Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên

TÓM TẮT

Kết quả thu và phân tích 162 mẫu nước và 18 mẫu trầm tích ở các vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân

Đài (phường Xuân Thành, Xuân Yên và xã Xuân Phương) năm 2018 cho thấy số lượng Vibrio tổng số trong

môi trường nước dao động từ <10 đến="" 3,8="" x="" 104cfu/ml,="" số="" lượng="" vi="" khuẩn="" này="" thường="" cao="" (≥104="" cfu/ml)="">

các vị trí ven bờ và khu vực đặt lồng nuôi tôm hùm tại vùng thu mẫu thuộc Xuân Phương và Xuân Yên, vào

giai đoạn tháng 4 - 6/2018. Trong môi trường trầm tích, số lượng Vibrio tổng số dao động từ 1,4 x 103 đến

4,3 x 104 cfu/g, cao nhất ở đợt thu mẫu vào cuối tháng 6/2018. Vùng nuôi ở Xuân Yên có số lượng Vibrio

tổng số trong trầm tích cao hơn ở Xuân Phương và Xuân Thành vào hầu hết các thời điểm thu mẫu khảo sát.

Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trang 1

Trang 1

Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trang 2

Trang 2

Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trang 3

Trang 3

Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trang 4

Trang 4

Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trang 5

Trang 5

Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trang 6

Trang 6

Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 11420
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên

Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn vibrio trong môi trường nước và trầm tích vùng nuôi tôm hùm lồng ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú Yên
môi	trường	nước	và	trầm	tích	
nhằm	đánh	giá	những	biến	động	số	lượng	vi	khuẩn	
trong	năm,	từ	đó	có	biện	pháp	phòng	ngừa,	giảm	
thiểu	tác	hại	bệnh	do	Vibrio	gây	ra	ở	tôm	hùm	nuôi	
lồng	nơi	đây	là	hết	sức	cần	thiết.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp xác định số lượng vi khuẩn 
Vibrio tổng số trong môi trường nước và trầm 
tích vùng nuôi tôm hùm lồng vịnh Xuân Đài
2.1.1. Phương pháp thu, bảo quản và vận 
chuyển mẫu
*	Thu	mẫu:	
+	Thời	gian	thu	mẫu:	Từ	tháng	3-8/2018.	Đối	
với	mẫu	nước,	được	thu	2	đợt/tháng,	các	tháng	3,	
7	và	8;	4	đợt/tháng,	các	tháng	4,	5	và	6/2018.	Đối	
với	mẫu	trầm	tích,	thu	2	đợt/tháng	vào	các	tháng	
3,	 6	 và	 8/2018	 vào	 thời	 điểm	 nước	 lớn,	 quanh	
đỉnh	triều	của	đợt	thu	mẫu.	
+	Địa	điểm	và	 số	 lượng	mẫu	 thu:	Được	 thể	
hiện	ở	bảng	1.	
Bảng 1. Địa điểm và số lượng mẫu nước, trầm tích thu tại vịnh Xuân Đài, năm 2018
STT Vùng nuôi (xã/phường, thị xã)
Số lượng và số đợt thu 
Mẫu nước Mẫu trầm tích
Số lượng (mẫu) Số đợt thu (đợt) Số lượng (mẫu) Số đợt thu (đợt)
1 Xuân Phương, Sông Cầu 54 18 6 6
2 Xuân Thành, Sông Cầu 54 18 6 6
3 Xuân Yên, Sông Cầu 54 18 6 6
Tổng cộng 162 54 18 18
+	Thu	mẫu	nước	biển:	Theo	TCVN	5998-1995	
(ISO	5667-9:1992)	[2].	Thu	ở	3	vị	trí,	ven	bờ	(VB);	
khu	nuôi	 tôm	hùm,	 tại	 tầng	nước	 tôm	hùm	sinh	
sống	(KN);	và	phía	ngoài	khu	nuôi,	cách	khu	nuôi	
ít	nhất	200m	(PN).	Ở	mỗi	vị	trí	thu	mẫu,	thu	1	mẫu	
ở	trung	tâm	vùng	và	3	mẫu	xung	quanh,	cách	đều	
khoảng	100m,	 sau	đó	 trộn	đều.	Mẫu	nước	được	
chứa	trong	chai	vô	trùng,	không	chứa	tạp	chất	và	
hóa	chất,	dung	tích	mỗi	mẫu	2.000	ml.
+	Thu	mẫu	trầm	tích:	Được	thu	tại	khu	nuôi	
tôm	hùm,	thu	bằng	gàu	Pertersen,	thu	1	mẫu	trung	
tâm	và	3	mẫu	xung	quanh	cách	khoảng	100m,	sau	
đó	trộn	đều.	Mẫu	trầm	tích	được	chứa	trong	túi	ni	
lông	sạch,	khối	lượng	mỗi	mẫu	2.000	g.
*	Bảo	quản	và	vận	chuyển	mẫu:	
Bảo	 quản	 và	 vận	 chuyển	 mẫu	 theo	 TCVN	
6663-3:2008	 (ISO	 5667-3:2003)	 [3].	 Mẫu	 sau	
khi	thu	được	bảo	quản	trong	thùng	lạnh	(nhiệt	độ	
4-10oC),	vận	chuyển	nhanh	về	Phòng	nghiên	cứu	
bệnh	thủy	sản,	Trung	tâm	quan	trắc	môi	trường	và	
bệnh	 thủy	 sản	miền	Trung	 (số	2	Đặng	Tất,	Nha	
Trang,	Khánh	Hòa)	để	thực	hiện	phân	tích	mẫu.
2.1.2. Phương pháp phân tích định lượng vi 
khuẩn Vibrio tổng số
Sau	 khi	 được	 vận	 chuyển	 về	 nơi	 phân	 tích,	
mẫu	được	đong/cân	và	pha	loãng	theo	dãy	thập	
phân	 ở	 nồng	 độ	 thích	 hợp,	 cấy	 trang	 trên	 môi	
trường	TCBS	(Thiosulfate	Citrate	Bile	Salts),	ủ	
mẫu	ở	30oC,	đọc	kết	quả	sau	24	giờ	nuôi	cấy.	Kết	
quả	được	tính	theo	công	thức:
47
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 5 - 2019
Trong	đó:	A
i
:	Số	tế	bào	vi	khuẩn	trong	1g/1ml	
mẫu	cấy	ở	nồng	độ	i
N
i
:	Tổng	số	khuẩn	lạc	đếm	được	trên	các	đĩa	
cấy	ở	nồng	độ	i
n
i
:	Số	lượng	đĩa	cấy	tại	độ	pha	loãng	thứ	i
V:	Thể	tích	mẫu	(ml)	cấy	vào	mỗi	đĩa
D
i
:	Độ	pha	loãng	tương	ứng
2.2. Các phương pháp xử lý số liệu
Các	 số	 liệu	 thu	 thập	 được	 xử	 lý	 bằng	 phần	
mềm	Excel.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ 
THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn Vibrio 
trong môi trường nước vùng nuôi tôm hùm 
lồng vịnh Xuân Đài
3.1.1. Số lượng Vibrio trong nước theo các vùng 
địa lý khác nhau ở vịnh Xuân Đài 
Kết	 quả	 khảo	 sát	 số	 lượng	 Vibrio	 trong	
nước	 tại	 các	 vùng	 nuôi	 tôm	 hùm	 lồng	 khác	
nhau	 (Xuân	 Yên,	 Xuân	 Phương	 và	 Xuân	
Thành)	thuộc	vịnh	Xuân	Đài	được	thể	hiện	ở	
bảng	2.
A
i
	=
N
i
n
i
	x	V
x	D
i
Bảng 2. Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn Vibrio trong nước tại các vùng nuôi 
tôm hùm lồng tập trung thuộc vịnh Xuân Đài năm 2018
Khu vực khảo sát Số lần thu mẫu
Số lần vượt giới 
hạn (> 103 cfu/ml) 
(lần)
Tỷ lệ (%)
Giá trị 
nhỏ nhất 
(cfu/ml)
Giá trị 
lớn nhất 
(cfu/ml)
Xuân 
Phương
Ven bờ 18
54
14
34
77,8
63,0 <10 1,1x104Khu nuôi 18 13 72,2
Phía ngoài 18 7 38,9
Xuân 
Thành
Ven bờ 18
54
5
12
27,8
22,2 1,1x 101 3,2 x 103Khu nuôi 18 7 38,9
Phía ngoài 18 0 0
Xuân Yên
Ven bờ 18
54
14
39
77,8
72,2 < 10 3,8 x 104Khu nuôi 18 15 83,3
Phía ngoài 18 10 55,6
Tổng số 162 85 52,5
Kết	quả	từ	bảng	2	cho	thấy,	số	lượng	Vibrio	
trong	 nước	 dao	 động	 từ	 <10-3,8x104	 cfu/ml,	
trong	đó	có	85/162	mẫu	(chiếm	52,5%)	có	mật	
độ	Vibrio	vượt	ngưỡng	giới	hạn	cho	phép	theo	
tiêu	chuẩn	ngành	28	TCN	101:1997	[4].	Cụ	thể,	
ở	vùng	nuôi	Xuân	Yên,	mật	độ	Vibrio	dao	động	
từ	<10-3,8	x104	cfu/ml,	số	lượng	mẫu	thu	vượt	
ngưỡng	 giới	 hạn	 cho	 phép	 39/54	 mẫu,	 chiếm	
72,2%.	 Trong	 đó,	 mẫu	 nước	 ở	 ven	 bờ:	 14/18	
mẫu,	 chiếm	 77,8%;	 khu	 nuôi	 tôm	 hùm:	 15/18	
mẫu,	chiếm	83,3%;	phía	ngoài	khu	nuôi:	10/18	
mẫu,	chiếm	55,6%.	Ở	vùng	nuôi	Xuân	Phương,	
mật	độ	Vibrio	dao	động	từ	<10-1,1x104	cfu/ml,	
có	34/54	mẫu	(chiếm	63,0%)	vượt	ngưỡng	giới	
hạn	cho	phép,	tập	trung	nhiều	ở	các	mẫu	nước	
ven	bờ	(14/18	mẫu,	chiếm	77,8%),	ở	khu	nuôi	
tôm	 hùm	 (13/18	 mẫu,	 chiếm	 72,2%).	 Ở	 vùng	
nuôi	 Xuân	 Thành,	 mật	 độ	 Vibrio	 trong	 nước	
thấp	 hơn	 so	 với	 vùng	 nuôi	 Xuân	 Phương	 và	
Xuân	Yên,	dao	động	từ	7,0x101-3,2x103	cfu/ml,	
trong	đó	chỉ	có	12/54	mẫu	(chiếm	22,2%)	vượt	
ngưỡng	 giá	 trị	 giới	 hạn	 cho	 phép,	 tập	 trung	 ở	
các	mẫu	nước	tại	khu	nuôi	tôm	hùm	(7/18	mẫu,	
chiếm	38,9%)	và	mẫu	nước	ven	bờ	(5/18	mẫu,	
chiếm	27,8%)	(bảng	2	và	hình	1).
48
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 5 - 2019
Theo	 báo	 cáo	 Quy	 hoạch	 nuôi	 trồng	 thủy	
sản	nước	lợ,	mặn	vùng	ven	biển	tỉnh	Phú	Yên	
đến	 năm	 2025,	 tầm	 nhìn	 đến	 năm	 2030	 [5],	
khả	 năng	 trao	 đổi	 nước	 và	 độ	 sâu	 trung	 bình	
vùng	nước	nuôi	tôm	hùm	ở	phường	Xuân	Yên	
thấp	hơn	so	với	vùng	nuôi	xã	Xuân	Phương	và	
phường	Xuân	Thành.	Đây	chính	là	nguyên	nhân	
quan	trọng	đã	làm	cho	số	lượng	Vibrio	tổng	số	
trong	nước	ở	vùng	nuôi	tôm	hùm	phường	Xuân	
Yên	cao	hơn	ở	Xuân	Phương	và	Xuân	Thành.	
Theo	Lê	Thị	Nam	Thuận	và	Hoàng	Thị	Hà	
Giang	(2017)	[7],	vùng	nuôi	tôm	hùm	xã	Xuân	
Hình 1. Diễn biến số lượng Vibrio trong nước theo các vùng địa lý khác nhau
ở vịnh Xuân Đài năm 2018 
(A: Ven bờ -VB; B: Khu nuôi -KN; C: Phía ngoài vùng nuôi- PN)
B
A
C
49
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 5 - 2019
Phương	 được	 che	 chắn	 sóng,	 gió	 tốt	 hơn	 các	
vùng	nuôi	thuộc	phường	Xuân	Thành	nên	khả	
năng	trao	đổi	nước	trong	và	ngoài	vịnh	ở	Xuân	
Thành	tốt	hơn	ở	Xuân	Phương.	Ngoài	ra,	theo	
phòng	Tài	nguyên	Môi	trường	thị	xã	Sông	Cầu,	
một	số	vùng	nuôi	thuộc	xã	Xuân	Phương	(Dân	
Phú	1	và	Dân	Phú	2)	hoạt	động	 thu	gom	chất	
thải	 nuôi	 trồng	 thủy	 sản	 trên	 biển	 chưa	 đến	
được	vị	 trí	 tập	kết	 chất	 thải	 trên	bãi	 biển	 của	
các	hộ	nuôi	(cách	xa	đường	giao	thông	chính,	
xe	thu	gom	không	có	đường	vào,	chưa	có	điểm	
tập	kết	trung	chuyển),	nên	chất	thải	phát	sinh	từ	
nuôi	lồng/bè	trong	địa	bàn	chưa	được	thu	gom	
triệt	để.	Điều	này	lí	giải	tại	sao	số	lượng	Vibrio	
tổng	số	trong	nước	ở	vùng	nuôi	phường	Xuân	
Thành	thấp	hơn	ở	Xuân	Phương.
Như	vậy,	từ	những	kết	quả	phân	tích	đã	nêu	
ở	 trên	 có	 thể	 thấy	 rằng	 số	 lượng	Vibrio	 trong	
nước	 theo	 các	 vùng	 địa	 lý	 khác	 nhau	 ở	 vịnh	
Xuân	Đài	có	sự	khác	nhau,	vùng	nuôi	tôm	hùm	
lồng	thuộc	phường	Xuân	Yên,	mẫu	nước	có	số	
lượng	Vibrio vượt	ngưỡng	cao	nhất,	kế	đến	là	
vùng	nuôi	thuộc	xã	Xuân	Phương	và	cuối	cùng	
là	Xuân	Thành.
3.1.2. Số lượng Vibrio trong nước ở các vị trí 
và thời gian thu mẫu khác nhau theo mặt cắt 
ngang vịnh Xuân Đài
Khi	 so	 sánh	 số	 lượng	 Vibrio	 trong	 môi	
trường	nước	ở	các	vị	trí	thu	mẫu:	ven	bờ,	khu	
nuôi	 và	 phía	 ngoài	 khu	 nuôi	 của	 vịnh	 Xuân	
Đài	(các	khu	vực	Xuân	Phương,	Xuân	Yên	và	
Xuân	Thành)	cho	thấy,	có	35/54	mẫu	thu	ở	khu	
nuôi	 tôm	hùm,	 chiếm	64,8%;	 33/54	mẫu	 thu	
ven	 bờ,	 chiếm	61,1%;	 17/54	mẫu	 thu	 ở	 phía	
ngoài	 khu	 nuôi,	 chiếm	 31,5%,	 vượt	 ngưỡng	
giới	 hạn	 cho	 phép	 (bảng	 1	 và	 hình	 2).	 Như	
vậy,	số	lượng	Vibrio trong	nước	vượt	ngưỡng	
ở	khu	nuôi	tôm	hùm	và	ở	vùng	ven	bờ	chiếm	
tỷ	lệ	cao	hơn	so	với	ở	phía	ngoài	khu	nuôi	tôm	
hùm.	Điều	 này	 chứng	 tỏ	 rằng,	 các	 sản	 phẩm	
thải	trong	quá	trình	nuôi	tôm	hùm	lồng	và	hoạt	
động	sinh	hoạt	của	cộng	đồng	người	dân	ven	
bờ	vịnh	Xuân	Đài	có	ảnh	hưởng	nhất	định	đến	
việc	gia	 tăng	số	 lượng	Vibrio	 trong	 thủy	vực	
nước	nuôi	tôm	hùm	lồng	của	khu	vực.	Do	vậy,	
người	nuôi	tôm	hùm	lồng	và	cộng	đồng	người	
dân	sống	ven	vịnh	Xuân	Đài	cần	 tăng	cường	
thu	 gom	 và	 xử	 lý	 chất	 thải	 (chất	 thải	 trong	
quá	 trình	 nuôi	 và	 chất	 thải	 sinh	 hoạt)	 nhằm	
hạn	chế	thấp	nhất	lượng	chất	thải	đổ	vào	vịnh,	
từ	đó	giảm	thiểu	nguy	cơ	gia	tăng	mầm	bệnh	
(Vibrio)	trong	thủy	vực	nuôi.	
Ngoài	ra,	số	lượng	Vibrio	trong	môi	trường	
nước	 vịnh	 Xuân	 Đài	 thường	 rất	 cao	 (≥104	
cfu/ml)	 ở	 ven	 bờ	 và	 khu	 nuôi	 tôm	 hùm	 giai	
đoạn	 tháng	4-6/2018,	 cá	biệt	ở	Xuân	Yên	có	
số	 lượng	Vibrio	 cao	 bất	 thường	 vào	 đợt	 thu	
mẫu	 đầu	 tháng	 8/2018	 (hình	 2).	 Đây	 là	 thời	
gian	 nắng	 nóng	 nhất	 của	 khu	 vực,	 làm	 nhiệt	
độ	 tăng	 cao,	 sự	 phân	 hủy	 các	 chất	 hữu	 cơ	
tích	 tụ	ở	nền	đáy	vùng	nuôi	diễn	ra	mạnh,	 là	
cơ	hội	tốt	để	các	tác	nhân	gây	bệnh,	đặc	biệt	
là	 vi	 khuẩn	nhóm	Vibrio	 phát	 triển	mạnh	 (vì	
vi	 khuẩn	 này	 ưa	 phát	 triển	 ở	 nhiệt	 độ	 cao),	
làm	 tăng	nguy	cơ	 tôm	hùm	nuôi	nhiễm	bệnh	
do	 vi	 khuẩn	 (Vibriosis).	 Do	 vậy,	 người	 nuôi	
tôm	hùm	lồng	ở	vịnh	Xuân	Đài	cần	theo	dõi,	
kiểm	 tra	 tôm	 nuôi	 thường	 xuyên,	 phát	 hiện	
những	bất	thường	về	sức	khỏe	tôm	hùm	nuôi	
để	 có	 biện	 pháp	 xử	 lý	 kịp	 thời.	 Đồng	 thời,	
trước	 và	 trong	 giai	 đoạn	 nắng	 nóng,	 cần	 bổ	
sung	 vitamin,	 khoáng	 chất	 và	 các	 hoạt	 chất	
sinh	học	làm	tăng	sức	đề	kháng	tôm	hùm	nuôi	
để	tôm	chống	chịu	với	những	bất	lợi	của	môi	
trường	do	thời	tiết	nắng	nóng.	Ngoài	ra,	người	
nuôi	tôm	cũng	cần	chú	ý	đến	màu	nước	trong	
khu	vực	đặt	 lồng	nuôi	để	có	biện	pháp	xử	 lý	
kịp	 thời	 khi	 màu	 nước	 thay	 đổi	 bất	 thường	
(chuyển	màu	đỏ	hay	xanh	đậm).	Cần	nâng	cao	
hay	dịch	chuyển	lồng	đến	vị	trí	có	nguồn	nước	
lưu	thông	tốt	hơn	và	giảm	ngay	lượng	thức	ăn	
cho	tôm	hùm	ăn	hàng	ngày	khi	có	hiện	tượng	
màu	nước	thay	đổi.
Như	vậy,	có	thể	thấy	rằng	số	lượng	Vibrio	trong	
nước	ở	các	vị	trí	và	thời	gian	thu	mẫu	khác	nhau	
theo	mặt	cắt	ngang	vịnh	Xuân	Đài	cũng	có	sự	thay	
đổi	khác	nhau.	Số	lượng	Vibrio trong	nước	ở	khu	
nuôi	tôm	hùm	và	vùng	ven	bờ	chiếm	tỷ	lệ	cao	hơn	
so	với	ở	phía	ngoài	khu	nuôi	tôm	hùm.	Đồng	thời	
theo	 thời	 gian	 trong	 năm,	 từ	 tháng	 4-6/2018,	 số	
lượng	Vibrio	trong	nước	cao	hơn	so	với	các	tháng	
còn	lại	trong	thời	gian	khảo	sát.
50
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 5 - 2019
Hình 2. Diễn biến số lượng Vibrio trong nước ở các vị trí và thời gian thu mẫu
 khác nhau theo mặt cắt ngang vịnh Xuân Đài năm 2018 
(A: Xuân Phương, B: Xuân Thành; C: Xuân Yên; VB – ven bờ, KN – khu nuôi, PN – phía ngoài vùng nuôi)
3.2. Kết quả khảo sát số lượng vi khuẩn Vibrio 
trong môi trường trầm tích vùng nuôi tôm 
hùm lồng vịnh Xuân Đài
Kết	quả	phân	tích	18	mẫu	trầm	tích	vào	các	tháng	
3,	6	và	8/2018	(mỗi	tháng	2	đợt)	cho	thấy	số	lượng	vi	
khuẩn	Vibrio	tổng	số	dao	động	từ	1,4	x	103	đến	4,3	
x	104	cfu/g,	cao	nhất	vào	cuối	 tháng	6/2018	ở	cả	3	
vùng:	Xuân	Phương,	Xuân	Thành	và	Xuân	Yên	(hình	
3).	Ngoài	ra,	kết	quả	từ	hình	3	cũng	ghi	nhận	mật	độ	
Vibrio	tại	vùng	nuôi	tôm	hùm	lồng	ở	Xuân	Yên	cao	
hơn	ở	vùng	nuôi	Xuân	Phương	và	Xuân	Thành,	tăng	
mạnh	trong	tháng	6/2018.	Nhìn	chung,	vi	khuẩn	Vibrio	
hiện	diện	trong	trầm	tích	tại	các	vùng	nuôi	tôm	hùm	
lồng	ở	vịnh	Xuân	Đài	năm	2018	đều	lớn	hơn	103	cfu/g	
trầm	tích,	nên	có	nguy	cơ	lây	nhiễm	vào	môi	trường	
nước	gây	ảnh	hưởng	đến	tôm	hùm	nuôi.	Do	vậy,	người	
nuôi	tôm	hùm	lồng	ở	khu	vực	vịnh	Xuân	Đài,	đặc	biệt	
vùng	nuôi	Xuân	Yên	cần	lưu	ý	lựa	chọn	vị	trí	đặt	lồng	
có	độ	sâu	phù	hợp,	không	đặt	lồng	sát	đáy	nhằm	hạn	
chế	ảnh	hưởng	của	các	tác	nhân	gây	bệnh	(Vibrio)	cho	
tôm	hùm	nuôi	lồng	ở	khu	vực.	
A
B
C
51
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 5 - 2019
IV. KẾT LUẬN
Mật	độ	vi	khuẩn	Vibrio	trong	môi	trường	nước	
nuôi	tôm	hùm	lồng	ở	vịnh	Xuân	Đài	có	hơn	một	
nửa	(52,5%)	số	mẫu	khảo	sát	trong	năm	2018	vượt	
ngưỡng	giá	 trị	 giới	 hạn	 cho	phép	 theo	qui	 định.	
Trong	đó,	vùng	nuôi	Xuân	Yên	có	số	lượng	mẫu	
vượt	ngưỡng	cho	phép	cao	nhất	(72,2%),	tiếp	đến	
là	Xuân	 Phương	 (63,0%)	 và	 cuối	 cùng	 là	Xuân	
Thành	 (22,2%).	Ngoài	 ra,	 tại	 các	 vị	 trí	 thu	mẫu	
theo	mặt	cắt	ngang:	ven	bờ,	khu	vực	đặt	lồng	nuôi	
và	phía	ngoài	vùng	nuôi,	số	lượng	Vibrio/mẫu	thu	
vượt	ngưỡng	ở	khu	nuôi	tôm	hùm	và	ở	vùng	ven	
bờ	chiếm	tỷ	lệ	cao	hơn	so	với	ở	phía	ngoài	khu	vực	
lồng	nuôi.	Đồng	thời,	giai	đoạn	từ	tháng	4-6/2018,	
số	lượng	Vibrio	trong	môi	trường	nước	thường	rất	
cao	(≥104	cfu/ml)	ở	ven	bờ	và	khu	vực	đặt	 lồng	
nuôi.
Số	lượng	Vibrio	 trong	trầm	tích	tại	vị	 trí	đặt	
lồng	 nuôi	 tôm	 hùm	 cao	 nhất	 vào	 cuối	 tháng	
6/2018	ở	cả	3	vùng:	Xuân	Phương,	Xuân	Thành	
và	Xuân	Yên;	 trong	đó,	ở	Xuân	Yên	cao	hơn	ở	
vùng	nuôi	Xuân	Phương	và	Xuân	Thành.
Lời cảm ơn: Xin chân thành cảm ơn tập thể 
cán bộ Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh 
thủy sản miền Trung, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 
Thủy sản III đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi 
về hóa chất, môi trường và trang thiết bị trong 
quá trình phân tích mẫu. Nghiên cứu này là một 
phần kết quả của nhiệm vụ "Quan trắc, cảnh báo 
và giám sát môi trường vùng nuôi tôm nước lợ, 
nuôi tôm hùm tập trung tại một số tỉnh Nam Trung 
Bộ", do Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh 
thủy sản miền Trung thực hiện trong năm 2018.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.	 Nguyễn	Đức	Ái,	Trịnh	Thế	Hiếu	(2001).	Về một 
số đặc điểm trầm tích tầng mặt đáy vịnh Xuân 
Đài, tỉnh Phú Yên.	Tuyển	 tập	Nghiên	 cứu	biển,	
2001,	tập	11,	79-88.
2.	 Bộ	 Tài	 nguyên	 và	 môi	 trường	 (1995).	 TCVN	
5998:1995	(ISO	5667-9:	1992).	Chất	lượng	nước	
-	lấy	mẫu	-	hướng	dẫn	lấy	mẫu	nước	biển.
3.	 Bộ	 Tài	 nguyên	 và	 môi	 trường	 (2008).	 TCVN	
6663-6:2008	 (ISO	 5667-6:2005).	 Chất	 lượng	
nước	 -	 Lấy	 mẫu-	 hướng	 dẫn	 bảo	 quản	 và	 vận	
chuyển	mẫu	nước	biển.
4.	 Bộ	Thủy	sản	(1997).	TCN	101:1997	(1997).	Quy	
trình	kiểm	dịch	động	vật	 thuỷ	 sản	và	 sản	phẩm	
động	vật	thuỷ	sản.
5.	 Dự	án	nguồn	lợi	ven	biển	vì	sự	phát	triển	bền	vững	
(CRSD-	 Cr	 5113-VN)	 (2016).	 Quy hoạch nuôi 
trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh 
Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.	
6.	 Võ	Văn	Nha	(2018).	Khảo	sát,	đánh	giá	hiện	trạng	
chất	lượng	môi	trường	và	đề	xuất	giải	pháp	nâng	
cao,	hạn	chế	ô	nhiễm	môi	trường	vùng	nuôi	tôm	
hùm	tại	Vịnh	Xuân	Đài,	 tỉnh	Phú	Yên,	Báo cáo 
tổng kết nhiệm vụ cấp Bộ,	Viện	Nghiên	cứu	Nuôi	
trồng	Thủy	sản	III,	Nha	Trang.
7.	 Lê	Thị	Nam	Thuận,	Hoàng	Thị	Hà	Giang	(2017),	
Một số dẫn liệu về môi trường và dịch bệnh vùng 
nuôi trồng thủy sản ở vịnh Xuân Đài, tỉnh Phú 
Yên,	Hội	nghị	Khoa	học	toàn	quốc	về	sinh	thái	và	
tài	nguyên	sinh	vật	lần	thứ	7,	Hà	Nội.
Ngày	nhận	8-5-2019
Ngày	phản	biện	20-5-2019
Ngày	đăng	1-7-2019
Hình 3. Diễn biến số lượng vi khuẩn Vibrio trong mẫu trầm tích tại các khu vực 
nuôi tôm hùm lồng tập trung thuộc vịnh Xuân Đài năm 2018

File đính kèm:

  • pdfket_qua_khao_sat_so_luong_vi_khuan_vibrio_trong_moi_truong_n.pdf