Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khánh Hòa là địa phương có sản lượng đánh bắt hải sản cao, chế biến hải sản phát triển. Hải sản là thực phẩm ưa thích của người dân địa phương và du khách. Tuy nhiên, thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm hải sản ở Khánh Hòa nói riêng và ở Việt Nam nói chung còn nhiều bất cập. Sự vi phạm các quy định về ATTP hải sản vẫn đang diễn ra trong các mắt xích của chuỗi cung ứng hải sản. Do đó, ATTP hải sản đã trở thành vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Một trong những hướng nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu quan tâm là kiến thức, thái độ và thực hành ATTP của người làm việc tiếp xúc với hải sản. Kiến thức, thái độ và thực hành ATTP của người làm việc tiếp xúc với thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đảm bảo ATTP hải sản. Đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành ATTP của người tham gia cung ứng thực phẩm trên thế giới (Walker và cộng sự, 2004; Haaapala và Probart, 2005; Murat Bas, 2006; Ansari-Lari và cộng sự, 2012) và ở Việt Nam (Hà Tây, Hà Nội, An Giang, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Quảng Ngãi, Hải Phòng, Phú Yên, Phan Rang – Tháp Chàm, Quảng Bình) (Nguyễn Thị Kim, 2005; Nguyễn Hùng Long, 2007; Lê MinhUy, 2009; Lê Văn Bào, 2010; Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Phú Yên, 2010; Mai Thị Phương Ngọc, 2011; Nguyễn Thị Thanh Hương, 2012) nhưng chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ và thực hành ATTP của những người tham gia cung ứng hải sản. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm hải sản của người làm việc tiếp xúc với hải sản tại cơ sở thu mua và chợ cá ở Khánh Hòa là hết sức cần thiết. Mục tiêu cụ thể của việc thực hiện nghiên cứu này là để cung cấp các thông tin về kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn thực phẩm hải sản của người tham gia cung ứng hải sản để làm cơ sở đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm hải sản

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 1

Trang 1

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 2

Trang 2

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 3

Trang 3

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 4

Trang 4

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 5

Trang 5

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 6

Trang 6

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 7

Trang 7

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 8

Trang 8

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 9

Trang 9

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 168 trang xuanhieu 12760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 1/2016
ược xem xét bao gồm 
hàm lượng oxy hòa tan (DO) và các chất dinh 
dưỡng vô cơ như ammonia, nitrate, nitrite 
và phosphate (Demirak và cộng sự, 2005; 
Jiangzengjie và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, 
để tiếp cận có hệ thống, đặc biệt khi đánh giá 
theo quy mô hệ sin h thái, yếu tố trầm tích và 
quần xã sinh vật (đặc biệt là sinh vật đáy) cần 
được xem xét (Domínguez và cộng sự, 2001; 
Aguado và cộng sự, 2004). Theo cách tiếp cận 
này, từ năm 1997 Ervik và cộng sự đã mô tả 
khái niệm về một hệ thống quản lý được gọi 
là MOM (Modeling - Ongrowing fi sh farms - 
Monitoring) có thể được sử dụng để điều chỉnh 
tác động môi trường địa phương của các trại 
nuôi cá biển đối với sức tải (holding capacity) 
của các địa điểm. Khái niệm này dựa trên 
sự phối hợp của 3 bộ phận là đánh giá tác 
động môi trường, quan trắc tác động và tiêu 
chuẩn chất lượng môi trường (Environmental 
Quality Standrads - EQS) trong một hệ thống. 
Số lượng quan trắc phụ thuộc vào mức độ tác 
động môi trường. Hệ thống này giới thiệu 2 
thuật ngữ: (1) mức độ sử dụng khu vực nuôi, 
và (2) mức độ quan trắc (phụ thuộc vào tác 
động môi trường). Trong điều kiện Nauy, cơ 
quan quản lý đã phát triển một chương trình 
quan trắc hoạt động nuôi lồng biển bao gồm 
tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Chương 
trình này quan tâm đến tác động lên trầm tích 
bên dưới trại. Theo đó, công việc này gồm 3 
dạng điều tra tăng dần về mức độ phức tạp 
và tính chính xác. Một mô hình mô phỏng tác 
động môi trường đối với một khu vực được cho 
trước thông tin về kích thước trại, hoạt động 
nuôi, điều kiện thủy động lực học và địa hình 
đã được phát triển (nhưng chưa được kiểm 
định vào thời điểm 1997). Các tác giả cho 
rằng hệ thống MOM sẽ giúp duy trì điều kiện 
môi trường mong muốn trong và xung quanh 
trại nuôi cá. Hệ thống cũng có thể là một công 
cụ có giá trị đối với việc lựa chọn khu vực nuôi 
và quản lý môi trường ven bờ. Tiếp theo đó, 
Hansen và cộng sự (2001) đã giới thiệu một 
chương trình quan trắc tác động của chất thải 
hữu cơ từ các trại nuôi cá biển. Chương trình 
này gồm 3 dạng điều tra (A, B và C) được áp 
dụng thương xuyên hơn với sự gia tăng tác 
động môi trường. Dạng A là một sự đo lường 
đơn giản tỷ lệ trầm tích bên dưới các lồng; 
dạng điều tra B cung ứng một quan trắc về xu 
hướng của điều kiện trầm tích, và dạng C là 
sự điều tra toàn diện cấu trúc quần xã động 
vật đáy kích thước lớn. Dạng A và B được thiết 
kế đặc biệt đối với việc nuôi cá và sau đó sử 
dụng một vài tham số nhằm làm công tác điều 
tra hiệu quả hơn. Dạng C sử dụng các phương 
pháp và quy trình đã được thiết lập và đã được 
áp dụng trươc đó trong các chương trình quan 
trắc. Theo đó các tiêu chuẩn chất lượng môi 
trường đã được thiết lập đối với dạng điều tra 
B và C. Đến năm 2004, Stigebrandt và cộng 
sự tiếp tục trình bày về mô hình đánh giá sức 
tải (holding capacity) của các khu vực nuôi cá. 
Theo thuật ngữ được sử dụng, sức tải được 
đánh giá dựa trên năng lực sản xuất cá tối đa 
trên tháng với sự xem xét đến 3 yêu cầu môi 
trường cơ bản:
(i) hệ động vật đáy ở khu vực trại không 
được phép biến mất do sự tích lũy vật chất 
hữu cơ.
(ii) chất lượng nước trong lồng phải được 
duy trì ở mức cao.
(iii) chất lượng nước ở vùng xung quanh 
trại không được xấu đi.
Đề xuất của các tác giả cho thấy đây là một 
mô hình phức tạp bao gồm 4 mô hình phụ bao 
gồm mô hình phụ cá nuôi, mô hình phụ phân 
tán chất thải, mô hình phụ sinh vật đáy và mô 
hình phụ chất lượng nước trong các lồng nuôi. 
Trong tính toán, tất cả 3 yêu cầu môi trường 
nêu trên phải được đáp ứng. Theo các tác 
giả, việc thực hiện yêu cầu (i) và (ii) tùy thuộc 
và đặc điểm môi trường địa phương (như là 
độ sâu, chu nhiệt độ hàng năm và phân bố 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
166 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
nhiệt độ trong cột nước, hàm lượng oxy hòa 
tan và ammonium). Ngoài ra kết quả tính 
toán còn phụ thuộc mật độ cá tối đa trên mỗi 
diện tích nuôi, do vậy cấu trúc của trại cũng 
là yếu tố quan trọng. Thêm vào đó, tỷ lệ cho 
ăn và thành phần thức ăn cũng cần được đưa 
vào mô hình. Có thể thấy rằng mặc dù mô hình 
cung cấp một kết quả mang tính cấu trúc và 
định lượng các khía cạnh môi trường quan 
trọng của hoạt động nuôi cá, qua đó đưa đến 
khả năng xếp hạng hàng loạt yếu tố ảnh hưởng 
tùy theo tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng 
của chúng. Tuy nhiên, kết quả tính toán của 
mô hình cũng có thể không chắc chắn do việc 
thiếu dữ liệu hiện trường được cập nhật. Do 
đó, mô hình phải kết nối chặt chẽ với chương 
trình quan trắc của hệ thống MOM nêu trên. Để 
tăng độ chính xác của kết quả tính toán theo 
mô hình, dữ liệu phải được cập nhật thường 
xuyên nên chí phí sẽ rất lớn.
Ở Việt Nam, tiếp cận hệ thống với vấn 
đề ảnh hưởng của nuôi biển đến môi trường, 
Khanh và cộng sự (2009) áp dụng phương 
pháp luận LOICZ (Land - Ocean Interaction in 
the Coastal Zone) để nghiên cứu sức chịu tải 
môi trường thủy vực nuôi cá lồng bè ven biển. 
Theo các tác giả, chất thải từ các hệ thống nuôi 
trên biển được xem là nguồn thải tại chỗ và là 
nguồn phát thải quan trong nhất trực tiếp tác 
động làm giảm sức “chịu tải môi trường của 
thủy vực” (Environment Carrying Capacity). Để 
đánh giá vấn đề này, các tác giả sử dụng nhóm 
các thông số môi trường cơ bản của thủy vực 
bao gồm: 
- Các thông số môi trường nền: nhiệt độ 
(toC), độ mặn (S‰), pH, oxy hòa tan (DO), độ 
đục (turbidity), 
- Các thông số ô nhiễm hữu cơ, dinh 
dưỡng: nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu 
oxy hóa học (COD), N tổng số (N-Total), P tổng 
số (P-Total), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), 
- Các thông số độc hại: kim loại nặng, hoá 
chất, dầu mỡ, kháng sinh, 
- Các thông số sinh học: khu hệ sinh vật 
phù du, vi sinh vật, 
Nhằm xác định khả năng năng tự làm sạch 
của môi trường, các tác giả sử dụng các chỉ 
số DIP (Dissolved Inorganic Phosphorus), DIN 
(Dissolved Inorganic Nitrogen) và COD (Chemical 
Oxygen Demand) để đánh giá cân bằng vật 
chất thủy vực với DIP là dinh dưỡng khoáng 
hoà tan của P; DIN là tổng dinh dưỡng khoáng 
hoà tan của N. Trong nghiên cứu này, năng 
lực của môi trường (Environment Capacity) 
được các tác giả xác định theo công thức: 
EC = (Cmax – Co).(1 + R).V
Trong đó:
- EC: Năng lực môi trường (tính trung bình 
cho một đơn vị thời gian)
- Cmax: Nồng độ chất ô nhiễm tối đa cho 
phép, Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 
5943-1995, TCVN 6986-2001 và các TC 
khác)
- Co: Nồng độ chất ô nhiễm tại thời điểm 
nghiên cứu, trong thuỷ vực .
- V: Thể tích của các thuỷ vực (Water 
volume).
- R: tỷ lệ trao đổi nước của thủy vực với 
các thủy vực khác (fl ushing rate).
Và sức chịu tải môi trường (Environment 
Carrying Capacity) được xác định theo công 
thức: ECC = EC/PL với PL (Pollutant load) là 
lượng chất ô nhiễm phát thải do 1 ha (1 ô lồng 
nuôi, hoặc 1 tấn sản phẩm nuôi trồng) trên 
một đơn vị thời gian. Theo đó, kết quả tính sức 
chịu tải môi trường sẽ là số lượng các “đơn vị” 
nuôi thuỷ sản (số lồng bè/ha) tối đa đối với 
mỗi thuỷ vực cụ thể. 
So sánh với mô hình đề xuất bởi 
Stigebrandt và cộng sự, mô hình của các tác 
giả đơn giản hơn, dễ thực hiện trong thực tế. 
Tuy nhiên, do chỉ dựa trên những thông số hóa 
học mà không quan tâm đến những thông số 
môi trường khác nên kết quả mô hình có thể 
không chính xác nếu xem xét theo khía cạnh 
môi trường, đặc biệt khi xem xét vai trò của 
khu hệ sinh vật. 
Những vấn đề nêu trên cho thấy rằng cần 
thiết phải mở rộng những nghiên cứu đánh 
giá sức “chịu tải môi trường của thủy vực” 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 167
tương tự của Khanh và cộng sự (2009) để 
đưa đến hệ thống bao quát hơn đối với việc 
quản lý hoạt động biển tương tự MOM (Ervik 
và cộng sự, 1997). Theo khía cạnh tác động 
môi trường, việc phát triển hoạt động nuôi biển 
cần bảo đảm bảo đảm tối thiểu 3 yêu cầu như 
đã đã nêu trên đây của Stigebrandt và cộng 
sự (2004).
Tuy nhiên, Aguado và cộng sự (2004) cho 
rằng việc gần các nguồn ô nhiễm khác như dòng 
chảy kênh thoát lũ và nước thải đô thị có thể có 
mối liên hệ với sự biến động theo không gian 
và thời gian của các tham số được chọn trong 
nghiên cứu tác động của hoạt động nuôi lồng đến 
môi trường biển. Rõ ràng, cần bổ sung những dữ 
liệu này với các tham số vật lý, hóa học và sinh 
học để cung cấp một bức tranh về ảnh hưởng 
hoạt động của trại nuôi và nhằm phân biệt với 
các ảnh hưởng bất kỳ từ những nguồn tác động 
môi trường khác trong cùng khu vực.
III. KẾT LUẬN
Tác động bất lợi về mặt môi trường của 
hoạt động nuôi lồng biển là điều không thể 
tránh khỏi. Do vậy, để tạo điều kiện phát triển, 
đồng thời hạn chế tác động của hoạt động 
nuôi lồng biển đến môi trường, cần có thêm 
những nghiên cứu, cả về mặt kỹ thuật lẫn 
khía cạnh giám sát-quản lý hoạt động như các 
nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của đối 
tượng nuôi kết hợp sản xuất thức ăn, nghiên 
cứu ứng dụng các mô hình nuôi kết hợp, đánh 
giá sức tải, mô hình hóa (phát thải dinh dưỡng 
và dự báo tác động môi trường), quản lý hoạt 
động trại nuôi (luân chuyển bố trí lồng nuôi 
và thay đổi chu kỳ nuôi) và xây dựng bộ 
tiêu chuẩn giám sát môi trường đối với từng 
vùng. Đồng thời cần kết hợp các điều tra cơ 
bản vùng nước ven bờ nhằm phân biệt tác 
động của hoạt động nuôi lồng biển với các 
hoạt động khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tiếng Việt
1. Thái Ngọc Chiến, Knut Barthel, Rune Rosland, Bùi Hồng Long và Vũ Tuấn Anh; 2005. Ứng dụng mô hình tính 
sức tải môi trường cho nuôi ốc hương thâm canh tại vịnh Văn Phong, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Trong: Tuyển tập 
báo cáo Khoa học – Hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ 4 (Proceeding of the fourth national work-
shop on marine mollusks). Nha Trang, 5-6/9/2005.
2. Trần Lưu Khanh, Nguyễn Đức Cự và Trương Văn Bổn; 2009. Sức chịu tải môi trường thuỷ vực nuôi cá lồng bè 
ven biển. 
3.  (truy cập ngày 5/11/2010)
4. Nguyễn Thị Mai và Lê Anh Tuấn. Tác động của việc sử dụng thức ăn tươi trong nuôi cá biển lên môi trường ở 
vùng biển Vân Đồn, tính Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học – Công nghệ thủy sản. Trường Đại học Nha Trang. 
Số 2, 2012.
 Tiếng Anh
5. Aguado-Giménez F. và García – García. B.; 2004. Assessment of some chemical parameters in marine 
sediments exposed to offshore cage fi sh farming infl uence: a pilot study. Aquaculture 242: 283–296. 
6. An N. B. T. and Tuan L. A.; 2012. Current situation of spiny lobster (Panulirus ornatus) culture in Khanh Hoa 
province. Proceeding of 3rd workshop of national aquaculture young researcher – Hue 24-25/3/2012, pp 378 - 381 
7. Boi N.V.Q, 2002. Lobster (Panulirus ornatus) cage culture practice and the potential environmental impacts 
of feed use in Van Ninh district, Khanh Hao province, Viet Nam. Master thesis, Asian Institute of Technology, 
Bangkok, Thailand.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
168 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
8. Buschmann A. H., Riquelme V. A., Hernández-González M. C., Varela D., Jiménez J. E., Henrı´quez L. A., 
Vergara P. A., Guín˜ez R., và Filún L.; 2006. A review of the impacts of salmonid farming on marine coastal 
ecosystems in the southeast Pacifi c. ICES Journal of Marine Science, 63: 1338e1345.
9. Demirak A., Balci A. và Fekc M. T.; 2006. Enviromental impact of aquaculture in Gululluk Bay, Turkey. Envi-
ronmental Monitoring and Assessment 123: 1–12.
10. Domínguez L. M., Calero G. L., Martín J. M. V. and Robaina L. R.; 2001. A comparative study of sediment 
under a marine cage farm at Gran Canaria Island (Spain) - Premilinary results. Aquaculture 192: 225 – 231.
11. Ervik A., Hansen P. K., Aure J., Stigebrandt A., Johannessen P. và Jahnsen T.; 1997. Regulating the local envi-
ronmental impact of intensive marine fi sh farming: I. The concept of the MOM system (Modleling – Ongoing 
fi sh farms – Monitoring). Aquaculture 158: 85 – 94.
12. Essa M. A., Helal A. M., El-Wafa M. A. A. và El-Gharabawy M. M.; 2005. Preliminary investigation into the 
inshore marine cage culture in Egypt and their impacts on marine resources. Egyptina Journal of Aquaculture 
Research. Vol. 31, special issue: 209-320.
13. Halwart M., Soto D. and Arthur J. R.; 2007. Cage aquaculture – Regional and global ovview. FAO Fisheries 
Technical Paper. No. 498. Food and Agriculture Organizations of the United Nations (FAO).
14. Hansen P. P., Ervik A., Schaannning M., Johannessen P., Aure J., Jahsen T. và Stigebrandt A.; 2001. Regulating 
the local environmental impact of intensive marine fi sh farming: II. The monitoring prgramme of the MOM 
system (Modleling – Ongoing fi sh farms – Monitoring). Aquaculture 194: 75 – 92.
15. Islam Md. S.; 2005. Nitrogen and phosphorus budget in coastal and marine cage aquaculture and impacts of 
effl uent loading on ecosystem: review and analysis towards model development. Marine Pollution Bulletin 50: 
48–61.
16. Jiangzengjie, Fang Jianguang, Zhang Jihong. Nutrient budget in marine fi sh cage culture system and Integrated 
Multi-trophicAquaculture scheme (2ndregional maricultureconference-Jejuisland). Yellow Sea Fisheries 
Research Institute, CAFS, 2009.06.16.
17. Karakassis I., Tsapakis M., Hatziyanni E., Papadopoulou K.N., and Plaiti W.; 2000. Impact of cage farming of 
fi sh on the seabed in three Mediterrane a n coastal areas. ICES Journal of Marine Science, 57: 1462–1471. 
18. Lee J.H.W., Choi K.W. và Arega F.; 2003. Environmental management of marine fi sh culture in Hong Kong. 
Marine Pollution Bulletin 47: 202–210. 
19. Price C., Black K. D., Hargrave B. T., Morris Jr J. A.; 2015. Marine cage aquaculture and the environment: the 
effects on water quality and primary production. AQUACULTUREENVIRONMENT INTERACTIONS. Vol. 
6: 151–174.
20. Price C. S. and Morris, Jr. J. A.; 2013. Marine Cage Culture and the Environment: Twenty-fi rst 
Century Science Informing a Sustainable Industry. NOAA Technical Memorandum NOS NCCOS 164.
21. Stigebrandt A., Aure J., Ervik A. và Hansen P. K.; 2004. Regulating the local environmental impact of intensive 
marine fi sh farming: III. A model for estimation of the holding capacity in the Modleling – Ongoing fi sh farms 
– Monitoring system. Aquaculture 234: 239 – 261.
22. The State of World Fisheries and Aquaculture – Opportunites and Challenges. Food and Agriculture 
Org anizations of the United Nations (FAO), 2014.
23. Tuan L. A. and Hung. L. V.; 2008. Comparison of biological, economic and environmental effi ciency of sea-
cage culture of Panulirus ornatus lobsters using different practical diets. In: Spiny lobster aquaculture in the 
Asia–Pacifi c region (Proceedings of an international symposium held at Nha Trang, Vietnam, 9–10 December 
2008. Editor: Williams K. C.); Aciar (2009).
Website: 
24. Tổng cục thủy sản (Directorate of Fisheries)
25.  stenet.gov.vn/e-nuoi-trong-thuy-san/b-nuoi-thuy-san/tong-quan-nuoi-trong-thuy-san-the-gioi-gi-
ai-111oan-2000-2012/ (truy cập ngày 3/10/2015)

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_cong_nghe_thuy_san_so_12016.pdf