Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau

TÓM TẮT

Nghiên cứu ương cá hô (Catlocarpio siamensis) bột sử dụng hai loại thức ăn (Moina và Artemia +

Moina) và ba mật độ ương (200, 400 và 600 cá/m2) trong 20 ngày. Artemia được sử dụng kết hợp

với Moina trong 3 ngày đầu. Việc bổ sung Artemia với mật độ 1 con/ml trong 3 ngày ương đầu cho

thấy có hiệu quả ở mật độ 400 và 600 con/m2. Đối với khối lượng cá bột ở thời điểm 10 ngày tuổi,

ảnh hưởng của hai loại thức ăn (Moina và Moina+Artemia) (P<0,05) và="" ba="" mật="" độ="" ương="" (200,="">

và 600 con/m2) (P<0,01) đều="" có="" ý="" nghĩa="" thống="" kê,="" cho="" thấy="" có="" sự="" khác="" biệt="" về="" khối="" lượng="" cá="">

hai loại thức ăn và giữa ba mật độ. Tương tác giữa thức ăn và mật độ cũng rất có ý nghĩa thống kê

(P<0,001). đối="" với="" khối="" lượng="" cá="" bột="" ở="" thời="" điểm="" 20="" ngày="" tuổi,="" ảnh="" hưởng="" của="" mật="" độ=""><>

và tương tác giữa mật độ×thức ăn là có ý nghĩa thống kê (P=0,011), nhưng ảnh hưởng của thức

ăn riêng rẽ thì không có ý nghĩa thống kê (P=0,356) (Bảng 5). Đối với tỉ lệ sống ở thời điểm 20

ngày tuổi (có chuyển đổi arcsin và không chuyển đổi), ảnh hưởng của mật độ có ý nghĩa thống kê

(P=0,0054 cho mô hình tuyến tính và P=0,0023 cho mô hình hồi quy logistic) trong khi ảnh hưởng

của thức ăn không có ý nghĩa thống kê (P=0,2046 cho mô hình tuyến tính và P=0,7831 cho mô

hình hồi quy logistic).

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau trang 1

Trang 1

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau trang 2

Trang 2

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau trang 3

Trang 3

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau trang 4

Trang 4

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau trang 5

Trang 5

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau trang 6

Trang 6

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau trang 7

Trang 7

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4840
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau

Kết quả ương cá hô từ giai đoạn cá bột lên cá hương 10 và 20 ngày tuổi với thức ăn và mật độ khác nhau
c thực hiện từ tháng 
03/2013 đến tháng 08/2014 tại Trung tâm Quốc 
gia giống Thủy sản Nước ngọt Nam Bộ, trực 
thuộc Viện nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản 2.
2.2. Bố trí thí nghiệm
Có 2 nghiệm thức, được đặt tên là (1) 
Moina và (2) Moina+Artemia. Đối với nghiệm 
thức Moina, trong 10 ngày đầu tiên, cho cá ăn 
Moina (mật độ 3 con/ml nước) và thức ăn bột 
40% đạm (5 g/m3 nước). Đối với nghiệm thức 
Moina+Artemia, trong 3 ngày đầu cho ăn Moina 
(2 con/ml) + Artemia (1 con/ml); từ ngày 4–10 
cho ăn Moina (2 con/ml) + thức ăn bột (5 g/ 
m3). Cho cả 2 nghiệm thức, từ ngày 11–20 cho 
ăn thức ăn mảnh 40% đạm (10 g/m3) (Bảng 1). 
Tương ứng với 1 loại thức ăn và 1 mật độ thì 
có 3 bể ương (24 m3), tức là, một tổ hợp (thức 
ăn×mật độ) được lặp lại 3 lần.
Bảng 1. Loại và lượng thức ăn trong 20 ngày ương.
Loại thức ăn Ngày ương
1 – 3 4 – 10 11 – 20
Moina
Moina (3 con/ml),
bột (5 g/m3)
Moina (3 con/ml),
bột (5 g/m3)
Mảnh (10 g/m3)
Moina+Artemia Moina (2 con/ml),Artemia (1 con/ml)
Moina (2 con/ml), 
bột (5 g/m3)
Mảnh (10 g/m3)
Ghi chú: bột và mảnh là thức ăn công nghiệp với 40% đạm.
2.3. Thu thập và xử lý số liệu
Các chỉ tiêu nhiệt độ, pH và DO được đo 
hàng ngày (6 giờ sáng và 2 giờ chiều), NH3-N 
và NO2-N một lần/tuần (6 giờ sáng và 2 giờ 
chiều). Xác định khối lượng thân ở ngày ương 
thứ 10 và 20.
Số liệu được quản lý và kiểm tra bằng phần 
mềm Microsoft Excel® 2010, sau đó được phân 
tích bằng phần mềm R phiên bản 3.0.3 (R Core 
Team, 2012). Đối với khối lượng cá ở ngày tuổi 
thứ 10 và 20, ảnh hưởng của hai loại thức ăn 
(Moina và Moina + Artemia) và ba mật độ ương 
(200, 400, 600 con/m2) được đánh giá bằng 
phương trình tuyến tính
50 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Khối lượngijk = m + thức ăni + mật độj + (thức ăn × mật độ)k + eijk (Mô hình 1)
Nhiệt độ sáng và chiều của bể ương gần 
tương đương nhau, dao động trong khoảng từ 
29,2–31,5°C, chênh lệch nhiệt độ trong ngày 
khoảng 2°C. Nồng độ oxy hòa tan nằm trong 
khoảng thích hợp (> 4). Tuy nhiên, nồng độ 
tối ưu cho ương cá chép được khuyến cáo nên 
trên 5 mg/l (Laszlo và ctv., 2005). Nồng độ NO2 
và NH3 tổng số ở mức thấp và ít có biến động 
trong ngày, lần lượt là 0,0 và 0,2 mg/l nằm trong 
khoảng tối ưu cho cá.
3.2. Khối lượng cá và tỉ lệ sống khi ương 
bằng hai loại thức ăn và ba mật độ ương
Khối lượng trung bình của cá 10 ngày tuổi 
khi ương bằng 2 loại thức ăn ở 3 mật độ được 
trình bày trong Bảng 3. Ảnh hưởng của cả 
thức ăn (Moina và Moina+Artemia) (P<0,05) 
và mật độ (200, 400 và 600 con/m2) (P<0,01) 
đều có ý nghĩa thống kê, cho thấy có sự khác 
biệt về khối lượng cá giữa hai loại thức ăn và 
giữa ba mật độ. Thức ăn Moina+Artemia cho 
kết quả (khối lượng cá 10 ngày tuổi) tốt hơn 
Moina (p = 0,012). Mật độ ương 200 cho kết 
quả tăng trưởng tốt hơn so với 2 mật độ ương 
còn lại là 400 và 600 con/m2 (p < 0,0001); và 
mật độ ương 400 cũng tốt hơn so với ương ở 
600/m2 (p = 0,0003).
trong đó khối lượngi là khối lượng của cá thể k 
tại thời điểm 10 và 20 ngày tuổi, m là trung bình 
của quần thể, thức ăni là ảnh hưởng 2 loại thức 
ăn (Moina và Moina+Artemia), mật độj là ảnh 
hưởng của 3 mật độ ương (200, 400, 600 con/
m2), (thức ăn × mật độ)k là tương tác giữa hai 
loại thức ăn và mật độ ương, và eijk là số dư.
Tỉ lệ sống sau 20 ngày ương được phân tích 
theo hai cách. 
Cách thứ nhất, tỉ lệ sống được chuyển đổi 
thành arcsin và được phân tích bằng mô hình 
tuyến tính thông thường như sau:
Tỉ lệ sốngij = m + thức ăni + mật độj + eij (Mô hình 2)
trong đó là tỉ lệ sốngijk của từng tổ hợp (thức 
ăn×mật độ) ương tại thời điểm 20 ngày tuổi, m 
là trung bình của quần thể, thức ăni là ảnh hưởng 
hai loại thức ăn (Moina và Moina+Artemia), 
mật độj là ảnh hưởng của 3 mật độ ương (200, 
400, 600 con/m2). 
Cách thứ hai là tỉ lệ sống (không chuyển đổi) 
được phân tích bằng phương trình hồi quy logistic:
Log(odd ratio)ij = m + thức ăni + mật độj + eij (Mô hình 3)
trong đó log(odd ratio)ij là log(khả năng sống 
sót) của từng tổ hợp (thức ăn×mật độ) ương k 
tại thời điểm 20 ngày tuổi, các ảnh hưởng khác 
tương tự như Mô hình 2.
Cho cả 3 mô hình thì ảnh hưởng của thức ăn, 
mật độ hoặc tương tác (thức ăn×mật độ) được 
xác định bằng Type III Sum of Square. Nếu ảnh 
hưởng nào có ý nghĩa thống kê (P<0,05) thì sự 
khác biệt giữa từng nhóm được thực hiện bằng 
cách so sánh cặp, sử dụng package ‘multcomp’ 
(Hothorn và ctv, 2008) với phương pháp hiệu 
chỉnh Tukey ở mức độ tin cậy 95%.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các yếu tố môi trường
Bảng 2. Các yếu tố môi trường trên bể ương.
Nhiệt độ pH DO (mg/l) NH3-N (mg/l) NO2-N (mg/l)
Sáng 29,2±0,1 7,6±0,3 4,2±0,1 0,0 0,0
Chiều 31,5±1,2 8,1±0,3 6,3±0,1 0,0 0,0
51TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 3. Trung bình (± độ lệch chuẩn) của khối lượng cá 10 ngày tuổi (g) khi ương bằng hai loại 
thức ăn (Moina và Moina+Artemia) ở ba mật độ ương (200, 400 và 600 con/m2).
Mật độ (con/m2)
Thức ăn
200 400 600
Moina 0,06 ± 0,03 0,03 ± 0,01 0,03 ± 0,01
Artemia+Moina 0,05 ± 0,02 0,04 ± 0,01 0,03 ± 0,01
Ngoài ra, tương tác giữa thức ăn và mật 
độ cũng rất có ý nghĩa thống kê (P<0,001). Sự 
tương tác thức ăn×mật độ được minh họa trong 
Hình 1. Ở mật độ 200 con/m2 thì khối lượng 
trung bình cá bột nuôi bằng Moina lớn hơn so 
với cá nuôi bằng Moina+Artemia, nhưng ở mật 
độ 400 và 600 thì ngược lại (Hình 1).
Hình 1. Ảnh hưởng tương tác giữa hai loại thức ăn (Mo = Moina, ArMo = Moina+Artemia) và ba 
mật độ (200, 400, 600 con/m2) lên khối lượng cá 10 ngày tuổi.
Mức độ ý nghĩa của sự khác biệt (đánh giá 
bằng giá trị P) giữa các đơn vị thí nghiệm (các 
cặp thức ăn – mật độ) được trình bày trong Bảng 
4. Ngoại trừ các cặp (Moina, 200 con/m2) với 
(Moina+Artemia, 200); (Moina+Artemia, 600) 
với (Moina, 400) và (Moina, 600), thì sự khác 
biệt giữa các cặp còn lại đều rất có ý nghĩa thống 
kê (Bảng 4).
52 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 4. Giá trị P của sự khác biệt về khối lượng cá 10 ngày tuổi giữa hai loại thức ăn (Moina và 
Moina+Artemia) và ba mật độ ương (200, 400 và 600 con/m2).
Moina,
200
Moina,
400
Moina,
600
Artemia+Moina,
200
Artemia+Moina,
400
Artemia+Moina,
600
Moina, 200 <0,0001 <0,0001 0,1181 <0,0001 <0,0001
Moina, 400 0,4788 <0,0001 0,0029 1,0000
Moina, 600 <0,0001 <0,0001 0,5334
Artemia+Moina,
200
0,0002 <0,0001
Artemia+Moina,
400
0,0021
Artemia+Moina
600
Khối lượng trung bình của cá 20 ngày tuổi 
khi ương bằng hai loại thức ăn ở ba mật độ được 
trình bày trong Bảng 5. Lúc này, ảnh hưởng 
của mật độ (P<0,001) và tương tác giữa mật 
độ×thức ăn là có ý nghĩa thống kê (P=0,011), 
nhưng ảnh hưởng của thức ăn riêng rẽ thì không 
có ý nghĩa thống kê (P=0,356) (Bảng 5). Sự 
tương tác giữa mật độ×thức ăn được minh họa 
trong Hình 2.
Bảng 5. Trung bình (± độ lệch chuẩn) của khối lượng cá 20 ngày tuổi (g) khi ương bằng hai loại 
thức ăn (Moina và Moina+Artemia) ở ba mật độ ương (200, 400 và 600 con/m2).
Mật độ (con/m2)
Thức ăn
200 400 600
Moina 0,09 ± 0,05 0,05 ± 0,02 0,04 ± 0,02
Artemia+Moina 0,08 ± 0,04 0,06 ± 0,03 0,04 ± 0,02
Hình 2. Ảnh hưởng tương tác giữa hai loại thức ăn (Mo = Moina, ArMo = Moina+Artemia) và ba 
mật độ (200, 400, 600 con/m2) lên khối lượng cá 20 ngày tuổi.
53TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Tỉ lệ sống của từng tổ hợp (thức ăn×mật độ) 
ương được trình bày trong Bảng 6. Đối với Mô 
hình 2 (tỉ lệ sống được chuyển đổi arcsin), chỉ 
có ảnh hưởng của mật độ là có ý nghĩa thống 
kê (P=0,0054), còn ảnh hưởng của thức ăn là 
không có ý nghĩa (P=0,2046). Đối với Mô hình 
3 (mô hình hồi quy logistic), kết quả cũng tương 
tự: ảnh hưởng của mật độ có ý nghĩa thống kê 
(P=0,0023) trong khi ảnh hưởng của thức ăn 
không có ý nghĩa (P=0,7831). Ảnh hưởng của 
tương tác thức ăn×mật độ là không có ý nghĩa 
thống kê, nên đã được loại bỏ khỏi Mô hình 2 và 
3 (kết quả không trình bày).
Bảng 6. Tỉ lệ sống (%±độ lệch chuẩn) của cá ương bằng hai loại thức ăn (Moina và 
Moina+Artemia) ở ba mật độ (200, 400 và 600 con/m2).
Mật độ (con/m2)
Thức ăn
200 400 600
Moina 68,1 ± 10,3 73,2 ± 8,5 63,6 ± 9,9
Artemia+Moina 88,3 ± 7,3 80,1 ± 8,5 76,6 ± 6,6
IV. THẢO LUẬN
Hiện chưa có công bố nào về các chỉ tiêu 
chất lượng nước tối ưu cho ương cá hô. Nhiệt 
độ thích hợp cho ấp trứng nở là từ 28–29°C đã 
được báo cáo bởi Nukulluk và Tangtrongpiros 
(1975) (trích bởi Mattson và ctv., 2002). Đối với 
nhiều loài cá chép, nhiệt độ ghi nhận phát triển 
tốt nhất là trên 20°C (Laszlo, 2002). Cũng theo 
Laszlo (2005) ngưỡng pH tối ưu cho ương nuôi 
các loài cá chép là từ 7,0 – 8,5, nồng độ NO2 tối 
ưu < 0,5 mg/l, NH3-N < 2,0 mg/l, nồng độ oxy 
hòa tan từ 5 – 12 mg/l khi ương giống và từ 3 – 4 
g/l khi nuôi trong ao.
Việc thay thế Artemia với mật độ 1 con/ml 
trong 3 ngày ương đầu cho thấy có hiệu quả ở 
mật độ 400 và 600 con/m2, tuy chưa mang lại 
hiệu quả như mong muốn ở mật độ 200 con/m2. 
Điều này được thể hiện qua ảnh hưởng của thức 
ăn là có ý nghĩa đối với khối lượng cá 10 ngày 
tuổi (P<0,05), nhưng không có ý nghĩa đối với 
khối lượng cá 20 ngày tuổi (P=0,356). Ngược 
lại, mật độ có ảnh hưởng đến khối lượng của cá 
ở cả hai thời điểm 10 và 20 ngày tuổi, tức là, 
mật độ càng thấp thì tăng trưởng càng tốt. 
Tương tác giữa thức ăn và mật độ là rất có 
ý nghĩa lên tăng trưởng ở cả hai thời điểm 10 và 
20 ngày tuổi. Artemia có khả năng sống trong 
môi trường nước ngọt kém, sẽ chết sau khoảng 
1 giờ nên có thể cho rằng thức ăn đóng vai trò 
chủ đạo vẫn là Moina, điều này có thể giải thích 
ở mật độ 200, nghiệm thức cho ăn Artemia + 
Moina cho tăng trưởng kém hơn chỉ cho ăn 
Moina. Tuy nhiên, ở mật độ cá cao hơn (400 
và 600 con/m2), lượng Artemia bổ sung có lẽ 
đã được cá sử dụng tốt nên tăng trưởng của cá 
ương ở hai mật độ này ở 10 và 20 ngày tuổi đều 
cao hơn khi chỉ có Moina. 
Tuy mật độ ương là khác nhau nhưng lượng 
thức ăn ban đầu là như nhau (vì tính cho đơn vị 
thể tích nước chứ không tính cho số lượng cá) 
nên cá thả ở mật độ thưa hơn sẽ có nhiều thức ăn 
hơn. Điều này giải thích cho vì sao cá nuôi thưa 
lại có tốc độ tăng trưởng tốt hơn cá nuôi dày.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Việc thay thế Artemia với mật độ 1 con/ml 
trong 3 ngày ương đầu cho thấy có hiệu quả ở 
mật độ 400 và 600 con/m2, tuy chưa mang lại 
hiệu quả như mong muốn ở mật độ 200 con/m2.
Đối với khối lượng cá bột ở thời điểm 
10 ngày tuổi, ảnh hưởng của hai loại thức ăn 
(Moina và Moina+Artemia) (P<0,05) và ba mật 
độ ương (200, 400 và 600 con/m2) (P<0,01) đều 
có ý nghĩa thống kê, cho thấy có sự khác biệt về 
khối lượng cá giữa hai loại thức ăn và giữa ba 
mật độ. Tương tác giữa thức ăn và mật độ cũng 
rất có ý nghĩa thống kê (P<0,001).
54 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Đối với khối lượng cá bột ở thời điểm 20 
ngày tuổi, ảnh hưởng của mật độ (P<0,001) và 
tương tác giữa mật độ×thức ăn là có ý nghĩa 
thống kê (P=0,011), nhưng ảnh hưởng của 
thức ăn riêng rẽ thì không có ý nghĩa thống kê 
(P=0,356) (Bảng 5).
Đối với tỉ lệ sống ở thời điểm 20 ngày tuổi 
(có chuyển đổi arcsin và không chuyển đổi), 
ảnh hưởng của mật độ có ý nghĩa thống kê 
(P=0,0054 cho mô hình tuyến tính và P=0,0023 
cho mô hình hồi quy logistic) trong khi ảnh 
hưởng của thức ăn không có ý nghĩa thống kê 
(P=0,2046 cho mô hình tuyến tính và P=0,7831 
cho mô hình hồi quy logistic).
5.2. Đề xuất
Khuyến cáo chỉ cần sử dụng Moina để ương 
cá hô với mật độ khoảng 200 con/m2 trên bể. 
Nếu mật độ cao hơn nên bổ sung thêm Artemia 
trong ít nhất 3 ngày ương đầu tiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Huỳnh Hữu Ngãi, Phạm Văn Khánh, Thi Thanh Vinh, 
Đặng Văn Trường, Hà Thị Ngọc Nga, Đinh Văn 
Chơn, Nguyễn Thanh Nhân, Trịnh Quốc Trọng, 
Nguyễn Thành Kim, 2009. Thuần dưỡng, tái tạo 
và phát triển nguồn gien cá hô. Tuyển tập nghề cá 
sông Cửu Long, trang 198-207.
Tài liệu tiếng Anh
Evangelista, A. D., Fortes, N. R., and Santiago, C. B., 
2005. Comparison of some live organisms and 
artificial diet as feed for Asian catfish Clarias 
macrocephalus (Gunther) larvae. J. Appl. 
Ichthyol. 21: 437–433.
Hothorn, T., Bretz, F. and Westfall, P., 2008. 
Simultaneous Inference in General Parametric 
Models. Biometrical Journal 50 (3), 346-363.
Laszlo Horvath, Gizella Tamas and Chris Seagrave, 
2002. Carp and pond fish culture. Blackwell 
Publishing, 185 pp.
Mattson, Niklas S., Kongpheng Buakhamvongsa, 
Naruepon Sukumasavin, Nguyen Tuan, and Ouk 
Vibol, 2002. Cambodia Mekong giant fish species: 
on their management and biology. MRC Technical 
Paper No. 3, Mekong River Commission, Phnom 
Penh. pp. 29. ISSN: 1683-1489.
Sukumasavin, N., 1996. Induced spawning of giant 
carp, Catlocarpio siamensis, from the brood 
stock permanently reared in earthen pond. Thai 
Fisheries Gazette, 1996. 49 (1): 23-26.
55TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
NURSING RESULTS OF CATLOCARPIO SIAMENSIS FROM THE 
FRY STAGE TO 10 AND 20 DAYS OLD WITH DIFFERENT FEED AND 
STOCKING DENSITY 
Dang Van Truong1*, Trinh Quoc Trong1, Nguyen Van Hiep1, 
Nguyen Thanh Vu1, Pham Cu Thien2
ABSTRACT
Research on nursing of Catlocarpio siamensis fry by using Moina and Artemia + Moina with three 
different nursing densities of 200, 400 and 600 fries/m2 in 20 days. Artemia was used with Moina 
in the first three days. The supplement of 1 Artemia/ml in the first 3 days of nursing showed the 
positive results in the treatments with 400 and 600 fries/m2. The weight of 10-day-old fry was sig-
nificantly different between two kinds of feed (Moina and Moina+Artemia) (P<0.05) and among 3 
nursing densities (200, 400 and 600 fries/m2) (P<0.01). The interaction between feed and density 
also had significant difference (P<0.001). For the weight of 20-day-old fry, the impact of density 
(P<0.001) and the interaction between density x feed were significantly different (P=0.011), but 
there was no significant in feed (P=0.356). The survival rate of 20-day nursing (with and without 
transfer data into arcsin) was significantly different from the 3 densities when applying logistic 
regression analysis (P=0,0023) while there was no siginficantly different for the feed treatment 
(P>0.05). 
Keywords: Catlocarpio siamensis, Moina, Artemia, nursing density.
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Hảo
Ngày nhận bài: 10/8/2014
Ngày thông qua phản biện: 28/8/2014
Ngày duyệt đăng: 05/9/2014
1 National Breeding Center for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2. 
2 Research Institute for Aquaculture No.2. 
* Email: truongria2@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfket_qua_uong_ca_ho_tu_giai_doan_ca_bot_len_ca_huong_10_va_20.pdf