Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 05 đến 11/2011 thông qua điều tra ngẫu nhiên 170 hộ nhằm

phân tích hiện trạng kỹ thuật ứng dụng và kinh tế-xã hội của mô hình sản xuất tôm sú-lúa hiện nay ở

các huyện giáp biển của ba tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Kết quả cho thấy: Việc chú trọng

nâng cao trình độ chuyên môn cho canh tác mô hình luân canh tôm-lúa của người dân trong địa bàn

chưa cao. Phần lớn những người đảm nhiệm “kỹ thuật” chính là chủ hộ gia đình có trình độ học vấn

thấp (từ cấp 1 trở lại chiếm 44,2%). Có tới 62,5% vuông (ruộng) không đảm bảo giữ nước. Đa phần

hộ dân thả tôm giống nhiều lần trong vụ (4,1 lần) với mật độ thả lần đầu cao (4,2 con/m2) và ít quan

tâm đến kiểm tra chất lượng tôm giống (36,5%). Hầu hết nông hộ vội vàng trong thả tôm giống lần

đầu và gieo cấy khi độ mặn chưa được thích hợp. Năng suất tôm nuôi đạt trung bình 172,8 kg/ha/

vụ. Tổng chi phí trung bình 17,3 triệu đồng/ha/vụ, thu nhập từ thủy sản đạt 37,2 triệu đồng/ha/vụ

(tôm nuôi chiếm 69,1%), lợi nhuận đạt 19,9 triệu đồng /ha/vụ và 77,7% số hộ có lời từ thủy sản.

Năng suất lúa trung bình đạt 1,2 tấn/ha/vụ. Tỷ lệ thất mùa lúa (mất trắng) tới 36,7%. Tổng chi phí

sản xuất lúa bình quân là 8,1 triệu đồng/ha/vụ và chỉ có 40,3% số hộ có lời. Nhận định chung cho

thấy: bình quân mỗi ha, nuôi tôm cần tới 68,1% tổng chi phí sản xuất (Kiên Giang 71,1%, Bạc Liêu

65,9%, Cà Mau 64,5%), mang lại 81,2% tổng thu nhập (Kiên Giang 91,8%, Cà Mau 80,2%, Bạc

Liêu 57,6%). Phần trăm tổng lợi nhuận của toàn mô hình Tôm-Lúa là 98,0% (Kiên Giang 112,9%,

Cà Mau 94,1%, Bạc Liêu 41,1%) tương đương 20,3 triệu đồng/ha/năm.

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 1

Trang 1

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 2

Trang 2

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 3

Trang 3

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 4

Trang 4

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 5

Trang 5

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 6

Trang 6

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 7

Trang 7

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 8

Trang 8

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 9

Trang 9

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 22760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau

Hiện trạng kỹ thuật và kinh tế-Xã hội của mô hình luân canh tôm – lúa ở các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau
 điều tra cho thấy người nuôi 
tôm vẫn chưa quan tâm nhiều tới chất lượng 
tôm giống thả nuôi. Có tới 36,47% hộ không 
quan tâm gì đến chất lượng tôm giống (cả cảm 
quan và xét nghiệm, sốc Formalin), đây có thể 
là một trong những nguyên nhân gây tôm bệnh 
thường xuyên. Mật độ và số lần thả giống ở ba 
vùng điều tra có cao hơn nhiều so với khuyến 
cáo 2,0 con/m2 ở lần thả đầu và 1,5 con/m2 cho 
2 lần thả tiếp theo (Thiều Lư và ctv. (2010).
Nước là môi trường sống của tôm, trong 
đó độ mặn giai đoạn thả giống có ý nghĩa quan 
trọng đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và sức khỏe 
tôm nuôi. Tuy nhiên, hầu hết nông hộ thả giống 
khi độ mặn thấp. Hơn nữa, hầu hết hộ nuôi lấy 
nước trực tiếp vào vuông nuôi không qua túi 
(lưới) lọc, ao (kênh) lắng và một số khác sử 
dụng thuốc nông dược, thuốc diệt giáp xác để 
45TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
xử lý nước nên có thể là nguyên nhân gây tỷ lệ 
sống tôm nuôi thấp, chậm lớn và bệnh. 
Hầu hết người nuôi tôm quảng canh cải tiến 
ít am hiểu về bệnh. Bệnh đỏ thân, đốm trắng, 
đen mang, đóng rong, nhiễm khuẩn là những 
loại bệnh mà người nuôi tôm nhận biết được. 
Một số bệnh khác như bệnh đầu vàng và bệnh 
gan tụy chưa có kinh nghiệm nhận biết bệnh. 
Với tất cả các loại bệnh này, người nuôi đều 
nhấn mạnh tới 3 nguyên nhân chính là do: tôm 
giống, nguồn nước và thời tiết. Tuy nhiên, theo 
điều tra cho thấy công tác chăm sóc và quản lý 
của hộ dân còn lỏng lẻo dù đây là nguồn thu 
chính cho họ. Có 2,4% hộ không quan tâm tới 
sức khỏe tôm nuôi, hơn 38% có quan tâm tới 
bệnh nhưng không thường xuyên.
Trong năm 2011, tôm nuôi tại Kiên Giang 
cho kết quả khả quan hơn so với Cà Mau và 
Bạc Liêu. Kết quả khảo sát cho thấy năng suất 
tôm nuôi cao hơn năng suất tôm nuôi trong mô 
hình T-L tại Cà Mau năm 2003 (88-100 kg/ha/
vụ) (Cao Phương Nam (2003), nhưng thấp hơn 
năng suất của các nghiên cứu khác về mô hình 
T-L năm 2010 (Sở NN&PTNT Bạc Liêu, Cà 
Mau và Kiên Giang, 2011). Mặc dù cả hai đối 
tượng cua và cá thả nuôi bổ sung nhưng mang 
lại thu nhập rất đáng kể cho hộ nuôi tôm, hai đối 
tượng này có năng suất biến động lớn giữa các 
địa bàn và các hộ nhưng kết quả cho thấy: Việc 
nuôi ghép tôm–cua–cá ngoài giảm rủi ro trong 
nuôi trồng thủy sản (Hoàng Văn Long, 2011) 
còn giúp cải thiện thu nhập cho người nuôi tôm. 
Tổng chi phí cho nuôi tôm bình quân 
khoảng 17,3 tr.đ/ha/vụ và dao động khá lớn, 
nhiều nhất ở Kiên Giang (23,2 tr.đ) và ít nhất 
ở Cà Mau (12,0 tr.đ). Trong tổng chi phí thì có 
tới 95,5% là chi phí biến đổi, với các khoản chi 
phí lớn là: Tôm giống (30,4%), Cải tạo vuông 
(20,8%), Ước giá trị lao động gia đình (17,3%), 
Bổ sung giống thủy sản (12,0% kể cả giống cua 
và cá). Do hầu hết các hộ chỉ sử dụng công gia 
đình nên việc thuê lao động thường xuyên cho 
nuôi tôm là không đáng kể.
Tổng thu nhập từ thủy sản của mô hình T-L 
là 37,2 tr.đ/ha/vụ, trong đó ở Kiên Giang cao 
hơn gấp đôi so với ở Bạc Liêu (59,1 tr.đ so với 
21,6 tr.đ). Trong cơ cấu thu nhập từ thủy sản thì 
tôm nuôi đóng góp nhiều nhất (69,1%), kế đó là 
cua và sau cùng là cá. Tổng lợi nhuận từ thủy 
sản bình quân đạt 19,9 tr.đ/ha/vụ, nhưng biến 
động lớn giữa các địa bàn và giữa các hộ trong 
từng địa bàn (±29,7 tr.đ/ha/vụ) vì có trung bình 
22,4% hộ nuôi tôm bị thua lỗ. 
 Đối với sản xuất lúa trong mô hình T-L 
năm 2010 
Cải tạo đất, rửa mặn được xem là khâu mấu 
chốt quyết định thành công của vụ sản xuất 
lúa trong mô hình T-L. Vụ mùa năm 2010, cho 
thấy khâu chuẩn bị đất tại vùng Kiên Giang (có 
74,6% hộ cày/bừa/trục) tốt hơn hai tỉnh Cà Mau 
và Bạc Liêu. Ngược lại khâu chủ động rửa mặn 
được số hộ ở Cà Mau và Bạc Liêu quan tâm 
nhiều hơn. Cũng qua điều tra cho thấy khó khăn 
nhất trong khâu cải tạo đất cho sản xuất lúa là: 
phụ thuộc vào thời tiết (lượng mưa), thiếu nước 
ngọt để rửa mặn cho đất và thiếu cơ giới để cải 
tạo. Bên cạnh có tới 58% hộ cho rằng do đất bị 
nhiễm mặn từ vụ tôm trước nên khó có thể rửa 
mặn triệt để.
Tùy theo điều kiện chung của từng địa 
phương và điều kiện kinh tế của từng nông hộ, 
nông hộ có thể thể cấy hoặc xạ lan hoặc xạ 
hàng, có thể sử dụng giống lúa mùa trung hay 
dài ngày hay giống lúa cao sản ngắn ngày. Đối 
với Cà Mau và Bạc Liêu, nông hộ thường cấy và 
giống lúa là Một bụi đỏ, còn Kiên Giang chọn 
phương pháp xạ lan với giống lúa cao sản ngắn 
ngày là OM2517. Đối với cấy sẽ giúp giảm 
chi phí lúa giống, có thời gian chuẩn bị đất và 
rút ngắn được thời gian phát triển của lúa trên 
ruộng, nhưng sản lượng thấp, dễ sâu bệnh và tốn 
chi phí công cấy. Đối với giống lúa cao sản ngắn 
ngày xạ lan sẽ giúp giảm chi phí công cấy, sản 
lượng cao. Tuy nhiên tốn lúa giống, lúa giống 
khó để giống, khi phát triển gặp nắng hạn cục 
bộ sẽ khó phục hồi. 
46 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Nhiều báo cáo trước chỉ ra rằng, việc sử 
dụng thuốc nông dược (thuốc diệt cỏ, thuốc trù 
sâu) ngay trong ruộng (vuông) nên cần được 
xem xét đến khả năng tồn lưu trong đất và 
nước để hạn chế ảnh hưởng đến đối tượng nuôi 
(tôm), điều này được chính người canh tác T-L 
đồng ý tới 60,17% và mức độ ảnh hưởng đến 
tôm nuôi 33,75%. Tuy nhiên, đa phần người 
dân vẫn sử dụng thuốc nông dược để phòng trị 
bệnh cho lúa.
Thực tế cho thấy ruộng (vuông) nuôi luân 
canh T-L sẽ góp phần giảm chi phí phân bón cho 
lúa bởi chất thải của vụ tôm sẽ được rễ lúa hấp 
thụ. Điều này phù hợp với kết quả điều tra là 
giảm 30,8 % chi phí phân bón cho lúa. 
Năm 2010 được xem là năm khó khăn 
trong việc trồng lúa của cả 3 tỉnh Cà Mau, 
Bạc Liêu và Kiên Giang. Kết quả trung bình 
36,7% hộ thất mùa (mất trắng), cao nhất là 
Kiên Giang (76,8%), đến Bạc Liêu (39,5%) và 
Cà Mau (15,4%). Chính vì vậy nên sản lượng 
lúa thu hoạch chỉ đạt bình quân 1,2±1,5 tấn/
ha. Có thể thấy rằng năng suất lúa thấp hơn 
mức bình quân chung 3-4 tấn/ha từ kết quả của 
các nghiên cứu trước đây về mô hình T-L (Sở 
NN&PTNT Bạc Liêu, Cà mau và Kiên Giang, 
2011). Về mặt lợi nhuận trên vụ lúa năm 2010 
cũng thấp, tổng lợi nhuận bình quân từ lúa chỉ 
đạt 0,4±11,1 tr.đ/ha/vụ nhưng có độ chênh lệch 
rất lớn giữa 3 tỉnh, Bạc Liêu là 7,4±15,8tr.đ/
ha/vụ, Cà Mau 1,2 ±9,7tr.đ/ha/vụ và thấp nhất 
ở Kiên Giang – 4,1±10,1 tr.đ/ha/vụ. Nguyên 
nhân thất mùa năm 2010 do nông hộ vội vàng 
trong xuống giống khi đất chưa được rửa mặn 
kỹ và do nắng cục bộ kéo dài, độ mặn xâm 
nhập sớm. Việc canh tác lúa trên đất nuôi tôm 
hiện nay của các tỉnh ven biển vùng bán đảo Cà 
Mau cho thấy hoàn toàn phụ thuộc vào lượng 
nước mưa hàng năm. 
Trong tổng chi phí cho sản xuất lúa thì các 
khoảng chi phí chủ yếu chiếm tỷ lệ cao là: Cải 
tạo ruộng (21,9%), phân bón (21,6%), lúa giống 
(15,1%), lao động (13,6%).
 Nhận định về mô hình T-L và cách thử 
nghiệm để cải tiến trong tương lai
Đa số (67,5%) người dân hiện đang canh 
tác T-L nhận thức được rằng mô hình T-L mang 
tính bền vững (Cà Mau 90,5%, Kiên Giang 
63,2%, Bạc Liêu 46,8%), nhưng 16,6% không 
nhận thấy sự khác biệt so với sản xuất chuyên 
canh và 11,5% không nhận thức được. 
Tổng kết từ cả vụ nuôi tôm và trồng lúa cho 
thấy bình quân mỗi ha nuôi tôm cần tới 68,1% 
tổng chi phí sản xuất (Kiên Giang 71,1%, Bạc 
Liêu 65,9%, Cà Mau 64,5%), mang lại 81,2% 
tổng thu nhập (Kiên Giang 91,8%, Cà Mau 
80,2%, Bạc Liêu 57,6%), và tổng lợi nhuận của 
toàn mô hình T-L là 98,0% (Kiên Giang 112,9%, 
Cà Mau 94,1%, Bạc Liêu 41,1%) tương đương 
20,3 tr.đ/ha/năm, lợi nhuận này nhìn chung thấp 
so với một số báo cáo trước đây. 
Bốn giải pháp cải thiện năng suất và lợi 
nhuận từ tôm nuôi trong mùa khô mà người dân 
quan tâm là: (i) Ương con giống trước khi lan ra 
vuông (22,4%), (ii) Nuôi ngắt vụ (21,8 %), (iii) 
Thả liên tục với mật độ thưa (17,3%), và (iiii) 
Kết hợp cả ương giống và nuôi ngắt vụ (12,8%). 
Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các bước 
thực nghiệm nghiên cứu tiếp theo. 
Đối với sản xuất lúa, một tỷ lệ khá cao 
(79,9%) hộ đồng ý thiết kế ao dự trữ nước ngọt 
là cần thiết, ở Cà Mau (95,8%), Kiên Giang 
(82,5%) và Bạc Liêu (59,1%). Việc nghiên cứu 
này cũng là điểm nhấn cần quan tâm trong thiết 
kế hệ thống mô hình T-L trong bước tiếp theo. 
Vì ngoài việc chứa nước ngọt dự trữ cho tưới 
tiêu cho cây lúa, ao còn có thể nuôi tôm mật độ 
cao hơn để góp phần nâng cao năng suất sản 
lượng tôm và tăng thu nhập cho hộ dân.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
(1) Việc chú trọng nâng cao trình độ chuyên 
môn cho canh tác Tôm-Lúa của người dân chưa 
cao. Người đảm nhiệm “kỹ thuật” chính là chủ 
hộ trong gia đình có trình độ học vấn thấp. 
47TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Trong khi tuổi trẻ có trình độ cao thì làm những 
công việc khác không liên quan đến canh tác 
Tôm-Lúa. 
(2) Chỉ 22,4% hộ có thiết kế thêm mương 
trong trảng cho tôm trú ẩn. Không có mương 
phèn để rửa phèn và mặn cho vụ trồng lúa.
(3) Việc gia cố bờ bao nhằm quản lý nước 
chưa đảm bảo, 62,5% vuông (ruộng) không 
đảm bảo giữ nước. 
(4) Tôm giống thả nhiều lần trong vụ, mật 
độ tôm giống thả cho tất cả các lần thả cao 16,3 
con/m2 (không tính thu tỉa). Lúa giống được 
chọn để giống từ năm (vụ) trước. Nông hộ vội 
vàng thả tôm giống và xuống giống lúa khi độ 
mặn chưa đảm bảo.
(5). Tổng chi phí cho nuôi tôm bình quân 
17,3 tr.đ/ha/vụ, trong đó chi phí tôm giống cao 
nhất 30,4% và sau đó cải tạo vuông 20,8%. 
Năng suất tôm thu được bình quân 172,8 kg/
ha/vụ. Năng suất cua trung bình 74,1 kg/ha/vụ, 
năng suất cá 230,0 kg/ha/vụ. Tổng thu nhập từ 
thủy sản là 37,2 tr.đ/ha/vụ, trong đó thu nhập 
từ tôm chiếm 69,1%, kế đó là cua 28,6%. Tổng 
lợi nhuận trên đối tượng thủy sản bình quân đạt 
19,9 tr.đ/ha/vụ. 
(6) Tổng chi phí cho sản xuất lúa bình quân 
8,14 tr.đ/ha/vụ, trong đó chi phí cải tạo ruộng 
cao nhất 21,9% và sau đó phân bón 21,6%. 
Trung bình có tới 36,7% số hộ thất mùa (Kiên 
Giang 76,8%, Bạc Liêu 39,5% và Cà Mau 
15,4%) nên doanh thu từ lúa bình quân trong 
nghiên cứu thấp, chỉ 8,6 tr.đ/ha/vụ.
(7) Việc trồng lúa vào mùa mưa (năm 
2010) và nuôi tôm mùa khô (năm 2011) của 
các huyện giáp biển vùng bán đảo Cà Mau 
có nhiều rủi ro, tỷ lệ xuất hiện bệnh trên tôm 
nhiều, điều tiết nước ngọt rửa mặn và tưới tiêu 
cho lúa thụ động, hoàn toàn phụ thuộc thời tiết 
trong năm.
Đề xuất
(1) Nghiên cứu thiết kế tỷ lệ diện tích mương 
hoặc ao chứa nước so với hệ thống vuông phù 
hợp để góp phần cải thiện năng suất, sản lượng 
và tăng thu nhập cho hộ canh tác Tôm-Lúa. 
(2) Triển khai thực nghiệm các mô hình 
nuôi tôm khác nhau như: ương tôm giống trong 
ao trước khi thả ra vuông nuôi quảng canh cải 
tiến, thả giống trực tiếp vuông nuôi quảng canh 
cải tiến với mật độ thưa, nuôi tôm trong ao ở 
mật độ cao, hoặc kết hợp các mô hình trên. 
(3) Nghiên cứu các bộ giống lúa cao sản có 
năng suất cao, kháng trừ sâu bệnh và chịu phèn, 
chịu mặn cao tại các vùng sinh thái nhiễm mặn 
khác nhau của ĐBSCL.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Báo cáo tổng kết năm 
2010 và phương hướng năm 2011.
Hoàng Văn Long, 2011. Đánh giá hiệu quả kinh tế của 
mô hình canh tác Lúa - Tôm sú và Lúa - Tôm 
sú - Cua biển tại vùng U Minh Thuợng, tỉnh Kiên 
Giang. Luận văn cao học, Khoa Kinh Tế & Quản 
Trị Kinh Doanh, Trường Ðại học Cần Thơ, 76 
trang. 
Thiều Lư, Trình Trung Phi, Nguyễn Công Thành, Đỗ 
Văn Hoàng, Ngô Minh Lý, Trần Quốc Bình, 
Nguyễn Trọng Nghĩa, 2010. Nghiên cứu một số 
giải pháp phát triển bền vững các mô hình nuôi 
tôm trên vùng chuyển đổi tại huyện Đầm Dơi, 
tỉnh Cà Mau. Báo cáo khoa học, Viện Nghiên Cứu 
Nuôi Trồng Thủy Sản 2. 103 trang.
Cao Phương Nam, 2003. Xây dựng mô hình ứng dụng 
tiến bộ khoa hoặc kỹ thuật để phát triển NTTS hai 
huyện Ngọc Hiển và Cái Nước. Báo cáo tổng kết 
khoa học.
Sở NN&PTNT Bạc Liêu, 2011. Báo cáo tổng kết năm 
2010 và phương hướng năm 2011.
Sở NN&PTNT Cà Mau, 2011. Báo cáo tổng kết năm 
2010 và phương hướng năm 2011.
Sở NN&PTNT Kiên Giang, 2011. Báo cáo tổng kết 
năm 2010 và phương hướng năm 2011.
48 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
CURRENT TECHNICAL AND SOCIO-ECONOMIC STATUS OF THE RICE-
SHRIMP ROTATION MODEL IN COASTAL DISTRICTS OF CAMAU PENINSULA
Nguyen Cong Thanh1, Ngo Minh Ly1, Nguyen Van Hao2
ABSTRACT
The study was carried out through random survey of 170 households in order to analyze the cur-
rent status of technical and socio-economic aspects of the rice-shrimp rotation model in the coastal 
border districts of the three provinces of Bac Lieu, Ca Mau and Kien Giang. The results indicate 
that it is not priority focus on improving of technical knowledge for the local farmers in shrimp-rice 
rotation practices. Majority of technical farmers are the household owners who have low education 
(up to 44.2% of the technical farmers are primary school level). Up to 62.5% of rice fields does 
not guarantee of water retention. Most households stock shrimp postlarvae for several times (4.1 
times) per crop with the first stocking was high density (4.2 shrimp/m2) and very little attention was 
concerning for seed quality (36.5%). Most households in a hury to stock first shrimp postlarvae and 
culture when the salinity of water was not yet suitable. Shrimp yield obtained at the three provinces 
was averaged at 172.8 kg/ha/crop. Total average production cost of 17.3 million VND/ha /crop. 
The income from aquaculture reached 37.2 million VND/ha/crop (of which shrimp accounted for 
69.1%). The average profit was at 19.9 million VND/ha/crop with 77.7% of the households in suc-
cess of aquaculture. Average rice yield for the three provinces was 1.2 ton/ha/crop. Unsccessful rice 
crop was up to 36.7%. The production cost of rice was 8.1 million VND/ha/crop and only 40.3% of 
households have their own profits. General assessment on the collected data show that the average 
production cost per ha for shrimp farming activity was taken of 68.1% of the total rice-shrimp rota-
tion costs (particularly in Kien Giang was 71.1%, Bac Lieu was 65.9%, and Ca Mau was 64.5%), 
consequently shrimp farming brings about 81.2% of total rice-shrimp income for the farmer in 
average (particularly Kien Giang was 91.8%, Ca Mau was 80.2%, and Bac Lieu was 57.6%). Aver-
age percentage of the total profits of the rice-shrimp rotation model was 98.0% (Kien Giang was 
112.9%, Ca Mau was 94.1%, and Bac Lieu was 41.1%), correspond to 20.3 million VND per ha 
per year.
Key words: cost, salinity, profit, yield, rice-shrimp.
Người phản biện: ThS. Đỗ Quang Tiền Vương 
 Ngày nhận bài: 6/6/2013 
 Ngày thông qua phản biện: 20/6/2013 
Ngày duyệt đăng: 8/7/2013
1 Minh Hai Sub-Institute for Fisheries Research, Research Institute for Aquaculture No2 
Email: ncthanh444789@yahoo.com 
2 Research Institute for Aquaculture No2

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_ky_thuat_va_kinh_te_xa_hoi_cua_mo_hinh_luan_canh.pdf