Giáo trình Hệ thống nhiên liệu động cơ ô tô
❖ Mục tiêu: Học xong bài này, người học có khả năng:
✓ Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của hệ thống cung cấp nhiên liệu
động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí;
✓ Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống cung cấp nhiên liệu
động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí;
✓ Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận trong hệ thống
cung cấp nhiên liệu động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí.
1.1. Nhiệm vụ – Yêu cầu – Phân loại
1.1.1. Nhiệm vụ
Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng sử dụng bộ chế hòa khí hay chế hòa khí
còn gọi bình xăng con là một dụng cụ dùng để trộn hỗ hợp không khí với nhiên
liệu hay gọi là hoà khí theo một tỉ lệ thích hợp và cung cấp hỗn hợp này cho
động cơ xăng, đảm bảo về số lượng và thành phần phù hợp với từng chế độ làm
việc của động cơ.
1.1.2. Yêu cầu
− Hệ thống nhiên liệu làm nhiệm vụ cung cấp hoà khí (hỗn hợp xăng và
không khí) sạch, đồng đều về số lượng và thành phần vào các xylanh
động cơ theo yêu cầu về tốc độ và tải của động cơ.
− Tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình động cơ hoạt động.
− Hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như tiếng ồn ở mức độ thấp nhất.
1.1.3. Phân loại
1.1.3.1. Phân loại theo phƣơng pháp cung cấp xăng
− Cung cấp bằng trọng lực: thùng xăng đặt cao hơn bộ chế hoa khí,
nhờ trọng lực xăng được chảy vào bộ chế hoà khí (BCHK).
− Cung cấp bằng áp lực: xăng được đưa tới BCHK bằng áp lực do bơm
xăng cung cấp. loại này hiện nay được sử dụng rộng rãi.
1.1.3.2. Phân loại theo họng khuyếch tán
❖ Phân loại theo kiểu họng khuyếch tán: có 3 loại họng khuyếch tán.
− Họng khuyếch tán cố định.
− Họng khuyếch tán thay đổi.
− Họng khuyếch tán bướm gió.
Hình 1.1: Phân loại theo kiểu họng khuyếch tán.
❖ Phân loại theo hướng hút của họng khuyếch tán: các bộ chế hoà khí mà
hỗn hợp khí nhiên liệu đi xuống phía dưới gọi là BCHK hút xuống, nếu đi
sang cạnh gọi là BCHK hút ngang.
❖ Phân loại theo số họng khuyếch tán:
− Bộ chế hoà khí 1 họng.
− Bộ chế hoà khí 2 họng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ thống nhiên liệu động cơ ô tô
cần phải lưu ý hiện tượng kẹt kim phun. Tỉ số nén của động cơ lưỡng nhiên liệu cũng được lựa chọn vừa đủ để đảm bảo nhiên liệu phun mồi tự bốc cháy nhưng không làm tự cháy hỗn hợp CNG - không khí để tránh hiện tượng cháy kích nổ. Tỉ số nén thông thường là 14 đến 16. 7.3.4. Ƣu, nhƣợc điểm của hệ thống nhiên liệu kép Diesel – CNG Ưu điểm của phương pháp lưỡng nhiên liệu là: − Độ tin cậy khi đánh lửa cao, hiệu quả đánh lửa kéo dài và có thể đánh lửa với bất kỳ độ đậm đặc nào của hỗn hợp với điều kiện là mức độ rối của hỗn hợp CNG-không khí đủ lớn. Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 336 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG − Dễ dàng chuyển đổi sang lại động cơ Diesel khi có sự cố hệ thống khí CNG. − Hiệu suất nhiệt động học cao. Nhược điểm của phương pháp lưỡng nhiên liệu là tỉ số nén cao làm hạn chế công suất cực đại theo tính chất nhiên liệu khí, trong khi đó việc đánh lửa bằng tia lửa điện cho phép lựa chọn tỉ số nén tối ưu cho từng loại khí sử dụng. Tuy nhiên việc giảm tỉ số nén sẽ dẫn tới việc giảm hiệu suất nhiệt của động cơ. 7.4. Quá trình cháy trong động cơ Diesel 4 kỳ sử dụng nhiên liệu CNG Động cơ Diesel sử dụng nhiên liệu CNG có ưu điểm nổi bật so với động cơ diesel sử dụng nhiên liệu lỏng truyền thống là mức độ gây ô nhiễm thấp. Trong phần này ta tìm hiểu cơ bản về quá trình cháy trong động cơ sử dụng CNG cũng như các kết quả nghiên cứu về phương pháp tạo hỗn hợp (phương pháp sử dụng bộ chế hòa khí và phương pháp phun trực tiếp CNG vào buồng cháy) và ảnh hưởng của các thông số nhiệt độ, áp suất, khí thải... Chỉ số RON và MON của CNG theo thứ tự là 130 và 115. Đây là một ưu thế của khí CNG sử dụng trên động cơ đánh lửa cưỡng bức. Do tính chống kích nổ tốt nên CNG cũng được sử dụng trên động cơ có tỉ số nén cao được cải tạo từ động cơ Diesel. Trong trường hợp này người ta thường sử dụng phương pháp đánh lửa bằng cách phun mồi (động cơ lưỡng nhiên liệu). Kỹ thuật này có nhiều lợi thế trên động cơ tĩnh tại nhưng sử dụng rất hạn chết trên động cơ vận tải do việc điều chỉnh phức tạp ở chế độ quá độ. Vì vậy, hiện nay hầu hết các ô tô sử dụng CNG đều hoạt động theo chu trình động cơ đánh lửa cưỡng bức truyền thống. 7.4.1. Đánh lửa và lan truyền màn lửa trong buồng cháy động cơ sử dụng CNG Năng lượng tối thiểu của tia lửa điện cần thiết để đốt cháy hỗn hợp CH4 - không khí cao hơn nhiều so với trường hợp các hydrocacbon khác. Vì vậy, hệ thống đánh lửa của động cơ sử dụng CNG phải có tính năng cao hơn (bobine Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 337 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG phải có công suất cao hơn) để đảm bảo tạo ra năng lượng đánh lửa từ 100 đến 110mJ so với 30 – 40 mJ đối với động cơ xăng truyền thống. Mặt khác, giới hạn thành phần hỗn hợp có thể cháy được với khí methane rộng hơn các loại hydrocacbon khác nên động cơ có thể làm việc với hỗn hợp nghèo hơn. Tốc độ lan tràn màn lửa của hỗn hợp methane - không khí tương đối thấp. Đặc điểm này làm giảm tính năng của động cơ vì làm tăng truyền nhiệt từ môi chất công tác qua thành. Để khắc phục tình trạng này người ta tăng cường thêm vận động rối của hỗn hợp trong buồng cháy. Tuy nhiên, tốc độ lan truyền màng lửa thấp của hỗn hợp methane – không khí có ưu điểm là làm giảm độ ồn của quá trình cháy nhờ gradient áp suất nhỏ. 7.4.2. Thành phần và nhiệt độ của sản phẩm cháy CNG Methane chỉ chứa 75% khối lượng carbon so với 87 – 88% đối với nhiên liệu lỏng truyền thống. Trong điều kiện cháy hoàn toàn lí thuyết, thành phần CO2 cực đại trong sản phẩm cháy chỉ đạt 11,7% so với 14,5% đối với iso- octane. Cũng nhờ hàm lượng cacbon trong methane thấp nên khi động cơ làm việc với hỗn hợp giàu, thành phần CO trong khí xả thấp hơn khi sử dụng các hydrocacbon khác. Ứng với độ đậm đặc 1,1 thành phần CO trong sản phẩm cháy chiếm khoảng 2,2% đối với methane và 3,3% đối với toluen. Nhiệt độ của màng lửa của hỗn hợp methane – không khí thấp nên nồng độ NOx trong sản phẩm cháy cũng thấp. 7.4.3. Tổ chức quá trình cháy trong động cơ Diesel dùng CNG Việc cải tạo động cơ diesel sang dùng nhiên liệu khí CNG có phần phức tạp vì phải thêm hệ thống đánh lửa cưỡng bức và tổ chức quá trình cháy như động cơ xăng. Trong điều kiện đó để giảm ô nhiễm và tăng tính kinh tế của động cơ, người ta có thể áp dụng hai giải pháp kỹ thuật sau đây và hai giải pháp này đang là đối tượng nghiên cứu để tiếp tục phát triển: Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 338 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG ➢ Giải pháp thứ nhất là cho động cơ luôn luôn làm việc với thành phần hỗn hợp cháy hoàn toàn lý thuyết kết hợp với việc xử lí khí thải bằng bộ xúc tác ba chức năng. Ưu điểm của nó là làm giảm mức độ phát ô nhiễm nhưng nhược điểm là hiệu suất giảm so với động cơ Diesel. ➢ Giải pháp thứ hai, ít có tham vọng làm giảm ô nhiễm môi trường hơn nhưng có khả năng làm giảm suất tiêu hao nhiên liệu. Giải pháp này cho phép điều chỉnh thành phần hỗn hợp theo điều kiện vận hành và ưu tiên sử dụng hỗn hợp nghèo. 7.4.4. Kỹ thuật tạo hỗn hợp Việc định lượng chính xác nhiên liệu cung cấp ở mỗi chế độ làm việc của động cơ CNG đôi khi khó thực hiện. Mặt khác, khi động cơ hoạt động, thành phần hỗn hợp giữa các xi-lanh cần phải đồng đều và tổn thất trên đường nạp cần phải giảm đến mức thấp nhất... Vì vậy, hệ thống nạp của động cơ CNG đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp. 7.4.4.1. Bộ chế hòa khí Động cơ Xả - Nhiệt độ khí Máy tính điều Bộ hỗn hợp Van định khiển thời - Áp suất khí gian phun - Chênh lệch áp suất. Nạp Bộ giảm áp Lưu lượng khí mong muốn Nhiên liệu - Áp suất khí nạp. Máy tính điều - Nhiệt độ khí nạp khiển động cơ - Tín hiệu cảm biến oxy - Vị trí bướm ga Hình 7.6: Sơ đồ hệ thống nạp nhiên liệu CNG trên động cơ phun tập trung. Có nhiều kỹ thuật chế hòa khí nhưng hiện nay kỹ thuật phổ biến nhất vẫn là kỹ thuật ống Venturi. Trong hệ thống này, khí CNG không những chỉ định lượng bởi độ chân không trong ống Venturi mà còn bởi sự thay đổi độ tiết lưu Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 339 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG trên đường nạp. Sự điều chỉnh mức độ tiết lưu này được thực hiện nhờ một động cơ bước qua trung gian một bộ vi xử lí chuyên dụng nhận tín hiệu từ các cảm biến. Bộ xúc tác 3 Thải chức năng Cảm biến Oxy Nạp Tốc độ động cơ Động cơ Áp suất nạp Vị trí bướm ga Van định lượng Bộ chấp hành Máy tính Bộ giảm áp Nhiên liệu khí Hình 7.7: Sơ đồ hệ thống nạp nhiên liệu CNG trên động cơ phun riêng rẽ. Phương án dùng bộ chế hòa khí có nhược điểm là hệ số nạp của động cơ bị giảm ở chế độ quá độ. Để khắc phục nhược điểm này, người ta nghiên cứu áp dụng phương án phun nhiên liệu trực tiếp hay gián tiếp. 7.4.4.2. Phun gián tiếp Hệ thống phun gián tiếp cho phép cải thiện tính năng của động cơ và mức độ phát ô nhiễm. Khác với bộ chế hòa khí, hệ thống này phun nhiên liệu dưới áp suất. Điều này cho phép cung cấp một lượng nhiên liệu chính xác theo chế độ làm việc của động cơ. Mặt khác, do không có họng Venturi, hệ số nạp của động cơ được cải thiện đáng kể. Cũng như động cơ xăng, phun nhiên liệu cũng có thể được thực hiện theo phương án tập trung (một điểm) tại cổ góp đường nạp hay riêng rẽ (phun vào trước xupap nạp của mỗi xi-lanh). Hệ thống phun riêng rẽ có nhiều ưu điểm so với hệ thống phun tập trung vì nó làm giảm khả năng hồi lưu ngọn lửa vào đường nạp, cải thiện sự đồng đều nhiên liệu cung cấp cho các Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 340 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG xylanh của động cơ. Việc khống chế lưu lượng CNG nạp vào xylanh được thực hiện nhờ một bộ vi xử lí chuyên dụng. 7.4.4.3. Phun trực tiếp Kỹ thuật này có rất nhiều ưu điểm vì nó cho phép đồng thời làm giảm mức độ gây ô nhiễm và làm tăng tính kinh thế của động cơ. Phun trực tiếp CNG vào buồng cháy cho phép kết hợp các ưu điểm của khí thiên nhiên và quá trình cháy của hỗn hợp nghèo phân lớp. Mặt khác, hệ thống phun CNG còn thừa hưởng ưu thế của nhiên liệu nén ban đầu nên không cần bơm nhiên liệu áp suất cao. Động cơ có thể hoạt động không có tổn thất hệ số nạp và ở điều kiện hỗn hợp nghèo. Kỹ thuật này đòi hỏi chế tạo và điều chỉnh chính xác hệ thống phun vì vậy đắt tiền. Việc phát triển hệ thống phun tập trung hay riêng rẽ là cần thiết để tăng tính năng kinh tế kỹ thuật của động cơ sử dụng CNG. 7.4.4.4. Ô nhiễm khí thải của động cơ Diesel sử dụng CNG Cũng như đối với những loại nhiên liệu khác, đặc điểm phát sinh ô nhiễm của động cơ CNG liên quan đến thành phần hydrocacbon của nhiên liệu (thường nhiên liệu CNG chứa ít nhất 90% methane). Khác với động cơ xăng, trong khí xả động cơ CNG hầu như không có hydrocacbon nào có hơn 4 nguyên tử cacbon, đặc biệt hơn nữa là không có sự hiện diện của thành phần hydrocacbon thơm. Liên quan đến vấn đề tạo ozone ở hạ tầng khí quyển, khí thải ở động cơ CNG có hoạt tính thấp hơn động cơ xăng đến hai lần. Tính chất này chủ yếu là do nhiên liệu CNG chứa phần lớn methane, thành phần các chất hoạt tính (butane, buta 1, 3-diene, xylene) rất thấp có thể bỏ qua. Mặt khác, nhiên liệu CNG không bao giờ gây trở ngại đối với bộ xúc tác 3 chức năng do thành phần lưu huỳnh như trong trường hợp nhiên liệu lỏng. Tuy nhiên, sự ô xi hóa methane còn lại trong khí xả rất khó khăn. Muốn loại trừ triệt để chất khí này cần sử dụng một bộ xúc tác đặc biệt. Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 341 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG Động cơ diesel tăng áp khi chuyển sang sử dụng CNG với bộ xúc tác 3 chức năng và hỗn hợp có thành phần cháy hoàn toàn lí thuyết thì tổn thất hiệu suất sẽ rất lớn, có thể tới 20%. Ngược lại, nếu dùng kỹ thuật hỗn hợp nghèo, khi động cơ CNG làm việc với bộ tăng áp thì hiệu suất cao hơn (xấp xỉ động cơ diesel nguyên thủy) và momen cực đại chấp nhận được. Bảng 7.3: So sánh momen cực đại và hiệu suất của động cơ Diesel và động cơ CNG. So sánh tính năng động cơ dùng Nhiên liệu Diesel và CNG Diesel CNG PCI (kJ/kg) 42800 49100 Chế độ 1400 1260 Momen 1180 1000 Công suất 173 185 Độ đậm đặc 0,56 0,61 Suất tiêu hao nhiên liệu (g/kW. h) 204 186 Hiệu suất toàn bộ 41,2 39,4 Bảng 7.4: Mức độ phát ô nhiễm của động cơ dùng CNG. Chất ô nhiễm Mức độ CO (g/mile) 0,655 HC tổng 0,230 HC không methane 0,016 NOx (g/mile) 0,112 CO2 (g/mile) 226,6 Tiêu thụ nhiên liệu 28,5 Hoạt động độc lập 175 Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 342 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG Chúng ta nhận thấy trong mọi trường hợp, mức độ CO và bồ hóng rất thấp, mức độ HC đôi lúc gần với giá trị cho phép bởi luật môi trường, nhưng chỉ chứa phần lớn methane (khoảng 90%), còn lại là các thành phần khác rất thấp. Còn về mức độ phát sinh NOx, khí xả động cơ CNG có nồng độ NOx rất thấp, nếu động cơ làm việc với = 1 và có lắp bộ xúc tác 3 chức năng. Nồng độ này cao hơn một chút nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép nếu dùng hỗn hợp nghèo. Những phiền phức đặc biệt của động cơ Diesel (ồn, hôi, khói đen...) sẽ được giảm đi rất nhiều đối với động cơ CNG. Mức độ ồn giảm khoảng 3db khi động cơ hoạt động không tải đối với ô tô buýt thành phố. Về mùi hôi, chất phụ gia chứa lưu huỳnh (THT: tetrahydrothiophene) để phát hiện sự rò rỉ được thêm vào khí thiên nhiên với thành phần rất thấp (20-25 mg/m3) nên bị đốt cháy hoàn toàn. Vì vậy, khí xả động cơ CNG rất ít hôi so với động cơ Diesel. Về sự ảnh hưởng của khí thải động cơ sử dụng CNG đến hiệu ứng nhà kính, Methane cũng như CO2 và N2O là khí gây hiệu ứng nhà kính một cách trực tiếp vì vậy ta rất quan tâm đến việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc động cơ CNG đến việc nóng lên của bầu khí quyển. Bảng 7.5: So sánh mức độ phát sinh khí gây hiệu ứng nhà kính đối với động cơ dùng xăng, diesel và CNG (gCO2/Km), theo chu trình ECE. Xăng Diesel CNG Trước bộ xúc tác 356 281 267 Sau bộ xúc tác 310 251 231 Trong thực tế động cơ CNG phát sinh ít CO2 so với động cơ nhiên liệu lỏng. Vì vậy, lượng chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong khí xả động cơ CNG thấp hơn khoảng 25% so với động cơ xăng và 5% so với động cơ Diesel. Do đó việc sử dụng CNG sẽ làm giảm đi đáng kể lượng khí gây hiệu ứng nhà kính trên phạm vi toàn cầu. Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 343 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG Nhìn chung, động cơ dùng CNG ngày càng được ứng dụng rộng rãi đối với ô tô hoạt động trong thành phố hay vùng ven đô, những khu vực mà tình trạng ô nhiễm môi trường do phương tiện vận hành gây ra ngày càng trở nên trầm trọng. Ở một số khu vực trên thế giới, người ta đã bắt đầu sử dụng CNG cho ô tô chạy trong thành phố. Các quốc gia như Mỹ, Ý, Canada, Hà lan, Hàn Quốc, Trung Quốc đã xây dựng những cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển ô tô dùng nhiên liệu khí CNG. Sự phát triển CNG có thể diễn ra với một số điều kiện. Trước hết nhiên liệu này cần cho thấy được tính ưu việt chắc chắn so với những nhiên liệu đang cạnh tranh như nhiên liệu khí hóa lỏng LPG. Mặt khác, người ta chỉ tiếp tục nghiên cứu sử dụng nhiên liệu khí nếu như những giải pháp kỹ thuật về xử lí ô nhiễm khí xả động cơ nhiên liệu lỏng không cải thiện được so với yêu cầu của luật môi trường. Cuối cùng, như những nhiên liệu khác, sự thâm nhập của CNG đòi hỏi: + Chính sách thuế khuyến khích người sử dụng. + Cơ sở hạ tầng phục vụ việc cung cấp CNG cho ô tô. + Giải quyết vấn đề tâm lí của người sử dụng liên quan đến tính an toàn của ô tô dùng CNG. Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 344 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hãy trình bày các phương án sử dụng CNG trên động cơ Diesel ? 2. Hãy trình bày chuyển đổi động cơ diesel sang động cơ dùng nhiên liệu kép Diesel – CNG ? 3. Hãy trình bày Quá trình cháy trong động cơ Diesel 4 kỳ sử dụng nhiên liệu CNG ? Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 345 Chƣơng 7: Động cơ sử dụng nhiên liệu CNG TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Nguyễn Tất Tiến – Nguyên lý động cơ đốt trong – NXB Giáo Dục Hà Nội 2008. [2] Dương Văn Đức – Ô tô – NXB Xây Dựng Hà Nội 2006. [3] Phạm Minh Tuấn – Động cơ đốt trong – NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội 2006. [4] Văn Thị Bông, Huỳnh Thành Công – Lý thuyết Động cơ đốt trong – NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh. [5] Tài liệu trên internet Tiếng Anh [6] Pham Minh Tuan, Nguyen The Luong, Tran Quang Vinh, Tran Đang Quoc, Le Anh Tuan - Evaluation of effect on reducing emission of EMITEC three-way catalytic converter used for motorcycles - Inter. Conference organized by VR, Hanoi, November 5, 2006. [7] Pham Minh Tuan, Le Anh Tuan, Hoang Minh Duc - Simulation of turbocharged diesel engine D1146TIS designed and manufactured by VEAM - Science and Technology Magazine Nr. 61, Hanoi, 2007. [8] The Internal Combustion Engine in Theory and Practice - The M.I.T press (Masachusettes Institute of Technology) – 1998. Khoa Kỹ Thuật ô tô Trang 346
File đính kèm:
- giao_trinh_he_thong_nhien_lieu_dong_co_o_to.pdf