Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện làm 2 giai đoạn, từ giai đoạn trôi nổi đến sò giống cấp 1 và từ sò

giống cấp 1 đến sò giống cấp 2, mỗi giai đoạn đều ương 3 đợt. Kết quả ương giai đoạn 1 cho thấy

không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các đợt ương về tỷ lệ sống (từ 21,8-24%).

Chiều dài trung bình của sò đạt giá trị từ 1070 - 1130 μm/ cá thể. Ở giai đoạn ương giống cấp 2,

tốc độ tăng trưởng tương đối không có sự khác biệt giữa 3 đợt ương. Tỷ lệ sống của 3 đợt ương lần

lượt là 30%; 19,4% và 15,8%.

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất trang 1

Trang 1

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất trang 2

Trang 2

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất trang 3

Trang 3

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất trang 4

Trang 4

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất trang 5

Trang 5

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất trang 6

Trang 6

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất trang 7

Trang 7

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 10600
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết Anadara granosa (Linner, 1759) từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 2 trong ao đất
hánh Hòa.
2.2. Ao ương sò giống và phương pháp 
cải tạo ao
+ Giai đoạn 1: Ấu trùng trôi nổi đến giống cấp 
1: Diện tích ao ương 250 m2, thể tích 150 m3, mật 
độ thả ban đầu là 5000 con/L. Sò huyết được ương 
làm 3 đợt: Đợt 1 từ 1 (22/12/2017-10/2/2018); đợt 
2 từ (9/2- 20/3/2018); đợt 3 từ (8/3-21/4/2018).
Cải tạo ao: Ao có bờ bao bọc kín bằng bạt 
nhựa HDPE, đáy ao bằng phẳng, dốc về phía 
cống thoát và có cánh phai để thay nước, trên 
bề mặt ao sử dụng lưới lan để điều chỉnh độ 
che sáng, có thể thu lưới hoặc che kín bằng dây 
kéo trượt, giúp tảo phát triển. Ao nuôi được nạo 
vét bùn, phơi nắng đáy ao 2-3 ngày, lót bạt và 
có bổ sung bùn cát (được lấy từ bãi sò huyết 
tự nhiên) dưới đáy ao với độ dày là 1,5-2 cm. 
Sau đó cấp nước vào ao nuôi qua lưới lọc với 
mắt lưới 0,5-1 μm để ngăn các địch hại như 
các loại trứng của các loài cá và các loại giáp 
xác xử lý nước bằng chlorine với nồng độ 
20 ppm. Sau 3-5 ngày, kiểm tra lại dư lượng 
chlorine trước khi tiến hành gây màu nước. Cấp 
tảo Cheatoceros sp. xuống ao ương với mật độ 
nuôi ban đầu 5.104 tb/mL để nuôi sinh khối và 
bón hóa chất gây tảo, liều lượng 10 ppm. Sau 
4-5 ngày tảo phát triển tiến hành thả ấu trùng 
sò huyết xuống ao ương.
+ Giai đoạn 2: Ương sò giống cấp 1 đến cấp 
2: ương trong ao đất với diện tích ao 20 m2, mực 
nước trong ao từ 1-1,2 m, mật độ ương 50.000 
con/m2. Sò huyết được ương làm 3 đợt: Đợt 1 
(10/2/2017-12/3/2018); đợt 2 (20/3-18/4/2018); 
đợt 3 (21/4-18/5/2018). Quá trình cải tạo ao 
được tiến hành tương tự như giai đoạn 1. Cấp 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 3, 2020, 94-101
96
Chuyên san Khoa học Tự nhiên
tảo Isochrysis gabana, Cheatoceros sp. mật độ 
15.000 – 30.000 tb/mL nuôi sinh khối xuống 
ao ương và bón hóa chất gây tảo, liều lượng 
10 ppm.
2.3. Quản lý và chăm sóc ao ương
Trong thời gian 10 ngày đầu không thay 
nước trong ao. Sau đó, nước được thay khoảng 
1/3 và bổ sung thêm thức ăn tổng hợp (tảo khô, 
Lansy, Frippak) với liều lượng 1 g/m3/ngày làm 
thức ăn cho ấu trùng. Định kỳ thay nước 1 tuần/ 
lần, bón hóa chất gây tảo (5ppm). Hàng ngày theo 
Hình 1. Hệ thống ao ương nuôi sò huyết
dõi các yếu tố môi trường trong ao nuôi và định 
kỳ 7 ngày/ lần theo dõi tỷ lệ sống và sinh trưởng 
ấu trùng. Điều chỉnh ánh sáng phù hợp cho tảo 
phát triển trong trường hợp trời nắng. Thời gian 
ương kéo dài 40-45 ngày đối với giống cấp 1, 30 
ngày đối với giống cấp 2. Các yếu tố môi trường 
như nhiệt độ, pH, NH4
+/NH3 , NO2
-, độ mặn được 
kiểm tra theo bảng sau.
Bảng 1. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp phân tích các yếu tố môi trường
Chỉ tiêu Thời gian theo dõi Phương pháp
Nhiệt độ (oC) 2 lần/ngày (7h30 và 15h) Nhiệt kế thủy ngân
Độ mặn (‰) 1 lần/ngày Test SERA (Đức)
pH 1 lần/ ngày Test SERA (Đức)
NH3 (mg/L) 1 lần/7 ngày Test SERA (Đức)
H2S (mg/L) 1 lần/7 ngày Test SERA (Đức)
NO3
- (mg/L) 1 lần/7 ngày Test SERA (Đức)
NO2
- (mg/L) 1 lần/7 ngày Test SERA (Đức)
Sò huyết được thu mẫu định kỳ 1 lần/tuần 
để xác định tỷ lệ sống và tăng trưởng theo 
công thức:
- Xác định thành phần và mật độ ấu trùng 
trôi nổi (Veliger – Umbo): Thu mẫu nước tại 5 
điểm trong ao, mỗi mẫu có dung tích 50 L (V) 
được lọc qua lưới thu động vật phù du (mắt lưới 
30 μm) còn lại 1 L nước cô đặc (v1). Trong v1 (L) 
lấy v2 (L) đem phân tích. Xác định thành phần và 
sinh lượng ấu trùng trôi nổi dưới kính hiển vi và 
tính theo phương pháp thể tích như sau:
N = (v1 x n)/(v2 x V) = n/50v2;
N: mật độ ấu trùng trong 1 L nước ao; n: 
Tổng số lượng ấu trùng có trong v2 (L) mẫu.
- Xác định mật độ ấu trùng đáy (spat – 
juvenile) trong ao đất lót bạt: Lấy mẫu tại 5 điểm, 
dùng khung hình chữ nhật có diện tích 0,5 m2 (1 
97
m x 0,5 m) để định vị điểm lấy mẫu. Lấy hết bùn 
trong khung, sàng lấy sò qua lưới 300 μm. Xác 
định mật độ trung bình trên đơn vị diện tích đáy.
Tỷ lệ sống (%) = 100 × (số sò giống thu được 
còn sống/số ấu trùng sò thả ban đầu).
Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối (%/ 
ngày) = (Ln (L2) – Ln (L1))/t *100. 
Trong đó: L2 là chiều dài cuối (μm hoặc 
mm); L1 là chiều dài đầu (μm hoặc mm); t là 
thời gian nuôi (ngày).
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được 
lưu trữ và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 
2013. Sử dụng phần mềm SPSS Version 16.0 
trong phép kiểm định Paired simple T- test ở mức 
ý nghĩa p<0,05 để so sánh các giá trị trung bình. 
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Các yếu tố môi trường trong ao ương 
sò huyết
Bảng 2. Biến động các yếu tố môi trường nước ao ương
Yếu tố Đợt 1 (22/12/2017-10/2/2018)
Đợt 2 
(9/2-20/3/2018)
Đợt 3 
(8/3-22/4/2018)
Nhiệt độ (oC) 23 - 28 24,8 ± 1,2
26 - 28 
25,6 ± 1,3
25-27 
26,0 ± 0,9
Độ mặn (‰) 20 - 28 26,3 ± 1,8
20 - 25 
22,2± 2,4
20 - 26 
22,5 ± 2,2
pH 7,6 -7,9 7,8 ± 0,1
7,6 - 8,0 
7,8 ± 0,2
7,6 - 8,1 
7,8 ± 0,3
NH3 (mg/L)
0,06 - 0,2 
0,12 ± 0,05
0,07 - 0,25
0,2 ± 0,1
0,05 - 0,2 
0,15 ± 0,08
H2S (mg/L)
0,001 - 0,02 
0,01 ± 0,01
0,005 - 0,03 
0,02 ± 0,01
0,01 - 0,03 
0,02 ± 0,01
NO3
- (mg/L) 0,0 - 0,02 0,01 ± 0,01
0 - 0,03 
0,02 ± 0,02
0 - 0,02 
0,01 ± 0,01
NO2
- (mg/L) 0 - 0,02 0,01 ± 0,01
0 - 0,03 
0,01 ± 0,01
0 - 0,01 
0,0 ± 0,01
Các yếu tố môi trường trong ao ương trong 
suốt thời gian ương đều nằm trong khoảng phù 
hợp cho sò huyết sinh trưởng và phát triển. Nhiệt 
độ trung bình vào buổi sáng đạt thấp và cao hơn 
vào buổi chiều. Giá trị pH dao động trong khoảng 
7,6-8,2 và nằm trong khoảng thích hợp cho sinh 
trưởng của sò. Hàm lượng NH4
+/NH3 cũng tương 
đối ổn định từ 0,06-0,2 mg/L, độ mặn từ 20-28 
ppt, nhiệt độ 23-28oC.
Theo Narashimham (1983) khi nghiên cứu 
về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến 
sinh trưởng và tỷ lệ sống của sò huyết ở vùng 
biển Kakinada, Ấn Độ cho thấy: nhiệt độ và độ 
mặn phù hợp trong ương nuôi ấu trùng sò huyết 
lần lượt là 27,8-33,5oC và 13,69-34,4‰. Hàm 
lượng oxy có thể duy trì ở mức 4,45 mg/L là phù 
hợp, bên cạnh đó độ mặn cũng ảnh hưởng đến 
tỷ lệ sống của sò giống nếu thấp hơn 20‰ khi 
thí nghiệm ương nuôi sò trong phòng thí nghiệm 
(Davenport và Wong, 1986).
Raquel và Carlos (2008) cho rằng với nồng 
độ oxy nhỏ hơn 2 mg/L thì sò sẽ yếu và chết. 
Các yếu tố môi trường trong nghiên cứu của 
Tatsuya Yurimoto (2014) được coi là phù hợp 
cho việc nuôi sò huyết, nhiệt độ và độ mặn lần 
lượt là 29,8-30,9oC và 29,0-30‰, hàm lượng 
oxy hòa tan vượt quá 2,7 mg/L. Ngoài ra tác 
giả này cũng khuyến cáo sự sẵn có thức ăn 
trong ao có liên quan mật thiết đến tỷ lệ sống 
của ấu trùng và khả năng thành thục của sò bố 
mẹ (Yurimoto và cs., 2014).
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 3, 2020, 94-101
98
Chuyên san Khoa học Tự nhiên
3.2. Kết quả ương nuôi sò huyết từ giai đoạn trôi nổi đến giống cấp 2
Bảng 3. Kết quả ương sò huyết sau 3 đợt ương khác nhau
Các giai đoạn
Đợt 1 
(22/12/2017-12/3/2018) Đợt 2 (9/2-18/4/2018) Đợt 3 (8/3 -18/5/2018)
Số lượng 
(con)
Tỷ lệ sống 
(%)
Số lượng 
(con)
Tỷ lệ sống 
(%)
Số lượng 
(con)
Tỷ lệ sống 
(%)
Ấu trùng trôi nổi 750.000.000 100 750.000.000 100 675.000.000 100
Ấu trùng spart 240.000.000 32,0 180.000.000 24,0 255.000.000 37,8
Sò cám 4.500.000 1,9 4.250.000 2,4 6.250.000 2,5
Sò giống cấp 1 1.000.000 22,2 925.000 21,8 1.500.000 24,0
Sò giống cấp 2 194.000 19,4 146.000 15,8 450.000 30,0
Kết quả nghiên cứu qua 3 đợt ương cho thấy 
ở đợt ương thứ 3 tỷ lệ sống cao nhất ở tất cả các 
giai đoạn (từ ấu trùng trôi nổi đến sò giống cấp 
2), giai đoạn sò cám đạt 2,5%, sò giống cấp 1 
đạt 24% và sò giống cấp 2 tỷ lệ sống đạt 30%. 
Đợt ương đầu tiên, giai đoạn sò cám có kết quả 
ương thấp nhất (1,9%), sò cấp 2 kết quả ương 
được cải thiện đáng kể với tỷ lệ sống là 19,4%. 
Đợt 2 tỷ lệ sống của sò giống cấp 2 (15,8%) thấp 
nhất trong cả 3 đợt ương, kết quả này do chịu ảnh 
hưởng một phần của cơn bão số 12 tại Khánh 
Hòa cuối năm 2017 và đầu năm 2018 gây thiệt 
hại rất lớn cho các vùng nuôi (Bộ Thông tin và 
Truyền thông, 2017).
Từ giai đoạn trôi nổi đến giai đoạn ấu trùng 
spat, tỷ lệ sống dao động lớn từ 100% xuống 32% 
(ương đợt 1), 24% giai đoạn 2 và 37,8% khi ương 
đợt 3, tuy nhiên từ khi xuống đáy tỷ lệ hao hụt 
rất lớn, tỷ lệ sống từ 1,9-2,5%, đây là giai đoạn 
chuyển đổi hình thức sống của sò từ giai đoạn 
trôi nổi sang giai đoạn sống đáy, đồng thời thay 
đổi loại thức ăn nên tỷ lệ sống thường rất thấp. 
Không chỉ sò huyết mà hầu hết các loại động vật 
hai mảnh vỏ đều có giai đoạn chuyển đổi này. 
Việc kiểm soát tốt các yếu tố sinh thái trong ao 
nuôi và loài tảo sử dụng làm thức ăn trong thời 
gian này sẽ giúp nâng cao tỷ lệ sống của sò huyết. 
Ngoài ra tỷ lệ sống của sò khi ương trong ao đất 
thấp hơn khi ương sò huyết trong bể xi măng 
(Hoàng Thị Bích Đào, 2004 và La Xuân Thảo và 
cs., 2001). Điều này có thể là do khi ương trong 
bể xi măng thì các yếu tố môi trường, hàm lượng 
thức ăn được kiểm soát tốt hơn so với ương ao 
đất. La Xuân Thảo và cs. (2001) thực hiện có chín 
đợt thành công trong số 12 đợt sản xuất giống 
sò huyết (tỷ lệ thành công 75%), thu được 2,17 
triệu sò giống kích cỡ 4-5 mm, và tỷ lệ sống đến 
giai đoạn sò con (juvenile) đạt 1,88%. Giai đoạn 
spat được ương ở mật độ 8.500 con/m2.
3.2.1. Tốc độ tăng trưởng của sò huyết
a. Ương sò từ giai đoạn ấu trùng trôi nổi 
đến giống cấp 1
 Tăng trưởng của sò huyết từ giai đoạn ấu 
trùng trôi nổi đến giống cấp 1 của 3 đợt ương 
có sự khác nhau, tuy nhiên không có sự sai khác 
có ý nghĩa giữa các đợt (p>0,05). Đợt 1, ấu 
trùng sò huyết được ương trong 41 ngày, chiều 
dài trung bình là 617,9 μm/cá thể, đợt 2 sau 36 
ngày chiều dài trung bình đạt 589,97 μm/cá thể 
và đợt 3 đạt 601,6 μm/cá thể (36 ngày). Thời 
gian ương đợt 1 kéo dài hơn so với đợt 2 và đợt 
3 do đây là thời điểm thời tiết khí hậu còn lạnh, 
điều kiện nhiệt độ thấp hơn, nên quá trình phát 
triển của ấu trùng sò huyết chậm hơn so với 2 
đợt còn lại. Ở tuần thứ 5, kích thước của sò mới 
chỉ đạt 355,5 μm, nên thời gian ương phải kéo 
dài thêm 1 tuần mới đạt được kích thước của 
sò cấp 1. Đợt ương thứ 2 và thứ 3 tốc độ phát 
triển nhanh hơn. Theo Wong và Lim (1985), sò 
huyết sau 22 giờ sau bắt đầu chuyển sang giai 
đoạn ấu trùng Veliger (ấu trùng dạng chữ D), 
99
lúc này ấu trùng được cho ăn tảo Isochrysis sp. 
và duy trì ở nhiệt độ 26-30 oC. Sau 13 ngày ấu 
trùng bắt đầu chuyển sang giai đoạn Umbo và 
sau đó chúng chuyển sang giai đoạn sống đáy 
b. Ương sò từ giống cấp 1 đến giống cấp 2
Tốc độ tăng trưởng của sò huyết từ giống 
cấp 1 đến giống cấp 2 tương đối đồng đều trong 
cả 3 đợt ương nuôi và không có sự sai khác có 
ý nghĩa (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng của sò 
huyết ở đợt ương thứ 3 trung bình đạt 6 mm/
cá thể, đợt ương thứ 2 trung bình đạt 5,89 mm/
 Hình 3. Tăng trưởng tương đối theo chiều dài của sò huyết qua 3 đợt ương
Hình 2. Chiều dài trung bình của sò huyết qua 3 đợt ương
cá thể và đợt ương đầu tiên đạt 5,17 mm/cá 
thể. Từ kết quả này cho thấy thời điểm xuống 
giống thích hợp khoảng từ tháng 3 đến tháng 
4 là phù hợp với sinh trưởng của sò. Càng về 
sau tốc độ tăng trưởng tương đối theo chiều 
dài càng giảm thấp, điều này cũng phù hợp 
với đặc tính sinh học của các loài nhuyễn thể, 
chiều dài cơ thể tăng trưởng nhanh ở giai đoạn 
(ấu trùng Spat) khi đạt 21-22 ngày tuổi. Kích 
thước chiều dài vỏ của ấu trùng lúc bám đáy 
là 230-250 μm. Đây là thời điểm sò bị hao hụt 
nhiều nhất (Wong và Lim, 1985). 
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 3, 2020, 94-101
100
Chuyên san Khoa học Tự nhiên
 Hình 5. Tăng trưởng tương đối theo chiều dài của sò huyết qua 3 đợt ương
Hình 4. Tăng trưởng trung bình theo chiều dài của sò huyết ở 3 đợt ương
Hình 6. Hình ảnh sò cám (A) và sò giống cấp 2 (B)
đầu, càng về sau tốc độ phát triển của sò càng 
chậm lại (Muthial và cs., 1992). Davenport và 
Wong (1986) khi ương sò huyết từ ấu trùng 
trôi nổi đến giai đoạn ấu trùng xuống đáy 2 
tháng tuổi đạt 1,1-1,2 mm trong hệ thống nuôi 
upwelling, trong khi ấu trùng sò huyết đạt 2,47 
mm sau 2 tháng ương từ ấu trùng trôi nổi trong 
nghiên cứu của Muthiah và cs. (1992), tốc độ 
tăng trưởng nhanh hơn có thể do về các điều 
kiện thí nghiệm hoặc do nguồn giống bố mẹ.
101
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Tốc độ sinh trưởng của ấu trùng và con 
giống ương nuôi trong ao đất lót bạt kích thước 
trung bình 601 μm/cá thể. Tỷ lệ sống ương nuôi từ 
giai đoạn trôi nổi đến spart trung bình là 31,3%; 
từ spart đến sò cám trung bình là 2,3%; từ sò 
cám đến sò giống cấp 1 trung bình 22,7% và 
từ sò giống cấp 1 lên sò giống cấp 2 trung bình 
21,7%. Kết quả ương giai đoạn 2, đợt 3 sò giống 
đạt kích thước 6 mm/ cá thể, đợt 2 đạt 5,89 mm/
cá thể và đợt 1 đạt 5,17 mm/cá thể
4.2. Kiến nghị
Ương sò huyết từ giai đoạn trôi nổi đến spat 
1 nên ương trong hệ thống bể xi măng để kiểm 
soát tốt chất lượng và tỷ lệ sống của ấu trùng, 
từ giai đoạn spat nên đưa ra ương ngoài ao đất 
lót bạt./.
Tài liệu tham khảo
Bộ thông tin và truyền thông (2017), “Tin bão 
khẩn cấp số 12: Bão giật cấp 13, tiến vào 
Khánh Hòa-Ninh Thuận”, Báo điện tử 
Vietnamnet.
Davenport J., Wong T. M. (1986), “Response 
of the blood cockle Anadara granosa 
(Bivalvia: Arcidae) to salinity, hypoxia 
and aerial exposure”, Aquaculture, (56), 
pp.151-162.
Hoàng Thị Bích Đào (2004), “Thử nghiệm sản 
xuất giống nhân tạo sò huyết A. granosa 
tại Khánh Hòa”, Báo cáo tổng kết đề tài 
nghiên cứu khoa học, Trường Đại học 
Nha Trang
Muthiah P., Narashimhan K. A., Gopinathan C. 
P., Sundarajan D. (1992), “Larval rearing 
spat production and juvenile growth of the 
blood clam Anadara granosa”, Journal of 
the Marine Biological Association of India, 
(34), pp. 138-143.
Narasimham K. A. (1983), “Experimental 
culture of the blood clam Anadara granosa 
(Linnaeuas) in Kakinada Bay”, Proceedings 
of the Symposium on Coastal Aquaculture, 
Part 2, pp. 551-556.
La Xuân Thảo, Nguyễn Thị Xuân Thu, Hứa Ngọc 
Phúc, Mai Duy Minh, Phan Đăng Hùng, 
Lê Trung Kỳ, Nguyễn Văn Nhâm (2001), 
“Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống sò 
huyết A. granosa (Linnaeus, 1758)”, Tuyển 
tập các công trình nghiên cứu khoa học 
công nghệ (1984-2004), NXB Nông nghiệp, 
tr. 348-364.
Võ Minh Thế, Ngô Thị Thu Thảo (2013), “Đặc 
điểm kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô 
hình nuôi sò huyết (2) ở hai tỉnh Kiên Giang 
và Cà Mau”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát 
triển Nông thôn, (Số 5), tr. 75-82.
Raquel V. S., Carlos M. D. (2008), “Thresholds 
of hypoxia for marine biodiversity”, 
Proceedings of the National Academy of 
Sciences, (105), pp. 15452-15457.
Wong, T. M. and T. G. Lim (1985), “Cockle 
(Anadara granosa) seed product in the 
laboratory, Malaysia ICLARM Newsletter, 
8 (4), pp.13.
Yurimoto T., Mohd Kassim F., Man A. (2014), 
“Sexual maturation of the blood cockle, 
Anadara granosa, in Matang mangrove 
estuary, peninsular Malaysia”, International 
Journal of Aquatic Biology, (2), pp. 115-123.
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 9, Số 3, 2020, 94-101

File đính kèm:

  • pdfket_qua_theo_doi_toc_do_tang_truong_va_ty_le_song_cua_so_huy.pdf