Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay

của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời

sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi

trường tự nhiên.

Bên cạnh đó trong giai đoạn hiện nay khi điều kiện nguồn lực còn hạn

chế, Nhà nước xóa bỏ cơ chế bao cấp, hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày

càng đa dạng, phát triển theo hướng hàng hóa. Mà sự phát triển nhanh chóng,

vượt bậc trong nền kinh tế hàng hóa đã tạo nên sự phân hóa giàu nghèo ngày

càng sâu sắc trong xã hội, vấn đề sinh kế và thu nhập giữa các tầng lớp dân

cư, giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn ngày càng rõ rệt. Với hơn 70%

dân số ở các vùng nông thôn đây là nguồn lao động dồi dào nhưng lại chưa

được sử dụng hợp lý. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ

trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững.

Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu

ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con

người, vật chất, cơ sở hạ tầng Hiện nay đất đai phục vụ cho sản xuất, làm

nhà ở cho người dân thì có hạn mà dân số thì ngày một tăng lên. Cho nên việc

lựa chọn hoạt động sinh kế và việc tăng thu nhập cho hộ gia đình đã khó lại

càng khó hơn.

Do đó việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế

cho người dân là yêu cầu cấp thiết và cần có sự quan tâm đúng mức của các

cấp, các ngành, các đoàn thể giúp ta thấy được cuộc sống người dân như thế

nào, thu nhập ra sao, đã hiệu quả và ổn định chưa.

Pả Vi là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc. Tuy nhiên trong2

những năm gần đây các hoạt động sinh kế tạo thu nhập của người dân đã có

những thay đổi lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của chính hộ gia đình. Bên cạnh đó

tại địa bàn xã đã có rất nhiều các hoạt động hỗ trợ sinh kế đã và đang triển

khai thực hiện tại đây, tuy nhiên cuộc sống người dân đã thay đổi như thế nào,

người dân đã được hưởng lợi những gì khi tham gia vào công tác bảo tồn, tác

động của các giải pháp sinh kế ra sao?. Đó là những vấn đề mà chúng ta cần

nghiên cứu để có những giải pháp mang tính bền vững cho người dân nơi đây

giúp cho việc quản lý sử dụng tài nguyên một cách hợp lý và thông minh,

giúp người dân có những định hướng đúng đắn trong sản xuất.

Từ những yêu cầu trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài:“Thực trạng và

giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện

Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang”.

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 1

Trang 1

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 2

Trang 2

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 3

Trang 3

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 4

Trang 4

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 5

Trang 5

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 6

Trang 6

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 7

Trang 7

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 8

Trang 8

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 9

Trang 9

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 79 trang xuanhieu 4240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang

Khóa luận Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang
chăn nuôi, dịch vụ thú y trên địa bàn để 
sản xuất ngành chăn nuôi của các hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. 
 * Giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn 
 - Mở rộng hệ thống thông tin liên lạc: Kinh tế càng phát triển, yêu cầu 
lượng thông tin càng nhiều. 
 * Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng 
 Xã Pả Vi là xã nằm trong vùng Công viên Địa chất toàn cầu – Cao 
nguyên đá Đồng Văn, có danh lam thắng cảnh Mã Pì Lèng; có điểm trồng hoa 
Tam giác mạch; truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc Mông đặc sắc (xã có 
92% đồng bào dân tộc Mông), có tiềm năng lớn về du lịch cộng đồng. 
 59 
4.3.3. Giải pháp cụ thể đối với từng nhóm hộ 
 * Hộ trung bình 
- Vay vốn xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi. 
- Trồng thử các giống cây mới để tìm ra được giống phù hợp đạt 
năng suất cao. 
- Học hỏi thêm kiến thức về kỹ thuật cây trồng vật nuôi, các giống mới 
và kĩ thuật, biện pháp cho nuôi trồng đạt hiệu quả cao. 
- Học thêm nghề để phát triển. 
- Học hỏi phương thức làm ăn của các hộ từ đó rút ra bài học để áp 
dụng và phát triển kinh tế hộ theo phương pháp phù hợp. 
- Tìm hiểu về thị trường nông sản và biến động giá cả của thị trường để 
có thể linh hoạt nuôi trồng cây, con phù hợp đáp ứng được nhu cầu thị trường. 
- Đi thăm các mô hình trang trại của các hộ đã thành công để học hỏi 
và áp dụng. 
- Đa dạng hóa để tăng thu nhập nông nghiệp bằng cách kết hợp trồng 
cây ngắn ngày và dài ngày. 
 * Hộ cận nghèo 
 - Mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi. Thiết kế xây 
dựng mô hình cây trồng vật nuôi khép kín nhằm tiết kiệm đất, giá thành thức 
ăn, vệ sinh môi trường được đảm bảo. 
 - Đầu tư thời gian học các lớp bồi dưỡng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt 
do cán bộ xã tổ chức hoặc các chương trình trên truyền hình. Tìm kiếm thông 
tin qua đài, báo, sách, tạp chí, các lớp học bồi dưỡng nhằm nâng cao sự hiểu 
biết về kĩ thuật nuôi trồng để áp dụng trực tiếp cho hộ của mình. 
 - Luôn cập nhật các thông tin mới về cây trồng, vật nuôi mới nếu thấy 
phù hợp có thể thử nghiệm rồi áp dụng trên diện rộng. 
 60 
 - Đi thăm các mô hình trang trại của các hộ đã thành công để học hỏi và 
áp dụng. 
 - Tập trung các nhóm hộ thành lập hợp tác xã đầu tư phát triển một vài 
sản phẩm. 
 - Tìm hiểu về thị trường giá cả các mặt hàng nông sản trong nước và 
nước ngoài. Đối phó linh hoạt với thị trường về các mặt hàng và giá cả. 
 - Đầu tư phát triển mặt hàng luôn có sẵn với số lượng lớn tại địa 
phương, phát triển mặt hàng đó thành thương hiệu của địa phương. 
* Hộ nghèo 
 - Tìm hiểu các hình thức cho vay vốn với lãi xuất thấp đối với hộ 
nghèo. Mạnh dạn vay và đầu tư phát triển chăn nuôi. 
- Tìm hiểu và trồng các giống mới nhằm đạt được năng suất cao. 
- Học hỏi thêm kiến thức về kỹ thuật cây trồng, vật nuôi, các giống mới 
và kĩ thuật, biện pháp cho nuôi trồng đạt hiệu quả cao. 
- Tận dụng nguồn vốn tự có như đất đai, rừng, để phục vụ cho trồng 
trọt thêm, để phát triển cải thiện thêm sinh kế cho gia đình. 
 - Chú ý những lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông xã tới địa bàn cho 
người dân, nhằm đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới, có sức chống chịu 
cũng như hiệu quả kinh kế cao cho việc nuôi trồng của gia đình. 
- Đa dạng hóa để tăng thu nhập nông nghiệp bằng cách kết hợp trồng 
cây ngắn ngày và dài ngày và phát triển chăn nuôi. 
- Từng bước thâm canh một số loại cây nhằm tăng thu nhập theo cách 
“lấy ngắn nuôi dài”. 
 61 
Phần 5 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
5.1. Kết luận 
Qua thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp 
nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, 
tỉnh Hà Giang” tôi rút ra một số kết luận sau: 
1. Pả Vi là một xã với diện tích đất canh tác rộng, cơ sở hạ tầng phát 
triển, nhưng bên cạnh đó, điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lại chịu ảnh 
hưởng của gió mùa, nên gây nhiều khó khăn cho các hoạt động sinh kế của bà 
con nhân dân trong xã. 
2. Hoạt động sinh kế của nông hộ gồm: Trồng trọt, chăn nuôi và phi 
nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ chủ yếu dựa vào sức 
lao động bằng tay, chân, cũng đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật 
vào sản xuất nhưng chưa được phổ biến nhiều mà vẫn dùng những kiến thức 
bản địa và một số nguồn vốn sẵn có tại địa phương. Còn các hoạt động phi 
nông nghiệp chủ yếu là buôn bán, đi làm thuê, dựa vào sức lao động là chính. 
Ngoài ra một phần được hưởng từ lương công nhân viên chức. 
3. Thu nhập chính của cộng đồng nông dân trên xã Pả Vi dựa vào sản 
xuất nông nghiệp. Thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã 
được cải thiện hơn trước nhưng mức thu nhập của các hộ so với các địa 
phương khác vẫn còn thấp và không đồng nhất, hoạt động sản xuất nông 
nghiệp của người dân còn có một số điểm yếu kém cần khắc phục. 
Trên cơ sở điều tra sinh kế nông hộ, đề tài đã đưa ra các giải pháp 
khắc phục những khó khăn trong hoạt động sinh kế để nâng cao đời sống 
người dân, nếu các giải pháp này được thực hiện tốt thì tôi tin rằng trong 
những năm tới, các hoạt động sinh kế của người dân sẽ có nhiều biến chuyển 
 62 
tích cực, đem lại hiệu quả lớn trong kinh tế - xã hội cho xã Pả Vi nói riêng 
và các địa phương khác nói chung. 
5.2. Kiến nghị 
* Đối với nhà nước 
- Cần tổng kết kinh nghiệm phát triển sinh kế ở Việt Nam trong thời 
gian qua và xây dựng một chương trình cụ thể về phát triển các hoạt động 
sinh kế cho người dân nông thôn. 
- Có chính sách và biện pháp hỗ trợ về tạo lập và tăng cường vốn, áp dụng 
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sự liên kết giữa các hộ, hỗ trợ đào tạo 
người lao động, tăng cường quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. 
* Đối với chính quyền địa phương 
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông nhằm kịp 
thời cung cấp thông tin cho bà con nông dân. 
- Tăng cường chính sách tín dụng, liên kết chặt chẽ các ngân hàng tại 
địa phương nhằm hỗ trợ về vốn cho người dân. 
- Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ địa 
phương, chuyên môn kỹ thuật cho người lao động ở địa phương. 
- Cấp huyện nên dành một phần kinh phí nhất định trong phí ngân sách 
cấp hàng năm nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất tại địa phương. 
- Lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, tạo bước đột phá trong chuyển 
dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững, áp dụng tiến bộ 
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một 
đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập của nhân dân, xây dựng nông 
thôn mới, kiên cố hóa đường giao thông ở nông thôn. 
*Đối với các hộ nông dân 
Để phát triển sản xuất nâng cao thu nhập thì các hộ phải biết bố trí cây 
trồng, vật nuôi hợp lý, đầu tư đúng hướng để đem lại hiệu quả cao nhất. 
 63 
Đối với hộ nghèo cần tận dụng nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, 
nâng dần mức thu nhập lên, cần học hỏi kinh nghiệm của các nhóm hộ khác 
để nâng cao trình độ kĩ thuật, tay nghề trong sản xuất nông nghiệp cũng như 
sản xuất ngành nghề phụ. 
Hướng tới việc xây dựng sinh kế mang tính bền vững, đào tạo, tập huấn 
nâng cao những kỹ năng, phương thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 
nói riêng và các hoạt động sinh kế hộ nói chung. Đồng thời tập trung nâng cao 
năng lực cho tầng lớp thanh niên để thay đổi sinh kế trong thời gian gần. 
Cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tiếp cận các thể chế 
chính sách cho người dân đặc biệt là nhóm đối tượng hộ nghèo của xã. 
 64 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tài liệu tiếng Việt 
1. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của xã Pả Vi năm 2015, 2016, 2017 
2. Bộ kế hoạch và đầu tư, sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế và khung 
phân tích 2003 
3. Dự án giảm nghèo Việt Nam giai đoạn 2 (2009), Nghiên cứu sinh kế: Dự 
án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 
4. Nguyễn Sinh Cúc, Phân tích điều tra nông thôn năm 2011 
5. Tô Tiến Dũng (1999), Kinh tế hộ nông dân và vấn đề phát triển kinh tế 
trang trại ở Việt Nam, Tài liệu hội thảo dự án HAU- JICA, Hà Nội 
6. Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, 
Nxb nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh 
7. Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng, 2010 Giáo trình Xã hội học 
nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010 
8. Dương Văn Sơn, 2011. Bài giảng Giám sát đánh giá khuyến nông. Trường 
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 
8. T.G.Mc Gee (1989), Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á thuộc trường Đại 
học Tổng hợp Britiah Columbia 
9. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 
10. Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là 
hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” 
11. Nguyễn Mỹ Vân (2009), Bài giảng sinh kế bền vững, Đại học khoa học Huế 
II. Tài liệu internet 
12.  
PHỤ LỤC 
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ 
 Khảo sát điều tra các hộ gia đình trên địa bàn xã Pả Vi 
Thông tin được thu thập từ hộ điều tra được sử dụng cho mục đích nghiên 
cứu đề tài, không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác. 
BẢNG HỎI HỘ GIA ĐÌNH 
Mã số bảng hỏi:.................................................................................................. 
Họ và tên chủ hộ:............................................Giới tínhTôn giáo:  
Tuổi Dân tộcTrình độ 
Thôn(Xóm).......................Xã.......................Huyện................Tỉnh................... 
Nguồn thu nhập chính của hộ: 
1. Nông nghiệp 2. Phi nông nghiệp 
Các nguồn thu nhập từ nông nghiệp: 
 ( ) từ trồng trọt; ( ) từ chăn nuôi; ( ) khác... 
Gia đình Ông (Bà) được xã đánh giá là hộ: 
 [ ] Hộ trung bình: [ ] Hộ cận nghèo: [ ] Hộ Nghèo 
Gia đình Ông (Bà) có trồng Ngô không? ( ) có ( ) không 
Diện tích đất trồng ngô hiện nay: .m2 
1.TÀI SẢN – SINH HOẠT 
 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
Nhà ở 
của 
ông/bà 
1. kiên 
cố 
2. bán 
kiên cố 
3. nhà 
tạm 
Gia đình 
có sử 
dụng 
điện 
không 
1. có 
2. không 
Nguồn nước 
sinh hoạt của 
gia đình 
1. Nước máy 
2. Nước giếng 
khoan 
3. nước ngầm 
4. nước ao, 
suối 
5. nước mưa 
Tài sản 
1. Ti vi 
màu 
2. Ti vi 
đen 
trắng 
3. Xe 
máy 
4. Xe 
đạp 
5. Bếp 
ga 
Số 
lượng 
Giá 
trị 
Gia súc, 
gia cấm 
1. Gà 
2. vịt 
3. bò 
4.Dê 
5.Lợn 
Số 
lượng 
Giá 
trị 
2. Ông/Bà cho biết các loại đất của gia đình hiện nay 
STT Loại đất Diện tích (m2) 
 Tổng diện tích 
2.1 Đất trồng cây hàng năm 
 - Đất trồng ngô 
 - Đất trồng cây hàng năm khác 
2.2 Đất trồng cây lâu năm 
 - Đất trồng cây sa mộc 
 - Đất trồng cây ăn quả 
2.3 Đất nuôi ao hồ 
2.4. Đất ở 
3. Ông (bà ) cho biết những ảnh hưởng của thời tiết đến sản xuất của gia đình 
Hiện 
tuong 
tượng thời 
tiết 
Loại sản 
xuất 
Mức độ ảnh 
hưởng 
ảnh hưởng cụ 
thể 
(tích cực) 
ảnh hưởng 
cụ thể 
(tiêu cực) 
1. Hạn hán 
2.Nắng 
nóng 
3. gió 
1. ngô 
2. sa mọc 
3. cây ăn 
quả 
4. chăn nuôi 
1. không ảnh 
hưởng 
2. ít ảnh hưởng 
3. ảnh hưởng 
nhiều 
4. ảnh hưởng 
rất nhiều 
1. tăng năng 
suất 
2. tăng chất 
lượng 
3. giảm sâu 
bệnh 
4. giảm chi phí 
1. giảm năng 
suất 
2. giảm chất 
lượng 
3. tăng sâu 
bênh 
4. tăng chi 
phí 
4. Ông (Bà ) cho biết tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của gia đình 
(năm 2017) 
Tổng 
số 
tiền 
vay 
Nguồn vay 
Lãi 
suất 
Mục đích sử 
dụng 
Số vốn 
cần vay 
Nơi vay 
Lãi 
suất 
 1. Ngân hàng 
2. Bạn bè 
(người quen, 
hàng xóm) 
3. các tổ chức 
đoàn, hội 
4. Khác 
 1. sản 
xuất sa 
mộc 
2. ngô 
3. chăn 
nuôi 
4. khác 
 Ngân hàng 
(cụ thể) 
2. Bạn bè 
(người 
quen, hàng 
xóm) 
3. các tổ 
chức đoàn, 
5. Hiện tại gia đình Ông (bà )có khoản tiết kiệm nào không? (1) Có ; (2) 
Không 
........................................... 
6. Nếu có thì bao nhiêu và du ̛ới hình thức nào? (1) Tiền mặt; (2) Gửi ngân 
hàng ; (3) Khác (ghi rõ) 
. 
7. Gia đình có được tiếp cận với các nguồn thông tin từ các tổ chức chính 
trị xã hội tại địa phương không? 
(1) có; (2) không. 
.. 
8. Gia đình có cần hỗ trợ gì từ chính quyền không? 
(1) có ; (2) không. 
9. Xin ông bà cho biết chất lượng cơ sở hạ tầng tại địa phương: 
Cơ sở hạ tầng Chất lượng Quan hệ hàng xóm 
1. Hệ thống điện 
2. Đường giao thông 
3. Trường học 
4. Bệnh viện 
5. Chợ 
1. rất tồi 
2. tồi 
3. trung bình 
4. tốt 
5. rất tốt 
1. rất tồi 
2. tồi 
3. trung bình 
4. tốt 
5. rất tốt 
10. Xin ông bà cho biết mối liên hệ của gia đình với cá nhân, dòng họ và 
chính quyền tại địa phương: 
Với tổ chức chính trị xã 
hội địa phương 
Quan hệ họ hàng, 
dòng tộc 
Quan hệ hàng xóm 
1. rất tồi 
2. tồi 
3. trung bình 
4. tốt 
5. rất tốt 
1. rất tồi 
2. tồi 
3. trung bình 
4. tốt 
5. rất tốt 
1. rất tồi 
2. tồi 
3. trung bình 
4. tốt 
5. rất tốt 
11. Gia đình ông/bà có khám sức khoẻ định kỳ hay không? (1) có; (2) không. 
12. Số người trong gia đình có thẻ BHTY :.. người ; Tỷ lệ ..(%) 
13. Gia đình có người mắc bệnh kinh niên hay không? (1) có; (2) không. 
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN BĐKH 
Xin ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sau: 
1. Ông/Bà đã nghe/biết về BĐKH bao giờ chưa? (1) Có (2) Không 
2. Ông/ Bà biết thông tin về BĐKH/ TTKH từ đâu? (1) Ti vi/đài; (2) Báo, 
sách, tạp chí; (3) Hop; (4) Tập huấn/ hội thảo; (5) Internet; (6) Bạn bè, 
hàng xóm; 
............................................................... 
3. Ông/Bà thấy các biểu hiện của BĐKH/TTKH ở địa phương có rõ ràng 
không? (1) có; (2) không; (3) không biết 
....................... 
4. Theo Ông/Bà sự xuất hiện các diễn biến của BĐKH /TTKH diễn ra so 
với 10-20 năm trước: (1) xấu hơn; (2) tốt hơn; (3) Bình thường 
.................................................. 
5. Theo Ông/Bà trong 10-20 năm tới diễn biến của BĐKH/TTKH sẽ: (1) 
xấu hơn; (2) tốt hơn; (3) Bình thường 
..................................................... 
6. Ông/Bà có biết các biểu hiện bất thường nào của BĐKH/TTKH thường 
xảy ra ở địa phương : (1) Nắng nóng; (2) Hạn hán; (3) Lũ lụ; (4) gió; (5) 
Rét đậm; (6) Rét hại; 
........................................................ 
7. Biểu hiện nào xuất hiện thường xuyên nhất trong những năm gần đây? 
(1) Nắng nóng; (2) Hạn hán; (3) gió; (4) Rét đậm; (6) Rét hại; 
8. Theo Ông/Bà BĐKH có ảnh hưởng xấu đến: (1) Sản xuất; (2) sức khoẻ; 
(3) Nguồn nước; (4) Sinh hoạt; (5) Thu nhập; 
.................................................................. 
9. Theo Ông /Bà nguyên nhân của các hiện tượng này (BĐKH) là do: (1) 
Con người; (2) Tự nhiên; (3) Không biết; 
.................................................................................................................... 
10. Nguyện vọng của ông (bà) về các chính sách của nhà nước : (1) Được 
hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; (2) Được vay vốn ngân hàng ; (3) Được hỗ trợ 
dịch vụ giống cây; (4) Được hỗ trợ đào tạo kiến thức khoa học kỹ thuật và 
kiến thức quản lý; (5) Cảnh báo về sự bất thường của thời tiết khí 
hậu.................................................................................................................. 
ĐIỀU TRA VIÊN CHỦ HỘ 
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 

File đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_nham_da_dang_hoa_sinh_ke_n.pdf