Dự báo tác động của biến đổi khí hậu, nước biến dâng đối với hoạt động thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và
đánh bắt thủy sản, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm
nghèo, đặc biệt tại các vùng nông thôn ven biển. Biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng
(NBD) và thời tiết cực đoan ngày càng khắc nghiệt với diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn
tới các hệ sinh thái, các nguồn sinh kế khu vực ven biển, trong đó nổi bật là nuôi trồng thủy
hải sản. Việc đánh giá, dự báo tác động của BĐKH, NBD đối với hoạt động thủy sản khu
vực ĐBSCL là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Dự báo tác động của biến đổi khí hậu, nước biến dâng đối với hoạt động thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Dự báo tác động của biến đổi khí hậu, nước biến dâng đối với hoạt động thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long
ức để đầu tư ao nuôi cá tra thương phẩm, HTX còn đứng ra tổ chức các khâu dịch vụ để hỗ trợ xã viên như tìm và cung cấp các yếu tố đầu vào, liên kết với doanh nghiệp chế biến để ổn định đầu ra. Dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng đến nay, sự tăng trưởng ấy của ngành thủy sản chưa thực sự được như mong đợi. Tốc độ tăng trưởng tuy rất ấn tượng nhưng lại kèm theo nhiều biểu hiện thiếu bền vững mà một trong những nguyên nhân là do tác động của BĐKH. 3. Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến hoạt động thủy sản ở ĐBSCL 3.1. Nuôi trồng thủy sản Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển của vùng ĐBSCL bao gồm: nuôi thủy sản nước lợ mặn, nuôi thủy sản nước ngọt. Trong thời gian qua, do những yếu tố bất thường của thời tiết, chủ yếu là thời tiết nắng nóng kéo dài, diễn biến thời tiết bất thường làm biến động các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, thiệt hại về ngành nuôi trồng tại môt số tỉnh thuộc ĐBSCL trong thời gian qua cũng rất lớn. Trước diễn biến của BĐKH trong thời gian tới, đặc biệt là sự gia tăng nhiệt độ và biến đổi lượng mưa sẽ tác động rất lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Ảnh hưởng của nhiệt độ: Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 39/Quý II- 2014 74 sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất định. (Ví dụ nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm nước lợ giới hạn trong khoảng 28 – 30oC, nếu nhiệt độ cao hơn 30oC hoặc thấp hơn 28oC thì sự phát triển của tôm sẽ bị ảnh hưởng như tôm chậm lớn). Nhiệt độ nước trong các ao đầm phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và từng địa phương. Khi nhiệt độ không khí tăng lên làm cho nước nóng lên, tuy nhiên biến động nhiệt độ nước trong các ao đầm chậm hơn so với không khí. Hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng của nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nuôi. Nước nóng sẽ làm cho tôm cá chết hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao, vuông tôm có độ sâu nhỏ: độ sâu trung bình của các ao, đầm nuôi thâm canh tối thiểu từ 1,2m. Trong khi, nuôi quảng canh cải tiến chỉ 0,7m, đặc điểm này chiếm đa số với các hình thức nuôi tôm tại các địa phương. Đối với các vực nước có độ sâu cao, vực nước lớn hoặc chảy thì sự thay đổi về nhiệt độ hiện xảy ra chậm hơn và nước ít bị nóng hơn. Vì vậy, việc nuôi lồng bè trên các vực nước lớn như sông, biển thường ít bị ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ quá mức như hình thức nuôi cá tra ven sông Hậu sẽ ít chịu tác động mạnh từ gia tăng nhiệt độ còn các vực nước tù và ao, vuông nhỏ trong nội đồng thường dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao, vuông tôm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxy trong nước trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxy làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng hiện tượng phù dưỡng của các ao nuôi; cá nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các vùng ven biển. Bảng 1: Đặc tính chịu mặn của các tra và tôm Cá Tra Tôm Nhiệt độ trong đầm (oC) Giới hạn thuận lợi cho sự phát triển của cá tra là 28 –30 °C (Hargreaves and Tucker 2003). 29.8±1.04 (Duong, N.D., 2006) Buổi sáng: 28.3±0.49 buổi chiều: 30.5±0.51 (Chuyen, 2006). Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 39/Quý II- 2014 75 Chịu mặn (ppt) Các tra có thể tồn tại và phát triển trong nước có độ mặn thấp (Buttner, n.d). Giới hạn 15 - 30 ppt; phát triển thuận lợi là 25 ppt. Sự sống của tôm bị ảnh hưởng khi vượt giới hạn 10 - 35 ppt. Nguồn: Báo cáo đánh giá, 2010 (WFC và nnk) Bảng 2: Dự báo diện tích đầm tôm là đối tượng tác động của việc độ mặn tăng lên mức cao nhất trong mùa khô theo kịch bản nước biển dâng 50 cm Đơn vị: Ha Tỉnh Sự tăng nước mặn, ppt Tổng <0 0 - 1 1 - 2 2 - 3 3 - 4 4 - 8 Bạc Liêu 20.720 48.041 14.451 16.563 6.189 2.014 107.978 Bến Tre 11.806 30.027 41.833 Cà Mau 109.420 34.739 1.607 1.972 2.588 15.821 166.147 Kiên Giang 27.059 747 1.776 29.583 Sóc Trăng 2.652 14.613 4.300 31.565 Tiền Giang 2.559 1.201 3.760 Trà Vinh 12.848 17.837 30.685 Vĩnh Long 25 124 148 Tổng các tỉnh 187.089 146.581 30.358 18.536 9.524 19.612 411.699 Nguồn: Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng – MCD, năm 2007 Bên cạnh mặt tiêu cực, tăng nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Sự tăng lên của nhiệt trong khoảng cho phép tăng năng suất sơ cấp cho các ao nuôi, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thủy sinh là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài nuôi. Đặc điểm này tìm thấy trong các nghiên cứu tại các vùng nuôi tôm phía Bắc. Riêng các khu vực nuôi tôm phía Nam, đặc biệt là một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì yếu tố tăng nhiệt độ là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được nghiên cứu, đánh giá cụ thể. Ảnh hưởng của lượng mưa: Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng nắng nóng kéo dài, lượng mưa khan hiếm sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng mức độ bốc hơi nước trong các ao nuôi. Đối với các ao nuôi gần nguồn cung cấp nước hoặc nuôi lồng bè trong vực nước lớn (sông, kênh rạch, biển) thì ảnh hưởng này không lớn, nhưng đối với ao nuôi cách xa nguồn nước thì nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 39/Quý II- 2014 76 Ngoài ra, ảnh hưởng trực tiếp từ việc giảm mưa trong mùa khô, đồng thời cùng với sự tăng nhiệt độ không khí sẽ làm tăng lượng bốc hơi tại các đầm nuôi, đặc biệt là trong đầm nuôi tôm quảng canh vì vậy sẽ làm tăng độ mặn trong các đầm này. Điều này sẽ đòi hỏi phải bơm thêm nước ngọt vào các đầm trong mùa khô để ổn định độ mặn và vì thế sẽ cạnh tranh việc sử dụng nước ngọt ở các lĩnh vực nông nghiệp khác như trồng lúa nước và hoa màu. Ảnh hưởng của bão: Bão đã gây ra những cơn sóng dữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển và khu vực nuôi cá tra ven sông. Vì vậy tổn thất mà bão gây ra cho hoạt động nuôi trồng thủy sản là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi, cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi nhiệt độ thì bão và áp thấp nhiệt đới thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Có thể nói rằng, hiện tượng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu này ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề không chỉ riêng nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng ven biển, nơi mà cộng đồng cư dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu bão xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của họ sẽ bị mất. Ảnh hưởng của nước biển dâng: Sự xâm nhập mặn là đặc biệt quan trọng trong hệ thống nuôi tôm và cá tra ven biển, trong đó các trang trại nuôi tôm quảng canh và trang trại nuôi cá tra nội địa là đặc biệt nhạy cảm với lũ lụt. Nước biển dâng làm cho quá trình ngập và diễn biến xâm nhập mặn trở nên phức tạp hơn. Vùng nuôi tôm nước lợ ven biển ảnh hưởng bởi gia tăng xâm nhập mặn trong mùa khô, đặc biệt ở đây các đầm tôm nằm bên ngoài của vùng bờ biển được bảo vệ bởi đê biển và các cống điều tiết nước. Thêm vào đó, độ chịu mặn của tôm Sú có thể ở mức cao là 35 – 40 ppt nhưng khi ở giới hạn chống chịu này thì các loài này phải đối mặt với việc dễ bị nhiễm bệnh hơn. Nếu mực nước biển dâng cao, các trại nuôi trồng thuỷ sản phải di dời và bị xâm mặn. Khi nước biển dâng, diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ có thể được mở rộng. Tuy nhiên, lợi ích của hiện tượng này cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước lợ là không lớn do môi trường nước tại những khu vực này thường là đã bị suy thoái nên cũng khó có thể sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản một cách Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 39/Quý II- 2014 77 hiệu quả nếu không có các giải pháp tốn kém để xử lý và cải tạo môi trường nước. Hơn nữa những thiệt hại mà mực nước biển dâng gây ra đối với đời sống kinh tế xã hội và sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản còn lớn hơn rất nhiều so với lợi ích từ việc mở rộng các diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ này. Như vậy, sự gia tăng nhiệt độ và tình trạng hạn hán trong tương lai do biến đổi khí hậu sẽ tác động rất lớn đến hệ thống nuôi trồng thủy sản nội đồng bao gồm: nuôi tôm nước lợ, nuôi cá nước ngọt. Trong khi, hình thức nuôi cá ven sông lại là đối tượng có thể bị ảnh hưởng nặng nhất do tình trạng nước biển dâng. 3.2. Nguồn lợi thủy sản và nghề cá Nguồn lợi thủy sản và nghề cá sẽ chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Đặc biệt nghề cá quy mô nhỏ ven bờ với các loại ngư lưới cụ khai thác truyền thống tại các xã ven biển là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất và dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH. Ảnh hưởng lên nghề cá trong và xung quanh các khu vực rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn cùng với 2 hệ sinh thái biển – ven biển nhiệt đới điển hình (rạn san hô và thảm cỏ biển) quyết định phần lớn năng suất sơ cấp của toàn vùng biển. Rừng ngập mặn ven biển ĐBSCL là cái nôi của nghề cá ven bờ (cả khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven bờ), dải rừng ngập mặn ven biển là những cái nôi của nguồn lợi thuỷ sản, là nơi mà nguồn lợi tự nhiên, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản được bảo tồn, sinh sôi và phát tán ra các vùng nước xung quanh. Nếu xét trên tổng thể ngành thuỷ sản, theo ước tính khoảng gần 50% sản lượng tôm sú thu được của ngành là được nuôi và khai thác có liên quan đến rừng ngập mặn. Ngoài ra, cùng với việc RNM bị phá huỷ làm đầm nuôi tôm, đào mương dẫn nước vào vùng đầm nuôi đã ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sống xung quanh khu vực rừng ngập mặn thì diện tích rừng còn bị suy giảm do nước biển dâng. Mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn lợi sinh vật sống trong các rừng ngập mặn, đặc biệt là các động vật nổi ở vùng cửa sông và vùng nước lợ. Những trận mưa lớn sẽ làm độ mặn thay đổi đột ngột và làm cho một số sinh vật nổi ở vùng rừng ngập mặn cửa sông chết hàng loạt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của các cộng đồng dân cư khai thác nguồn lợi quy mô nhỏ ở các vùng ngập mặn cửa sông. Vào mùa khô với sự gia tăng nhiệt độ và kéo dài, lúc này độ mặn trong đất RNM sẽ lên Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 39/Quý II- 2014 78 rất cao (4 - 4,5%) ảnh hưởng đến cả thực vật và các sinh vật đáy như thân mềm, giun nhiều tơ. Các đối tượng này bị chết hoặc phải di cư, gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên cho các đối tượng hải sản tôm, cua, ghẹ, cá nước lợ trong RNM, gây suy giảm năng xuất sinh học và năng suất khai thác của các cộng đồng dân cư địa phương sống phụ thuộc vào nguồn lợi thuỷ sản trong RNM. Bên cạnh đó, mực nước biển dâng sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, tiêu diệt nhiều loài sinh vật nước ngọt. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nghề khai thác thuỷ sản nội địa và ven biển thủ công (như đăng, đó, sáo, nò, súc thủ công) và một số nghề khai thác ven bờ quy mô nhỏ như câu, rê. Đây là những nghề phần lớn được thực hiện bởi những cộng đồng ngư dân nghèo. Đồng thời, nguồn lợi giống tự nhiên cung cấp cho việc nuôi nhiều đối tượng nuôi khác nhau cũng sẽ bị ảnh hưởng, đẩy giá giống lên cao do tình trạng khan hiếm nguồn cũng như tôm giống tự nhiên, đặc biệt là giống cá kèo có giá trị thương phẩm cao hầu như chỉ bắt giống ngoài tự nhiên nuôi, hiện chưa có phương pháp nhân giống nhân tạo. Ảnh hưởng lên nguồn lợi thủy sản biển và hoạt động đánh bắt xa bờ: Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng quần và nguồn lợi cá biển: + Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi. + Nhiệt độ tăng làm cho nguồn lợi thuỷ hải sản bị phân tán. Các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm bớt hoặc mất đi. BĐKH có tác động đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt là bộ phận ngư dân đánh bắt xa bờ, tần suất, cường độ của bão và áp thấp nhiệt đới sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Do đó, thiệt hại cho cộng đồng dân cư là nghiêm trọng và khó tránh khỏi. Một điểm đáng được quan tâm đối với cộng động dân cư ven biển là đa số những người làm nghề đánh bắt thủy sản là những người nghèo trong xã hội. Do sản lượng đánh bắt tự nhiên giảm, nền tảng kinh tế của mọi cộng đồng dân cư ven biển không được ổn định. Tài Liệu Tham Khảo 1. Báo cáo tổng hợp dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 39/Quý II- 2014 79 nông nghiệp – nông thôn và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh Sóc Trăng, năm 2009. 2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Sóc Trăng, UBND tỉnh Sóc Trăng, năm 2010. 3. Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phátv triển thủy sản tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh Sóc Trăng, năm 2008. 4. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, UBND tỉnh Sóc Trăng, năm 2009. 5. IPCC, 2007. The 4th assessement report of the Intergovernmental Panel on limate Change. 6. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008). 7. Báo cáo phát triển con người, năm 2007/2008 của UNDP - Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách.
File đính kèm:
- du_bao_tac_dong_cua_bien_doi_khi_hau_nuoc_bien_dang_doi_voi.pdf