Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Lào Cai - tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và

Tây Bắc của Việt Nam, là một tỉnh đang trên đà phát triển. Với một lượng khá

lớn dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp thì để nâng cao đời sống cho bộ

phận nông dân chuyên thâm canh về cây trồng, phát triển nông nghiệp là một

yêu cầu bức thiết nhằm nâng cao mức thu nhập cho người dân. Đảng và Nhà

nước ta đã xác định là “cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, “hình thành các

vùng chuyên canh cây công nghiệp với cây công nghiệp chế biến” nhằm khai

thác tốt tiềm năng kinh tế - tự nhiên - xã hội vốn có của mỗi vùng tạo ra được

khối lượng hàng hóa nông sản lớn giải quyết vấn đề việc làm cho người dân

lao động đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân.

Văn Sơn là đơn vị hành chính gồm 10 thôn, người dân sống chủ yếu dựa

vào nông nghiệp và trồng cây công nghiệp. Trong vài năm trở lại đây cây mía

tím đang là loại cây công nghiệp ngắn ngày giữ vai trò chủ đạo trong đời sống

kinh tế của người dân trong xã. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân về tổ chức

sản xuất, kỹ thuật thâm canh, tiêu thụ, chính sách đầu tư khuyến khích phát

triển cây mía tím vẫn chưa thực sự trở thành cây công nghiệp mũi nhọn của

xã Văn Sơn đúng với tiềm năng sẵn có của nó. Ngoài ra, do người sản xuất

còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất lạc hậu, chưa thích ứng với

xu thế kinh tế thị trường, chưa có sự đầu tư thích đáng nên giá trị kinh tế chưa

cao, khả năng cạnh tanh trên thị trường còn hạn chế.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào

Cai để có cơ sở đánh giá đúng thực trạng và những tồn tại trong việc phát

triển cây mía tím từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ mía

tím nhằm tạo ra bước phát triển vững chắc trong thời kì tới là nhiệm vụ rất

quan trọng và cấp thiết. Vì vậy tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng2

và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện

Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”.

1.2. Mục tiêu của đề tài

1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá được thực trạng sản xuất cây mía tím từ đó đề xuất một số giải

pháp phát triển mía tím thành cây trồng mũi nhọn trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội của xã Văn Sơn.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sản

xuất mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Đánh giá được thực trạng sản xuất mía tím trên địa bàn xã Văn Sơn,

huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất mía tím trên

địa bàn xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

1.3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.1. Ý nghĩa khoa học

- Đề tài là cơ sở để vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế

cuộc sống giúp cho sinh viên nhìn nhận một cách tổng quan về điều kiện tự

nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Văn Sơn.

- Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng mía

tím ở xã Văn Sơn.

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra một số giải pháp

phát triển kinh tế - xã hội tại xã Văn Sơn.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Đáp ứng được mục đích ứng dụng, nhân rộng mô hình trồng mía tím,

phát triển tích cực đến hoạt động sinh kế của các hộ dân.3

- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để giúp chính quyền địa phương đưa ra

được các biện pháp phát triển và cải thiên chất lượng giống mía tím đạt được

hiệu quả tốt nhất.

- Là cơ sở để người dân tham khảo trước khi ra quyết định phát triển và

mở rộng sản xuất cây mía tím.

- Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch phát triển

trong những năm tiếp theo đối với cây mía tím.

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 1

Trang 1

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 2

Trang 2

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 3

Trang 3

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 4

Trang 4

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 5

Trang 5

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 6

Trang 6

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 7

Trang 7

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 8

Trang 8

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 9

Trang 9

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 77 trang xuanhieu 2540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Khóa luận Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
p huẫn kỹ thuật 12/30 40,0 
3 Hỗ trợ giống mới 13/30 43,33 
4 Tiêu thụ sản phẩm cho người dân 17/30 56,67 
54 
dân muốn mở rộng sản xuất thì lại sợ không tiêu thụ được nên người dân có 
đề xuất tiêu thụ sản phẩm cho người dân. 
Bảng 4.12: Một số đề xuất cho vay vốn tại các hộ điều tra 
STT Hình thức vay Số tiền 
Số lượng 
(n=30) 
Tỷ lệ 
(%) 
1 
Vay qua ngân hàng chính sách 
10.000.000 4/30 13 
20.000.000 6/30 20 
30.000.000 8/30 26,67 
2 
Vay qua thế chấp 
 ngân hàng tín dụng 
10.000.000 2/30 6,67 
20.000.000 0 0 
30.000.000 0 0 
 ( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2018 ) 
Qua bảng số liệu cho ta thấy tại các hộ điều tra số tiền người dân muốn 
vay là khá lớn. Chủ yếu người dân muốn vay qua Ngân hàng chính sách vì 
không phải thế chấp, lãi suất thấp hơn và thời hạn được dài hơn từ 3 - 5 năm. 
Các hộ muốn vay qua thế chấp ngân hàng tín dụng ít hơn vì phải thế chấp sổ 
bìa đỏ và lãi xuất cao hơn. Số tiền các hộ muốn vay chủ yếu đầu tư tái sản 
xuất cho hộ gia đình và mua sắm thiết bị kỹ thuật để phục vụ sản xuất. 
4.7. Phân tích SWOT 
Để có cái nhìn khái quát chung, xoay quanh về tình hình sản xuất và tiêu 
thụ mía tím của người dân tôi đi tiến hành phân tích SWOT để thấy được các 
mặt mạnh, mặt yếu cũng như các cơ hội và thách thức đặt ra cho ngành mía 
nói chung và người dân trồng mía tím ở xã Văn Sơn nói riêng. 
55 
Điểm mạnh Điểm yếu 
- Người dân nhận thức được sự cần 
thiết của việc cải thiện chất lượng nâng 
cao sản lượng cây mía tím. 
- Diện tích đất lớn. 
- Nguồn nhân lực dồi dào 
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 
thích hợp cho phát triển cây mía tím. 
- Có kinh nghiệm sản xuất mía tím 
- Kỹ thuật canh tác cây mía tím còn 
hạn chế. 
- Công việc vận chuyển sản phẩm 
từ trên đồi xuống còn gặp khó 
khăn. 
- Chất lượng lao động thấp, chủ yếu 
dùng sức người. 
- Thiếu vốn sản xuất. 
- Sản xuất chưa tập trung. 
- Bị sâu bệnh phá hoại. 
Cơ hội Thách thức 
- Thị trường mía tím sôi động, có tiềm 
năng lớn. 
- Người dân có thiện chí đầu tư vào 
cây mía tím. 
- Thị trường mía tím bất ổn định. 
- Chất lượng nguyên liệu không 
đồng đều. 
- Giá cả có sự cạnh tranh khá lớn 
đối với các huyện trong tỉnh. 
Hình 4.2: Phân tích SWOT về tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím 
4.7. Giải pháp phát triển mía tím ở xã Văn Sơn trong những năm tới 
4.7.1. Giải pháp về kinh tế 
Có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào đạt được hiệu quả 
nếu không có vốn đầu tư. 
- Về hỗ trợ vốn trồng mới, người trồng mía tím (cả trông mới và trồng 
lại) phải được vay vốn dài hạn với chính sách ưu đãi. 
- Cần có các chính sách trợ giá về vật tư, các chi phí đào đạo và chuyển 
giao kỹ thuật cho người sản xuất. 
- Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để 
tạo vốn đàu tư cho sản xuất và chế biến sản phẩm mía tím. 
- Cần có các niện pháp khuyến khích các hộ nông dân sản xuất mía tím 
để nhằm huy động nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư. 
56 
4.7.2. Giải pháp về kỹ thuật 
4.7.2.1. Đối với sản xuất 
Đối với cây mía tím thì việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong sản 
xuất là điều kiện quyết định cây mía tím tăng trưởng, phát triển cho năng suất, 
chất lượng cao. Do vậy việc tuân thủ và áp dụng một cách đồng bộ các tiến bộ 
kỹ thuật vào sản xuất, tiêu thụ phải được chú ý. Cụ thể như: 
- Dần thay thế giống mía tím lâu đời bằng giống Badila cho năng suất và 
chất lượng cao. 
- Trong trồng mới phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu như 
chọn đất, mật độ trồng, phân bón, làm giàn chống đổ, 
- Cải tiến công cụ sản xuất, mở rộng việc cơ giới hóa. 
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, trước hết là kỹ thuật xen 
canh các loại cây họ đậu, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản 
xuất, xã nên tổ chức 1 - 2 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc mía tím 
cho người dân có ý định trồng mía tím. Đưa các biện pháp kỹ thuật sản xuất 
mía hữu cơ vào trong sản xuất dần thay thế hẳn phương pháp sản xuất truyền 
thống lạc hậu. 
4.7.2.2. Đối với tiêu thụ 
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các tư thương, chính quyền địa 
phương và người trồng mía tím để tạo nguồn nguyên liệu có phẩm chất tốt, 
chất lượng hàng hóa cao nhằm giữ vững và ổn định thị trường mía tím. 
- Cần phải quy định giá bán nhất định cho tất cả toàn bộ các hộ sản xuất 
mía tím trên địa bàn xã để tránh bị tư thương ép giá. 
- Lập các văn phòng đại diện để giới thiệu, quảng bá sản phẩm mía tím 
từ đó mở rộng được thị trường tiêu thụ. 
- Chế biến thêm nhiều mặt hàng hơn như: Mía tưới đóng gói có thể bảo 
quản được lâu hơn, mẫu mã đẹp hơn thuận tiện để bán dọc tuyến đường liên 
57 
tỉnh cho khách đi đường làm quà hoặc bán phân phối cho các siêu thị trong và 
ngoài tỉnh. 
- Cần có những kế hoạch, chiến lược tổng thể lâu dài hướng tới tìm kiếm 
thị trường, bạn hàng, các đối tác nước ngoài, tranh thủ mọi cơ hội để giới 
thiệu, quảng bá sản phẩm của mình thông qua khách du lịch nước ngoài. 
4.7.2.3. Giải pháp về chính sách 
Về chính sách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Các tiến bộ 
kinh tế về thủy lợi, giống, phân bón cần được đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư 
ứng dụng cũng như đưa những tiến bộ này vào trong sản xuất mía tím. 
- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng mía tím: Tỉnh cần đầu tư 
xây dựng cho vùng trồng mía tím các công trình giao thông, thủy lợi, đường 
điện,  
- Chính sách thị trường: Tỉnh cần có phương thức mở rộng thị trường 
hơn nữa, với nhiều hình thức phong phú và đan dạng hơn, đặc biệt là trong 
công tác marketing giới thiệu sản phẩm. 
- Về chính sách vốn: Đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho các hộ sản sản xuất 
thì cần phải xem xét thêm các phương thức cho vay khác để người dân có 
điều kiện đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng mía tím. 
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Nhà nước cần phải hoàn thiện 
các cơ sở pháp lý một cách cụ thể hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm 
đầu tư vào ngành mía tím ăn tươi. 
- Chính sách hình thành hợp tác xã, làng nghề: Để liên kết quảng bá và 
tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng, hạn chế các khâu 
trung gian để tăng lợi nhuận cho mỗi xã viên: 
+ Đối với sản phẩm đầu vào hợp tác xã, làng nghề cũng liên kết với các 
công ty mua sản phẩm đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,với giá 
thành rẻ, tiết kiệm chi phí vật tư cho mỗi xã viên. 
58 
+ Trong sản xuất tận dụng mọi nguồn lực như máy móc phục vụ sản 
xuất, nguồn nhân lực,..để cùng nhau sản xuất. 
+ Đối với sản phẩm đầu ra thì kết hợp đồng tiêu thụ đối với các khách 
hàng trong và ngoài tỉnh, tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm. 
59 
PHẦN V 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Với các điều kiện thuận lợi vể tự nhiên, kinh tế - xã hội cho thấy xã Văn 
Sơn có lợi thế trong việc phát triển cây mía tím, cùng với đó là sự quan tâm, 
chỉ đạo của UBND xã, cán bộ khuyến nông, sự tham gia nhiệt tình của người 
dân trong xã nên trong thời gian qua công tác sản xuất mía tím của xã đã đạt 
được những kết quả nhất định. 
Qua 3 năm 2016 - 2018, số diện tích mía tím của tòa xã đã tăng lên đáng 
kể. Nếu như năm 2016 là 20,0 ha thì đến năm 2018 là 32,0 ha, hiệu quả kinh 
tế do cây mía tím đem lại cho hộ nông dân là khá cao khoảng 175.804.000 
đồng/ha, góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Nhận 
thấy được hiệu quả do cây mía tím đem lại nên ngày càng nhiều hộ đã đầu tư 
vào cây mía tím với quy mô lớn cho năng suất và chất lượng cao. 
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập mà trong những năm tới cần tập trung 
giải quyết, cụ thể: 
- Về sản xuất: Sản xuất mía tím ở xã Văn Sơn còn thiếu sự đầu tư về kỹ 
thuật, do vậy năng suất và chất lượng còn thấp. 
- Về tiêu thụ: Trong khâu tiêu thụ vẫn còn nhiều bất cập, phụ thuộc 
nhiều vào tư thương đến mua, vẫn còn tình trạng bị ép giá. 
Đứng trước một thực tế như vậy người dân trồng mía tím tại xã Văn Sơn 
trong những năm tới cần giải quyết được những khó khăn trong khâu kỹ thuật 
trồng, chăm sóc và tiêu thụ. Đồng thời phát huy thế mạnh của mình để đẩy 
mạnh hơn nữa, dần đưa cây mía tím trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương. 
5.2. Kiến nghị 
5.2.1. Đối với Nhà nước 
Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc phát triển cây mía tím thông 
qua các chính sách hỗ trợ nông dân như: Chính sách đất đai, chính sách tín 
60 
dụng, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông, Chính sách điều 
tiết thị trường thông qua việc quy định mức giá sàn, chính sách liên kết giữa 
người sản xuất với người tiêu dùng. 
5.2.2. Đối với các cấp chính quyền 
- Hỗ trợ sử dụng các loại giống mới có năng suất và chất lượng tốt, thay 
thế dần các giống có sức chống chịu kém, năng suất, chất lượng chưa đạt yêu 
cầu của thị trường. 
- Cần có quy hoạch và những kế hoạch phát triển cây mía tím với quy 
mô tập trung trong thời gian tới. 
- Tăng cường công tác khuyến nông chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn 
nông dân phòng trừ sâu bệnh. Giúp các hộ sản xuất mía bền vững, hiệu quả. 
- Có những chính sách hỗ trợ vốn cho những hộ khó khăn, tạo điều kiện 
tốt nhất cho người nông dân tham gia vay vốn dễ dàng phát triển sản xuất, 
đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động. 
- Tu sửa và mở rộng một số đoạn đường trong thôn và đường vào khu 
trồng mía. 
5.2.3. Đối với người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm 
- Tích cực vận dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong sản xuất, cố gắng 
đầu tư hơn nữa vào cây mía, mở rộng diện tích trồng mía tím. 
- Tích cực đầu tư cho chi phí đầu vào nhiều hơn nữa, nhất là chi phí vật 
tư để cây trồng cho năng suất và thu nhập cao hơn. 
- Thực hiện các mô hình xen canh các cây họ đậu như: Cây lạc, đỗ xanh, 
và các cây hoa màu ngắn ngày khác để tăng thêm lợi nhuận, đồng thời việc 
trồng xen canh cũng giúp giữ được một lượng đạm cho đất không bị bạc màu. 
Bón phân vi sinh để nâng cao năng suất chất lượng mía tím. 
- Giữ vững mối quan hệ hợp tác với các bên liên quan. Đồng thời người 
dân nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong sản xuất, kinh 
61 
doanh. Từ đó phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa nhằm tăng thu nhập và 
đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. 
- Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm người dân nên tránh hay giảm các 
khâu trung gian khi thấy không cần thiết. 
62 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng Việt 
1. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ NN&PTNT về 
“Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách trong liên kết sản xuất – tiêu 
thụ mía đường và điều ở Việt Nam”, do TS. Bảo Trung và CTV thực 
hiện năm 2013. 
2. Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh Lào Cai 2017 của Sở 
Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 
3. Cao Ánh Dương (Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam) (2012), Thực 
trạng, định hướng và giải pháp phát triển cây mía ở Việt Nam. 
4. UBND xã Văn Sơn, Báo cáo “Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển Kinh tế - 
Xã hội năm 2016; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017”. 
5. UBND xã Văn Sơn, Báo cáo “Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển Kinh tế - 
Xã hội năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018”. 
6. UBND xã Văn Sơn, Báo cáo “Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển Kinh tế - 
Xã hội năm 2018; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019”. 
7. UBND xã Văn Sơn, Báo cáo tình hình sử dụng đất đai của xã Văn Sơn năm 
2016, 2017, 2018. 
8. Trần Thùy (2005), Kỹ thuật trồng mía, NXB Nông nghiệp thành phố Hồ 
Chí Minh. 
9. Trần Văn Sỏi (2003), Sách cây mía, NXB Nghệ An. 
10. Trần Văn Sỏi(2005), Kỹ thuật trồng mía ở vùng đồi núi, NXB Nông nghiệp. 
II. Tài liệu từ Internet 
1. https://agriviet.com/threads/ky-thuat-trong-mia.180126/ 
2. https://vndoc.com/ky-thuat-trong-mia/download 
3.  
4. https://vi.kipkis.com 
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%ADa
 PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ 
Điều tra viên: Phạm Thị Vân Anh 
I. Thông tin chung nông hộ 
1. Họ và tên người được phỏng vấn:  
2. Giới tính: Nam Nữ 
3. Tuổi: . 4. Trình độ học vấn: .. 5. Dân tộc: 
4. Tổng số nhân khẩu: .. (người) 
5. Số lao động chính: Nam:Nữ: 
6. Địa chỉ: Thôn ., xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh 
Lào Cai. 
II. Thông tin chi tiết về trồng và tiêu thụ mía 
1. Diện tích đất sản xuất của gia đình 
2. Giống mía đang trồng của gia đình:  
Loại đất Diện tích (sào - m²) 
1. Đất trồng mía 
2. Đất vườn 
3. Đất lâm nghiệp 
4. Đất ruộng 
5. Đất khác 
Tổng 
Số phiếu: 
 3. Gia đình tự trồng mía hay có sự hỗ trợ từ bên ngoài:.. 
Cơ quan hỗ trợ (nếu có): . 
4. Gia đình thu hoạch mía bằng phương pháp nào? 
Thu hoạch bằng tay 
Thu hoạch bằng máy 
5. Gia đình có áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất không? 
Có Không 
6. Gia đình có được tập huấn kỹ thuật không? 
Có Không 
7. Gia đình được hỗ trợ gì trong quá trình trông mía? 
Vốn Phân bón 
Giống Không được hỗ trợ 
Kỹ thuật 
8. Gia đình có bị thiếu vốn sản xuất không? 
Có Không 
9. Gia đình bán mía tím cho ai? 
STT Nội dung Ý kiến 
1 Chợ địa phương 
2 Người bán buôn 
3 Người bán lẻ 
 10. Hiệu quả sản suất mía tím của hộ qua 3 năm 2016 - 2018 
11. Những nguồn cung cấp thông tin thị trường cho gia đình là ai? 
STT Nguồn thông tin Mức độ 
Không Ít Nhiều 
1 Thương nhân 
2 Chủ cơ sở chế biến 
3 Nông dân 
4 Cán bộ khuyến nông 
5 Sách, báo, tạp chí 
6 Tivi, đài 
7 Internet 
8 Khác 
Chỉ tiêu ĐVT Năm 
2016 
Năm 
2017 
Năm 2018 
Chi phí sản xuất 
Giống 1000đ/hom/ha 
Phân bón 
- Đạm 1000đ/kg/ha 
- Lân 1000đ/kg/ha 
- Kali 1000đ/kg/ha 
-Phân chuồng 1000đ/kg/ha 
Thuốc BVTV 1000đ/gói/ha 
Công lao động 1000/công/ha 
Tổng thu nhập 1000đ 
Giá bán 
Năng suất 
Lợi nhuận 
 12. Những sâu bệnh thường gặp trên cây mía và biện pháp xử lý 
STT Sâu bệnh Biện pháp xử lý 
1 Sâu đục thân 
2 Rệp 
3 Thối đỏ 
4 Bệnh than 
5 Bệnh rỉ 
13. Trong quá trình sản xuất ông bà gặp phải khó khăn gì? 
STT Chỉ tiêu Ý kiến 
1 Thiếu nước 
2 Thiếu đất sản xuất 
3 Đất nghèo dinh dưỡng, đất dốc 
4 Thiếu giống 
5 Không đủ phân bón 
6 Thiếu lao động 
7 Thơi tiết khắc nghiệt 
8 Thiếu vốn 
9 Giao thông đi lại khó khăn 
10 Thiếu kỹ thuật 
11 Chính sách hỗ trợ người dân chưa nhiều 
12 Sâu bệnh 
 14. Gia đình thấy hiệu quả thu được từ cây mía tím như thê nào? 
.
.......................... 
15. Gia đình có đề xuất về vấn đề nào để phát triển cây mía tím? 
STT Chỉ tiêu Ý kiến 
1 Hỗ trợ vay vốn 
2 Tập huấn kỹ thuật 
3 Hỗ trợ giống mới 
4 Tiêu thụ sản phẩm cho người dân 
16.Nếu được hỗ trợ cho vay vốn gia đình sẽ chọn mức vay và hình thức vay 
nào? 
STT Hình thức vay Số tiền Ý kiến 
1 Vay qua ngân hàng 
chính sách 
10.000.000 
20.000.000 
30.000.000 
2 Vay qua thế chấp ngân 
hàng tín dụng 
10.000.000 
20.000.000 
30.000.000 
 17. Xin hãy cho biết dự định trong những năm tới của gia đình về sản xuất 
mía tím? 
STT Nội dung Ý kiến 
1 Giữ nguyên diện tích 
2 Giảm diện tích 
3 Tăng diện tích 
4 Trồng thêm giống mới 
18.Gia đình có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển 
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả cây mía tím? 
..
...................... 
Xin trân trành cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_thuc_trang_va_de_xuat_mot_so_giai_phap.pdf