Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)

Phát huy sức mạnh của nhân dân là bài học lớn trong lịch sử dựng

nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, khi chiến tranh đã

lùi xa, nhiều sự việc xảy ra ở nước ta trong thời gian qua đã cho thấy ở

một số nơi còn có những biểu hiện của căn bệnh “xa dân”, không thực

sự coi trọng và biết dựa vào dân. Do đó, bài nghiên cứu này như một

minh chứng mạnh mẽ khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân trong

bất kể giai đoạn lịch sử nào, nhất là trong những năm tháng ác liệt nhất

của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-

1968) ở Hải Phòng. Bài viết sử dụng các phương pháp phổ quát của

khoa học lịch sử và thu thập tư liệu từ các văn kiện của các cấp Đảng

bộ, chính quyền địa phương, từ các công trình nghiên cứu trong và

ngoài nước, trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin. Kết quả nghiên cứu làm rõ những đóng góp nổi bật và vai trò

quan trọng của nhân dân Hải Phòng trong thắng lợi chung của Đảng

bộ, quân và dân thành phố Cảng trên mặt trận giao thông vận tải; từ đó

rút ra bài học quan trọng về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong

sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) trang 1

Trang 1

Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) trang 2

Trang 2

Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) trang 3

Trang 3

Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) trang 4

Trang 4

Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) trang 5

Trang 5

Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 5040
Bạn đang xem tài liệu "Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)

Huy động sức dân tham gia bảo đảm giao thông vận tải – Một thành công lớn của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)
tích cực rà quét bom mìn, thủy 
lôi, bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống; sử dụng mọi lực lượng, phương thức, 
phương tiện để tìm luồng, mở lối, thông đường. 
Như vậy, ngay những ngày đầu bước vào cuộc chiến đấu, việc huy động rộng rãi lực lượng 
toàn dân tham gia bảo đảm giao thông và bảo vệ vận tải đã là một nội dung quan trọng trong quá 
trình chỉ đạo đảm bảo GTVT của Đảng bộ Hải Phòng. Đối đầu với những vũ khí, phương tiện 
chiến tranh hiện đại của một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, Đảng bộ luôn xác định: trong điều 
kiện cơ sở vật chất của Thành phố còn thiếu thốn, lạc hậu thì việc phát huy nhân tố con người là 
một cách để bù đắp cho sức mạnh kỹ thuật. Vì vậy, tư tưởng dựa vào nhân dân, huy động sức dân 
trở thành tư tưởng xuyên suốt, được các cấp ủy đảng quán triệt trong mọi bước đi và mọi hoạt 
động. Nhưng điều quan trọng trước tiên là phải tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho nhân dân. 
Đầu tháng 5 năm 1965, Thành ủy Hải Phòng đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ 
biến rộng rãi Nghị quyết 11 của Trung ương Đảng cho không chỉ cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ 
trang mà còn đến toàn thể các tầng lớp nhân dân. Vì điều cần thiết và quan trọng nhất là phải làm 
cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhận rõ âm mưu và hành động mới của Mỹ, đánh giá đúng 
tương quan lực lượng cũng như hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ, xây dựng kinh tế, tầm quan 
trọng của việc đảm bảo GTVT. Từ đó tạo dựng niềm tin, sự phấn khởi, tinh thần quyết chiến, 
quyết thắng; sẵn sàng chiến đấu và công tác bất cứ nơi nào; sẵn sàng đánh bại bất cứ thủ đoạn 
chiến tranh nào của Mỹ. 
Trên cơ sở đó, Thành ủy, Ủy ban hành chính (UBHC) Thành phố quyết định phát động phong 
trào quần chúng rộng rãi “toàn dân đánh máy bay địch, toàn dân làm công tác giao thông vận tải” 
[10, tr. 18]; đồng thời chỉ đạo chặt chẽ việc phối hợp giữa ngành GTVT với các địa phương, các 
ngành liên quan. Trước hết, Thành ủy ra quyết định thành lập Đảng bộ ngành GTVT. Tiếp đến, 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 189 - 194 
 192 Email: jst@tnu.edu.vn 
Đảng bộ GTVT chỉ đạo mở Hội nghị cán bộ chủ chốt của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở 
trong ngành, hội nghị đại biểu các ngành liên quan để thống nhất nhận thức về vị trí, nhiệm vụ 
công tác trung tâm đột xuất của toàn Đảng bộ và quân dân Thành phố, bàn việc phân công và 
phối hợp đảm bảo GTVT. Ngay sau Hội nghị, những đảng viên, cán bộ tham gia có trách nhiệm 
tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân ở các khu phố, huyện, thị xã của mình hưởng ứng 
phong trào “toàn dân làm công tác giao thông vận tải” do Thành ủy phát động. Nhất là người dân 
ở các khu vực ven đường giao thông được quán triệt tinh thần chuẩn bị sẵn vật liệu để san lấp hố 
bom, khắc phục hậu quả do Mỹ đánh phá vào các tuyến đường, đảm bảo cho bộ đội cơ động 
chiến đấu và giao thông thông suốt. 
3.2. Vai trò và những đóng góp của quần chúng nhân dân trên mặt trận giao thông vận tải 
Nhờ có công tác chỉ đạo phát động, giáo dục, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân tham 
gia đảm bảo GTVT từ khá sớm nên trong khi Mỹ đánh phá liên tục vào các tuyến đường, ác liệt 
vào các phương tiện vận tải, thả bom nổ chậm nhưng GTVT ở Hải Phòng ngay cả trong những 
thời điểm khó khăn, phức tạp nhất cũng không bị ngưng trệ kéo dài. Ngoài lực lượng bảo đảm 
giao thông chuyên nghiệp thường xuyên trực chiến ở các địa bàn trọng điểm (như tuyến đường 
huyết mạch, cảng, cầu phà, bến, bãi,), dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, lực lượng bảo đảm 
GTVT nhân dân được tổ chức và ngày càng tăng cường. Ở các xã ven các đường 5, đường 10, 
đường 18 đã tổ chức được 250 đội bảo đảm giao thông với 2.788 người dân tham gia [11, tr. 
20]. Chiến tranh càng ác liệt, sự tham gia của quần chúng nhân dân càng đông đảo và tích cực 
hơn (Bảng 2). 
Bảng 2. Nhân dân Hải Phòng tham gia bảo đảm giao thông vận tải 
trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) 
 Năm 
Nội dung công việc 
1965 1966 1967 1968 
Số 
người 
Số ngày 
công 
Số 
người 
Số ngày 
công 
Số 
người 
Số ngày 
công 
Số 
người 
Số ngày 
công 
San lấp hố bom, giải phóng luồng đường 1.204 15.270 4.066 18.779 12.795 35.130 3.227 22.569 
Tham gia vận chuyển 4.335 11.375 3.754 8.123 5.313 15.456 954 5.635 
Xây dựng công trình giao thông 5.592 16.670 3.543 12.671 2.665 7.498 7.109 15.193 
(Nguồn: [11, tr. 45]) 
Ở những điểm xung yếu, mỗi khi bị đánh phá nghiêm trọng, từ cán bộ cho đến người dân đều 
có mặt và tham gia ứng cứu cầu, đường. Ở những thời điểm khó khăn, sự ủng hộ và chung tay 
góp sức của người dân trong đảm bảo GTVT lại càng trở nên rõ nét hơn. Khi các đoàn xe chở 
hàng, chi viện thiếu nơi ẩn náu, có nguy cơ bị không quân Mỹ phát hiện, nhân dân nhiều nơi đã 
nêu cao khẩu hiệu “nhường nhà để hàng, nhường làng để xe”. Nhân dân các xã ở ven các trục 
đường giao thông phát động phong trào mỗi người dân chuẩn bị sẵn vật liệu để chống lầy và khắc 
phục hậu quả bom mìn, nhanh chóng thông đường, thông xe. Riêng nhân dân huyện An Hải đã 
góp trên 1.000 ngày công và nhiều loại vật liệu để lấp hố, làm đường chỉ trong một tuần lễ “đoàn 
kết quân dân” do Thành ủy phát động năm 1965 [11, tr. 20]. 
Quần chúng nhân dân vừa là lực lượng tại chỗ đông đảo có thể tham gia nhanh chóng ứng 
cứu giao thông, vận tải vừa là những lực lượng bảo vệ không chuyên trong công tác bảo vệ 
kho tàng, hàng hóa, tài sản nhà nước và hàng viện trợ nước ngoài trong quá trình tiếp nhận, 
vận tải, lưu thông trên các tuyến đường Dân quân tự vệ và nhân dân các xã Tiên Cường, Tiên 
Tiến của huyện Tiên Lãng, mặc dù Mỹ đánh phá liên tục trên sông Mới nhưng đã dũng cảm 
cứu nước, cứu hàng, cứu phương tiện. Nhân dân các thôn chặt cành cây, lá chuối che giấu các 
sà lan để tránh máy bay Mỹ phát hiện. Các xã Quang Trung (An Lão), Lâm Động (Thủy 
Nguyên) nhờ tổ chức nhân dân ngày đêm quan sát, cảnh giác đã kịp thời phát hiện các đoạn 
Mỹ thả bom nổ chậm cho các tàu thuyền tránh khỏi khu vực nguy hiểm. Nhân dân các khu 
phố Hồng Bàng, Lê Chân nhanh chóng huy động mọi lực lượng, phương tiện sẵn có để giải 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 189 - 194 
 193 Email: jst@tnu.edu.vn 
quyết hậu quả khi bị Mỹ đánh phá, tự tổ chức các đội phá bom chưa nổ, tổ chức tuần tra bảo 
vệ an toàn cho các phương tiện hoạt động trên sông [11, tr. 33]. Một số gia đình như nhà bà 
Nguyễn Thị Lý (An Đồng, An Dương), ông Trịnh Văn Quy (Giang Biên, Vĩnh Bảo),... phá cả 
chuồng lợn, chuồng bò, lấy cả phản, cối xay, cối giã gạo, chặt hết tre nứa, cây cối trong vườn, 
thậm chí lấy cả hoành phi, câu đối đem ra lát đường đảm bảo cho xe vượt qua hố bom, đồng 
lầy hướng về tiền tuyến [11, tr. 36]. 
Không những vậy, nhân dân còn là lực lượng rộng khắp có thể hỗ trợ việc phát hiện máy bay, 
tìm kiếm và xử lý bom mìn, thủy lôi. Điển hình như ở xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo, nhờ sự chỉ 
dẫn của nhân dân, tính riêng trong ngày 5 tháng 8 năm 1967, lực lượng chuyên trách đã xác định 
được chính xác vị trí của 24 quả thủy lôi Mỹ ném xuống đoạn sông Chanh Chử; hay như ở xã Tiên 
Cường, huyện Tiên Lãng 4 ngày sau cũng phát hiện được 24 quả bom chờ nổ dọc hai bên bờ sông 
Mới [12, tr.17]. Trong vụ cháy kho dầu Thượng Lý ngày 13 tháng 6 năm 1966, hơn 1.000 dân quân 
tự vệ và nhân dân quanh khu vực kho dưới sự chỉ huy của Khu đội Hồng Bàng đã lao vào dập lửa, 
cứu tài sản, kịp thời ngăn không cho các thùng chứa xăng dầu trôi xuống sông Cấm, có thể gây 
cháy lớn và rất nguy hiểm nếu lan tới khu vực Cảng [11, tr. 23]. Trong quá trình tham gia, hỗ trợ 
đảm bảo GTVT, xuất hiện nhiều sáng kiến hay, tấm gương dũng cảm của những người nông dân 
vốn chỉ quen với đồng ruộng như chị Phạm Thị Thuận, xã viên hợp tác xã Nam Hải dùng thuyền 
ghép thành cầu phao đưa khẩu đội ĐKZ nhanh chóng đến vị trí chiến đấu; xã đội trưởng Nguyễn 
Xuân chỉ huy dân quân xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy dùng dây buộc mảnh tôn, kéo qua bom từ 
trường để phá nổ 4 quả bom ở Cầu Rào ngày 22 tháng 9 năm 1967 [12, tr. 18]. 
Xác định đảm bảo giao thông là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, toàn Đảng, toàn quân, toàn 
dân trên địa bàn Thành phố đã dồn tâm lực, trí tuệ và sẵn sàng hy sinh xương máu để hoàn thành. 
Mỗi con đường, nhịp cầu, bến cảng, nhà ga, dòng sông, luồng biển; mỗi đoàn tàu, đoàn xe, đoàn 
thuyền... đều là những chứng tích lịch sử cho tình đoàn kết quân dân. Được sự che chắn, hỗ trợ 
của nhân dân, lực lượng GTVT của Thành phố không chỉ bảo vệ được người, hàng hóa và 
phương tiện vận tải mà còn tạo ra nhiều phương thức vận chuyển, nhiều cách đánh trả và đối phó 
độc đáo, hữu hiệu với những thủ đoạn ngăn chặn của máy bay, tàu chiến Mĩ. Đó là việc vận 
chuyển bằng xe đạp thồ, xe trâu, xe cút kít; việc mở đường vòng tránh và tận dụng đường liên xã, 
liên thôn, là việc gùi cõng từng bao gạo, can xăng vượt qua trọng điểm. Điều đó khẳng định Đảng 
bộ Hải Phòng đã thành công khi phát động, tổ chức và phát triển lên một trình độ mới phong trào 
“toàn đảng, toàn quân, toàn dân làm công tác GTVT”. 
Trong 4 năm chiến đấu chống lại cuộc CTPH lần thứ nhất (1965-1968) của đế quốc Mỹ, quân 
dân Hải Phòng đã bắn rơi 217 máy bay Mỹ, huy động gần 1,2 triệu lượt người, góp hơn 8 triệu 
ngày công phục vụ chiến đấu, đảm bảo GTVT, vận chuyển hơn 300.000 chuyến hàng hóa, vũ khí 
ra tiền tuyến, không ngừng chi viện cho chiến trường miền Nam [13, tr. 74]. Những kết quả đó đã 
khẳng định bảo đảm sự lãnh đạo tập trung và đúng hướng của Đảng bộ là điều kiện tiên quyết 
cho mọi thắng lợi của quân dân Thành phố và tính đúng đắn, sáng tạo trong việc vận dụng và 
phát triển đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, khả năng phát huy sức mạnh tổng hợp để 
bảo đảm GTVT, góp phần vào chiến thắng chung cũng như để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho 
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 
Một trong những bài học lịch sử quan trọng nhất đó là phải luôn giữ gìn, bảo vệ và tăng cường 
mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân. Sức mạnh tổng hợp để đánh địch trên 
bất kỳ mặt trận nào đều bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm bất khuất 
của dân tộc, là sự thấm nhuần sâu sắc chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhưng cần 
kết hợp với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và công tác vận động quần chúng, làm cho mối 
quan hệ giữa Đảng và quần chúng ngày càng chặt chẽ, củng cố được lòng tin tuyệt đối của quần 
chúng đối với Đảng, phát huy được nhiệt tình cách mạng và khả năng to lớn của quần chúng vào 
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nếu tinh thần, quyết tâm của mỗi người 
dân được nêu cao như khẩu hiệu “Tim có thể ngừng đập, mạch máu giao thông quyết không 
ngừng chảy”, bất kỳ Đảng bộ nào cũng có cơ sở để vững tin vào chiến thắng. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 189 - 194 
 194 Email: jst@tnu.edu.vn 
4. Kết luận 
Quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, trong quá 
trình lãnh đạo đảm bảo GTVT những năm 1965-1968, Đảng bộ Hải Phòng đã biết động viên sức 
mạnh toàn dân, khơi dậy lòng yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó xây dựng ý chí, quyết 
tâm của mỗi người dân không ngại khó, ngại khổ, vượt lên bom đạn của kẻ thù để góp phần mình 
vào sự nghiệp chung của dân tộc. Được sự ủng hộ của nhân dân Thành phố, Đảng bộ Hải Phòng đã 
sớm triển khai thế trận toàn dân, coi nhân dân là lực lượng quan trọng trong việc bảo đảm GTVT, 
chi viện tiền tuyến. Tin tưởng sự lãnh đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương, hưởng ứng 
phong trào “toàn dân làm công tác giao thông vận tải”, đông đảo các tầng lớp nhân dân của Hải 
Phòng đã tạo nên một mạng lưới công binh nhân dân rộng khắp, kịp thời phát hiện, xử lý bom 
mìn, thủy lôi; hỗ trợ vận tải, ứng cứu giao thông và giải phóng luồng đường, góp phần vào những 
chiến thắng lịch sử của Hải Phòng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ngày nay, bài học về 
huy động sức dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vẫn còn nguyên giá trị, càng cho thấy sự cần 
thiết hơn nữa phải giữ gìn, tăng cường mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa Đảng và nhân dân. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Hàng hải Việt Nam trong đề tài mã số DT20-
21.100. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] D. D. Dao, “People's transport in the war of liberation and the issue of promoting the power of people 
transport in the war to protect the country,” (in Vietnamese), Journal of People's Army, Sept. 4, 2014. 
[Online]. Available: https://www.qdnd.vn/tap-chi-hau-can-quan-doi/van-tai-nhan-dan-trong-chien-tranh 
-giai-phong-va-van-de-phat-huy-suc-manh-cua-van-tai-nhan-dan-trong-chien-tranh-bao-ve-toquoc463077. 
[Accessed March 12, 2021]. 
[2] D. T. Nguyen, “Some lessons learned about transportation during the resistance war against French 
colonialism,” (in Vietnamese), Journal of Transport and Communication, no. 4, pp. 5-7, 2005. 
[3] K. Ho, “An outline of the first period of the transport front against the sabotage war from 1964 to 
1967,” Journal of Military History, no. 6, pp. 18-21, 1998. 
[4] N. T. T. Kim, “Contributing to the understanding of the front to ensure road transport in the second 
destructive war of the US imperialism,” (in Vietnamese), Journal of Military History, vol. 191, pp. 38-
40, 2007. 
[5] T. B. Vu, “Hai Phong facts and fighting in the city,” (in Vietnamese), Journal of Military History, no. 
6, pp. 34-36, 1996. 
[6] T. T. S. Nguyen, “Some achievements in the rear construction work in Hai Phong under the leadership 
of the Party Committee of Hai Phong from 1965 to 1975,” Journal of Theoretical Education, vol. 211, 
pp. 66-68, 2014. 
[7] T. H. C. Nguyen, “Blockade and anti-blockade in hai Phong (1972-1973),” Journal of Military 
History, no. 6, pp. 16-19, 2009. 
[8] Q. D. Nguyen, Hai Phong twice anti-blockade. People's Army Publishing House, Hanoi, 1994. 
[9] Hai Phong Party Committee Executive Committee, Resolution No. 12-NQ / TU of the Meeting of the 
Standing Committee of Hai Phong City Party Committee on promoting the work of ensuring 
transportation in a new situation, Archives Hai Phong City Party Committee, August 6, 1965. 
[10] Hai Phong City Party Executive Committee, Resolution No. 05-NQ / TU of the Congress of the Party 
Committee of May 6, 7 and 21, 1965 on promoting the emulation movement for each person working 
by two against the US, save the country, be both productive and ready to fight, Archives of Hai Phong 
City Party Committee, 1965. 
[11] Hai Phong Department of Transport, Four-year review against the US (1965-1968), Archives of Hai 
Phong City Military Command, 1970. 
[12] Hai Phong City Administrative Committee, Report on summary of transportation assurance in 1967 
and orientation and tasks of transport assurance in 1968, File No. 958, Hai Phong City Archives and 
Records Department, 1967. 
[13] Hai Phong Military Command, Summary report on city protection war - Hai Phong industrial park, 
File No. 847, Archives of Hai Phong City Military Command, 1975. 

File đính kèm:

  • pdfhuy_dong_suc_dan_tham_gia_bao_dam_giao_thong_van_tai_mot_tha.pdf