Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra

TÓM TẮT

Báo cáo này thu thập và phân tích số liệu về điều kiện khí hậu và thủy văn các tỉnh ven sông

Tiền sông Hậu (trong giai đoạn 2006-2010) để đánh giá tác động của những điều kiện này đến việc

phát triển nghề nuôi cá tra trong vùng, phục vụ cho việc quy hoạch các vùng nuôi. Kết quả cho thấy

với nền nhiệt độ cao và ổn định (25,3 – 29,0 0C), lượng bốc hơi thấp hơn nhiều so với lượng mưa

nên các tỉnh ven sông Tiền sông Hậu có điều kiện thuận lợi phát triển tốt nuôi thủy sản với quy mô

tập trung, trong đó đặc biệt thích hợp cho đối tượng nuôi là cá tra. Mùa lũ ở các tỉnh ven sông Tiền

sông Hậu, với tổng lưu lượng trên 700 tỷ m3 nước, có gây khó khăn cho việc nuôi thủy sản tại các

vùng bị ảnh hưởng nhưng lại là điều kiện rất thuận lợi để tăng khả năng tự làm sạch của dòng sông.

Tương tự, nhờ chế độ bán nhật triều (lên xuống hai lần trong ngày) và biên độ triều lớn vào mùa khô

(2,5 – 3,0 m) nên khả năng trao đổi nước rất lớn, làm tăng khả năng làm sạch nước (khi lưu lượng

nước trên sông giảm thấp nhất). Sự xâm nhập mặn sâu vào nội địa đối với các vùng nhiễm mặn nhẹ

(dưới 4‰) hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong mùa lũ, có thể được xem

là vùng có ưu thế hơn trong việc nuôi cá tra, so với các vùng ngọt hoàn toàn phía thượng lưu sông

Tiền, sông Hậu.

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 1

Trang 1

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 2

Trang 2

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 3

Trang 3

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 4

Trang 4

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 5

Trang 5

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 6

Trang 6

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 7

Trang 7

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 8

Trang 8

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 9

Trang 9

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 19980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra

Đánh giá điều kiện khí hậu, thủy văn các tỉnh dọc sông Tiền và sông Hậu phục vụ nuôi cá tra
-220 
km thì độ lớn của triều giảm đi 25%. Vào mùa 
kiệt, ở điểm cách cửa biển 200 km vẫn ghi nhận 
biên độ mực nước trên sông Cửu Long lên đến 
1,4 m. Trên các sông rạch nhỏ, biên độ triều giảm 
dần (khoảng 3,5 lần so với cửa biển). Trong mùa 
lũ, ảnh hưởng của triều yếu đi, nhưng nó cũng 
là một yếu tố làm mực nước lũ tăng cao (Thanh 
et al., 2004; Nguyễn Ngọc Anh, 2011). Tốc độ 
truyền sóng triều ở sông Hậu trung bình khoảng 
25 km/giờ. Lưu lượng triều đạt giá trị cực đại 
vào tháng 4, thời gian này sóng triều có thể lan 
đến Campuchia, đi qua đoạn Mỹ Thuận - Tân 
Châu (trên sông Tiền) và Cần Thơ - Châu Đốc 
(trên sông Hậu). Trong các tháng 2 và tháng 6 
thì sự truyền thủy triều có giảm đi, triều chỉ có 
thể lên đến Campuchia khi xuất hiện kỳ nước 
cường trong chu kỳ 1/2 tháng. Trong chu kỳ 
năm, tác động triều ở biển Đông mạnh nhất vào 
tháng 12-1, rồi yếu đi trong các tháng 3-4, rồi 
mạnh lại vào tháng 5-7 và yếu đi trong tháng 
8-9 dương lịch.
Trên sông Tiền, đỉnh triều xuất hiện tại Tân 
Châu chậm hơn 4 - 6 giờ so với đỉnh triều ở cửa 
biển. Trên sông Hậu, đỉnh triều tại Châu Đốc 
cũng chậm hơn đỉnh triều ở biển Đông một thời 
gian tương tự. Đặc biệt tại Bắc Cần Thơ (trên 
sông Hậu) và Bắc Mỹ Thuận (trên sông Tiền) 
đỉnh triều chậm hơn hay có khi sớm hơn phía 
cửa sông khoảng 1 giờ. Hiện tượng này có thể 
do tác động của thủy triều vịnh Thái Lan hay từ 
Cà Mau lên (Lê Anh Tuấn, 2003).
3.2.4. Sự xâm nhập mặn
ĐBSCL bị ảnh hưởng mặn bởi biển phía 
Đông và biển phía Tây. Do chế độ bán nhật triều 
không đều ở biển Đông nên việc truyền mặn từ 
các vùng biển này vào các cửa sông cũng theo 
nhịp điệu của quá trình triều: tại một vị trí cố 
định, trong ngày thường có 2 đỉnh mặn và 2 
chân mặn, thường thì quá trình mặn chậm hơn 
quá trình mực nước khoảng 1-2 giờ, độ mặn 
cũng giảm dần từ cửa sông vào sâu trong nội 
địa. Vào cuối mùa lũ, khi nguồn nước từ thượng 
lưu về trong sông giảm dần, mặn từ biển bắt đầu 
lấn dần vào vùng cửa sông và theo triều xâm 
nhập vào sâu lên thượng lưu.
Độ mặn lớn hơn 4‰ được xem là không 
thích hợp cho việc phát triển đối tượng nuôi 
cá tra. Các vùng dọc theo các nhánh hệ thống 
sông Cửu Long cách biển khoảng 20-35 km sẽ 
có đường đẳng mặn 4‰ quanh năm, cá biệt có 
năm có thể lấn sâu đến 50-60 km. Đi dọc theo 
hướng các nhánh sông Cửu Long, độ mặn giảm 
dần và tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển 
Đông. Nhưng điều này còn phụ thuộc vào lưu 
lượng nước phân bố giữa các nhánh sông cũng 
như chế độ lũ.
Nhìn chung, mức độ xâm nhập mặn lớn 
nhất là vào tháng 4-5 hàng năm trên các nhánh 
sông và yếu nhất vào tháng 10. Từ tháng 6, do 
ảnh hưởng của sự gia tăng nước ngọt thượng 
nguồn vào những tháng đầu mùa lũ và mùa 
mưa tại đồng bằng, nước mặn bị đẩy ra xa 
vùng ven biển.
3.3. Thảo luận chung
ĐBSCL là vùng có lượng bức xạ dồi dào, 
nền nhiệt độ cao cũng được duy trì ổn định 
(nhiệt độ không khí trung bình 25,3 - 29,0 0C), 
sự chênh lệch theo ngày, mùa, và các năm tương 
đối ít nên việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi 
thủy sản có thể thực hiện liên tục và ổn định. So 
sánh với kết quả nghiên cứu ở các năm trước 
của Phạm Văn Đức và ctv (2003) với nhiệt độ 
không khí trung bình năm phổ biến từ 26,0 – 
28,0 0C, kết quả nghiên cứu ở giai đoạn này 
nhiệt độ trung bình có khoảng biến động rộng 
hơn nhưng không có sự khác biệt đáng kể.
Lượng mưa dồi dào của vùng (trung bình 
1500 mm/năm/trạm) chính là nguồn cung cấp 
nước ngọt chính cho các vùng nuôi, kể cả cho 
146 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
nước sinh hoạt lẫn nước phục vụ sản xuất, đặc 
biệt quan trọng cho các vùng nhiễm mặn có 
nguồn nước ngọt hạn chế hoặc vào mùa khô 
(như các vùng ven biển phía Tây và biển phía 
Ðông). Ngoài ra, độ ẩm trong vùng cao có thể 
giúp hạn chế việc thất thoát nước do bốc hơi ở 
các khu vực nuôi thủy sản.
Nguồn nước cấp cho nuôi cá tra vùng 
ĐBSCL được lấy chủ yếu từ sông Tiền, sông 
Hậu và hệ thống kênh rạch nhánh của hai con 
sông này. Đối với việc phát triển nuôi cá tra 
cần chú ý đến đặc điểm rất quan trọng là chế 
độ triều vì biên độ dao động của thủy triều 
tác động cả về mặt môi trường nước lẫn mặt 
kinh tế. Biên độ triều càng lớn, khả năng tải 
chất thải của sông/kênh/rạch càng cao, đồng 
thời giảm được đáng kể chi phí cho việc cấp 
và thoát nước cho ao nuôi cá tra. Biên độ triều 
trong các hệ thống sông/kênh/rạch trong vùng 
chịu ảnh hưởng từ việc truyền triều ở vùng biển 
phía Đông và vùng biển phía Tây. Như vậy, xét 
về biên độ triều trong việc phát triển nuôi cá 
tra, các vùng dọc hai nhánh sông Tiền và sông 
Hậu, mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi 
đối tượng này tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến 
biển Đông, cụ thể: khu vực cách biển khoảng 
100 km có biên độ triều thích hợp tốt cho nuôi 
cá tra cả trong mùa lũ và mùa kiệt, từ 100 đến 
200 km có biên độ triều khá thích hợp cho nuôi 
cá tra trong mùa kiệt, còn khu vực trên 200 
km thì mức độ thích hợp kém (Nguyễn Thanh 
Tùng, 2008). Vùng có các kênh trục ngang dẫn 
trực tiếp từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, 
ngoài việc xét khoảng cách đến biển Đông, 
mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi cá tra 
cũng tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến hai con 
sông nói trên (Thanh et al., 2004).
 Sự xâm nhập mặn thường được xem là 
nguyên nhân ngăn cản sự phát triển mở rộng đối 
tượng nuôi cá tra các vùng ven biển dọc theo 
các nhánh sông của hệ thống sông Cửu Long 
(White, 2002). Vùng có nguồn nước nhiễm mặn 
vượt quá 4‰ có thể xem là yếu tố bất lợi cho 
việc phát triển nuôi đối tượng này. Đối với các 
vùng nhiễm mặn dưới 4‰ hoặc vùng có độ mặn 
cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong mùa lũ, 
lại là vùng được xem có ưu thế hơn trong việc 
nuôi cá tra, so với các vùng ngọt hoàn toàn phía 
thượng lưu sông Tiền, sông Hậu (Nguyễn Mạnh 
Hùng, 2008). Ưu thế này được thể hiện qua việc 
ít bị dịch bệnh ở đối tượng cá tra do môi trường 
nước mặn một thời gian có khả năng kìm hãm 
nhiều tác nhân gây bệnh cho đối tượng này (Sở 
Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2007; 
Phạm Thị Kim Oanh và Trương Hoàng Minh, 
2011). Điều đó có thể được minh chứng bằng 
kết quả thực tế của Trần Quốc Bảo và ctv (2010) 
như sau: (i) Năng suất bình quân thấp (152-167 
tấn/ha) thuộc khu vực nuôi cá tra nguồn nước 
bị ảnh hưởng nhiễm mặn tại hai tỉnh Trà Vinh 
và Bến Tre; (ii) Các khu vực nuôi cá tra phải 
bơm cấp nước thuộc thượng nguồn sông Tiền, 
sông Hậu (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, 
Hậu Giang) có năng suất xấp xỉ mức bình quân 
chung 200 tấn/ha; (iii) Ở vùng nuôi thay nước 
theo thủy triều tại hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh 
Long lại có năng suất bình quân cao nhất, đạt 
khoảng 300 tấn/ha.
Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 700 
tỷ m3 nước ra biển Đông, với lưu lượng bình 
quân là 18.500 m3/s. Kết quả này khá tương 
đương với các kết quả nghiên cứu của Hien 
(1998) và Thanh et al. (2004) ở những năm 
trước. Các hoạt động của con người, sản xuất 
nông nghiệp và nghề nuôi cá trên sông Tiền và 
sông Hậu thải ra một lượng lớn chất thải vào 
dòng sông. Tuy nhiên, với lưu lượng lớn của 
sông Cửu Long, nhất là trong mùa lũ đã giúp 
cho khả năng tự làm sạch môi trường và rửa trôi 
(sức tải môi trường) của dòng sông Tiền và sông 
Hậu là rất lớn.
147TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Như vậy, với điều kiện chế độ thủy văn 
thuận lợi, lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh 
trong mùa lũ, chế độ bán nhật triều biển Đông 
với biên độ dao động lớn trong mùa khô đã tạo 
nên khả năng tự làm sạch môi trường rất lớn 
cho hệ thống sông Tiền và sông Hậu. Do đó, có 
thể định hướng phát triển các vùng nuôi cá tra 
ra vùng gần cửa sông (Trà Vinh, Bến Tre, Cần 
Thơ, Tiền Giang, Sóc Trăng) nhằm tận dụng khả 
năng trao đổi nước nhờ thủy triều vào mùa khô 
và lưu lượng lớn của sông Cửu Long vào mùa lũ 
(Nguyễn Mạnh Hùng, 2008).
IV. KẾT LUẬN 
Với nền nhiệt độ cao và ổn định (25,3 – 
29,0 0C), lượng bốc hơi thấp hơn nhiều so với 
lượng mưa nên các tỉnh ven sông Tiền sông Hậu 
có điều kiện thích hợp cho phát triển nuôi cá tra.
Tổng lượng mưa bình quân năm trong vùng 
là khoảng 1.500-1.700 mm, lượng mưa tập 
trung 90% vào các tháng mùa mưa (tháng 5–11) 
và tập trung cao điểm vào tháng 8-10 (với 15-
25 ngày mưa/tháng) với lượng mưa bình quân 
tháng khoảng 250 – 350 mm.
Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 700 
tỷ m3 nước ra biển Đông, với lưu lượng bình 
quân là 18.500 m3/s. Lưu lượng nước khổng lồ 
của sông Cửu Long đổ về ĐBSCL, nhất là trong 
mùa lũ, có gây khó khăn cho việc nuôi thủy sản 
tại các vùng bị ảnh hưởng nhưng lại là điều kiện 
rất thuận lợi để tăng khả năng tự làm sạch của 
dòng sông.
Nhờ chế độ bán nhật triều và biên độ triều 
lớn vào mùa khô (2,5 – 3,0 m) nên khả năng 
trao đổi nước rất lớn, làm tăng khả năng làm 
sạch nước (khi lưu lượng nước trên sông giảm 
thấp nhất).
Sự xâm nhập mặn sâu vào nội địa đối với 
các vùng nhiễm mặn nhẹ (dưới 4‰) hoặc vùng 
có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong 
mùa lũ, có thể được xem là vùng có ưu thế hơn 
trong việc nuôi cá tra, so với các vùng ngọt hoàn 
toàn phía thượng lưu sông Tiền và sông Hậu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Ngọc Anh, 2011. Quy hoạch thủy lợi tổng hợp 
Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến 
đổi khí hậu, nước biển dâng. BCKH Viện Quy 
hoạch Thủy lợi miền Nam, 147 trang.
Trần Quốc Bảo, Lê Hồng Phước, Nguyễn Thanh Trúc, 
Đặng Ngọc Thùy, Đỗ Quang Tiền Vương, Trương 
Thanh Tuấn, Thới Ngọc Bảo, Lưu Đức Điền, Trần 
Minh Thiện, Phạm Thế Vãn, 2010. Quan trắc, 
cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản một số 
vùng nuôi thủy sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu 
Long và miền Đông Nam Bộ - Năm 2010. BCKH 
Viện NCNTTS II, 155 trang.
Phạm Văn Ðức, Nguyễn Lê Hạnh, Nguyễn Thế 
Phong, 2003. Khí hậu khu vực Nam Bộ và quy 
luật xuất hiện lũ ở ÐBSCL liên quan đến phát 
triển nuôi trồng thủy sản. Tuyển tập nghề cá sông 
Cửu Long, NXB Nông Nghiệp, tr.82-95.
Nguyễn Mạnh Hùng, 2008. Ứng dụng công nghệ GIS 
và viễn thám trong nghiên cứu xây dựng các 
phương án quy hoạch, phát triển nuôi trồng thủy 
sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án 
Tiến sỹ Sinh học, Viện Sinh học nhiệt đới, 245 
trang.
Trần Hoàng Kim, Lê Thu, Bùi Đức, 2001. Đồng bằng 
sông Cửu Long – Hiện trạng và Tiềm năng. NXB 
Thống kê, Hà Nội, 260 trang.
Dương Nhựt Long, Nguyễn Anh Tuấn và Lê Sơn 
Trang, 2004. Nuôi cá tra (Pangasius hypothalmus 
148 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
sauvage) thương phẩm trong ao đất ở vùng Đồng 
bằng sông Cửu Long. Tạp chí nghiên cứu khoa 
học 2004, chuyên ngành thủy sản, Đại học Cần 
Thơ, tr. 65-73. 
Nguyễn Xuân Lý, Nguyễn Chu Hồi, Ðặng Khánh, 
2005. Tổng quan về chiến lược bảo vệ ngành thủy 
sản đến năm 2020. NXB Nông Nghiệp, Hội thảo 
toàn quốc về bảo vệ môi tường và nguồn lợi thủy 
sản, tr.41-53.
Phạm Thị Kim Oanh, Trương Hoàng Minh, 2011. Thực 
trạng nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus 
sauvage, 1878) có liên kết và không liên kết ở 
Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học 
Trường Đại học Cần Thơ 2011:20b, tr.48-58.
Lê Anh Tuấn, 2003. Đặc điểm chế độ khí tượng thuỷ 
văn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. BCKH Đại 
học Cần Thơ, 28 trang.
Nguyễn Thanh Tùng, 2008. Quy hoạch phát triển sản 
xuất và tiêu thụ cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu 
Long đến năm 2010 và định hướng 2020. BCKH 
Phân Viện Quy Hoạch Thủy Sản Phía Nam, 136 
trang.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, 2007. Nuôi 
thử nghiệm thành công cá tra vùng mặn. http://
www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_cont
ent&task=view&id=2673&Itemid=40 [ngày truy 
cập 16/07/2011].
Hien, N. X., 1998. Hydraulic modelling and flood 
control planning in the Mekong Delta. Proceedings 
of the Regional Workshop: Flood management and 
mitigation in the Mekong River Basin, Vientiane, 
LAO PDR, March 19th–21st 1998. http://
www.fao.org/docrep/004/ac146e/AC146E03.
htm#chIII.4 [ngày truy cập 14/08/2011].
Pham Bach Viet, Lam Dao Nguyen, Ho Dinh Duan, 
2004. Detecting changes in riverbank of Mekong 
River, Vietnam, GIS Development, 6/10: 33-35, 
The Asian GIS Monthly.
Schaefer, D., 2007. Recent Climate Change and 
possible impacts on Agriculture in the Mekong 
Delta, Vietnam. German Vietnam - Seminar 
in Ho Chi Minh City, Vietnam, on Sustainable 
Utilisation and Management of Land and Water 
Resources in the Mekong Delta, Vietnam.
Thanh, T.D., Saito, Y., Huy, D.V., Nguyen, V.L., 
Ta, T.K.O. and Tateishi, M., 2004. Regimes of 
human and climate impacts on coastal changes in 
Vietnam. Reg. Environ. Change, vol.4, pp.49–62.
White, I., 2002. Water Management in the Mekong 
Delta: Changes, Conflicts and Opportunities. 
Technical Documents in Hydrology, No. 61, 
UNESCO, Paris.
149TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 2 - THAÙNG 11/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
EVALUATION OF CLIMATIC AND HYDROLOGICAL CONDITIONS IN THE 
PROVINCES ALONG MEKONG AND BASSAC RIVER FOR CATFISH 
FARMING
Luu Duc Dien1, Nguyen Dinh Hung2
ABSTRACT
This study focused on collecting and analysing data on climate and hydrology of the provinces 
along Mekong and Bassac rivers (in 2006-2010) to assess the impact of catfish farming on the re-
gion, for planning farming areas. The results showed that high and stable temperature (25.3 - 29.0 
0C), low evaporation as opposed to rainfall, the provinces along Mekong and Bassac river had good 
conditions for centralized intensive aquaculture development, which was particularly suitable for 
catfish farming. Annual flooding season in the provinces along Mekong and Bassac rivers had a total 
flow of more than 700 billion m3 of water, making it difficult for aquaculture in the affected areas, 
but this is favourable condition to increase self-cleaning of the rivers. Similarly, thanks to the semi-
diurnal mode (twice a day) and high tidal amplitude in the dry season (2.5 - 3.0 m), the capability 
of water exchange was extremely high, increasing the ability to produce clean water (when water 
flow in the rivers reduced to the lowest level). The intrusion of seawater into slight salinity interior 
(less than optimum 4 ‰), or areas with high salinity in the dry season but freshness in the flood 
season, probably has the advantage for catfish farming compared to the totally freshwater upstream 
of Mekong and Bassac river.
Keywords: Bassac river, catfish, climate, hydrology, Mekong river
Người phản biện: TS. Nguyễn Minh Niên 
Ngày nhận bài: 11/9/2013 
Ngày thông qua phản biện: 24/9/2013 
Ngày duyệt đăng: 15/10/2013
1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemic, Research Institute for Aquaculture No.2. 
 Email: luuducdienria2@yahoo.com 
2 Research Institute for Aquaculture No.2

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_dieu_kien_khi_hau_thuy_van_cac_tinh_doc_song_tien_v.pdf