Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam

TÓM TẮT

Cá cảnh biển hiện đang là đối tượng xuất khẩu đầy tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao cho người

dân. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá cảnh biển được đánh bắt ngoài tự nhiên bằng hóa chất đã dẫn đến

nhiều loài cá cảnh biển có nguy cơ nằm trong sách đỏ. Cá Bá chủ (Pterapogon kauderni) có màu

sắc đẹp và dễ nuôi nên được người chơi cá cảnh trong nước và thế giới ưa chuộng. Loài cá này đang

bị khai thác quá mức ngoài tự nhiên và được liệt vào danh sách đỏ của tổ chức IUCN. Do đó, việc

nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này tại Việt Nam là cần thiết nhằm tiến đến mục tiêu xuất khẩu.

Cá Bá chủ nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn với công thức thức ăn bao gồm: Artermia trưởng thành

làm giàu HUFA, tép bò (Macrobrachium lanchesteri), cá bảy màu (Poecilia reticulata), và vitamin

tổng hợp, kết quả cho tỉ lệ thành thục từ 70-80% và tỉ lệ thụ tinh đạt 90,4% sau thời gian nuôi vỗ 4

tháng. Tỉ lệ nở của trứng đạt 22,7% sau thời gian ấp từ 12-15 ngày ở nhiệt độ 28-30oC. Tỉ lệ sống

của cá giống đạt 96,7% sau 30 ngày ương. Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Bá chủ thành công hứa

hẹn cho sản xuất quy mô thương mại phục vụ xuất khẩu.

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 11820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam

Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá bá chủ (Pterapogon kauderni Kaumans, 1933) tại Việt Nam
ống, phát triển tuyến sinh dục và tỉ 
lệ thành thục. 
 Phương pháp thực hiện tiêu bản mô 
học tuyến sinh dục
Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh 
dục theo kết quả quan sát tiêu bản mô học theo 
thang phân chia của Sakun và Buckaja (1968). 
Đánh giá tỉ lệ thành thục khi noãn bào và tinh 
sào ở giai đoạn IV.
2.2.3. Ương nuôi cá bột thành cá giống
 Phương pháp ấp trứng
Cá đực ấp chung trong bể nuôi với cá khác 
trong 10 ngày (lúc trứng bắt đầu có điểm mắt) 
(Hình 2, Hình 3), sau đó tách trứng ấp riêng 
trong khay với hệ thống tuần hoàn (Hình 4). 
Quy trình xử lý trứng trong quá trình ấp: hàng 
ngày xử lý trứng với Malachite green 1ppm và 
H2O2 (50ppm) trong 30 phút, xử lý trứng 2 lần/
ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
Hình 2. Trứng xuất hiện điểm mắt sau 10 ngày 
và được ấp trong hệ thống tuần hoàn.
Hình 3. Cá đực ấp trứng nuôi chung trong bể 
(màu đỏ biểu thị cá đực ấp trứng).
90 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Hình 4. Hệ thống ấp (đèn UV, máy bơm lọc, cột lọc 0,5μm).
 Bố trí thí nghiệm ấp trứng
Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức bao gồm: 
NT1 (cá đực tự ấp trứng trong 10 ngày): cho cá 
đực ấp chung trong bể nuôi với cá khác trong 
10 ngày (lúc trứng bắt đầu có điểm mắt) (Hình 
2), sau đó tách trứng ấp riêng trong khay với hệ 
thống tuần hoàn (Hình 4); NT2 (ấp trứng nhân 
tạo): tách trứng từ miệng cá đực sau 3 ngày, ấp 
trong khay trong hệ thống tuần hoàn (Hình 4). 
Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần (mỗi ổ trứng đại 
diện cho 1 lần lặp lại). Đánh giá hiệu quả của 
hai phương pháp ấp thông qua tỉ lệ nở.
 Phương pháp ương cá bột lên cá giống 
Cá bột được bố trí ương trong bể kính với 
hệ thống tuần hoàn. Ương trong bể kính có thể 
tích 10 lít, 3 con/lít (30 con/bể), độ mặn 30ppt, 
nhiệt độ 28oC, pH 8-8,5, độ kiềm 100-150 mg 
CaCO3/lít, ánh sáng 2000 lux, thời gian chiếu 
sáng 12 giờ sáng và 12 giờ tối. Thời gian ương 
trong 1 tháng.
 Thí nghiệm ảnh hưởng thức ăn lên tỉ 
lệ sống cá bột lên cá giống
Thí nghiệm bao gồm: Nghiệm thức 1 (NT1): 
Luân trùng Brachionus plicatilis (3-5 ngày) và 
Artemia nauplii làm giàu HUFA (6-15 ngày), 
Artermia trưởng thành làm giàu HUFA (Al-
gamac-2000), Moina, copepod (16-30 ngày); 
Nghiệm thức 2 (NT2): Artermia nauplii (1-15 
ngày) và Artermia trưởng thành được làm giàu 
HUFA (Algamac-2000), Moina và Copepod; 
Nghiệm thức 3 (NT3). Thức ăn tổng hợp NRD 
(Inve). Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. 
Đánh giá tỉ lệ sống ở các nghiệm thức và các 
giai đoạn phát triển cá bột lên cá giống. 
2.2.4. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê (p<0,05) 
bằng phần mềm SPSS version 16.0 với sự phân 
tích One-Way Anova và phép kiểm định Du-
can. Sử dụng kiểm định t đối với hai mẫu độc 
lập (Independent – Sample T Test). Các số liệu 
phần trăm được chuyển sang số thập phân bằng 
hàm Asin. 
III. KẾT QUẢ 
3.1. Nuôi vỗ cá Bá chủ trong hệ thống 
tuần hoàn
3.1.1. Môi trường nuôi
Trong suốt quá trình nuôi vỗ cá Bá chủ trong 
hệ thống tuần hoàn, các yếu tố môi trường duy 
trì ổn định và phù hợp cho nuôi vỗ cá Bá chủ. 
Nhiệt độ trung bình: 27,5±1,0oC, pH: 7,8±0,2, 
ammonia tổng số: 0,025±0,001 mg/l, nitrite: 
0,020±0,001 mg/l, nitrate: 17,2±9,3 mg/l, độ 
kiềm: 144,7±22,6 mg/l (Bảng 1). 
91TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 1. Thông số môi trường nuôi vỗ cá Bá 
chủ trong hệ thống tuần hoàn sau 6 tháng
Thông số môi trường Trung bình
Nhiệt độ (oC) 27,5±1,0
Độ mặn (‰) 34,2±1,4
pH 7,8±0,2
NH3-N (mg/l) 0,025±0,001
NO2-N (mg/l) 0,010±0,005
NO3-N (mg/l) 17,2±9,3
Độ kiềm (mg/l) 144,7±22,6
3.1.2. Tăng trưởng và tỉ lệ sống
Sau thời gian nuôi vỗ 4 tháng cho thấy 
tăng trưởng (chiều dài và khối lượng) và tỉ lệ 
sống của cá khi nuôi trong hệ thống bể kính 
khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các 
nghiệm thức. Cá có có chiều dài 4,17cm và 
khối lượng 4,67 g/con (NT-K1), và chiều dài 
4,13cm và khối lượng 4,47g/con (NT-K2). Tỉ 
lệ sống đạt 76,7% (NT-K1) và 83,3% (NT-K2) 
(Bảng 2).
Bảng 2. Tăng trưởng của cá Bá chủ được nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn bể kính sau 4 tháng. 
Số liệu là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (n=23-30). Chữ cái thường của cùng 1 cột biểu thị 
sự khác biệt có ý nghĩa với P<0,05.
Nghiệm thức
Chiều dài (cm) Khối lượng (g) Tỉ lệ sống (%)
0 tháng 4 tháng 0 tháng 4 tháng
NT-K1 3,57 ± 0,52a 4,17 ± 0,64a 2,53 ± 0,40a 4,67 ± 1,09a 76,7 ± 15,3a
NT-K2 3,58 ± 0,28a 4,13 ± 0,65a 2,58 ± 0,42a 4,47 ± 0,98a 83,3 ± 11,5a
P (2-tailed) 0,969 0,551 0,709 0,347 0,184
92 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.1.3. Các chỉ tiêu sinh học sinh sản trong quá trình nuôi vỗ thành thục
	Phát triển tuyến sinh dục 
Hình 5. Mô học tuyến sinh dục đực (A, B) và tuyến sinh dục cái 
(C, D: noãn bào giai đoạn II-III; E, F: noãn bào giai đoạn IV).
93TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Bảng 3. Tỉ lệ thành thục của cá Bá chủ
Số lượng mẫu NT1 NT2
1 IV IV
2 III IV
3 III III
4 IV IV
5 IV IV
6 III III
7 IV IV
8 IV VI
9 IV IV
10 IV IV
Tỉ lệ thành thục 
giai đoạn IV 70% 80%
Sau thời gian nuôi vỗ 4 tháng, tiến hành 
kiểm tra mô học tuyến sinh dục cái và đực (Hình 
Hình 6. Trứng cá ở nghiệm thức NT-K2 (A) và NT-K1 (B).
5). Kết quả cho thấy tỉ lệ thành thục của cá (cá 
cái và cá đực) ở giai đoạn IV của NT1 đạt 70% 
thấp hơn so với NT2 đạt 80% (Bảng 3).
Kiểm tra chất lượng trứng của cá ở hai 
nghiệm thức thức ăn, kết quả cho thấy trứng cá 
ở nghiệm thức NT-K2 có sắc tố màu đỏ (Hình 
6), tỉ lệ thụ tinh đạt 90,4±4,6% (Bảng 4) ở 
nghiệm thức NT-K2 cao khác biệt có ý nghĩa so 
với nghiệm thức NT-K1. 
Bảng 4. Tỷ lệ thụ tinh. Số liệu biểu thị trung 
bình và độ lệch chuẩn (n=6). 
Các chữ cái (thường và hoa) biểu thị sự khác 
nhau giữa các nghiệm thức thức ăn 
trong cùng hệ thống với xác suất p<0,05.
Nghiệm thức Tỉ lệ thụ tinh (%)
NT-K1 45,8±5,2b
NT-K2 90,4±4,6a
94 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.2. Ấp trứng
Tỉ lệ nở ở NT1 (22,7±1,5%) cao khác biệt 
có ý nghĩa so với NT2 (16,8±0,8%) (Hình 7, 
Bảng 5).
Hình 7. Tỉ lệ nở ở 2 phương pháp ấp.
Trứng sau khi đẻ có kích thước trung bình 
3,1 mm, chiều dài cá bột mới nở đạt trung bình 
7 mm, thời gian nở từ 12-15 ngày ở nhiệt độ 28-
30oC (Hình 8). 
Bảng 5. Tỉ lệ sống của cá bột khi ương ở các 
nghiệm thức thức ăn khác nhau 
sau thời gian 1 tháng tuổi
Nghiệm thức thức ăn Tỉ lệ sống (%)
NT1 91,1 ± 6,9a
NT2 96,7 ± 3,3a
NT3 11,1 ± 5,1b
Kết quả thử nghiệm các loại thức ăn khác 
nhau (Bảng 5) cho thấy tỉ lệ sống của cá bột 
ở NT1 (91,1±6,9%) và NT2 (96,7±3,3%) cao 
khác biệt có ý nghĩa so với NT3 (11,1±5,1%) 
sau thời gian ương 30 ngày. 
Hình 8. Các giai đoạn phát triển của cá Bá chủ từ trứng đến cá giống.
95TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.3. Ương cá bột lên cá giống
Các giai đoạn phát triển từ trứng - cá bột - 
cá giống (Hình 8): Trứng bắt đầu tạo đĩa phôi 
(discoidal) lúc 3-4 giờ sau khi trứng thụ tinh 
được hoạt hóa (activation).
• 3 ngày: Giai đoạn hình thành 12-15 đốt 
sống, dây sống hiện diện, một phần ba trứng 
chứa đầy noãn hoàn, đầu và thị giác bắt đầu 
hiện diện.
• 5-8 ngày: Mắt và dây sống hình thành rõ 
rệt, mạch máu phát triển.
• 12 ngày: Trứng nở thành cá bột và mang 
một túi noãn hoàn lớn.
• 15 ngày: Cá bột bắt đầu bắt mồi và hạt 
noãn hoàn bắt đầu thu nhỏ.
IV. THẢO LUẬN
Các yếu tố môi trường trên phù hợp cho 
nuôi vỗ cá cảnh biển (Vagelli, 1999; Vagelli and 
Volpedo, 2004). Sau thời gian nuôi vỗ 4 tháng, 
quan sát mô học của buồng trứng cho thấy có 
hai nhóm noãn bào phát triển không đồng bộ. 
Điều này phù hợp với nghiên cứu của Wallace 
và Selman (1981) là loài cá này thuộc loài cá đẻ 
trứng không đồng bộ.
Trong nghiên cứu này cho thấy cá tham 
gia sinh sản khi có kích thước chiều dài tổng 
từ 41,3-47,7 mm và khối lượng đạt từ 4,5-
5,6g/con. Theo nghiên cứu của Vagelli (2005), 
trong điều kiện phòng thí nghiệm, cá Bá chủ 
có thể tham gia sinh sản khi nuôi khoảng 8 
– 9 tháng tuổi với chiều dài chuẩn từ 35 mm 
khi được nuôi ở nhiệt độ 25 – 26oC (Marini 
và Vagelli, 2007). Kích thước về chiều dài 
cá bột phù hợp với nghiên cứu trước đây của 
(Vagelli, 1999). 
Theo nghiên cứu của Tucker (1998) và 
Marini (1996), thời gian nở của trứng dao động 
khoảng 20-28 ngày ở nhiệt độ 26oC. Tuy nhiên 
trong nghiên cứu này, thời gian nở của trứng 
dao động từ 13-15 ngày ở nhiệt độ 28-30oC. 
Điều này chứng tỏ nhiệt độ ảnh hưởng đến thời 
gian nở.
Theo Vagelli (2011), cá bột bắt đầu ăn Arte-
mia khi mới nở. Trong nghiên cứu này cho thấy 
luân trùng và Artemia đều dùng làm thức ăn giai 
đoạn đầu của cá Bá chủ. Theo Vagelli (2004) 
nghiên cứu ương nuôi cá bột lên cá giống cho 
thấy tỉ lệ sống tăng và hội chứng "shock" cá bột 
giảm khi cho ăn thức ăn Artemia làm giàu (tảo 
Schizochytrium sp., Algamac-2000) khác biệt 
có ý nghĩa so với khi ương bằng Artemia không 
làm giàu HUFA. 
V. KẾT LUẬN
• Cá Bá chủ nuôi vỗ trong hệ thống tuần 
hoàn đạt tỉ lệ thành thục từ 70-80% sau thời gian 
nuôi vỗ 4 tháng. Cá tham gia sinh sản khi đạt 
chiều dài chuẩn từ 41,3-47,7 mm và khối lượng 
đạt từ 4,5-5,6g/con. 
• Thức ăn thích hợp cho nuôi vỗ cá Bá 
chủ là kết hợp Artermia trưởng thành làm 
giàu HUFA, tép bò, cá bảy màu Guppy, và 
vitamin tổng hợp. Kết quả cho tỉ lệ thụ tinh 
đạt 90,4%.
• Tỉ lệ nở của trứng đạt 22,7% khi ấp trứng 
bằng miệng cá đực cho đến khi xuất hiện điểm 
mắt (10 ngày) sau đó trứng được tách ra ấp 
trong hệ thống tuần hoàn.
• Tỉ lệ sống của cá giống đạt 96,7% khi sử 
dụng thức ăn Artermia nauplii (1-15 ngày) và 
Artermia trưởng thành được làm giàu HUFA 
(Algamac-2000), Moina và Copepod trong giai 
đoạn ương.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học và 
Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ 
cho nghiên cứu này; cảm ơn Ban Lãnh Đạo và 
các anh, chị, em ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng 
Thủy sản 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong 
suốt quá trình thực hiện đề tài.
96 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAO KHẢO
Arvedlund, M., McCormick, M. I., and Ainsworth, T., 
2000. Effects of Photoperiod on Growth of Larvae 
and Juveniles of the Anemonefish Amphiprion 
melanopus. Naga, Worldfish Centre Quart.23, 18-
23.
Hopkins, S., Ako, H., and Tamaru, C.S.,2005. Manual 
for the production of the Banggai Cardinalfish, 
Pterapogon kauderni, in Hawaii. Rain Garden 
Ornamentals, College of Tropical Agriculture and 
Human resources, and University of Hawai’I Sea 
grant College Program. 28 pp.
IUCN. Banggai cardinalfish (Pterapogon kauderni), 
2007 IUCN Red lish of threatened species. IUCN 
The word conservation union.
Marini, F.,1996. My notes and observations on 
raising and breeding the Banggai cardinalfish. J. 
MaquaCulture4.
Marini, F., and Vagelli, A., 2007. The Banggai 
Cardinalfish: a 10 year update. Aquaculture and 
Fisheries.
Moorhead, J.A., and Zeng, C.2010. Development 
of captive breeding techniques for marine 
ornamental fish: a review. Reviews in Fisheries 
Science18, 4315-343.
Sakun, O.F., and Buckaja, N.A., 1968. Chu kỳ phát 
triển tuyến sinh dục của cá. 42 trang.
Tucker, J.W., J.R., 1998. Marine fish culture. ISBN 
0-412-07151-7. Kluwer Academic Publishers.
UNEP-WCMC. 2008. United Nations Monitoring 
Programme World Conservation Monitoring 
Centre (UNEP - WCMC), Global marine 
aquarium database . Cited from:  
-wcmc.org/marine/GMAD/ index.html.
Vagelli, A., 1999. The reproductive biology and 
early ontogeny of the mouthbrooding Banggai 
cardinalfish, Pterapogon kauderni (Perciformes, 
Apogonidae). Environ. Biol. Fish56. , 79-92.
Vagelli, A., 2005. Reproductive Biology, Geographic 
Distribution and Ecology of the Banggai 
Cardinalfish Pterapogon kauderni Koumans, 1933 
(Perciformes, Apogonidae), with Considerations 
on the Conservation Status of this Species in 
its Natural Habitat. Ph.D. Thesis. University of 
Buenos Aires. Argentina. 276pp. 
njaas.org/research/Ph.D.thesis_vagelli.pdf.
Vagelli, A., and Volpedo, A., 2004. Reproductive 
ecology of Pterapogon kauderni, an endemic 
apogonid from Indonesia with direct development. 
Environ. Biol. Fish70, 235-245.
Vagelli, A.A., 2004. Significant Increase in Survival 
of Captive-bred Juvenile Banggai Cardinalfish 
Pterapogon kauderni with an Essential Fatty Acid-
Enriched Diet. Journal of the World Aquaculture 
Society 35, 61-69.
Vagelli, A.A., 2011. The Banggai Cardinalfish: Natural 
History, Conservation, and Culture of Pterapogon 
kauderni. Wiley, Hoboken.
Vagelli, A.A., and Erdmann, M.V., 2002. First 
Comprehensive Ecological Survey of the 
Banggai Cardinalfish, Pterapogon kauderni. 
Environmental Biology of Fishes63, 1-8.
Wallace, R., and Selman, K., 1981. Cellular and 
dynamic aspects of oocyte growth in teleosts. Am. 
Zool.21, 325-343.
Wabnitz, C., Taylor, M., Green, E., and Razak, T. 
2003. From ocean to aquarium UNEP, World 
Conservation Monitoring Centre, Cambridge, 
UK.
97TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 7 - THÁNG 01/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
STUDY ON PROPAGATION OF BANGGAI CARDINALFISH
(Pterapogon kauderni KAUMANS, 1933) IN VIETNAM
Vo Minh Son1*, Trinh Quang Son1, Tran Nguyen Ai Hang1, Nguyen Thi Thu Thuy1
ABSTRACT
Marine ornamental fish is currently potential export with high value. However, most marine 
ornamental fish species are caught from the wild by using toxic chemicals leading to many of fish 
species at risk in the Red Book. Banggai Cardinalfish (Pterapogon kauderni) has beautiful colors 
and is easy to keep in marine aquarium in Viet Nam and the world. This species is currently over 
exploitated from the wild and listed as Critically Endangered on the IUCN. Hence, the studying 
on seed production of Pterapogon kauderni in Vietnam is necessary to reach the export target. P. 
kauderni was cultured in recirculation system and fed on enriched adult Artemia, freshwater shrimp 
(Macrobrachium lanchesteri), Guppy (Poecilia reticulata), and vitamine premix. The results 
showed the maturation of broodstock fish rate was 70-80% and fertilization rate was 90.4% after 4 
months of culture period. The hatching rate was 22.7% after 12-15 days of incubation at 28-30oC. 
The survival rate of 30 day aged fingerling was 96.7%. Sucessful seed production of P. kauderni 
will give an opportunity for large commercialization and export to the world market. 
Keywords: Banggai cardinalfish, Pterapogon kauderni, seed production, larval rearing.
Người phản biện: TS. Nguyễn Tuần
Ngày nhận bài: 18/11/2015
Ngày thông qua phản biện: 18/12/2015
Ngày duyệt đăng: 25/12/2015
1. Experimental Biology Division, Reasearch Institute for Aquaculture No.2 
* Email: vominhson@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_sinh_san_nhan_tao_ca_ba_chu_pterapogon_kauderni_k.pdf