Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển

TÓM TẮT Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp từ các chủ tàu lưới kéo và chủ hộ nuôi biển; đánh giá các chỉ số kinh tế như vốn đầu tư, chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận. của nghề nuôi biển so với và nghề lưới kéo hoạt động tại vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn giai đoạn 2014 ÷ 2016; triển khai mô hình thử nghiệm chuyển đổi 01 chủ tàu lưới kéo ven bờ sang nuôi cá lồng bè tại xã Thắng Lợi huyện Vân Đồn năm 2017 cho thấy: Nuôi cá lồng bè có mức đầu tư bằng 1,63 lần nhưng lợi nhuận bằng 4,69 lần so với nghề lưới kéo; lợi nhuận trên vốn đầu tư của nuôi cá lồng bè bằng 2,88 lần và tiền công của người lao động trong 1 giờ làm việc của nuôi cá lồng bè bằng 1,83 lần so với nghề lưới kéo. Trên cơ sở hiệu quả của mô hình thử nghiệm, triển khai xây dựng giải pháp chuyển đổi 148 chủ tàu lưới kéo của huyện Vân Đồn sang nghề nuôi biển. Đã có 96/148 chủ tàu đăng ký tự nguyện chuyển đổi sang nghề nuôi biển, chiếm 64,8% tổng số tàu lưới kéo của huyện Vân Đồn; trong đó 56 chủ tàu lưới kéo đã thực hiện chuyển đổi nghề thành công vào năm 2017 và năm 2018. Kết quả của giải pháp đã góp phần không nhỏ

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 1

Trang 1

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 2

Trang 2

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 3

Trang 3

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 4

Trang 4

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 5

Trang 5

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 6

Trang 6

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 7

Trang 7

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 8

Trang 8

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 9

Trang 9

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 13660
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển

Kết quả nghiên cứu xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới kéo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh khai thác thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi biển
hình. Các 
chỉ số kinh tế dùng để so sánh được trình bày 
ở bảng 2.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 53
Bảng 2: So sánh hiệu quả kinh tế giữa nghề nuôi cá biển với nghề lưới kéo
Biểu đồ 1: So sánh hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo và nuôi cá biển
TT Chỉ số so sánh ĐVT Nuôi cá biển Nghề lưới kéo
1 Đầu tư ban đầu 1.000 đ 164.850 101.020
2 Doanh thu 1.000 đ 1.181.599 508.656
3 Chi phí sản xuất 1.000 đ 669.023 399.306
4 Lợi nhuận 1.000 đ 512.576 109.351
5 Chi phí sản xuất/Vốn đầu tư Lần 4,06 3,95
6 Doanh thu/Vốn đầu tư Lần 7,17 5,04
7 Lợi nhuận/Vốn đầu tư Lần 3,11 1,08
8 Tiền công lao động Đồng/giờ 37.500 20.450
9 Thời gian làm việc Giờ/ngày 4 10
10 Tính chất công việc - Ngày Đêm
11 Mức độ rủi ro trong quá trình sản xuất - Thấp Cao
12 Số lao động sử dụng Người 1÷2 3
Từ bảng 2, thiết lập biểu đồ so sánh hiệu 
quả kinh tế của nghề lưới kéo với nghề nuôi 
cá biển tại VBVB huyện Vân Đồn.
Từ kết quả bảng 2 và biểu đồ 1 cho thấy 
nuôi cá lồng bè trên biển có hiệu quả cao hơn 
nghề lưới kéo, cụ thể như sau:
- Nuôi cá lồng bè có mức đầu tư bằng 1,63 lần 
so với nghề lưới kéo, nhưng lợi nhuận của nuôi 
cá lồng bè bằng 4,69 lần so với nghề lưới kéo; 
- Lợi nhuận trên vốn đầu tư của nuôi cá lồng 
bè bằng 2,88 lần so với nghề lưới kéo; 
- Tiền công của người lao động trong 1 giờ 
làm việc của nuôi cá lồng bè bằng 1,83 lần so 
với nghề lưới kéo.
2. Xây dựng giải pháp chuyển đổi nghề lưới 
kéo sang nuôi biển
2.1. Khảo sát thực tế các hộ ngư dân nghề lưới 
kéo của huyện Vân Đồn KTTS tại VBVB để 
chuyển sang nuôi biển
Kết quả điều tra số lượng tàu thuyền lưới 
kéo của các địa phương hoạt động KTTS tại 
VBVB huyện Vân Đồn trong năm 2017 [3] 
được thể hiện tại bảng 3.
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
Từ kết quả điều tra tại bảng 3 cho thấy:
+ Có 708 tàu lưới kéo hoạt động khai thác 
thủy sản trong VBVB huyện Vân Đồn nhưng số 
tàu thuộc địa phương quản lý chỉ có 148 chiếc, 
còn lại là của huyện khác hoặc tỉnh khác. Trong 
phạm vi bài báo chỉ đề xuất giải pháp chuyển 
đổi nghề cho số tàu lưới kéo thuộc huyện Vân 
Đồn quản lý, số tàu thuyền của huyện khác, 
tỉnh khác thì phải dùng biện pháp khác. 
+ Một trong những nguyên nhân mà tàu 
lưới vẫn hoạt động khai thác tại VBVB là do 
ý thức chấp hành luật pháp của ngư dân còn 
hạn chế, trình độ học vấn thấp; học nghề chủ 
yếu theo kiểu “cha truyền con nối”, điều kiện 
kinh tế hết sức hạn chế; hơn nữa do thói quen, 
tập quán hoạt động gần bờ sáng đi chiều về 
hoặc tối đi sáng về đã khắc sâu vào tiềm thức 
của ngư dân. Những đặc điểm trên là một 
trong những khó khăn lớn đặt ra cho giải pháp 
chuyển đổi nghề của chủ tàu lưới kéo ven bờ 
sang các nghề khác nói chung cũng như nghề 
nuôi biển nói riêng.
2.2. Khảo sát quỹ mặt nước cho phép phát triển 
nuôi biển tại VBVB của huyện Vân Đồn
Vùng biển ven bờ huyện Vân Đồn có 
khoảng 160 nghìn ha diện tích mặt nước biển 
và đảo xen kẽ, tạo nên những áng, tùng, vụng 
kín gió, êm sóng, ít bị ảnh hưởng của bão, áp 
thấp nhiệt đới, gió mùa.... với độ sâu trung bình 
từ 7 ÷ 15m, trong đó, diệ n tí ch có thể nuôi biể n 
ở huyệ n Vân Đồ n là 14.886 ha. Theo kết quả 
điều tra năm 2016, trên địa bàn huyện có 650 
hộ và 25 hợp tác xã (HTX) nuôi cá biển theo 
hình thức lồng bè, đầm, lưới chắn, đập chắn 
và nuôi hầu Thái Bình Dương với diện tích 
nuôi trên 800 ha. Tuy nhiên, theo quy hoạch 
chi tiết phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa 
bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 
2020, định hướng đến năm 2030 [5] thì diện 
tích mặt nước dành cho nuôi trồng thủy sản của 
huyện là 4.100 ha. Đến thời điểm này diện tích 
nuôi biển của huyện đã sử dụng là 800 ha, như 
vậy còn 3.300 ha mặt nước biển chưa sử dụng.
VBVB huyện Vân Đồn có đầy đủ điều kiện 
tự nhiên đáp ứng yêu cầu nuôi cá biển, như độ 
sâu, chất đáy, độ trong, độ mặn, độ pH, nhiệt 
độ; các yếu tố khí tượng thủy văn, như dòng 
chảy, sóng, gió, giông bão Cụ thể các yếu tố 
ở đây được xác định rất phù hợp với điều kiện 
nuôi biển:
+ Độ sâu từ 7 ÷ 10 m phù hợp cho cá biển 
và bảo đảm an toàn cho lồng nuôi với khoảng 
cách từ đáy lồng đến đáy biển khi thủy triều 
xuống thấp nhất phải đạt tối thiểu 1,5 m;
+ Các thông số môi trường nước ổn định 
trong ngưỡng: pH: 7,5 ÷ 8,5; độ mặn (S): 18 ÷ 
35‰; hàm lượng ô xy hòa tan (DO) ≥ 4 mg/l; độ 
trong: 1 ÷ 4 m; tốc độ dòng chảy: 0,1 ÷ 0,6 m/s.
Như vậy, VBVB huyện Vân Đồn mở ra 
khả năng lớn cho việc chuyển đổi từ nghề 
lưới kéo sang nuôi biển. Với quy định 1 chủ 
tàu lưới kéo chuyển đổi sang nghề nuôi biển 
sẽ được cấp 1 ha mặt nước thì 148 tàu thuộc 
huyện Vân Đồn quản lý là có đủ quỹ mặt nước 
để chuyển đổi.
2.3. Vận động ngư dân nghề lưới kéo chuyển 
sang nuôi biển
Để cho chủ tàu lưới kéo ven bờ chuyển 
đổi sang nghề nuôi biển đạt hiệu quả cao và 
mang tính bền vững thì trước hết phải làm cho 
ngư dân thông hiểu, đồng thuận và tự nguyện. 
Trước hết, chúng tôi đã tổ chức 06 cuộc họp 
chủ tàu lưới kéo thuộc huyện Vân Đồn tại các 
xã, thị trấn như ở bảng 4.
TT
Địa phương có tàu lưới kéo khai 
thác thuỷ sản tại VBVB Vân Đồn
Tổng số
(tàu)
Nhóm công suất (CV)
< 20 20 ÷ 49 50 ÷ 89 ≥ 90
1 Huyện Vân Đồn 148 22 72 54 0
2 Các huyện khác trong tỉnh 541 41 243 209 48
3 Tỉnh khác 19 0 0 8 11
4 Tổng 708 63 315 271 59
Bảng 3: Tàu lưới kéo hoạt động tại VBVB huyện Vân Đồn năm 2017 theo địa phương
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55
Bảng 4: Số liệu thống kê các cuộc họp chủ hộ lưới kéo huyện Vân Đồn
Bảng 5: Số liệu thống kê các đợt tham quan cho chủ hộ lưới kéo.
 Mục đích cuộc họp làm cho ngư dân hiểu 
rằng nghề lưới kéo là nghề phá hoại NLTS và 
bị cấm hoạt động trong VBVB theo Thông tư 
02/2006/TT-BTS [1, 2], vì thế đề nghị chủ tàu 
chuyển sang nghề khác. Thông qua cuộc họp 
này giới thiệu một số mô hình nuôi cá biển 
hiệu quả để ngư dân tham khảo lựa chọn hướng 
chuyển đổi nghề. 
Tổng số có 117 chủ tàu tham dự trong 06 
cuộc họp (chiếm 79,05%); số còn lại (31 chủ 
tàu) chúng tôi phải kết hợp với lãnh đạo thôn, 
chi hội nghề cá, trạm kiểm ngư trực tiếp gặp 
mặt từng chủ tàu để tuyên truyền, vận động. 
Trong các cuộc họp, chúng tôi tạo điều kiện cho 
chủ tàu bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình; 
đồng thời họ cũng phản ảnh những vướng mắc, 
yêu cầu cần được chính quyền các cấp hỗ trợ, 
tạo điều kiện...
TT Số người Thời gian Địa điểm Nội dung
1 26 08/01/2017 Thị trấn Cái Rồng
Phổ biến pháp luật để cho chủ tàu hiểu 
nghề lưới kéo gây hại NLTS và là nghề 
bị cấm họat động ở VBVB. Chủ tàu bày 
tỏ thái độ, khó khăn, vướng mắc khi 
chuyển sang nuôi biển.
2 13 08/01/2017 Xã Đông Xá
3 19 09/01/2017 Xã Hạ Long
4 29 10/01/2017 Xã Thắng Lợi
5 16 11/01/2017 Xã Minh Châu
6 14 11/01/2017 Xã Quan Lạn
2.4. Hỗ trợ chủ tàu thực hiện quá trình chuyển 
đổi sang nghề nuôi biển
Kết quả thăm dò cho thấy chủ tàu thuyền 
nghề lưới kéo chưa muốn chuyển sang nghề 
nuôi biển vì những lý do sau:
- Hầu hết là những hộ nghèo, gặp khó khăn 
về vốn đầu tư;
- Chưa hiểu biết nhiều về nghề nuôi biển 
nên sợ không làm được;
- Do trình độ học vấn thấp, học nghề theo 
kiểu cầm tay chỉ việc từ trước đến nay chỉ 
biết làn nghề lưới kéo và sẽ gặp khó khăn khi 
chuyển sang nghề mới.
Để giải quyết những vướng mắc trên chúng 
tôi đã tổ chức cho chủ tàu thăm quan, học tập 
các mô hình nuôi biển tiêu biểu, có hiệu quả tại 
các địa phương có điều kiện tương đồng với 
vùng biển huyện Vân Đồn để họ tự tin trong 
thực hiện chuyển đổi nghề, kết quả được thể 
hiện tại bảng 5.
TT Số người Thời gian Địa điểm Nội dung
1 38 17/01/2017 Huyện Cát Bà, Hải Phòng
Trực tiếp, tìm hiểu mô hình 
chủ tàu lưới kéo chuyển nghề 
nuôi cá lồng bè trên biển
2 40 03/02/2017 Huyện Cửa Lò, Nghệ An
3 40 09/02/2017 Vịnh Vân Phong, Khánh Hoà
Sau khi được tham quan, các chủ tàu đều 
tự tin và muốn tự nguyện đăng ký chuyển đổi 
nghề. Chúng tôi tiếp tục giúp ngư dân tăng 
thêm kiến thức bằng việc mở 06 lớp tập huấn 
tại các địa phương như ở bảng 6. Qua các lớp 
tập huấn, chủ tàu hiểu biết thêm nhiều kiến 
thức về nuôi biển, từ khâu chuẩn bị, thiết kế 
lồng bè cho đến chọn giống, chăm sóc, phòng 
trừ dịch bệnh đối với từng đối tượng nuôi cá 
biển và thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm.
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ 
trợ khác, như UBND cấp huyện tổ chức giao, 
cho thuê mặt nước biển không thu tiền đối 
với chủ tàu KTTS chuyển sang nuôi trồng 
thuỷ sản.
Tỉnh Quảng Ninh có chính sách hỗ trợ cho 
chủ tàu vay vốn tối thiểu là 50,0 triệu đồng và 
tối đa là 10.000 triệu đồng với mức lãi suất hỗ 
trợ (6%/năm); nếu người NTTS bị thiệt hại do 
thiên tai, dịch bệnh, nhà nước hỗ trợ chi phí 
sản xuất ban đầu bao gồm, giống, thức ăn...[4].
2.5. Kết quả thực hiện giải pháp
Sau khi làm cho ngư dân thông hiểu và thấy 
được lợi ích của việc chuyển đổi nghề, chúng 
tôi tổ chức cho chủ tàu đăng ký theo lộ trình 
như ở bảng 7.
TT Số người Thời gian Địa điểm Nội dung
1 18 16/02/2017 Xã Hạ Long
Thiết kế ô lồng, chọn giống, đối 
tượng nuôi, quản lý, chăm sóc, 
phòng trừ dịch bệnh... So sánh hiệu 
quả sản xuất của nghề lưới kéo với 
mô hình nuôi cá ô lồng trên biển
2 18 16/02/2017 Thị trấn Cái Rồng
3 09 17/02/2017 Xã Đông Xá
4 29 18/02/2017 Thắng Lợi
5 11 19/02/2017 Xã Quan Lạn
6 12 19/02/2017 Xã Minh Châu
Bảng 6: Số liệu thống kê các tập huấn cho chủ hộ lưới kéo huyện Vân Đồn
Bảng 7: Tổng hợp kết quả chủ tàu lưới kéo đăng ký chuyển sang NTTS huyện Vân Đồn
TT Xã, Thị trấn
Số lượng chủ 
tàu đăng ký
Loại hình đăng ký Nuôi
Lộ trình thực hiện
Cá lồng bè Nhuyễn thể
1 Thị trấn Cá i Rồ ng 18 10 8 2017 ÷ 2020
2 Xã Đông Xá 9 5 4 2017 ÷ 2020
3 Xã Hạ Long 15 9 6 2017 ÷ 2020
4 Xã Vạ n Yên 1 1 0 2017 ÷ 2020
5 Xã Thắ ng lợ i 27 20 7 2017 ÷ 2020
6 Xã Ngọ c Vừ ng 3 1 2 2017 ÷ 2020
7 Xã Quan Lạ n 11 5 6 2017 ÷ 2020
8 Xã Minh Châu 12 6 6 2017 ÷ 2020
Tổ ng 96 56 40 2017 ÷ 2020
Từ bảng 7 cho thấy: Sau quá trình tuyên 
truyền vận động, hướng dẫn kỹ thuật nuôi 
biển đã có 96 chủ tàu (chiếm 64,8%) đăng ký 
chuyển đổi nghề lưới kéo sang nuôi biển theo lộ 
trình từ năm 2017 đến 2020, trong đó 56 hộ nuôi 
cá lồng bè và 40 hộ nuôi nhuyễn thể (bảng 7).
Thực tế triển khai giải pháp trong 2 năm 
(2017 và 2018) đã có 56 hộ lưới kéo chuyển 
sang nuôi biển và dịch vụ thủy sản, trong 
đó nuôi cá lồng bè 21 hộ, nhuyễn thể 17 hộ 
và dịch vụ thủy sản 18 hộ được tổng hợp tại 
bảng số 8:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57
Bảng 8: Số lượng chủ tàu lưới kéo chuyển sang nuôi biển huyện Vân Đồn
3. Phân tích đánh giá kết quả giải pháp
Từ bảng 8 cho thấy càng ngày số chủ tàu 
lưới kéo chuyển sang nuôi biển càng tăng, từ 
22 hộ (năm 2017) lên 34 hộ (năm 2018), đây 
là dấu hiệu đáng mừng. Tiếp tục theo dõi thấy 
56 chủ tàu lưới kéo chuyển đổi sang nghề nuôi 
biển trong năm 2017 và năm 2018 cho thấy 
đang có hiệu quả tốt, ngư dân phấn khởi vì thu 
nhập ổn định và cao hơn nghề lưới kéo. Mặt 
khác, với quy hoạch của địa phương [5], mỗi 
hộ chuyển đổi nghề được cấp 1 ha mặt nước 
biển để nuôi trồng thủy sản thì 148 tàu lưới kéo 
chuyển sang nghề nuôi biển chỉ mới sử dụng 
hết 140 ha trong tổng số 3.300 ha quỹ mặt 
nước. Điều đó muốn nói lên rằng, về diện tích 
mặt nước thì khả năng chuyển đổi nghề cho tàu 
lưới kéo sang nuôi biển là hoàn toàn thuận lợi. 
Như vậy, có thể khẳng định rằng, giải 
pháp chuyển đổi nghề lưới kéo sang nuôi biển 
sẽ có tính bền vững cao. Kết quả bước đầu 
đã giảm được 56 tàu và tiếp tục sẽ giảm 92 
tàu lưới kéo để đạt được kết quả là giảm 148 
tàu lưới kéo hoạt động trong VBVB huyện 
Vân Đồn. Kết quả của giải pháp đã góp phần 
không nhỏ cho công tác bảo vệ và phát triển 
nguồn lợi thuỷ sản của địa phương nói riêng 
và cả nước nói chung.
Điểm hạn chế của giải pháp này là chỉ hạn 
chế được những tàu lưới kéo thuộc huyện Vân 
Đồn quản lý, còn những tàu của huyện khác 
và tỉnh khác thì vẫn tiếp tục hoạt động trong 
VBVB của huyện.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xây dựng thành công giải pháp giải pháp 
chuyển đổi nghề lưới kéo sang nghề nuôi biển 
có hiệu quả và bền vững tại huyện Vân Đồn, 
tỉnh Quảng Ninh. Trước hết là phải làm tốt 
công tác vận động tuyên truyền làm cho ngư 
dân thông hiểu luật pháp, chủ trương, chính 
sách của Nhà nước để người dân tự nguyện 
tham gia chuyển đổi nghề. Để chuyển đổi nghề 
thành công, đạt hiệu quả cao và bền vững thì 
các cơ quan chức năng và chính quyền địa 
phương phải theo dõi sát sao, giúp đỡ ngư 
dân giải quyết kịp thời những khó khăn vướng 
mắc. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ 
từ khâu thủ tục hành chính, mặt nước cho đến 
việc hướng dẫn kỹ thuật chọn giống, thả giống, 
chăm sóc... thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả bước đầu đã có 96 chủ tàu đăng 
ký tự nguyện chuyển đổi sang nghề nuôi biển, 
chiếm 64,8% tổng số tàu lưới kéo của huyện 
Vân Đồn. Trong đó, 56 chủ tàu đã thực hiện 
chuyển đổi nghề thành công vào năm 2017 và 
năm 2018.
2. Kiến nghị
- Có thể nhân rộng kết quả giải pháp chuyển 
đổi nghề đối với các địa phương có đặc điểm 
vùng biển tương đồng.
- Tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp nhằm 
ngăn chặn tàu lưới kéo của các địa phương 
khác vào hoạt động KTTS trong VBVB của 
huyện Vân Đồn.
Địa phương 
(xã, thị trấn)
Năm 2017 Năm 2018
Tổng 
số (hộ)
Nuôi 
cá
Nhuyễn 
thể
Dịch vụ 
thuỷ sản
Tổng 
số (hộ)
Nuôi 
cá
Nhuyễn 
thể
Dịch vụ 
thuỷ sản
Xã Đông Xá 7 3 2 2 0 0 0 0
Xã Thắng Lợi 4 2 0 2 7 5 2 0
Xã Quan Lạn 1 1 0 0 5 3 2 0
Xã Minh Châu 1 1 0 0 4 2 1 1
Xã Ngọc vừng 1 1 0 0 1 1 0 0
Xã Cái Rồng 8 0 4 4 8 1 2 5
Xã Hạ Long 0 0 0 0 9 1 4 4
Tổng số 22 8 6 8 34 13 11 10
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ thủy sản, (2006). “Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 
59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản”.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2008). “Thông tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20/5/2008 sửa đổi, bổ 
sung một số nội dung của Thông tư số 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản”.
3. Đỗ Đình Minh, (2017). “Giải pháp chuyển đổi tàu thuyền nghề lưới kéo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh 
khai thác thuỷ sản thuỷ sản tại vùng biển ven bờ sang nghề nuôi cá lồng bè trên biển”. Chuyên đề Tiến sĩ, 
Trường Đại học Nha Trang. 
4. UBND tỉnh Quảng Ninh, (2015). “Quyết định số 4204/2015/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 về ban hành chính 
sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất”.
5. UBND huyện Vân Đồn, (2018). “Quyết định số 4966/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt 
quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Vân Đồn đến năm 2020, định hướng 
đến năm 2030”.
6. Website: https://www.quangninh.gov.vn/So/sonongnghiepptnt/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=6090

File đính kèm:

  • pdfket_qua_nghien_cuu_xay_dung_giai_phap_chuyen_doi_nghe_luoi_k.pdf