Đánh giá nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm sú Penaeus monodon
TÓM TẮT
Vật liệu ban đầu (G0) cho chương trình chọn giống tôm sú Penaeus monodon được hình thành bằng
cách phối ghép hỗn hợp giữa bốn dòng tôm thu thập từ các vùng địa lý khác nhau, có nguồn gốc là
tôm tự nhiên và tôm gia hóa. Ở thế hệ G0 đã tạo ra 69 gia đình từ 16 ghép phối. Vật liệu này được
nuôi tại Trung tâm nghiên cứu trong hệ thống bể xi măng đáy cát và nuôi thử nghiệm trong các ao
tại miền Trung (Nha Trang), miền Tây Nam Bộ (Bạc Liêu) và miền Đông Nam Bộ (Bà Rịa). Kết
quả đánh giá dòng thông qua tăng trưởng tại Trung tâm nghiên cứu cho thấy có sự hiện diện của ưu
thế lai. Các ghép phối có sự tham gia của dòng tôm gia hóa đều cho kết quả tăng trưởng tốt. Tương
tác kiểu gen – môi trường (G x E) cũng được tìm thấy giữa bốn địa điểm nuôi khác nhau và là tương
quan thuận, ở mức độ nhẹ (rg= 0,29 – 0,85) cũng sẽ giúp định hướng tốt hơn cho các chương trình
chọn giống trên tôm sú sau này
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá nguồn vật liệu ban đầu cho chọn giống tôm sú Penaeus monodon
c dù xuất xứ từ Việt Nam (dòng Mekong và dòng Đồng Nai). Qua đó có thể thấy những dòng gia hóa thường cho kết quả tăng trưởng tốt hơn theo thời gian do chúng thích ứng ngày càng tốt với điều kiện nuôi nhân tạo. Hầu hết những ghép phối cho kết quả tăng trưởng tốt nhất là các ghép phối khác dòng. Trong số sáu ghép phối cho kết quả tốt nhất (trừ ghép phối nội dòng GG) thì đều là ghép phối của dòng tôm Gia hóa (G) với ba dòng tôm còn lại. Trong các ghép phối này, tôm Gia hóa có thể là tôm mẹ hoặc tôm bố. Mặc dù ghép phối giữa nhóm tôm mẹ Thái Bình Dương với tôm bố Gia hóa cho kết quả tốt nhất nhưng không ổn định vì ở ghép phối ngược lại (tôm mẹ Gia hóa với tôm bố Thái Bình Dương) chỉ cho kết quả tốt thứ 7. Ngược lại ghép phối giữa dòng tôm Gia hóa với dòng tôm Nội địa (GN và NG) cho kết quả tăng trưởng tốt, ổn định trong cả ghép phối “xuôi” và ghép phối “ngược”. Điều này càng củng cố thêm nhận định sự góp “máu” của nhóm gia hóa hoàn chỉnh (G) và nhóm hoang dã nhưng sinh sống trong điều kiện sinh thái gần giống với môi trường phát triển của sinh vật (N) sẽ cho kết quả tăng trưởng tốt nhất. Một lần nữa, kết quả tìm được trong nghiên cứu này cũng trùng khớp với những kết quả tìm được trên tôm càng xanh do Thành và ctv., công bố (2009). Trong nghiên cứu của mình, Thành và ctv., (2009) cũng phát hiện ra ghép phối cho tăng trưởng tốt nhất là ghép phối khác dòng giữa tôm đực dòng Hawaii (gia hóa hoàn chỉnh) với tôm cái của Việt Nam có nguồn gốc là tôm hoang dã (dòng Mekong và dòng Đồng Nai). Từ kết quả so sánh tăng trưởng giữa các ghép phối khác dòng cho thấy có sự hiện diện của ưu thế lai trong một số ghép phối nhất định. Ưu thế lai thể hiện rõ nhất khi ghép phối giữa những dòng cách xa nhau về nguồn gốc địa lý hoặc về mặt di truyền. Như trong nghiên cứu này, ưu thế lai rõ nhất khi ghép phối xa giữa nhóm Gia hóa (G) với các nhóm tôm hoang dã (N, A, T) (chiếm 6/7 ghép phối cho kết quả tốt nhất). Ở chiều ngược lại, những ghép 24 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 phối khác dòng giữa những dòng tôm hoang dã (ví dụ: NA, NT, TA,..) thường cho kết quả âm tính (tăng trưởng kém). Trong số năm ghép phối cho kết quả tăng trưởng kém nhất thì có đến bốn ghép phối là ghép phối khác dòng giữa các dòng tôm hoang dã, trong đó có ba ghép phối có sự tham gia của dòng Nội địa hoặc dòng Ấn Độ Dương. Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của quá trình gia hóa tôm bố mẹ cũng như hiệu quả của phương pháp ghép phối khác dòng. Các mối tương quan kiểu gen thuận, không chặt chẽ của tính trạng khối lượng thân thu hoạch ở những môi trường nuôi khác nhau cho phép dự đoán có tương tác G x E ở mức độ nhẹ. Tương quan kiểu gen khá cao (rg = 0,70) giữa mô hình nuôi trong bể raceway tuần hoàn khép kín, an toàn sinh học ở Trung tâm nghiên cứu với môi trường nuôi ao ở Khánh Hòa là nơi tôm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong các điểm nuôi ao, trọng lượng tôm khi thu hoạch cũng đồng đều nhất (CV thấp nhất) cho thấy nguồn vật liệu này có thể phát huy hiệu quả trong môi trường nuôi được kiểm soát tốt hơn. Tương quan ở mức trung bình - thấp (rg = 0,42) giữa nuôi trong bể ở Trung tâm nghiên cứu với môi trường nuôi ao ở Bạc Liêu là nơi đại diện cho vùng nuôi chính của cả nước đặt ra một yêu cầu cần phải duy trì và tăng cường hơn nữa tính đa dạng về kiểu gen của nguồn vật liệu này nhằm có thể thích ứng tốt hơn với nhiều loại môi trường, mô hình nuôi khác nhau. Kết quả tìm được trong nghiên cứu này hơi khác với kết quả đã được công bố bởi Krishna và ctv., (2011) khi nghiên cứu trên tôm sú. Tác giả công bố tương quan giữa thứ tự giá trị chọn giống trung bình (mean BV) theo gia đình giữa các gia đình nuôi ở hai ao khác nhau là 0,78 cho tính trạng trọng lượng thân và 0,60 cho tính trạng tỷ lệ sống. Tuy nhiên, hai ao nuôi trong thí nghiệm này lại ở cùng một địa điểm với những điều kiện chăm sóc, sinh thái môi trường giống nhau nên tương quan kiểu gen ở mức khá (0,60; 0,78) tìm được là khá dễ hiểu. Kết quả nghiên cứu trên tôm thẻ chân trắng cho thấy tương tác G x E là khá thấp với tính trạng trọng lượng thân (Pérez-Rostro và Ibarra, 2003a; b; Gitterle và ctv., 2005a). Perez-Rostro và Ibarra (2003b) công bố tương tác G x E tính trạng tăng trưởng là không đáng kể, tuy vậy tác giả cũng cho rằng những ước tính này thấp có thể do tỉ lệ thời gian các gia đình được nuôi trong môi trường nuôi chung so với thời gian nuôi trong môi trường riêng biệt là thấp. Trong nghiên cứu tương tự bởi Gitterle và ctv., (2005a) các gia đình full-sib trải qua từ 22% (đợt 6) đến 48% (đợt 3) tổng thời gian nuôi (từ khi nở đến thu hoạch) trong các lồng nuôi riêng rẽ trước khi được đánh dấu và nuôi chung nhưng tương quan di truyền trọng lượng thu hoạch trong các môi trường thử nghiệm khác nhau vẫn ở mức cao và ổn định. Hai nghiên cứu này cho phép nhận định tương tác G x E tính trạng trọng lượng thân trên tôm thẻ là khá thấp. Tuy nhiên, các tác giả cũng đề xuất việc đánh giá tương tác G x E cần tiến hành trong môi trường nuôi phổ biến nhất để có nhận định chính xác hơn. V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận Vật liệu được tạo ra từ ghép phối tổ hợp giữa bốn dòng tôm có tính đa dạng di truyền cao và là nguồn vật liệu có giá trị cho các chương trình chọn giống trên tôm sú. Ưu thế lai thể hiện rõ trong một số ghép phối xa trong đó có sự tham gia (vai trò tôm mẹ hoặc tôm bố) của nhóm tôm Gia hóa. Tương tác G x E tính trạng khối lượng thân tìm được giữa các địa điểm nuôi ở mức độ nhẹ. 5.2. Đề xuất Sử dụng nguồn vật liệu trong nghiên cứu này cho các chương trình chọn giống tôm sú. Khuyến cáo sản xuất có thể áp dụng lai xa giữa tôm cái hoang dã với tôm đực gia hóa. Duy trì và tăng cường hơn nữa tính đa dạng của nguồn vật liệu này nhằm thích ứng cao hơn với nhiều loại môi trường nuôi khác nhau. 25TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO Argue, B.J., Arce, S.M., Lotz, J.M., Moss, S.M., 2002. Selective breeding of Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) for growth and resistance to Taura Syndrome Virus. Aquaculture. 204, 447-460. Bentsen, H.B., Eknath, A.E., Palada-de Vera, M.S., Danting, J.C., Bolivar, H.L., Reyes, R.A., Dionisio, E.E., Longalong, F.M., Circa, A.V., Tayamen, M.M., Gjerde, B., 1998. Genetic improvement of farmed tilapias: growth performance in a complete diallel cross experiment with eight strains of Oreochromis niloticus. Aquaculture. 160, 145-173. Bourdon, R.M., 1999. Understanding animal breeding. Prentice Hall. NY. De Donato, M., Manrique, R., Ramirez, R., Mayer, L., Howell, C., 2005. Mass selection and inbreeding effects on a cultivated strain of Penaeus (Litopenaeus) vannamei in Venezuela. Aquaculture. 247, 159-167. Dunham, R.A., 2007. Comparison of six generations of selection, interspecific hybridization, intraspecific crossbreeding and gene transfer for growth improvement in ictalurid catfish. Aquaculture. 272, S252-S253. Eknath, A.E., Bentsen, H.B., Ponzoni, R.W., Rye, M., Nguyen, N.H., Thodesen, J., Gjerde, B., 2007. Genetic improvement of farmed tilapias: Composition and genetic parameters of a synthetic base population of Oreochromis niloticus for selective breeding. Aquaculture. 273, 1-14. Falconer, D.S., Mackay, T.F.C., 1996. Introduction to quantitative genetics, Fourth ed. Longman, Essex CM20 2JE, England. Gilmour, A.R., Gogel, B.J., Cullis, B.R., Welham, S.J., Thompson, R., 2009. ASReml User Guide Release 2.1. VSN International Ltd, Hemel Hemptead, HP1 1ES, UK. Gitterle, T., Rye, M., Salte, R., Cock, J., Johansen, H., Lozano, C., Arturo Suárez, J., Gjerde, B., 2005a. Genetic (co)variation in harvest body weight and survival in Penaeus (Litopenaeus) vannamei under standard commercial conditions. Aquaculture. 243, 83-92. Gitterle, T., Salte, R., Gjerde, B., Cock, J., Johansen, H., Salazar, M., Lozano, C., Rye, M., 2005b. Genetic (co)variation in resistance to White Spot Syndrome Virus (WSSV) and harvest weight in Penaeus (Litopenaeus) vannamei. Aquaculture. 246, 139-149. Gjedrem, T., 2000. Genetic improvement of cold-water fish species. Aquaculture Research. 31, 25-33. Gjedrem, T., 2005. Selection and breeding programs in aquaculture. Springer, Dordrecht. 364 pp. Goyard, E., Patrois, J., Peignon, J.M., Vanaa, V., Dufour, R., Viallon, J., Bédier, E., 2002. Selection for better growth of Penaeus stylirostris in Tahiti and New Caledonia. Aquaculture. 204, 461-468. Hershberger, W.K., Myers, J.M., Iwamoto, R.N., McAuley, W.C., Saxton, A.M., 1990. Genetic changes in the growth of coho salmon (Oncorhynchus kisutch) in marine net-pens, produced by ten years of selection. Aquaculture. 85, 187-197. Hetzel, D.J.S., Crocos, P.J., Davis, G.P., Moore, S.S., Preston, N.C., 2000. Response to selection and heritability for growth in the Kuruma prawn, Penaeus japonicus. Aquaculture. 181, 215-223. Hung, D., Nguyen, N.H., Ponzoni, R.W., Hurwood, D.A., Mather, P.B., 2013a. Quantitative genetic parameter estimates for body and carcass traits in a cultured stock of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) selected for harvest weight in Vietnam. Aquaculture. 404–405, 122-129. Hung, D., Vu, N.T., Nguyen, N.H., Ponzoni, R.W., Hurwood, D.A., Mather, P.B., 2013b. Genetic response to combined family selection for improved mean harvest weight in giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) in Vietnam. Aquaculture. 412–413, 70-73. Jerry, D R., Purvis, I W., Piper, L R., 2002. Genetic differences in growth among wild populations of 26 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 the yabby, Cherax destructor (Clark). Aquaculture Research. 33, 917-923. Jerry, D.R., Purvis, I.W., Piper, L.R., Dennis, C.A., 2005. Selection for faster growth in the freshwater crayfish Cherax destructor. Aquaculture. 247, 169-176. Jones, C.M., McPhee, C.P., Ruscoe, I.M., 2000. A review of genetic improvement in growth rate in redclaw crayfish Cherax quadricarinatus (von Martens) (Decapoda: Parastacidae). Aquaculture Research. 31, 61-67. Khaw, H.L., Ponzoni, R.W., Hamzah, A., Abu-Bakar, K.R., Bijma, P., 2012. Genotype by production environment interaction in the GIFT strain of Nile tilapia (Oreochromis niloticus). Aquaculture. 326–329, 53-60. Kitcharoen, N., Rungsin, W., Koonawootrittriron, S., Na-Nakorn, U., 2011. Heritability for growth traits in giant freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii (de Mann 1879) based on best linear unbiased prediction methodology. Aquaculture Research, 1-7. Krishna, G., Gopikrishna, G., Gopal, C., Jahageerdar, S., Ravichandran, P., Kannappan, S., Pillai, S.M., Paulpandi, S., Kiran, R.P., Saraswati, R., Venugopal, G., Kumar, D., Gitterle, T., Lozano, C., Rye, M., Hayes, B., 2011. Genetic parameters for growth and survival in Penaeus monodon cultured in India. Aquaculture. 318, 74-78. Lester, L.J., 1983. Developing a selective breeding program for penaeid shrimp mariculture. Aquaculture. 33, 41-50. Malecha, S.R., 1884. Research and development in freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii, culture in the United States: current status and biological constraints with emphasis on breeding and domestication, The 9th UNJR Conference, Kyoto, 26 – 27 May 1980, pp. 35- 55. Neira, R., Lhorente, J.P., Araneda, C., Díaz, N., Bustos, E., Alert, A., 2004. Studies on carcass quality traits in two populations of Coho salmon (Oncorhynchus kisutch): phenotypic and genetic parameters. Aquaculture. 241, 117-131. Pérez-Rostro, C.I., Ibarra, A.M., 2003a. Heritabilities and genetic correlations of size traits at harvest size in sexually dimorphic Pacific white shrimp (Litopenaeus vannamei) grown in two environments. Aquaculture Research. 34, 1079-1085. Pérez-Rostro, C.I., Ibarra, A.M., 2003b. Quantitative genetic parameter estimates for size and growth rate traits in Pacific white shrimp, Penaeus vannamei (Boone 1931) when reared indoors. Aquaculture Research. 34, 543-553. Ponzoni, R.W., Hamzah, A., Tan, S., Kamaruzzaman, N., 2005. Genetic parameters and response to selection for live weight in the GIFT strain of Nile Tilapia (Oreochromis niloticus). Aquaculture. 247, 203-210. Preston, N.P., Crocos, P.J., Keys, S.J., Coman, G.J., Koenig, R., 2004. Comparative growth of selected and non-selected Kuruma shrimp Penaeus (Marsupenaeus) japonicus in commercial farm ponds; implications for broodstock production. Aquaculture. 231, 73-82. Quinton, C.D., McMillan, I., Glebe, B.D., 2005. Development of an Atlantic salmon (Salmo salar) genetic improvement program: Genetic parameters of harvest body weight and carcass quality traits estimated with animal models. Aquaculture. 247, 211-217. Thanh, N.M., Ponzoni, R.W., Nguyen, N.H., Vu, N.T., Barnes, A., Mather, P.B., 2009. Evaluation of growth performance in a diallel cross of three strains of giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) in Vietnam. Aquaculture. 287, 75-83. 27TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 4 - THAÙNG 10/2014 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 EVALUATION OF THE BASE POPULATION FOR SELECTION PROGRAM ON BLACK TIGER SHRIMP Penaeus monodon Dinh Hung1*, Phan Minh Quy1, La Xuan Thao1, Nguyen Thanh Luan1, Vu Thi Giang1, Nguyen Van Ta1, Tran Hung Anh1,Nguyen Van Hao2 ABSTRACT The base population (G 0 ) for a selective breeding programs on Black tiger shrimp (Penaeus mon- odon) was generated from a fully diallel cross of four founder strains collected from different geo- graphic regions, that were originated as wild and domesticated individuals. In the G 0 , there were 69 families were produced from 16 crosses. These families were cultured in the Research central in bio-security raceways and on earthen ponds in the Central (Nha Trang), Southwest (Bac Lieu) and Southeast (Ba Ria) of Vietnam. Evaluation of growth performance in a diallel cross at the Research Central suggested that there was an existence of hybrid vigour. Crosses between domesti- cated strains with wild strains showed significantly better growth. Mild and positive G x E interac- tion was also found in this study and this will need to be considered in future breeding program on Black tiger shrimp. Keywords: tiger shrimp; Penaeus monodon; heterosis; G x E Người phản biện: TS. Trịnh Quốc Trọng Ngày nhận bài: 10/8/2014 Ngày thông qua phản biện: 26/8/2014 Ngày duyệt đăng: 05/9/2014 1 National Breeding Center for Southern Marine Aquaculture - Research Institute for Aquaculture No.2 2 Research Institute for Aquaculture No.2 * Email: dinhhungria2@gmail.com
File đính kèm:
- danh_gia_nguon_vat_lieu_ban_dau_cho_chon_giong_tom_su_penaeu.pdf