Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An

TÓM TẮT

Hồ Trị An là một bộ phận thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai. Ngoài việc có vai

trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho thủy điện, hồ Trị An còn là nguồn sinh kế cho hơn

1.000 hộ dân chuyên sống bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản xung quanh hồ. Nghiên cứu

đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản trong Hồ Trị An được thực hiện từ tháng 3/2017-3/2018 tại các

loại hình vùng bán ngập, eo ngách, thác, suối và lòng hồ trên cơ sở ghi chép nhật ký khai thác sản

lượng đánh bắt và thành phần loài của 33 hộ khai thác và 7 hộ thu mua tại các bến cá; thu mẫu cá

bột và cá con tại 21 bãi đẻ. Có 99 loài cá thuộc 29 họ và 11 bộ đã được định danh, trong đó bộ cá

chép (Cypriniformes) chiếm ưu thế với 47,47% tổng số loài; có 6 loài cá thuộc danh mục các loài

quý hiếm và nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam 2007; có 10 loài cá ngoại lai được ghi nhận trong

đó cá lau kiếng (Pterygoplichthys disjuntivus) và cá hoàng đế (Cichla ocellaris) có sản lượng rất

cao; có 12 loài cá được nuôi với nhiều hình thức khác nhau phổ biến là nuôi bè; có 56 loài cá có giá

trị kinh tế chiếm tỉ lệ 56,56% tổng loài cá trong đó có 22 loài là cá bản địa kinh tế; có 35 khu vực

chính được xem là bãi đẻ (khu vực sinh sản) của các loài cá. Trên cơ sở sự hiện diện của các loài cá

khai thác, mật độ phân bố của cá bột và cá con trong thời kỳ và chu kỳ thay đổi mức độ ngập của

nước tại các vùng bán ngập trong năm, nghiên cứu đã đề xuất 8 khu vực vùng bán ngập được xem

là bãi đẻ của các loài cá cần được quy hoạch hành lang bảo vệ ở cao trình mức nước 54 - 60 m, bề

rộng 1km tại mỗi vị trí từ tháng 6 đến 10 hàng năm.

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 1

Trang 1

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 2

Trang 2

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 3

Trang 3

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 4

Trang 4

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 5

Trang 5

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 6

Trang 6

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 7

Trang 7

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 8

Trang 8

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 9

Trang 9

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 26180
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An

Đánh giá hiện trạng nguồn lợi thủy sản và đề xuất phân khu chức năng sử dụng và bảo vệ đa dạng sinh học cá vùng đất ngập nước hồ Trị An
 gonionotus (Bleeker,1850) Cá mè vinh Đang nuôi
6 Barbodes schwanefeldi (Bleeker,1853) Cá he đỏ Đang nuôi
7 Labiobarbus spilopleura (Smith,1934) Cá linh rìa Tự nhiên
8 Henicorhynchus siamensis (deBeaufort, 1927) Cá linh ống Tự nhiên
9 Morulius chrysophekadion (Bleeker,1850) Cá ét mọi Tự nhiên
10 Hemibagrus wyckioides (Chaux and Fang, 1949) Cá lăng đỏ Đang nuôi
11 Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1839) Cá lăng nha Đang nuôi
12 Ompok bimaculatus (Bloch,1797) Cá trèn bầu Tự nhiên
13 Wallago attu (Schneider,1801) Cá leo Tự nhiên
14 Pangasius siamensis (Steindachner,1879) Cá xác xiêm Tự nhiên
15 Clarias macrocephalus (Gunther,1864) Cá trê vàng Đang nuôi
16 Clarias batrachus (Linnaeus,1758) Cá trê trắng Đang nuôi
17 Monopterus albus (Zuiew,1793) Lươn Đang nuôi
18 Mastacembelus armatus (Lacepede,1800) Cá chạch lấu Tự nhiên
19 Pristolepis fasciatus (Bleeker,1851) Cá rô biển Tự nhiên
106 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
20 Oxyeleotris marmoratus (Bleeker,1852) Cá bống tượng Đang nuôi
21 Anabas testudineus (Bloch,1792) Cá rô đồng Đang nuôi
22 Channa striata (Bloch,1795) Cá lóc đồng Đang nuôi
3.2. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản trên 
các sinh cảnh phân bố thuộc khu bảo tồn
3.2.1. Nghề khai thác 
Lực lượng khai thác trong khu bảo tồn hiện 
nay là ngư dân, người dân tộc ở địa phương, 
những ngư dân này đa số là người dân di cư tự 
do có nguồn gốc từ khắp mọi miền của đất nước 
và rất đông bà con Việt kiều trở về từ Campuchia 
đến đây định cư sinh sống và hoạt động nghề cá.
Theo kết quả điều tra thống kê từ 437 hộ ngư 
dân, kết quả khảo sát cho thấy có 18 loại ngư cụ 
khai thác thủy sản được ngư dân sử dụng trong 
khu vực Hồ Trị An. Các loại ngư cụ tham gia 
đánh bắt cá được chia làm 2 nhóm chính: nhóm 
ngư cụ đánh bắt thụ động (câu, lợp và vó) chiếm 
khoảng 33% tổng số ngư cụ của các hộ khảo sát 
và nhóm ngư cụ đánh bắt chủ động (cào, lưới, 
và te) chiếm khoảng 67%. Giá trị trung bình của 
một loại ngư cụ dao động từ 5-7 triệu đồng/ngư 
cụ, cao nhất nghề te khoảng 11,5 triệu/ngư cụ. 
Mỗi loại ngư cụ hoạt động trung bình từ 20-23 
ngày/tháng, trong đó cào dép có sản lượng khai 
thác hàng ngày cao nhất trung bình 51 ± 9 kg/
ngày. Thu nhập từ các loại ngư cụ có sự biến 
động lớn, không đồng đều giữa các loại hình. 
Đối với nghề lưới dù 7-10 cm có thu nhập bình 
quân 512.000 ± 839.000 đồng/ngày/ngư cụ, và 
nghề te/dồn/ủi có thu nhập bình quân 344.000 ± 
160.000 đồng/ngày/ngư cụ.
3.2.2. Nghề nuôi trồng 
Các đối tượng thủy sản được nuôi tại 
lồng hồ
Bên cạnh việc khai thác thủy sản tự nhiên 
trong hồ, các nông hộ còn tham gia nuôi 12 đối 
tượng thủy sản tại khu vực hồ (Bảng 4). Ba loại 
đối tượng thủy sản được nhiều người nuôi phổ 
biến nhất là cá lóc, baba và cá lăng chiếm tỉ lệ 
lần lượt là 44,4%; 22% và 17,4% tổng số hộ 
điều tra xác nhận. Tuy nhiên, các loài nuôi phổ 
biến này có trung bình sản lượng nuôi của nông 
hộ không cao bằng một số loài nuôi khác như cá 
thát lát có sản lượng trung bình cao nhất 32.050 
kg/năm/hộ, kế tiếp là cá mè vinh với 22.125 kg/
năm/hộ và cá lóc bông với 10.133 kg/năm/hộ.
Bảng 4: Các đối tượng thủy sản được nuôi tại lồng hồ
STT Các đối tượng nuôi Phần trăm số hộ Sản lượng (kg/năm/hộ)
1 Cá lóc đồng 44,40 8.378
2 Baba 21,99 1.940
3 Cá lăng 17,43 6.198
4 Cá nàng hai 4,15 5.667
5 Cá thát lát 2,90 32.050
6 Cá lóc bông 1,66 10.133
7 Cá leo 1,66 8.975
8 Cá mè vinh 1,66 22.125
9 Cá rô phi 1,24 360
10 Cá sấu 1,24 567
11 Cá chép 0,83 6.500
12 Cá điêu hồng 0,83 6.500
107TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Các loại hình nuôi
Trong tổng số 12 loại đối tượng thủy sản kể 
trên chúng được nuôi ở 3 hình thức khác nhau 
gồm nuôi bè, nuôi ao và nuôi khác (bể xi măng, 
lót bạt). Mô hình nuôi phổ biến nhất là nuôi bè 
chiếm 67,8% tổng số gồm cá lóc bông, cá rô 
phi, cá mè vinh Tiếp theo là mô hình nuôi ao 
chiếm 32% tổng số gồm cá thát lát, cá nàng hai, 
cá sấu Mô hình còn lại là nuôi bể xi măng hay 
lót bạt gồm cá lóc đồng và baba.
Bảng 5: Các loại hình nuôi
STT Loại hình Phần trăm*
1 Bè 67,80
2 Ao 31,71
3 Khác 0,49
* % số hộ điều tra xác nhận 
vực chính được xem là bãi đẻ (khu vực sinh sản) 
của các loài cá (Bảng 6). Khu vực Đồi Củ Chi 
và Đồi 48 là nơi cá sinh sản được nhiều người 
biết nhất chiếm tỉ lệ lần lượt là 18,9% và 12,6% 
tổng số hộ điều tra xác nhận. Đây là những 
khu vực được cho là bãi đẻ của cá với các họ 
hiện diện là họ cá sơn (Ambassidae), họ cá rô 
(Anabantidae), họ cá trích (Clupeidae), họ cá 
chép (Cyprinidae), họ cá bống (Gobiidae). Mật 
độ cá bột và cá con chiếm tỉ lệ cao tại một số vị 
trí như: Ùng Trảng B (88,6 con/m3 nước), Eo 
Bộ Đội (54,5 con/m3 nước), Ùng Ba Thâu (37,8 
con/m3 nước), Eo Đồng Trường (22,4 con/m3 
nước). Những khu vực này rất quan trọng cho 
việc sinh sản của cá và làm giàu nguồn lợi thủy 
sản tự nhiên trong hồ. Vì vậy, trước mắt những 
nơi này cần được bảo vệ và quản lý ngay từ bây 
giờ để sau khi có nghiên cứu về loài nào sinh 
sản nơi nào rồi chọn ra những khu vực bãi đẻ 
quan trọng nhất để bảo vệ bền vững.
Bảng 6: Khu vực cá sinh sản
STT Khu vực cá sinh sản
Phần trăm (%)
(số nông hộ ghi nhận/số nông hộ phỏng vấn)*
1 Đồi Củ Chi 18,92
2 Đồi 48 12,61
3 Thánh Tâm 6,31
4 Trường Đảng 5,41
5 Sa Mách 5,41
6 Khu 481 4,50
7 Đồi Tây Ninh 4,50
8 Đồi Xanh 3,60
9 Đồi Trường 3,60
10 Đồi 96 3,60
11 Cây Điệp 2,70
12 Cầu La Ngà 2,70
13 Bến Phú Cường 2,70
14 Trảng B 1,80
15 Suối Cầu Đôi 1,80
16 Đồi Chùa 1,80
3.2.3. Nơi cá sinh sản
Trong tổng số 60 nơi đánh bắt cá (khu vực 
KTTS) tập trung trong hồ Trị An thì có 35 khu 
108 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
17 Đồi Cải Tạo 1,80
18 Ùng Năm Quảng 0,90
19 Suối Tượng 0,90
20 Suối Tre 0,90
21 Suối Ông Bố 0,90
22 Suối Dựng 0,90
23 Suối Đục 0,90
24 Suối 30 0,90
25 Long Thành 0,90
26 Khu Phú Lý 0,90
27 Khu Lợi Hà 0,90
28 Khu 30 0,90
29 Hồ Phụ 0,90
30 Đồi Trị An 0,90
31 Đồi Điều 0,90
32 Đồi Đất Đỏ 0,90
33 Đồi Cá 0,90
34 Đồi C3 0,90
35 Đồi 01 0,90
3.3. Đề xuất quy hoạch phân khu chức 
năng bãi đẻ
Trên cơ sở sự hiện diện của các loài cá, 
mật độ phân bố cá bột và cá con của các họ có 
giá trị kinh tế như họ cá sơn (Ambassidae), cá 
rô (Anabantidae), cá trích (Clupeidae), cá chép 
(Cyprinidae), cá bống (Eleotridae, Gobiidae) 
và mức độ ngập của nước tại các vùng bán 
ngập, đề xuất 8 khu vực vùng bán ngập được 
xem là bãi đẻ của các loài cá cần được quy 
họach hành lang bảo tồn ở cao trình mức nước 
hồ từ 54 - 60 m, bề rộng 1km tại mỗi vị trí 
từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm như sau: 
Eo Bộ Đội, Ùng Trảng B, Ùng Sa Mách, Ùng 
Ba Thâu, Ùng Đồi 96, Eo Đồng Đồng Trường, 
Đồi Suối Lá và Ùng Suối Tượng.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận
Tổng số 99 loài được định danh, thuộc 29 
họ và 11 bộ có bộ chiếm ưu thế Cypriniformes 
(47,47%), kế tiếp Perciformes và Siluriformes 
(17,17%), tiếp theo là Synbranchiformes 
(6,06%), các bộ còn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn 3% 
tổng số loài.
Họ có loài phong phú nhất là họ Cyprinidae 
(38 loài), Bagridae (9 loài), Cobitidae (5 loài), 
ba họ có số loài bằng nhau như Channidae, 
Mastacembelidae và Siluridae có 4 loài, tất cả 
các họ còn lại có thành phần loài rất thấp dao 
động từ 1 đến 3 loài.
Có 6 loài cá nằm trong danh mục Sách đỏ 
Việt nam 2007, có 22 loài cá bản địa có giá trị 
kinh tế và 10 loài cá ngoại lai hiện diện trong hồ.
Có 18 loại ngư cụ khai thác thủy sản được 
ngư dân sử dụng trong khu vực Hồ Trị An: 
nhóm ngư cụ đánh bắt thụ động (câu, lợp và vó) 
chiếm khỏang 33% và nhóm ngư cụ đánh bắt 
chủ động (cào, lưới, và te) chiếm khoảng 67% 
tổng số ngư cụ của các hộ khảo sát. Giá trị trung 
bình của một loại ngư cụ dao động từ 5-7 triệu 
đồng/ngư cụ, nghề Te/Dồn/Ủi có thu nhập bình 
quân 344.000 ± 160.000 đồng/ngày/ngư cụ.
109TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Có 12 đối tượng thủy sản được nuôi tại khu 
vực hồ, ba loại đối tượng thủy sản được nuôi 
phổ biến nhất là cá lóc, baba và cá lăng chiếm tỉ 
lệ lần lượt là 44,4%; 22% và 17,4% tổng số hộ 
điều tra xác nhận. 
Xác định được 8 khu vực là bãi đẻ của cá 
cần được quy hoạch bảo tồn và phát triển nguồn 
lợi thủy sản của hồ ở cao trình mức nước hồ từ 
54 - 60 m, bề rộng 1km tại mỗi vị trí từ tháng 
6 đến 10 hàng năm như sau: Eo Bộ Đội, Ùng 
trảng B, Ùng Sa Mách, Ùng Ba Thâu, Ùng Đồi 
96, Eo Đồng Đồng Trường, Đồi Suối Lá và Ùng 
Suối Tượng.
4.2. Đề xuất 
Tích cực tuyên truyền các biện pháp bảo vệ 
nguồn lợi thủy sản đến người dân trong khu bảo 
tồn và cần có những biện pháp chế tài nghiêm 
ngặt đối với những hành vi sử dụng ngư cụ đánh 
bắt cá triệt để phá hủy nguồn lợi thủy sản.
LỜI CẢM ƠN
Những người thực hiện đề tài xin cám ơn 
Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai đã 
tài trợ cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Nhóm tác giả cũng chân thành cám ơn toàn 
thể ngư dân và các anh, chị thu mua cá đã nhiệt 
tình ghi chép vào sổ nhật ký với nội dung theo 
dõi sản lượng khai thác, mua bán hàng ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Thị Diệu Hiền, 2005. Thành phần loài cá và 
đặc điểm sinh học của một số loài cá có thể thuần 
dưỡng làm cá cảnh ở Hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai. 
Luận văn tốt nghiệp đại học. 127 trang.
IUCN, 2008. Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên 
nhiên. Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế. 
IUCN Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 120 trang.
Viện KTQHTS, 2011. Quy hoạch phát triển nghề cá 
hồ chứa đến năm 2020. Báo cáo quy hoạch.
Vũ Cẩm Lương và Lê Thanh Hùng, 2011. Đánh giá 
sản lượng khai thác qua khảo sát ngư cụ và thành 
phần loài cá khai thác ở hồ Trị An.
Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Văn Trọng, Lâm 
Ngọc Châu, 2005. Đánh giá khu hệ cá hồ Trị An.
Tài liệu tiếng Anh
Baird I.G., Kisouvannalath P., Inthaphaysi V., 
Phylaivanh B., 1998. The potentail for ecological 
classification as a tool for establishing and 
monitoring fish conservation zones in the Mekong 
River. Technical report No.2. Environmental 
Protection and Community Development in the 
Siphandone Province, Lao PDR.
Chomchanta P., Vongphasouk P., Chanrya S., 
Soulignavong C., Saadsy B., Warren T.J., 2000. 
A preliminary assessment of the Mekong Fishery 
Conservation Zones in the Siphandone area of 
the Southern Lao PDR, and recommendations 
for further evaluation and monitoring. LARReC 
Technical Paper N.0001.
Coates D., Ouch Poeu, Ubolratana Suntornratana, 
Nguyen Thanh Tung & Sinthavong Viravong. 
2003. Biodiversity and fisheries in the Lower 
Mekong Basin. Mekong Development. Series 
No. 2. Mekong River Commission, Phnom Penh, 
30 pages.
Hortle, K.G., 2007. Consumption and the yield of 
fish and other aquatic animals from the Lower. 
Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 16, 
Mekong River Commission, Vientiane. 87 pp.
Kottelat, K., 2001. Fishes of Laos. WHT Publications. 
198 pages.
Lagler, K.F., 1976. Fisheries and Intergrated 
Mekong River Basin development. Executive 
Vol.Append.Vol.I,II.
Poulsen, A.F., Hortle, K.G., Valbo-Jorgensen, 
J., Chan, S., Chhuon, C.K., Viravong, S., 
Bouakhamvongsa, K., Suntornranata, U., 
Yoorong, N., Nguyen, T.T. & Tran, Q.B., 2004. 
‘Distribution and Ecology of Some Important 
Riverine Fish Species of the Mekong River 
Basin’. MRC Technical Paper No.10.
Poulsen, A.F., Poeu, O., Viravong, S., Suntornranata, 
U., Nguyen, T.T., 2002. ‘Fish migrations of 
the Lower Mekong River Basin: implications 
for development, planning and environmental 
management’. MRC Technical Paper No. 8, 
Mekong River Commission, Phnom Penh. 62 pp.
Rainboth, W. J., 1996. Fishes of the Cambodian 
Mekong. FAO species indentification field guide 
for fishery purpose. Rome, 265pp.
Rainboth, W.J., Vidthayanon, C. and Mai, D.Y., 
2012. Fishes of the Greater Mekong Ecosystem 
with Species List and Photographic Atlas. 
110 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Miscellaneous Publications. Museum of Zoology, 
University of Michigan. 173 pages.
Tran Dac Dinh, Shibukawa Koichi, Nguyen Thanh 
Phuong, Ha Phuoc Hung, Mai Van Hieu, and 
Utsugi Kenzo, 2013. Fishes of the Mekong 
Delta, Vietnam. Can Tho University Publishing 
House. 174 pages.
Vidthayanon, C., 2008. Field guide to fishes of the 
Mekong delta. Mekong River Commission. 288 
pages.
Vidthayanon, C., Termvidchakorn, A. and Pe, M., 
2005. Inland fishes of Myanmar. Southeast Asian 
Fisheries Development Center. 160 pages.
111TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
EXISTING FISHERIES RESOURCES, EXPLOITATION AND 
PROTECTION OF FISH BIODIVERSITY BY SETTING UP 
FUNCTIONAL WETLAND HABITATS OF TRI AN RESERVOIR
Nguyen Nguyen Du1* 
ABSTRACT
Tri An reservoir is a part of Dong Nai Nature and Culture Reserve. In addition to the important role 
in water supply for hydropower plant, this reservoir is also a place to ensure the livelihood of over 
5,000 households living around and specializing in fishing and aquaculture. Fisheries biodiversity 
study for Tri An reservoir was carried out from Mar 2017 to Mar 2018 by daily catch logbook 
from 33 fishing households at various fishing grounds such as mainstream, rapids, semi-submerged 
areas, tributaries, and 7 fish whole sellers. The results indicated that 99 fish species belonging to 29 
families and 11 orders have been identified in the reservoir, of which Cypriniformes was the highest 
with 47.47% of total species. There are 6 fish species listed in the Red Book Vietnam 2007 as rare 
and endangered species; additionally, there are 10 exotic fish species also recorded in the reservoir, 
among them mouth sucker fish (Pterygoplichthys disjuntivus) and peacock cichlid fish (Cichla 
ocellaris) are caught with very high production. There are 21 fish species raised in various farming 
systems, but most commonly in cage culture; 22 indigenous species of fish are also considered to 
have economic value, accounting for 22.22% of total fish species. There are 18 different types of 
fishing gear available; 35 wetland habitats have been identified by fishermen as spawning grounds 
(breeding areas) of fishes. Based on the presence of fish larvae and juveniles and their density 
distributions, and inundation levels of the reservoir during June – October annually, eight semi-
submerged areas at reservoir water levels of 54 – 60 m of MSL are considered as functional wetland 
habitats for fish spawning and recommended to be under protection.
Keywords: Tri An Reservoir, biodiversity, planning, development.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Văn Trọng 
Ngày nhận bài: 09/6/2018
Ngày thông qua phản biện: 20/6/2018
Ngày duyệt đăng: 05/7/2018
1 Fisheries Ecological and Aquatic Resources Division, Research institute for Aquaculture No.2
* Email: didzu72@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_nguon_loi_thuy_san_va_de_xuat_phan_khu_c.pdf