Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017

TÓM TẮT Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của mật độ lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng nổi điệp quạt (Chlamys nobilis Reeve, 1852). Ấu trùng chữ D được nuôi trong 9 ngày cho đến giai đoạn đỉnh vỏ, ở 4 nghiệm thức mật độ khác nhau: (i) NT1 (2 con/mL), (ii) NT2 (4 con/mL), (iii) NT3 (6 con/mL), (iv) NT4 (8 con/mL) với thức ăn là hỗn hợp tảo Pavlova salina + Isochrysis galbana + Chromonas sp + Dicteria sp với tỷ lệ 1:1:1:1 có bổ sung Vitamin B, C và Calcium và Frippack, Lansy, No. Mật độ tảo là 10.000 -15.000 tế bào/mL; liều lượng vitamin, calcium là 0,1 g/m3/ngày, liều lượng thức ăn tổng hợp là 1g/m3/ngày. Số lần lặp là 3. Kết quả cho thấy mật độ ảnh hưởng lên sinh trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng điệp quạt. Ở NT1 (2 con/mL) và NT2 (4 con/mL), chiều cao vỏ ấu trùng điệp quạt lần lượt là 176,8µm và 176,5µm, chiều dài vỏ là 201,8µm và 201,6 µm và tỷ lệ sống là 40,5% và 35,5%, cao hơn 2 nghiệm thức còn lại (p < 0,05).="" do="" đó,="" mật="" độ="" ương="" ấu="" trùng="" điệp="" quạt="" thích="" hợp="" nhất="" là="" 2-="" 4="" con/ml.="" từ="" khóa:="" chlamys="" nobilis,="" điệp="" quạt,="" mật="" độ,="" sinh="" trưởng,="" tỉ="" lệ="" sống="">

ABSTRACT An experiment was carried out to evaluate the effect of density on growth and survival rate of scallop (Chlamys nobilis Reeve, 1852) at planktonic larval stage. D’S veliger larvae were reared for 9 days until Umbo stage, at four different density treatments: (i) NT1 (2 individuals/mL; (ii) NT2 (4 individuals/mL); (iii) NT3 (6 individuals/mL); and (iv) NT4 (8 individuals/mL) with food of algae mixture of Pavlova salina + Isochrysis galbana + Chromonas sp + Dicteria sp with a ratio of 1:1:1:1 and a supplement of Vitamin B, C and Calcium and Frippack, Lansy, No. Algae density was 10,000 -15,000 cells/mL; the doses of vitamine and calcium were 0.1g/m3/day, the dose of formulated food was 1g/m3/day. The number of replications was 3. The result showed that the density affected growths and survival rates of the larvae of scallops. At the NT1 (2 individuals/mL) and NT2 (4 individuals/mL), larvae’ shell heights were 176.8µm and 176.5µm, their shell lengths were 201.8µm and 201.6µm, respectively, their survival rates were 40.5% and 35.5%, respectively, higher than 2 other treatments (p < 0.05).="" therefore,="" the="" most="" suitable="" density="" of="" scallop="" d’s="" veliger="" larvae="" for="" rearing="" was="" 2-="" 4="">

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 1

Trang 1

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 2

Trang 2

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 3

Trang 3

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 4

Trang 4

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 5

Trang 5

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 6

Trang 6

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 7

Trang 7

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 8

Trang 8

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 9

Trang 9

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 96 trang xuanhieu 16140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2017
ịch vụ cung ứng được tính dựa trên nguồn 
tài nguyên cho thuê theo công thức sau: 
RR = TR – (IC + LC + UCF) với: RR (Resource 
Rent): Nguồn tài nguyên cho thuê, TR (Total 
revenue): Tổng doanh thu, IC (Intermediate 
consumption): Chi phí trung gian, LC (Labour 
cost = wages): Chi phí lao động (tiền công), 
UCF (User cost of fi xed assets): Khấu hao 
92 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
tài sản cố định. Đối với dịch vụ điều hòa – kiểm 
soát là đồng hóa carbon, các tác giả đã áp dụng 
giá trị chi phí xã hội về carbon (Social cost of 
carbon – SCC) năm 2010 là 32 USD/tấn CO2 
để tính toán. Về nhóm các dịch vụ văn hóa, giá 
trị giải trí tự nhiên được đánh giá dựa trên phí 
đầu vào của du khách và doanh thu của ngành 
du lịch sinh thái địa phương. Về khía cạnh đa 
dạng sinh học, cụ thể trong nghiên cứu là sinh 
cảnh của nhóm linh trưởng, các tác giả đã áp 
dụng “phương pháp định giá theo chuỗi thời 
gian” (following valuation method) bằng cách 
phân tích những chi phí liên quan đến phục hồi 
sinh cảnh của quần thể sinh vật được bảo tồn.
3. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái – thực tiễn áp 
dụng đối với quản lý môi trường biển
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments 
for Ecosystems Services-PES) hay còn gọi 
là chi trả dịch vụ môi trường (Payments for 
Environment Services-PES) là một công cụ 
kinh tế, sử dụng để những người được hưởng 
lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những 
người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển 
các chức năng của hệ sinh thái đó [1], [3]. Chi 
trả dịch vụ hệ sinh thái được xem là cơ chế 
nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch 
vụ sinh thái bằng cách kết nối người cung cấp 
dịch vụ và người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái. 
Hình 2. Khái niệm về những kết nối giữa cấu trúc và các chức năng của hệ sinh thái, dịch vụ hệ sinh thái, 
sản phẩm – hàng hóa, áp lực và chính sách
Nguồn: [6] (phỏng theo Haines –Young và Potschin, 2010)
*: - Marine Strategy Framework Directive (MFSD): Hướng dẫn khung hoạt động chiến lược về biển 
 - Water Framework Directive (WFD): Hướng dẫn khung hoạt động về nước
 - Baltic Sea Action Plan (BSAP): Kế hoạch hành động biển Baltic
Theo Huỳnh Thị Mai (2008) bốn loại dịch 
vụ là bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng 
sinh học, du lịch sinh thái và hấp thụ carbon 
bước đầu được thực hiện trong một số dự án 
nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thí điểm 
các mô hình PES ở Việt Nam [3]. Theo đó, Việt 
Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể 
về việc áp dụng PES ở môi trường trên cạn 
thông qua các mô hình và điểm trình diễn. 
Đối tượng phải chi trả là: Chính phủ trả cho 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 93
dịch vụ công (trồng rừng, rừng ngập mặn ven 
biển, rừng chắn sóng ven biển); các nhà 
máy điện, công ty sử dụng nước, người sử 
dụng dịch vụ do hệ sinh thái mang lại Có hai 
hình thức chi trả dịch vụ hệ sinh thái bao gồm: 
Chi trả trực tiếp (chi trả bằng tiền cho bên cung 
cấp dịch vụ, ví dụ: phí sử dụng nước, phí du 
lịch sinh thái, trả cho cộng đồng tham gia.) 
và Chi trả gián tiếp (không trả bằng tiền mặt 
mà tạo quyền sở hữu đất, xây dựng cơ sở hạ 
tầng) [1]. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa tìm 
thấy nhiều công bố đề cập cụ thể đến vấn đề 
định giá các dịch vụ hệ sinh thái ở Việt Nam. 
Về mặt lý thuyết, có thể vận dụng các chỉ báo 
tiềm năng được nêu trong công bố của Groot 
và cộng sự (2010) để định giá những dịch vụ 
sinh thái theo giá thị trường; ví dụ giá trị dịch 
vụ cung ứng thực phẩm được tính toán dựa 
trên tổng số hoặc trung bình lượng nguyên liệu 
tính theo kg/ha được xác định dựa trên năng 
suất thật (năng suất nguyên - Net productivity) 
(kg/ha/năm hoặc tính theo đơn vị khác), giá 
trị dịch vụ cung ứng nước được tính dựa trên 
lượng nước được khai thác tối đa (m3/ha/
năm), hay các sản phẩm hóa sinh chiết xuất 
và nguồn dược liệu cũng như nguồn nguyên 
liệu di truyền (nguồn gen đề kháng mầm bệnh) 
được xác định theo lượng thu hoạch bền vững 
tối đa tính theo tổng sinh khối/diện tích/thời 
gian (kg/ha/năm),
Đối với việc áp dụng PES biển, trên phạm 
vi thế giới chỉ có một số dịch vụ hệ sinh thái 
biển chủ đạo được xem xét bao gồm duy trì 
và ổn định đường bờ, bãi biển; cung cấp các 
bãi giống, bãi đẻ hải sản ven biển; hấp thụ 
carbon; duy trì chất lượng nước; bảo tồn đa 
dạng sinh học biển [2]. Theo các tác giả, hiện 
nay, ở Việt Nam hình thức phổ biến nhất là thu 
phí dịch vụ tham quan đối với các khu bảo tồn 
biển (Nha Trang, vườn quốc gia Côn Đảo, vịnh 
Hạ Long). Bên cạnh đó, một vài địa phương 
(ở Bến Tre, Nam Định, ) đang xây dựng 
những thương hiệu xanh đối với các thủy hải 
sản được nuôi trồng bằng các biện pháp kỹ 
thuật thân thiện với môi trường. Giá bán trên 
thị trường của các sản phẩm này đã bao gồm 
một phần phí để chi trả cho công tác bảo tồn 
tài nguyên sinh vật biển. Trong thực tế, việc 
áp dụng PES biển ở Việt Nam còn hạn chế về 
phạm vi và đối tượng áp dụng [3].
4. Nhu cầu nghiên cứu
Cho đến nay, việc vận dụng khái niệm 
dịch vụ sinh thái và các vấn đề liên quan 
(như tiếp cận dịch vụ sinh thái, định giá và 
chi trả dịch vụ sinh thái) vào công tác quản 
lý môi trường biển ở Việt Nam vẫn còn mới. 
Bên cạnh những trường hợp nêu trên, vấn đề 
nghiên cứu chi trả dịch vụ sinh thái đối với các 
hoạt động nuôi biển, khai thác hải sản, cần 
được đặt ra. Tuy nhiên, có thể nhìn thấy đây 
là vấn đề phức tạp đòi hỏi kiến thức đa ngành 
và kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu và 
cũng như những nhà quản lý. Theo đó, yêu 
cầu nghiên cứu liên ngành có tầm quan trọng 
để xây dựng phương pháp luận trong việc hỗ 
trợ đưa ra các quyết định nhằm khai thác bền 
vững các hệ sinh thái biển. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tiếng Việt 
1. Lê Văn Hưng, 2013. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái và khả năng áp dụng tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát 
triển 2013, tập 11, số 3: 337-344. (J. Sci. & Devel., Vol. 11, No. 3: 337-344)
2. Nguyễn Thị Hương Liên, Nguyễn Văn Quân, 2014. Hướng tới phát triển công cụ chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển 
ở Việt Nam. Tạp chí Môi trường, số 6-2014.
94 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
3. Huỳnh Thị Mai, 2008. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái - Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học. Ban Quản lý tài nguyên 
và đa dạng sinh học. Viện Chiến lược, chính sách và môi trường (Institute of Strategy and Policy on Natural 
resources and environment).
4. Hoàng Văn Thắng, Trần Chí Trung, 2012. Tiếp cận dịch vụ hệ sinh thái và đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái 
hướng tới phát triển bền vững. Trung tâm Nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội.
 Tiếng Anh
5. Alcamo J. et al. 2003. Ecosystem and Human well-being: A frame work for assessment (Millennium Ecosysem 
Assessment Series). Island Press. 
6. Berit Hasler, Heini Ahtiainen, Linus Hasselström, Anna�Stiina Heiskanen, Åsa Soutukorva and Louise 
Martinsen, 2016. Marine Ecosystem Service - Marine ecosystem services in Nordic marine waters and the Baltic 
Sea – possibilities for valuation. Nordic Council of Ministers. ISSN 0908-6692
7. Brendan Fisher, R. Kerry Turner, 2008. Ecosystem services: Classifi cation for valuation. Biological conservation 
141 (2008) 1167 – 1169. Elsevier.
8. Brendan Fisher, R. Kerry Turner, Paul Morling, 2009. Defi ning and classifying ecosystem services for decision 
making. Ecological Economics (2009) 643– 653. Elsevier. 
9. Elham Sumarga, Las Hein, Bram Edens, Aritta Suwarno; 2015. Mapping monetary values of ecosystem services 
in support of of developing ecosystem accounts. Ecosystem services 12 (2015) 71 – 83. Elsevier.
10. José Sarukhán and Anne Whyte (co-chairs) and MA Board of Review Editors, 2005. Ecosystem and Human 
well-being – General Synthesis - A Report of the Millennium Ecosystem Assessment. Island Press.
11. Jame Boyd and Spencer Benzahf, 2007. Analysis – What are ecosystem services? The need for environmental 
accounting units. Ecological economics (2007) 616 – 625. 
12. Ken J. Wallace, 2007. Review – Classifi cation of ecosystem services: Problems and solutions. Biological 
conservation 139 (2007) 235 – 246. Elsevier.
13. R. S. de Groot, R. Alkemade, L. Braat, L. Hein, L. Willemen; 2010. Challenges in integrating the concept of 
ecosystem services and values in landscape planning, management and decision making. Ecological Complexity 
7 (2010) 260–272. Elsevier.
14. Stephen R. Carpenter, Harold A. Mooney, John Agard, Doris Capistrano, Ruth S. DeFries, Sandra Díaz, Thomas 
Dietz, Anantha K. Duraiappah, Alfred Oteng-Yeboah, Henrique Miguel Pereira, Charles Perrings, Walter V. 
Reid, José Sarukhan, Robert J. Scholes and Anne Whyte; 2009. Science for managing ecosystem services: 
Beyond the Millennium Ecosystem Assessment. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United 
States of America. doi: 10.1073/pnas.0808772106
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 95
THỂ LỆ VIẾT BÀI GỬI ĐĂNG TRÊN 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ THUỶ SẢN
I. HÌNH THỨC
- Bài báo được trình bày trên giấy A4 theo chiều đứng (portrait), dài không quá 6 trang kể cả 
bảng, biểu và tài liệu tham khảo.
- Canh lề: Top: 2 cm; Bottom: 2 cm; Left: 2 cm; Right: 2 cm; Header: 2 cm; Footer: 2 cm; 
- Bảng mã: Unicode; kiểu chữ: Times New Roman; Cỡ chữ: 11, Giãn dòng: single.
- Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
- Chi tiết định dạng các mục như sau:
Mục Cỡ chữ Định dạng Căn lề
Tên bài báo tiếng Việt 14 CHỮ HOA, IN ĐẬM Căn giữa
Title (Tiếng Anh) 12 CHỮ HOA, IN ĐẬM, NGHIÊNG Căn giữa
Thông tin về tác giả (họ và 
tên, đơn vị công tác, điện 
thoại, fax, email)(*)
12 Chữ thường, in nghiêng, đậm Căn giữa
Tóm tắt (tiếng Việt) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Abstract (tiếng Anh) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Từ khóa 11 Chữ thường Căn trái
Tên đề mục(**) mức 1 11 CHỮ HOA, IN ĐẬM (I, II, III...) Căn trái
Tên đề mục mức 2 11
Chữ thường, in đậm (1, 2, 3 
trong từng mục tiêu đề lớn 
đánh số La mã...)
Căn trái
Tên đề mục mức 3 11 Chữ thường, in nghiêng (1.1, 2.1, 3.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 4 (nếu có) 11 Chữ thường (1.1.1, 2.1.1, 3.1.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 5 (nếu có) 11 Chữ thường, in nghiêng (a, b, c...) Căn trái
Nội dung 11 Chữ thường Căn đều hai bên
Tên khoa học (latinh) 11 Theo quy định chung 
Tên bảng 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía trên bảng
Nội dung bảng 11 Chữ thường 
Tên hình 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía dưới hình
Chú thích bảng, hình 9 Chữ thường, in nghiêng Căn trái, phía dưới bảng
Đánh số bảng, hình 11 Số thứ tự 1, 2, 3... 
Tài liệu tham khảo 11 Chữ thường Căn đều hai bên
(*): Đối với những bài báo có nhiều tác giả, tên tác giả liệt kê đầu tiên được hiểu là tác giả chính.
(**):Nhằm đảm bảo tính khoa học và rõ ràng cho bài viết, sau tiêu đề lớn nhất là các số la mã, các tiêu đề nhỏ trong từng phần thống nhất cách 
đánh là số thứ tự: 1, 2, 3...và chia nhỏ với các tiêu đề nhỏ hơn.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2017
 II. CẤU TRÚC BÀI BÁO
1. Bài báo thuộc thể loại nghiên cứu
1.1. Tóm tắt bằng Tiếng Việt: không quá 
250 từ, tóm tắt những điểm quan trọng nhất 
của bài viết. Tuy phần tóm tắt ngắn nhưng phải 
chứa đựng đầy đủ nội dung, gồm các phần như 
mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, miêu tả những 
phương pháp đã được sử dụng và kết quả 
nghiên cứu. Tất cả những gì được nêu trong 
tóm tắt đều phải hiện diện trong thân bài chính.
1.2. Tóm tắt bằng Tiếng Anh: dịch từ tóm 
tắt bằng tiếng Việt.
1.3. Từ khoá: liệt kê 3¸5 từ.
1.4. Đặt vấn đề: tác giả có thể mở đầu bài 
báo bằng nhiều cách, nhưng phải nêu được 
những ý chính sau: tính cấp thiết, ý nghĩa, tác 
dụng của công trình nghiên cứu. Phần đặt vấn 
đề cần trình bày một cách ngắn gọn hiện trạng 
của những kiến thức có liên quan đến tồn tại 
hiện còn của vấn đề được giới thiệu trong bài 
gởi đăng và những cách xem xét về tồn tại đó.
1.5. Đối tượng, vật liệu và phương pháp 
nghiên cứu: trình bày rõ đối tượng, vật liệu và 
phương pháp nghiên cứu sử dụng trong công 
trình nghiên cứu.
1.6. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: chỉ 
trình bày các kết quả rút ra trực tiếp từ công trình 
nghiên cứu được gởi đăng. Chỉ những kết quả 
này mới là đối tượng để phân tích và bàn luận 
trong bài đăng. Trong phần này tác giả nêu lên 
những nhận xét của mình qua so sánh kết quả 
nghiên cứu đăng trong bài với những kết quả đã 
được công bố thuộc cùng chuyên ngành. Các 
định hướng mới nảy sinh cũng được trình bày.
1.7. Kết luận và kiến nghị: khẳng định lại 
những kết quả rút ra từ công trình và trình bày 
những đề xuất, khuyến nghị với các cấp liên quan.
1.8. Tài liệu tham khảo: 
Tài liệu tham khảo chỉ giới hạn là những 
tài liệu được sử dụng trong bài báo. Tài liệu 
tham khảo được trình bày theo thứ tự A, B, C, 
 Phần tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt được 
xếp trước, bằng tiếng nước ngoài được xếp 
sau. Cách trình bày tài liệu tham khảo như sau:
a. Tài liệu tham khảo lấy từ tạp chí: họ, tên 
tác giả, năm. Tựa bài. Tên tạp chí, tập số mấy: 
số trang đầu - cuối.
Ví dụ: Holanda, H. D., Netto, F. M., 
2006. Recovery of components from shrimp 
(Xiphonenaeus kroyeri) processing waste by 
enzymatic hydrolysis. Journal of Food science, 
71, 298-303.
b. Tài liệu tham khảo lấy từ sách: Họ, tên 
tác giả (năm). Tên của quyển sách, bộ sách số 
mấy nếu có, ấn bản lần thứ mấy. Nhà xuất bản, 
nơi xuất bản.
Ví dụ: Trần Thị Luyến, 1996. Cơ sở và nguyên 
lý chế biến sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng, 
tập 1. Trường Đại học Thủy sản, Nha Trang.
c. Tài liệu tham khảo lấy từ Internet:
Trình bày đường dẫn đến tài liệu
depts/lis/LIS_Pub/harvardsystint.htm 
d. Tài liệu tham khảo lấy từ Ấn phẩm chính 
thức của nhà nước:
Ví dụ: Văn phòng chính phủ. 2000. Quyết 
định số 80 TTg/2000 ngày 19.06.2000. Hà Nội.
e. Tài liệu tham khảo lấy từ Luận văn tốt 
nghiệp:
Họ Tên tác giả. Năm tốt nghiệp. Tựa đề tài. 
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư/Cử nhân (ngành). 
Khoa..... Trường Đại học....
Ví dụ: Nguyễn Thị Hương, 2001. Nghiên 
cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên 
sự phát triển của quần thể tảo Chaetoceros 
calcitrans Paulsen, 1905 nhập nội. Luận án thạc 
sĩ. Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học 
Nha Trang, Nha Trang.
2. Bài báo thuộc thể loại tham khảo và trao 
đổi ý kiến bao gồm các phần sau:
2.1. Tóm tắt.
2.2. Mở đầu.
2.3. Nội dung.
2.4. Tài liệu tham khảo.
3. Các thể loại khác (dịch thuật, tin tức, sự 
kiện, thông tin quảng bá): trình bày theo 
quy định của Luật Báo chí.
III. HÌNH THỨC GỬI, NHẬN BÀI:
- Bài gửi về Ban Biên Tập bằng cả 2 hình 
thức: bản in trên giấy và File dữ liệu. Bài không 
đăng sẽ được thông báo cho tác giả và không 
trả lại tác giả.
- Bài viết, thư từ gửi theo địa chỉ:
Văn phòng Tạp chí KHCNTS, Trường Đại 
học Nha Trang
Số 2, Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, 
Khánh Hòa
ĐT: 0258.2220767; Fax: 0258.3831147;
Email: tapchidhnt@ntu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_cong_nghe_thuy_san_so_32017.pdf