội dung quan trọng của xây dựng NTM, việc xây dựng làng văn hóa, nhà văn hóa phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước và người dân, góp phần cho sự phát triển đồng bộ về tất cả mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hóa – giáo dục – y tế. Xây dựng NTM gắn với quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thônđang ngày càng trở nên trầm trọng đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nguyên nhân do sự xuất hiện của các làng nghề, ý thúc của người dân chưa tốt đã gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Vì vậy địa phương cần chú ý xây dựng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tập trung, hệ thống cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến các hộ. Mặt khác, cần có những chương trình, kế hoạch kể cả ngắn hạn và dài hạn trong công tác đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ....ở khu vực nông thôn gắn với các chương trình phát triển nông thôn và xây dựng NTM. 54 PHẦN 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Xây dựng NTM là một công trình lớn, cũng là công trình do nông dân chủ trương xây dựng. Nhưng do hiện nay, mức thu nhập của người nông dân còn thấp, không thể tự mình hoàn thành công tác xây dựng mà cần phải có sự trợ giúp về tài chính của chính phủ, thậm chí ở những vùng có kinh tế kém phát triển phải hoàn toàn dựa vào chính phủ đầu tư. Sau một thời gian nghiên cứu những lí luận cơ bản và thực trạng xây dựng NTM tại xã Phi Hải huyện Quảng Uyên tỉnh Bằng tôi rút ra được một số kết luận sau: Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới không phải là một dự án đầu tư do nhà nước cấp ngân sách mà đây là quá trình xây dựng và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực của cộng đồng. Thứ hai, các nguồn hỗ trợ bên ngoài cho quá trình xây dựng nông thôn mới chỉ có tính chất hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động phát triển của nông thôn. Thứ ba, được sự quan tâm, hỗ trợ vốn của tỉnh Cao Bằng, Nhà nước, các hoạt động phát triển làng xóm được thực hiện đi đúng kế hoạch, bám sát vào nhu cầu thực tế của người dân. Ngoài ra, tạo được lòng tin cả người dân dưới sự dẫn đường chỉ lối của nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thứ tư, sau một năm hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới của nhà nước đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ, tác động trực tiếp vào cuộc sống của người dân, đưa kinh tế nông thôn phát triển thêm một bước mới. Về kinh tế: Tổng giá trị sản xuất của các ngành có chiều hướng tăng lên.Cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm thay vào đó là tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp. 55 Về cơ sở hạ tầng: Đã được nâng cấp rõ rệt, tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt được đảm bảo hơn. Về văn hóa – xã hội: Các phong tục truyền thống của địa phương được tiếp tục phát triển, đời sống tinh thần của người dân từng bước được nâng cao. Về các tổ chức chính trị và xã hội: Ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo quần chúng. Mặc dù, quá trình xây dựng NTM tại xã Phi Hải đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể là: Các hoạt động vẫn chưa nêu cao được tính tự chủ của người dân, họ vẫn chưa tự nhận thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình, sự tham gia vào các hoạt động phát triển làng, lập kế hoạch, kiểm tra, nghiệm thu, giám sát và quyết toán các công trình.Mặt khác, trình độ người dân còn hạn chế và năng lực của các tổ chức hội, đoàn thể còn thấp, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. 6.2. kiến nghị a. Đối với nhà nước -Tăng cường kinh phí, kêu gọi các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn của các tổ chức kinh tế khác đóng trên địa bàn, phải đầu tư vốn hợp lý cho hoạt động xây dựng NTM. - Có kế hoạch đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ xã, xóm về xây dựng NTM - Cần có chính sách và cơ chế phân cấp quản lí từng chương trình dự án và lồng ghép các chương trình dự án từ nguồn đầu tư của nhà nước cho từng lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. - Cần có chính sách phù hợp nhằm quan tâm hơn đến phát triển sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. * Đối địa phương: 56 - Quy hoạch là một trong những công việc quan trọng trong quá trình xây dựng NTM trước khi tiến hành quy hoạch cần nghiên cứu rõ tình hình địa phương cũng như tâm tư, nguyện vọng của người dân. - Thực hiện đi sâu đi sát trong nhân dân, luôn luôn lắng nghe để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, có kế hoạch phân bổ vốn họp lý - Có kế hoạch cử cán bộ, công chức tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. - Chú trọng nhiều hơn đến việc sản xuất, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương. - Khi dự án hoàn thành cần có cơ chế quản lí, giám sát phù hợp. - Làm tốt công tác dân vận, nâng cao hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền bà con nhân dân chung tay xây dựng NTM b. Đối với người dân - Tạo mọi điều kiện để cán bộ địa phương thực hiện các dự án ở xã. - Luôn nâng cao ý thức trong phát triển kinh tế của địa phương, đặc biệt là sự vào cuộc tích cực trong chương trình xây dựng nông thôn mới nói chung. - Cần quan tâm nhiều đến việc tập thể,thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc xây dựng xã trở thành xã NTM. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản tài liệu - Thông tư hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về NTM số 54/2009/TT-BNNPTNT. - Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 tháng 6/2010. - Báo cáo kết quả xây dựng NTM của xã Phi Hải năm 2018 thuộc phòng thống kê xã Phi Hải 1. Các trang web: - Nongthonmoi.gov.vn: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 -2020. - Agroviet.gov.vn: Cổng thông tin điện tử bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. - https://123doc.org/document/1433490-thuc-trang-xay-dung-nong-thon- moi-o-xa-thach-my-huyen-loc-ha-tinh-ha-tinh.htm
File đính kèm:
- khoa_luan_thuc_trang_va_mot_so_giai_phap_xay_dung_nong_thon.pdf