Giáo trình Thực tập động cơ xăng
❖ Thời lượng: 3 tiết (LT:1, TH: 2)
❖ Mục tiêu:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Trình bày được các nguyên nhân dẫn đến tai nạn khi làm việc
- Trình bày được các biện pháp khắc phục để tránh những tai nạn khi làm việc
- Thực hiện tổ chức nơi làm việc hợp lý
- Thực hiện đúng quy định đảm bảo an toàn trong quá trình thực tập
1.1. Những điều cần biết khi làm việc.
- Luôn làm việc an toàn để tránh bị thương.
- Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân
- Nếu bạn bị thương khi làm việc, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà
còn ảnh hưởng đến gia đình, đồng nghiệp và công ty của bạn.
❖ Các yếu tố gây tai nạn
- Tai nạn do yếu tố con người
Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ,
không mặc quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận.
- Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý
Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của
các thiết bị an toàn hay môi trường làm việc kém.
LƯU Ý:
Những quy đinh về an toàn có thể khác nhau giữa các nước và có thể cao
hơn những hướng dẫn cơ bản.BÀI 1: AN TOÀN XƯỞNG ĐỘNG CƠ
Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 21
Hình 1.1: Các yếu tố gây tai nạn
1.2. Bảo hộ làm việc
❖ Quần áo làm việc
- Để tránh tai nạn hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa vặn để hỗ trợ cho
công việc.
- Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khoá và nút quần áo lô ra, nó có thể gây
nên hư hỏng cho xen trong quá trình làm việc cũng như là một biện pháp an toàn
chống tai nạn và cháy, tránh để da trần.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thực tập động cơ xăng
a. Sau khi ghi chú trị số áp suất nén của xy lanh số 1. Xả đồng hồ và kiểm tra áp suất nén của các xy lanh còn lại. Nhỏ qua lỗ bu gi từ 5 đến 8 giọt nhớt và đo lại áp suất nén của các xy lanh một lần nữa. Bước kiểm tra này được gọi là kiểm tra áp suất nén của động cơ ở trạng thái ướt. Ghi chú các trị số. Xy lanh P ở trạng thái khô P ở trạng thái ướt Đánh giá tình trạng 1 * * * 2 * * * 3 * * * 4 * * * Contact khởi động BÀI 7: ĐO KIỂM SỨC NÉN ĐỘNG CƠ Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 118 7.4. Đánh giá kết quả đo áp sức nén Độ chênh lệch áp suất nén giữa các xy lanh động cơ không được vượt quá 1kg/cm2 hay 14PSI. Khi có sự chênh lệch lớn về áp suất, động cơ sẽ nổ không đều. Soá xy lanh 1 2 3 4 Traïng thaùi khoâ 12Kg/cm2 11,5Kg/cm2 10,9Kg/cm2 11,7Kg/cm2 Traïng thaùi öôùt 12,2 11,7 10,9 11,8 - Áp suất nén giữa xy lanh số 1 và xy lanh số 3 chênh lệch vượt quá 1kg/cm2. - Khi kiểm tra ở trạng thái ướt, áp suất xy lanh số 3 không tăng và các xy lanh khác tăng không đáng kể. Sự cố này là do ống kềm xú pap bị mòn, xú pap hoặc bệ xú pap bị cháy, lò xo xú pap yếu hoặc thân xú pap chuyển động không nhẹ nhàng trong ống kềm xú pap. - Trị số áp suất nén trong các xy lanh không được bé hơn qui định của nhà chế tạo. Khi trị số áp suất nén của các xy lanh đều thấp, công suất của động cơ yếu và động cơ hao nhiên liệu. Tên động cơ Trị số áp suất nén chuẩn Trị số áp suất giới hạn 3S – FE và 3S – GE 12,5kg/cm2 hay 178PSI 10,0kg/cm2 hay 142PSI Số xy lanh 1 2 3 4 Trạng thái khô (PSI) 106 100 96 98 Trạng thái ướt (PSI) 122 118 108 112 BÀI 7: ĐO KIỂM SỨC NÉN ĐỘNG CƠ Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 119 - Áp suất nén của các xy lanh tương đối đều nhau khi kiểm tra ở trạng thái khô. Còn khi kiểm tra ở trạng thái ướt, áp suất có tăng hơn 10PSI. Nguyên nhân do piston, xéc măng và lòng xy lanh bị mòn. Ngoài ra còn có khả năng do xú pap và xéc măng đều không kín (Xy lanh số 4 khi kiểm tra áp suất ở trạng thái ướt, áp suất tăng không đáng kể). Trong một số trường hợp có thể là do xích cam quá mòn hoặc có thể xích truyền động hoặc dây đai bị nhảy răng. - Khi kiểm tra thấy áp suất nén động cơ thấp, đồng thời động cơ hao nhớt là do xéc măng bị mòn. - Nếu trị số áp suất nén trong các xy lanh đều quá cao, lớn hơn trị số chuẩn của nhà chế tạo, đồng thời khi động cơ làm việc có tiếng gõ. Số xy lanh 1 2 3 4 Trạng thái khô (PSI) 170 182 178 175 Trạng thái ướt (PSI) 172 184 180 180 - Đây là trường hợp tỉ số nén của động cơ quá lớn, nguyên nhân chính là do buồng đốt quá nhiều muội than hoặc bề mặt nắp máy bị mài quá nhiều. - Trị số áp suất nén giữa hai xy lanh kề nhau đều thấp so với các xy lanh còn lại. Nguyên nhân là do gioăng nắp máy không kín. Số xy lanh 1 2 3 4 Trạng thái khô ( PSI) 148 82 89 140 Trạng thái ướt (PSI) 150 90 93 147 - Trị số áp suất nén của xy lanh số 2 và xy lanh số 3 đều thấp so với xy lanh số 1 và số 4. Như vậy, nguyên nhân là phần joint nằm giữa xy lanh số 2 và số 3 không kín. - Trị số áp suất nén quá thấp thường do các nguyên nhân sau: BÀI 7: ĐO KIỂM SỨC NÉN ĐỘNG CƠ Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 120 + Xú pap bị kẹt mở, lò xo xú pap bị gãy, xú pap và bệ xú pap bị cháy nặng. + Xéc măng bị gãy, phần gờ xéc măng bị bể hoặc nắp máy bị nứt. Nhận xét: - Người ta kiểm tra áp suất nén ở trạng thái ướt với mục đích là gia tăng độ kín của xéc măng. Từ đó đánh giá tình trạng động cơ cho chính xác. - Trường hợp hở joint nắp máy giữa xy lanh và bề mặt bên ngoài, nhận biết bằng cách quan sát các bọt khí thoát ra ở mép lắp ghép giữa xy lanh và nắp máy. - Nếu nắp máy, xy lanh bị nứt hoặc hở gioăng giữa xy lanh với các lỗ nước làm mát thì áp suất nén thấp, động cơ nổ không đều và nước làm mát sôi rất nhanh. - Khi piston bị bể hoặc xéc măng gãy thì áp suất nén thấp. Khi động cơ hoạt động, lượng khói gia tăng ở lỗ thông hơi các te động cơ rất mạnh - Nếu áp suất nén của một động cơ là bình, áp lực nén làm cho kim dao động lần đầu sẽ cao và ngược lại BÀI 7: ĐO KIỂM SỨC NÉN ĐỘNG CƠ Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 121 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Việc kiểm tra công sức động cơ nhằm mục đích gì? 2. Trình bày các yêu cầu khi tiến hành kiểm tra sức nén của động cơ? 3. Trình bày các phương pháp kiểm tra sức nén động cơ? BÀI 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BCHK Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 122 Bài 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ ❖ Thời lượng: 12 tiết (LT: 1, TH:11) ❖ Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng: - Phân tích được các nguyên nhân làm cho động cơ không hoạt động hoặc hoạt động nhưng không bình thường - Sử dụng các thiết bị đo kiểm thành thạo và đúng kỹ thuật - Thực hiện đúng quy trình tìm PAN tổng hợp trên động cơ xăng dùng BCHK - Thực hiện đúng quy định đảm bảo an toàn trong quá trình thực tập 8.1. PAN động cơ không nổ 8.1.1. Hiện tượng Khởi động động cơ, số vòng quay đảm bảo nhưng động cơ không nổ. 8.1.2. Nguyên nhân 8.1.2.1. Phần xăng - Xăng không đến bộ chế hòa khí - Hỗn hợp quá giàu xăng - Hỗn hợp quá nghèo xăng 8.1.2.2. Phần lửa - Không có lửa cao áp - Lửa cao áp yếu - Sai thời điểm đánh lửa (loạn lửa, sớm hoặc muộn) BÀI 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BCHK Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 123 - Bugi bị hư hỏng 8.1.2.3. Các phần khác - Áp suất nén không đảm bảo + Xupáp đóng không kín hoặc bị kênh + Piston, xy lanh hoặc xéc măng bị mòn + Đệm nắp máy không kín + Khe hở nhiệt các máy quá lớn - Tắt đường ống nạp hoặc đường ống xả hoàn toàn 8.1.3. Phán đoán xử lý - Sau khi khởi động động cơ 2, 3 lần, số vòng quay đảm bảo mà động cơ không nổ, ta mở đầu dây cao áp đến bugi kiểm tra tia lửa, nếu không có lửa hoặc lửa yếu ta tìm PAN lửa (đã được trình bày ở bài 6). - Nếu lửa cao áp tốt ta mồi một ít xăng vào họng bộ chế hòa khí, khởi động động cơ thấy dễ nổ, chứng tỏ PAN không có xăng hoặc hỗn hợp quá nghèo xăng. Ta tiến hành tìm PAN xăng. - Nếu mồi xăng động cơ vẫn không nổ, ta mở hết bướm gió và quan sát bên trong đường ống nạp thấy nhiều xăng và xăng chảy thành dòng trên vòi phun chính, khởi động động cơ có mùi xăng sống là do hỗn hợp quá giàu xăng. - Nếu mồi xăng mà động cơ vẫn không nổ, hỗn hợp giàu xăng thì ta kiểm tra thời điểm đánh lửa. - Nếu thời điểm đánh lửa tốt, động cơ quay nhẹ, có thể bị kênh xupáp hoặc tắt đường ống nạp hoàn toàn (không có sức hút ở họng bộ chế hòa khí), nếu quay thấy nặng là do tắt đường ống xả hoàn toàn. - Nếu kiểm tra toàn bộ thấy tốt thì tháo bugi, kiểm tra bugi (đã trình bày ở bài 5). Nếu có tiếng gõ xupáp kiểm tra khe hở nhiệt. BÀI 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BCHK Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 124 8.2. PAN động cơ đang hoạt động bị tắt 8.2.1. Hiện tượng Động cơ đang hoạt động, khóa điện vẫn mở nhưng động cơ bị tắt máy 8.2.2. Nguyên nhân 8.2.2.1. Phần xăng - Hết xăng trong thùng chứa. - Bơm xăng bị hư hỏng. - Zích lơ mạch xăng chính tắt - Các đường ống dẫn bị tắt hay bị bể. - Bình lọc bị tắt - Van kim 3 cạnh bị kẹt ở vị trí đóng. 8.2.2.2. Phần điện - Dây cao áp bị sút (động cơ nhiều xy lanh thì dây cao áp vào nắp delco sút) - Dây bắt với ắc quy bị sút. - Dây sơ cấp bị hở mạch hoặc bị chạm mát. - Điện trở phụ bị đứt - Con quay chia điện bị rò - Bugi bị hư hỏng 8.2.2.3. Các phần khác - Do nhiệt độ quá cao hoặc động cơ mới sửa chữa bị bó kẹt - Áp suất nén không đảm bảo (cháy đệm nắp máy, gãy xéc măng) - Hở đường ống nạp. 8.2.2.4. Phán đoán xử lý - Nếu động cơ đang làm việc, công suất động cơ giảm dần, ta đóng bướm gió BÀI 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BCHK Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 125 thấy động cơ bốc sau một lúc rồi hết chứng tỏ hư hỏng thuộc về phần xăng. - Nếu động cơ đang chạy đột nhiên bị tắt máy nhưng cốt máy vẫn còn quay, chứng tỏ hư hỏng thuộc phần điện. - Đối với nhiệt độ cao bị bó kẹt, động cơ ngừng hẳn, cốt máy đứng yên, ta ngưng một lúc cho động cơ nguội rồi làm việc lại bình thường. - Nếu động cơ tự động tắt máy, do cháy đệm nắp máy, kèm theo có hơi xì ra, đồng thời thấy trong nhớt có nước 8.3. PAN động cơ làm việc không bình thường 8.3.1. Nổ dội về bộ chế hòa khí 8.3.1.1. Hiện tượng Động cơ nổ, lúc tăng tốc hoặc khởi động đôi khi có tiếng nổ dội về bộ chế hòa khí, công suất động cơ giảm. 8.3.1.2. Nguyên nhân - Lửa sớm - Cắm lộn 1, 2 đầu dây cao áp đến bugi, lửa yếu - Hỗn hợp quá nghèo xăng - Nhiên liệu có lẫn nước - Xu páp nạp không kín hoặc bị kênh. 8.3.1.3. Phán đoán xử lý - Nếu có hiện tượng nổ dội về bộ chế hòa khí, ta đóng bớt bướm gió lại, tăng tốc hoặc khởi động ta thấy hiện tượng trên mất, chứng tỏ PAN thuộc phần xăng. - Nếu đóng bướm gió lại mà hiện tượng trên vẫn không hết, kèm theo hiện tượng lửa sớm, kiểm tra thời điểm đánh lửa. - Nếu thời điểm đánh lửa đúng, tiến hành giết máy, nếu có máy chết hoặc máy yếu ta kiểm tra lại khe hở nhiệt xu páp. Nếu có 2 máy chết cùng một lúc ta kiểm tra BÀI 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BCHK Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 126 dây cao áp đến bigi có đúng hay không. 8.3.2. Nổ trên đường ống xả 8.3.2.1. Hiện tượng Động cơ nổ lụp bụp trên đường ống xả nhất là khi giảm ga, đôi khi còn có tàn lửa bay ra ngoài ống xả, có khối đen, mùi xăng sống, tăng tốc động cơ không bốc, công suất giảm. 8.3.2.2. Nguyên nhân - Lửa muộn - Lửa yếu - Cắm lộn đầu dây cao áp đến bbugi (loạn lửa 1, 2 máy). - Thiếu xăng. - Hỗn hợp giàu xăng - Xu páp xả đóng không kín hoặc bị kênh - Bugi bị hư hỏng 8.3.2.3. Biện pháp xử lý - Gặp hiện tượng trên ta kết hợp với hiện tượng PAN lửa muộn để điều chỉnh. Nếu điều chỉnh không có tác dụng, tiến hành kiểm tra tia lửa mạnh hay yếu. Nếu tia lửa mạnh tiến hành kết hợp với hiện tượng PAN giàu xăng, tìm PAN xăng. - Nếu xăng đúng, tiến hành giết máy để kiểm tra, nếu có 2 máy chết cùng một lúc ta kiểm tra thứ tự cắm dây cao áo đến bugi. Nếu đúng thì kiểm tra bugi. Nếu bugi còn tốt thì ta kiểm tra khe hở nhiệt xu páp máy chết. 8.3.3. Động cơ chạy không tải không được 8.3.3.1. Hiện tượng Động cơ làm việc ở chế độ không tải bị run giật, máy hay bị chết. BÀI 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BCHK Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 127 8.3.3.2. Nguyên nhân ❖ Phần xăng: như ở PAN xăng - Điều chỉnh không tải sai. - Mạch không tải bị tắt - Mực xăng trong buồng pháo quá cao hoặc quá thấp. - Hở đường ống nạp. - Trục bướm ga bị mòn. - Bướm ga đóng không kín. ❖ Phần lửa - Lửa sớm - Lửa cao áp yếu - Có bugi bị yếu ❖ Các phần khác Có một vài máy chết, áp suất nén không đảm bảo, hở đường ống nạp. 8.3.3.3. Phán đoán xử lý Khi động cơ chạy không tải không được, ta điều chỉnh vít không tải, nếu không có tác dụng hoặc tác dụng rất ít thì ta tìm PAN mạch không tải. Nếu có tác dụng rõ rệt ta kết hợp với PAN thiếu xăng, thừa xăng, lửa sớm để tìm PAN Nếu các phần trên đều tốt thì ta giết thử máy, nếu có máy chết hoặc yếu (nếu không có máy chết) → kiểm tra dây cao áp, bugi, xu páp. Nếu không có máy chết ta chú ý đến tiếng rít gió để tìm PAN hở ống nạp. Nếu giết máy động cơ lại bốc hơn, nhưng khi cho đầu dây cao áp ra mát thì động cơ lại yếu đi là do 2 cọc kế nhau ở nắp delco bị rò điện. BÀI 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BCHK Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 128 8.3.4. PAN động cơ nóng 8.3.4.1. Hiện tượng Động cơ làm việc nhiệt độ động cơ tăng cao, nước làm mát sôi 8.3.4.2. Nguyên nhân ❖ Phần xăng: - Hỗn hợp nghèo xăng - Hỗn hợp giàu xăng ❖ Phần điện - Lửa sớm - Lửa muộn - Lửa cao áp yếu ❖ Các phần khác - Buồng đốt có nhiều muội than - Hệ thống làm mát bị hư hỏng - Hệ thống bôi trơn bị hư hỏng - Khe hở lắp ghép giữa các chi tiết chuyển động còn khít 8.3.4.3. Phán đoán xử lý Căn cứ vào hiện tượng động cơ nóng ta kết hợp với PAN lửa, PAN xăng để tìm PAN. Nếu các phần trên đều tốt, kiểm tra hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát. Trường hợp buồng đốt đóng muội than khi tắt động cơ còn nổ một lúc mới dừng. 8.3.5. PAN công suất động cơ giảm 8.3.5.1. Nguyên nhân ❖ Phần xăng - Hỗn hợp nghèo BÀI 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BCHK Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 129 - Hỗn hợp giàu xăng - Hệ thống làm đậm bị hư hỏng ❖ Phần điện - Lửa sớm - Lửa muộn - Lửa yếu - Dây cao áp bị rò, hoặc nắp delco bị rò - Bugi bị hư hỏng ❖ Các phần khác - Áp suất nén không đảm bảo - Tắt một phần đường ống nạp - Tắt một phần đường ống xả - Khe hở xu páp không đúng 8.3.5.2. Phán đoán xử lý Căn cứ vào PAN xăng hoặc PAN lửa để tìm PAN. Nếu công suất động cơ giảm, ta giết máy và kiểm tra bugi, xu páp và nắp delco có bị rò không. Nếu công suất động cơ giảm, máy không bị rung giật, cho bướm ga mở lớn, đóng bướm gió thấy công suất động cơ không tăng do tắt đường ống nạp hay ống xả một phần. BÀI 8: PAN TỔNG HỢP TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG SỬ DỤNG BCHK Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 130 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu nguyên nhân nào làm cho động cơ không nổ mặc dù số vòng quay vẫn đảm bảo? Trình bày quy trình tìm PAN hiện tượng trên? 2. Nêu nguyên nhân nào làm cho động cơ đang hoạt động bị tắt? Trình bày quy trình tìm PAN hiện tượng trên? 3. Nêu nguyên nhân nào làm cho động cơ làm việc không bình thường? Trình bày quy trình tìm PAN hiện tượng trên? 4. Nêu nguyên nhân nào làm cho động cơ nổ trên đường ống xả? Trình bày quy trình tìm PAN hiện tượng trên? 5. Nêu nguyên nhân nào làm cho động cơ chạy không tải không được? Trình bày quy trình tìm PAN hiện tượng trên? 6. Nêu nguyên nhân nào làm cho động cơ nóng? Trình bày quy trình tìm PAN hiện tượng trên? 7. Nêu nguyên nhân nào làm cho công suất động cơ giảm? Trình bày quy trình tìm PAN hiện tượng trên? DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 131 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CB: Cơ cấu điều khiển bướm gió mở một phần SST: Dụng cụ chuyên dùng DP: Cơ cấu chống trả bướm ga đột ngột OVCV: Van điều khiển thông khí CO: Cơ cấu điều khiển bướm gió mở hoàn toàn APP: Bơm tăng tốc phụ ECU: Bộ điều khiển bằng điện NEG: Cực âm ắc quy IGNITER: IC đánh lửa PAN: Hư hỏng thuộc về TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình thực tập động cơ xăng Trang 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Lộc , Giáo trình thực tập động cơ 1, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TpHCM, 4/2007. 2. Đỗ Văn Dũng, Trang bị điện & điện tử trên ô tô hiện đại, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TpHCM, 2004. 3. Đinh Ngọc Ân. Trang bị điện ô tô máy kéo. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội – 1993 4. Trần Thế San, Đỗ Dũng, Thực hành sửa chữa & bảo trì động cơ xăng, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2001. 5. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật viên của TOYOTA
File đính kèm:
- giao_trinh_thuc_tap_dong_co_xang.pdf