Độ tiêu hoá biểu kiến của các nguyên liệu làm thức ăn đối với cá giò (Rachycentron canadum) thịt
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đánh giá khả năng tiêu hóa biểu kiến của cá giò thịt đối với 4 nguyên liệu trong
nước (bột cá Cà Mau, bột tôm, bột mì, bột đậu nành nguyên hạt rang, xay) và 5 nguyên liệu ngoại
nhập (bột cá Chilê, bột gia cầm, bột xương thịt heo, bột mực, bột sò). Crom oxit được dùng làm
chất đánh dấu và sử dụng phương pháp vuốt để thu phân. Độ tiêu hóa chất khô đối với các nguyên
liệu có nguồn gốc động vật từ 63,5%-91,6%, các nguyên liệu thực vật từ 64-72,2%. Độ tiêu hóa chất
khô của cá đối với bột cá Cà Mau (91,6 %) cao hơn so với những nguyên liệu còn lại (P<0,05).>0,05).>
nguyên liệu còn lại có độ tiêu hóa chất khô ở mức trung gian trong khi bột cá Chilê có giá trị thấp
nhất (63,5 %). Độ tiêu hóa biểu kiến với protein đạt trên 90 % ở các nguyên liệu bột cá Cà Mau và
bột sò cao hơn bột cá Chilê (74,8 %) (P<0,05) trong="" khi="" bột="" mực="" và="" bột="" mì="" chỉ="" đạt="" 52,2="" %="" và="" 57,7="">0,05)>
Giá trị độ tiêu hoá lipid của bột đậu nành cùng với bột sò rất cao, lần lượt là 91,4% và 93%. Giá trị
độ tiêu hóa tro cao nhất được tìm thấy ở bột gia cầm (93,6 %) và bột mực (90,4 %). Những thông
tin về độ tiêu hóa nguyên liệu trong nghiên cứu góp phần vào việc lựa chọn nguyên liệu thích hợp
để phối trộn công thức thức ăn cá giò với các mức dưỡng chất thích hợp để cá tăng trưởng tối đa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Độ tiêu hoá biểu kiến của các nguyên liệu làm thức ăn đối với cá giò (Rachycentron canadum) thịt
liệu còn lại có ADDM ở mức trung gian trong khi bột cá Chilê có giá trị thấp nhất (63,5 %). Bảng 2. Thành phần dinh dưỡng nguyên liệu Nguyên liệu Ẩm Protein Lipid Xơ Tro Ca Phos NEF Bột cá (Chilê) 13,65 71,5 9,2 1,6 17,2 1,8 2,3 2,1 Bột cá (Cà Mau) 12,33 69,9 6,2 0,9 18,7 3,6 2,8 5,2 Bột gia cầm 9,09 69,9 12,8 2,1 13,8 5,2 2,7 3,4 Bột xương thịt 7,56 60,2 9,9 3,3 25,0 7,1 4,4 4,9 Bột mực 9,87 48,7 13,2 6,3 16,5 5,4 0,7 21,6 Bột sò 9,10 55,5 11,6 3,3 14,9 1,9 1,4 18,0 Bột tôm 10,53 61,4 0,4 5,3 19,6 5,0 1,6 18,7 Bột mì 13,52 13,1 2,4 2,0 0,5 1,4 0,1 84,0 Bột đậu nành nguyên hạt 6,14 41,8 17,2 9,7 5,5 0,3 0,6 35,5 (NEF: nitrogen-free extract) Độ tiêu hóa biểu kiến với protein đạt trên 90,0 % ở các nguyên liệu bột cá Cà Mau và bột sò, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bột cá Chilê (74,8 %) (P<0,05), trong khi giá trị này ở bột mực và bột mì chỉ đạt 52,2 % và 57,7 %. Các nguyên liệu khác có ADP ở mức trung gian. Bảng 3. Khả năng tiêu hóa biểu kiến của cá Nguyên liệu ADDM ADP ADL ADA Bột cá Chi lê 63,5 ± 3,37 a 74,8 ± 5,55 bc 48,3 ± 12,2 b 60,6 ± 11,16 ab Bột cá Cà Mau 91,6 ± 1,99 c 93,2 ± 1,70 d 37,1 ± 0,3 ab 51,0± 1,17 a Bột gia cầm 72,8 ± 2,28 ab 84,4 ± 2,26 cd 38,9± 3,9 b 93,6 ± 1,31 c Bột xương thịt 65,2 ± 5,05 a 71,5 ± 1,09 bc 67,3 ± 1,1 c 61,1 ± 7,99 ab Bột mực 70,3 ± 0,72 ab 52,2 ± 1,10 a 50,6 ± 2,2 b 90,4 ± 2,15 c Bột sò 74,3 ± 3,66 ab 92,9 ± 1,35 d 93,0 ± 2,5 d 62,0 ± 3,63 ab Bột tôm 82,1 ± 3,33 bc 74,2 ± 3,27 bc 72,9 ± 4,0 c 80,9 ± 2,71 bc Bột mì 64,0 ± 1,49 a 57,7 ± 5,12 ab 21,2 ± 5,9 a 54,8 ± 2,91 a Bột đậu nành nguyên hạt 72,2 ± 1,66 ab 74,5 ± 2,02 bc 91,4 ± 1,2 d 53,6 ± 3,18 a ADDM: khả năng tiêu hóa biểu kiến chất khô; ADP: Khả năng tiêu hóa protein; ADL: Khả năng tiêu hó lipid; ADA: Khả năng tiêu hóa tro * Trong cùng một cột các giá trị khác nhau chữ số mũ thì khác nhau có ý nghĩa về thống kê (P<0,05). 140 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Mặc dù ADDM và ADP của bột đậu nành nhìn chung thấp hơn những nguyên liệu khác nhưng giá trị độ tiêu hoá lipid của nguyên liệu này cùng với bột sò lại rất cao, lần lượt là 91,4% và 93%. Giá trị ADL của bột xương thịt heo và bột tôm thì tương tự nhau (P>0,05). Giá trị ADL thấp hơn ở cá khi cho ăn với bột mực, bột gia cầm và bột cá Chilê trong khẩu phần (bảng 4). Giá trị ADA cao nhất được tìm thấy ở bột gia cầm (93,6 %) và bột mực (90,4 %). Bột cá Cà Mau (51,0 %), bột mì (54,8 %), bột đậu nành nguyên hạt (53,6 %) có giá trị ADA thấp hơn một cách có ý nghĩa (P < 0,05) so với những nguyên liệu còn lại. IV. THẢO LUẬN Giá trị ADP của bột cá Cà Mau (93,2%) cao hơn có ý nghĩa so với bột cá Chilê (73,8%) trong nghiên cứu này. Bột cá Cà Mau có hàm lượng protein thô (69,9 %) tương đương bột cá Chilê (71,5 %) và có khả năng tiêu hóa của cá giò đối với chất khô (91,6 %) cao hơn so với bột cá Chilê (63,5 %). Qua đó cho thấy bột cá Cà Mau hoàn toàn có thể thay thế cho nguồn bột cá ngoại nhập ngày một khan hiếm. Những nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực đã cho thấy bột cá được sử dụng hiệu quả ở các loài cá ăn động vật. Chẳng hạn như, bột cá Peru có giá trị ADP 96,27 % đối với cá giò giống (Zhou và ctv., 2004); bột cá menhaden ở cá hồng Mỹ (Sciaenop ocelatus) là 95,9 % (McGoogan và Reigh,1996), bột cá Đan Mạch có ADP 87,9 % đối với cá chẽm Lates calcarifer (William và ctv., 1998), bột cá Thái Lan có ADP 92,8 % với cá chẽm giống (Boonyaratpalin và William, 1998), bột cá Pakistan có ADP 77,92 % ở cá rohu Labeo rohita (Gul và ctv., 2007). Giá trị ADP và ADL của bột gia cầm trong nghiên cứu này (72,8-84,4%) đều thấp hơn so với mức 80,0 – 92,1 % được báo cáo bởi Zhou và ctv., (2004), mặc dù hàm lượng protein thô của bột gia cầm cao hơn (69,9 %) so với trong nghiên cứu của Zhou (61,3%). Việc sử dụng bột gia cầm để thay thế một phần bột cá đã được thực hiện ở cá chẽm bạc Dicentrarchus labras (Alexis, 1997) và cá vược Úc Pagrus auratus (Quartaro và ctv., 1998). So với những nguồn protein động vật không phải ở biển, bột xương thịt gia cầm có hàm lượng protein và độ tiêu hóa protein gần tương tự với bột cá (Yu, 2007). Bột xương thịt có giá trị ADDM và ADP thấp hơn so với bột gia cầm, tuy nhiên giá trị ADP lại cao hơn. Bột xương thịt heo đã được sử dụng trong nhiều công thức thức ăn cho cá (Davies và ctv., 1991; Kikuchi và ctv, 1997; Robaina và ctv., 1997; Shimeno và ctv., 1993) nhưng tiềm năng của việc sử dụng bột xương thịt như là nguồn nguyên liệu trong thức ăn cho cá vẫn còn nhiều hạn chế. Trong nghiên cứu này, các giá trị ADC của bột xương thịt đều ở mức trung bình. William và ctv., (1999) cho rằng bột thịt có thể thay thế hoàn toàn bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá chẽm mà không làm thay đổi tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng thịt cá. Bột sò có các giá trị ADCs rất cao, cao hơn bột cá. Chưa có nhiều nghiên cứu về khả năng tiêu hóa bột sò trên các đối tượng thủy sản nhưng qua kết quả nghiên cứu này cho thấy đây là nguyên liệu có tiềm năng để sử dụng trong công thức thức ăn thủy sản. Bột mực có độ tiêu hóa tương đối thấp so với những nguyên liệu khác nhưng có tác dụng dẫn dụ tôm cá rất mạnh do chứa tỷ lệ cao glycine và betaine (Lê Thanh Hùng, 2008). ADP trên cá hồng (Sparus aurata) là 87,1% (Lupatsch và ctv., 1997). Việc sử dụng bột mực trong khẩu phần thức ăn cá đã được thực hiện ở một vài loài cá như cá hồng Mỹ (Sparus aurata) (Lupatsch và ctv., 1997), cá chẽm Nhật 141TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Bản (Lateolabrax japonicus ) (Mai và ctv., 2006). Điều này cho thấy bột mực cũng là một nguồn nguyên liệu đầy triển vọng để thay thế bột cá trong khẩu phần, tuy nhiên tỷ lệ sử dụng nguyên liệu này còn thấp. Trong nghiên cứu này, giá trị ADC của bột mực với các hợp phần dao động từ 52,2 – 92,4 %. Bột tôm có protein thô 61,4 % và có độ tiêu hóa tương đương với bột sò. Bột tôm là nguồn cung cấp acid béo w3, cholesterol và astaxanthin (tạo màu cho thịt và da cá), đồng thời cũng là một chất dẫn dụ tốt (Lê Thanh Hùng, 2008). Bột mì cho thấy được tiêu hóa tương đối thấp ở cá giò thịt với các giá trị ADCD (64 %), protein (57,7 %), lipid (21,2 %), chất tro (54,8 %). Những nghiên cứu khác cho thấy giá trị ADC cao của bột mì. Chẳng hạn như trên cá tráp (Sparus aurata) là 82 % (Lupatsch, 1997); ở cá hồng Mỹ (Sciaenops ocelatus) là 96,8 % (Gaylord và Gatlin, 1996). Đối với nguyên liệu kiểm tra có nguồn gốc thực vật, bột đậu nành nguyên hạt cho thấy rất hứa hẹn như là một nguyên liệu trong công thức thức ăn cá giò. Nguyên liệu này có giá trị ADCs cao đối với chất khô (72,2 %), protein (74,5 %), lipid (91,4 %), chất tro (53,6 %). Không có những báo cáo trước đây về độ tiêu hoá biểu kiến của bột đậu nành ở cá giò, nguyên liệu này có ADP ở cá trác đuôi vàng (Seriola quinqueradiata) là 83,2 % (Masumota và ctv., 1996) và ở cá chẽm (Lates calcarifer) là 84,8 % (McMeniman, 2002). Vì vậy, bột đậu nành nguyên hạt, rang, xay cho thấy là nguồn protein thay thế rất hứa hẹn trong công thức thức ăn cá giò, đặc biệt là chỉ số ADP khá cao. V. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy rằng cá giò có khả năng sử dụng hiệu quả protein từ nguồn nguyên liệu động vật và thực vật. Bột cá Cà Mau cùng với bột xương thịt gia cầm thủy phân, bột sò, bột đậu nành rang, xay được tiêu hóa tốt ở cá giò, cho thấy đây là những nguồn nguyên liệu đầy triển vọng để thay thế bột cá ngoại nhập trong khẩu phần thức ăn cá giò. LỜI CÁM ƠN Nhóm tác giả chân thành cám ơn sự hỗ trợ tài chính từ đề tài KC.06.15/06-10 do Bộ Khoa Học và Công Nghệ quản lý. Chúng tôi xin gửi lòng biết ơn đến TS. Yu Yu đã cung cấp bột gia cầm cho thí nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Dương Tử, 2014. Nuôi cá bớp năng suất cao. Tạp chí thủy sản Việt Nam, tháng7-2014. Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thuỷ sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 70 trang Tài liệu tiếng Anh Allan, G.L., Parkinson, S., Booth, M. A., Stone, D.A.J., Rowland, S.J., Frances, J., Warner-Smith, R., 2000. Replacement of fish meal in diets for Australian silver perch, Bidyanus bidyanus: I. Digestibility of alternative ingredients. Aquaculture 186, 293– 310. Alexis, M.N., 1997. Fish meal and fish oil replacers in Mediterranean marine fish diets. In: A. Tacon., B. Barsureo. (Eds.), Feeding tomorrow’s fish. Proceedings of workshop of the CIHEAM net work on technology of aquaculture in the Mediterranean., CIHEAM, Zagaroza, Spain, pp. 183-204 AOAC, 1995. Official Methods of Analysis of AOAC, 16th edn. In: Helric, K. (Ed.), Association of Analytical Chemist, Inc., Arlington, VA. Boonyaratpalin M., William K., 1998. Asian Sea Bass, Lates calcarifer. In: Webster C.D., Lim C.E. (Eds.), Nutrient Requirements and Feeding of Finfish for Aquaculture, pp. 48-51. Davies, S.J. I., Nengas., M. Alexis, 1991. Patial subs- 142 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 titution of fish meal with different meat meal pro- ducts in diets for sea bream (Sparus aurata). In: S. J. Kaushik., P. Luquet. (Eds.), Fish nutrition in practice. Institut National de la recherchc Agrono- mique, Paris, pp. 907-911 De Silva, S.S., Anderson, T.A., 1995. Fish Nutrition in Aquaculture, Chapman & Hall. Furukawa and Tsukahara, 1966. Chromium oxidate de- termination. Bull. Japan. Socicial scientific Fish- ies, N. 32, 502-506 Gaylord, T.G., Gatlin, D.M., 1996. Determination of digestibility coefficients of various feedstuffs for red drum (Sciaenops ocellatus). Aquaculture 139, 303–314. Gul, Y. M., Salim, B., Rabbani, 2007. Evaluation of apparent digestibility coefficients of different dietary protein levels with and without fish meal for Labeo rohita. In: Fisheries, D.o.Z.a. (Ed.), Department of Zoology and Fisheries. University of Agriculture, Faisalabad, Pakistan, pp. 121-125. Lupatsch, I., Kissil, G.W., Sklan, D., Pfeffer, E., 1997. Apparent digestibility coefficients of feed ingredients and their predictability in compound diets for gilthead seabream, Sparus aurata. Aquaculture Nutrition, 3, 81–89. Lee, S.M., 2002. Apparent digestibility coefficients of various feed ingredients for juvenile and grower rockfish (Sebastes schlegeli). Aquaculture 207, 79–95. Mai Kangsen, Huitao Li, Qinghui Ai, Qingyuan Duan, Wei Xu, Chunxiao Zhang, Lu Zhang, Beiping Tan, Zhiguo Liufu, 2006. Effects of dietary squid viscera meal on growth and cadmium accumulation in tissues of Japanese seabass, Lateolabrax japonicus (Cuvier 1828). Aquaculture Research, Volume 37, Issue 11, 1063 – 1069. Masumoto, T., Ruchimat, T., Ito, Hosokawa, H., Shimeno, S.T., 1996. Amino acid availability values for several protein sources for yellowtail (Seriola quinqueradiata). Aquaculture, 146(1–2), 109–119. McGoogan, B.B., R. C., Reigh, 1996. Apparent digestibility of selected ingredients in red drum (Sciaenops ocellatus) diets. Aquaculture 141, 233-234. McMeniman, N.P., Williams, K.C., 2002. The digestion and utilization of some protein meals by barramundi (Lates calcarifer). Aquaculture (submitted). Quartaro, N. G. L., Allan, J. D., Bell, 1998. Replacement of fish meal in diets for Australian snapper, Pagrus auratus. Aquaculture 166, 279-295. Robaina, L. F. J., Moyano, M. S., Izquierdo, J., Socorro, J. M., Vergara, D., Montero, 1997. Corn gluten and meat-and-bone meals as protein sources in diets for gilthead seabream ( Sparus aurata): nutritional and histological implications. Aquaculture 157, 347-359. Shimeno, S. T., Masumoto, T., Hujita, T., Mima, S., Ueno, 1993. Alternative protein sources for fish meal in diets of young yellowtail. Nippon Suisan Gakkaishi 59, 137-143. Yu, 2007. Fishmeal replacements - Studies show rendered protein meals effective in aquafeeds. Global Aquaculture Advocate 10(05), 80-82. William, K.C., Barlow, C.G., D’Souza, F., 1998. Larval penaeid and grow-out finfish nutritional research in Australia. In: Rimmer, M.a.W., K.C (Ed.), Proceedings of ACIAR-NACA Grouper Aquaculture Workshop Bangkok, Thailand, pp. 26-35. William, K.C., Barlow C.G., Rogers L., McMeniman, N., Johnston, W., 1999. High performance grow- out pelleted diets for cage culture of barramundi Lates calcarifer, Proceeding of the First Iternational Symposium on Cage Culture in Asia, Tungkang, Taiwan, pp. 29. Zhou Qi-cun, Bei-Ping Tan, et al., 2004. Apparent di- gestibility of selected feed ingredients for juvenile cobia Rachycentron canadum. Aquaculture 214, 441-451. 143TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 APPARENT DIGESTIBILITY OF COMMON AND ALTERNATIVE FEED INGREDIENTS BY JUVENILE COBIA (Rachycentron canadum) Le Huu Hiep1*, Vu Anh Tuan1, Tran Quoc Binh1, Nguyen Thuy An1, Le Van Truc1 ABSTRACT This study examined the apparent digestibility of four local ingredients (Camau fish meal, shrimp head meal, flour meal, whole soybean roasted meal) and five imported ingredients (Chilean fish meal, poultry- by product meal, meat and bone meal, scallop liver powder, squid liver powder) when fed to cobia juve- niles. Chromium oxide was used as an external indicator and the faeces were collected using stripping methods. The dry matter digestibility of ingredients of animal origin was in the range of 63.5 -91.6%, while that of plant material was in the range of 64-72.2%. The dry matter digestibility of Camau fish meal (91.6%) was significantly higher than that of other materials (P <0.05). The remaining materials had the intermediate ADDM value while the Chilean fish meal had the lowest value (63.5%). The appar- ent protein digestibility of Camau fish meal (92.2%) and scallop liver powder (93.9%) were significant higher than that of Chilean fishmeal (74.8%) (P <0.05). On the other hand, these values of squid liver powder and flour meal were as low as 52.2% and 57.7%, respectively. The apparent lipid digestibility values of whole soybean meal (91.4%) and scallop liver powder (93%) were much higher than those of other ingredients. The high apparent ash digestibility values were found for poultry-by product meal (93.6%) and squid liver powder (90.4%). The findings of this study have a significant contribution to the selection of appropriate materials for cobia diet formulation for maximum growth of the fish. Keywords: Animal ingredients; apparent digestibility; cobia; plant ingredients Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh Ngày nhận bài: 10/8/2014 Ngày thông qua phản biện: 26/8/2014 Ngày duyệt đăng: 05/9/2014 1 Minh Hai Sub-Institute for Fisheries Research, Research Institute for Aquaculture No 2. * Email: lehuuhiep2@yahoo.com
File đính kèm:
- do_tieu_hoa_bieu_kien_cua_cac_nguyen_lieu_lam_thuc_an_doi_vo.pdf