Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập

được từ các ao nuôi tôm tại Thừa Thiên Huế, từ đó tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng kháng

vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh cho tôm nuôi. Xạ khuẩn được phân lập theo

phương pháp của Lakshmi (2008) và định danh bằng phương pháp giải trình tự gen 16S

rRNA. Nghiên cứu khả năng sinh enzyme và xác định khả năng gây độc trên máu tôm của

các chủng xạ khuẩn được thực hiện trên các môi trường thạch chuyên biệt. Kết quả đã phân

lập được 5 chủng xạ khuẩn DH A1, DM A1, DM A2, PH A1 và QN A1 có khả năng ức chế sự

phát triển của vi khuẩn V. parahaemolyticus. Cả 5 chủng không làm tan tế bào máu tôm trên

môi trường Rose-Bengal. Các chủng xạ khuẩn phân lập được có trình tự nucleotide tương đồng

từ 94-98% so với chủng Streptomyces sampsonii ATCC 25495. Năm chủng xạ khuẩn phân lập

được đều có khả năng sản sinh ra cellulase, amylase, lipase (trừ chủng PH A1), riêng 2 chủng

PHA1 và QN A1 còn có khả năng tiết ra enzyme gelatinase. Kết quả của nghiên cứu này cho

thấy có thể ứng dụng những chủng này để sản xuất chế phẩm sinh học thay thế cho kháng

sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn do Vibrio parahemolyticus gây ra.

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 3600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu một số đặc tính sinh hoá của các chủng xạ khuẩn phân lập được từ các ao nuôi tôm thâm canh tại Thừa Thiên Huế
có thể sống trong nhiều môi trường 
đất khác nhau với hình thái sợi đặc trưng 
phân nhánh. Streptomyces sp. đã được 
công nhận rộng rãi là vi sinh vật công 
nghiệp quan trọng do tiềm năng của nó 
trong đa dạng sản xuất các chất chuyển hóa 
thứ cấp (Lee và cs., 2014b; Ser và cs., 
2015; Tan và cs., 2015) bao gồm thuốc 
kháng sinh (Lee và cs., 2014a), thuốc 
chống ung thư, thuốc chống ký sinh trùng, 
thuốc ức chế miễn dịch và enzyme 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1799-1810 
1806 Nguyễn Ngọc Phước và cs. 
(Manivasagan và cs., 2013). Theo báo cáo 
của một số nghiên cứu thì xạ khuẩn S. 
sampsonii có thể phân lập được từ đất 
nông nghiệp (Jain và cs., 2016) hay từ đất 
vườn ngập nước (Jain và Jain, 2007). Từ 
kết quả của nghiên cứu này cho thấy S. 
sampsonii còn có thể phân lập được từ bùn 
đáy ao nuôi tôm. Do khả năng sản xuất các 
hợp chất hóa học phổ rộng của xạ khuẩn 
thuộc chi Streptomyces và có thể tạo ra các 
hợp chất kháng khuẩn và kháng sinh tiềm 
năng, nên các loài xạ khuẩn này có thể có 
giá trị như probiotic trong nuôi trồng thủy 
sản. 
3.3. Một số đặc điểm sinh hoá của các 
chủng xạ khuẩn phân lập được 
3.3.1. Khảo sát khả năng sản xuất enzyme 
của xạ khuẩn 
Kết quả khảo sát khả năng sản xuất 
enzyme cellulase, amylase, lipase, 
gelatinase của các chủng xạ khuẩn được 
thể hiện ở Bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả khảo sát khả năng sản sinh enzyme của các chủng xạ khuẩn 
Chủng xạ khuẩn/môi trường phân giải Cellulase Amylase Lipase Gelatinase 
DH A1 + + + - 
DM A1 + + + - 
DM A2 + + + - 
PH A1 + + - + 
QN A1 + + + + 
 (+) có khả năng phân giải enzyme; (-) không có khả năng phân giải enzyme. 
Qua Bảng 2 cho thấy các chủng DH 
A1, DM A1, DM A2, PH A1, QN A1 đều 
có khả năng sản xuất enzyme cellulase, 
amylase, lipase (ngoại trừ chủng PH A1 là 
không có khả năng sản xuất enzyme 
lipase). Các chủng xạ khuẩn đã phân lập 
được không có khả năng sản xuất enzyme 
gelatinase, ngoại trừ hai chủng PH A1 và 
QN A1. 
Actinomycetes là vi khuẩn Gram 
dương dạng sợi, có mặt khắp nơi trong đất, 
được biết đến như là loại vi sinh vật sản 
xuất nhiều enzyme ngoại bào với các đặc 
tính phân hủy polymer, bao gồm chitinase 
(Gupta và cs., 1995). Tất cả các chủng 
phân lập được cho thấy khả năng sản xuất 
các loại enzyme ngoại bào như cellulase, 
lipase, amylase, gelatinase và chitinase. 
Bên cạnh đó, chitin là thành phần phổ biến 
đối với các sinh vật sống trong môi trường 
nước, là thành phần chính cấu tạo lớp vỏ 
của động vật không xương sống, vảy cá và 
thành tế bào của nhiều loại nấm (Souza và 
cs., 2011). Cellulose cũng là chất khá phổ 
biến trong sinh vật và được xem như là 
một polymer sinh học (Arjit và cs., 2012). 
Xạ khuẩn là một trong những loài vi sinh 
vật có khả năng sản sinh ra cellulase và đã 
được áp dụng rộng rãi trên thế giới (Arjit 
và cs., 2012; Ashutosh, 2008). Khi kiểm 
tra hoạt tính enzyme của một số chủng xạ 
khuẩn trên môi trường Starch Casein Agar 
(SCA), Lechevalier và Lechevalier (1970) 
đã cho thấy rằng xạ khuẩn có khả năng sản 
sinh nhiều loại enzyme, có thể là do kết 
quả của việc chọn lọc sinh học tự nhiên để 
tồn tại trong môi trường. Shamar và 
Choudhary (2014) báo cáo rằng các loại vi 
khuẩn trong môi trường có thể ảnh hưởng 
đến chức năng sinh học của xạ khuẩn. 
Khả năng sản xuất enzyme 
(protease, amylase, lipase), và các axit hữu 
cơ đã được ghi nhận từ các loại xạ khuẩn 
trong nuôi trồng thủy sản. You và cs. 
(2005) ghi nhận một số chủng 
Streptomyces sinh ra các enzyme làm tăng 
khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho tôm 
nuôi. Jain và cs. (2016) ghi nhận S. 
sampsonii có khả năng thuỷ phân casein, 
gelatin, collagen và khi sử dụng S. 
sampsonii làm chế phẩm sinh học thì nó có 
khả năng phân giải các chất hữu cơ trong 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1799-1810 
 1807 
môi trường nhờ khả năng tiết ra các 
enzyme này. Ngoài ra, nó còn làm tăng các 
vi khuẩn nitrate và có khả năng kháng nấm 
cao. 
3.3.2. Kết quả kiểm tra tính dung huyết của 
các chủng xạ khuẩn phân lập được 
Khi nuôi cấy các chủng xạ khuẩn 
trên môi trường Rose-Bengal có bổ sung 
máu tôm, không thấy xuất hiện các vòng 
dung huyết (Bảng 3, Hình 8) chứng tỏ các 
chủng xạ khuẩn không có khả năng dung 
giải tế bào máu của tôm. 
Bảng 3. Khả năng dung huyết của các chủng xạ khuẩn phân lập được 
Chủng xạ khuẩn Khả năng dung huyết máu tôm 
 DH A1 - 
DM A1 - 
DM A2 - 
PH A1 - 
QN A1 - 
Theo Kumar và Achuthankutty 
(2006), các chủng xạ khuẩn phân lập được 
từ trầm tích biển không gây bệnh cho tôm 
và không có báo cáo nào về xạ khuẩn có 
thể là tác nhân gây bệnh cho động vật thuỷ 
sản. Trong nghiên cứu này, sau 7 ngày 
nuôi cấy trên môi trường Rose-Bengal có 
bổ sung máu tôm, các chủng xạ khuẩn đều 
không làm vỡ tế bào máu tôm chứng tỏ các 
chủng này không có khả năng gây bệnh 
cho tôm. Do khả năng của các chủng xạ 
khuẩn này có thể phát triển trong môi 
trường nước mặn và không gây bệnh cho 
tôm, nên có thể ứng dụng các chủng xạ 
khuẩn này trong ao nuôi tôm như là chế 
phẩm sinh học. Tuy nhiên, các thử nghiệm 
sâu hơn cần được nghiên cứu để tìm ra liều 
dùng và cách dùng phù hợp. 
Hình 8. Khả năng dung huyết của chủng xạ khuẩn DH A1 (a), PH A1 (b), DM A1 (c) và QN A1 (d) 
trên môi trường Rose-Bengal có bổ sung máu tôm 
3.4. Khả năng kháng khuẩn của các 
chủng xạ khuẩn phân lập được 
Khả năng kháng lại vi khuẩn V. 
parahaemolyticus của các chủng xạ khuẩn 
được thể hiện ở Bảng 4. Các chủng xạ 
khuẩn đều có khả năng kháng lại sự phát 
triển của chủng vi khuẩn V. 
parahaemolyticus, với khả năng kháng 
khuẩn của các chủng này tương đối tốt thể 
hiện qua cácc vòng vô khuẩn trên môi 
trường (Hình 9). Đường kính vòng tròn vô 
khuẩn xuất hiện do khả năng khuếch tán 
của kháng sinh do xạ khuẩn sản sinh vào 
môi trường nuôi cấy. 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1799-1810 
1808 Nguyễn Ngọc Phước và cs. 
Bảng 4. Đường kính vòng vô khuẩn và khả năng kháng khuẩn của các chủng xạ khuẩn phân lập được 
Chủng xạ khuẩn 
Đường kính lỗ 
thạch (mm) 
Đường kính vòng vô 
khuẩn (mm) 
Khả năng kháng Vibrio 
parahaemolyticus 
DH A1 5 15-17 + 
DM A1 5 14-18 + 
DM A2 5 11-18 + 
PH A1 5 13-17 + 
QN A1 5 14-16 + 
Streptomyces đã được chứng minh 
khả năng sản sinh các hợp chất ức chế và 
chất chuyển hóa có sự liên quan đến sự suy 
giảm của việc hình thành màng bọc sinh 
học, hoạt động cảm biến chống lại các tác 
nhân gây bệnh (You và cs., 2007) và các 
hoạt động chống độc lực của vi khuẩn 
Vibrio sp. (Iwatsuki và cs., 2008). Ngoài 
ra, một số chủng Streptomyces có khả 
năng sản xuất bacteriocins, siderophores có 
thể ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm 
bệnh Vibrio sp. bởi sự cạnh tranh sắt trong 
môi trường nước (Lechevalier và 
Lechevalier, 1970; You và cs., 2005). Đặc 
biệt, S. sampsonii còn tiết ra các chất thuộc 
nhóm kháng sinh polyene, ngoài khả năng 
kháng khuẩn còn có khả năng kháng nấm 
Candida albicans, Aspergillus niger, 
Microsporum gypseum và Trichophyton 
sp. (Jain và Jain, 2007). 
Hình 9. Vòng vô khuẩn của chủng DM A2 lên vi khuẩn V. parahaemolyticus. 
Mohanraj và Sekar (2013) cho rằng 
nếu sử dụng xạ khuẩn trong hệ thống nuôi 
thuỷ sản thì có khả năng ức chế được sự 
phát triển của vi khuẩn Vibrio. Nghiên cứu 
của Châu và cs. (2016) cho thấy các chủng 
Streptomyces sp. phân lập tại Thừa Thiên 
Huế có khả khăng ức chế sự phát triển của 
vi khuẩn V. harveyi và V. 
parahaemolyticus, tuy nhiên, khi cho vào 
môi trường ao nuôi tôm thì khả năng phát 
triển của các chủng này rất kém và hầu 
như rất khó để phân lập lại. Khả năng 
kháng khuẩn của xạ khuẩn phụ thuộc rất 
lớn vào môi trường nuôi cấy (Jose và 
Jebakumar, 2013), chính vì vậy việc đưa 
xạ khuẩn vào ao nuôi tôm cần phải được 
nghiên cứu sâu hơn để đảm bảo sự phát 
triển của chúng. 
4. KẾT LUẬN 
Từ các mẫu bùn thu từ các ao nuôi 
tôm tại Thừa Thiên Huế, phân lập được 5 
chủng xạ khuẩn: DH A1, DM A1, DM A2, 
PH A1, QN A1. 
Các chủng tuyển chọn đã được định 
danh bằng phương pháp giải trình tự gen 
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 4(1)-2020:1799-1810 
 1809 
16S rRNA. Kết quả các chủng có trình tự 
nucleotide giống với chủng Streptomyces 
sampsonii ATCC 25495 từ 94%-98%. 
Các chủng xạ khuẩn phân lập được 
có khả năng sản sinh enzyme amylase, 
cellulase, lipase (trừ chủng PH A1 không 
có khả năng sản sinh lipase) và 2 chủng 
PH A1 và QN A1 có khả năng sản sinh 
enzyme gelatinase. 
Các chủng xạ khuẩn phân lập được 
không có khả năng dung giải tế bào máu 
tôm nên có thể sử dụng chủng xạ khuẩn 
này như là chế phẩm sinh học trong phòng 
và trị bệnh trên tôm. 
Các chủng xạ khuẩn phân lập được 
có khả năng kháng lại sự phát triển của 
chủng vi khuẩn V. parahaemolyticus gây 
bệnh trên tôm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu tiếng Việt 
Chi cục Thuỷ sản Thừa Thiên Huế (2019). Báo 
cáo tình hình nuôi trồng thuỷ sản tại tỉnh 
Thừa Thiên Huế năm 2018. 
Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, 
Nguyễn Thanh Hiền, Lê Đình Lương, Đoàn 
Xuân Mượu, Phạm Văn Ty. (1978). Một số 
phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học, 
Tập 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và 
Kỹ thuật. 
Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm 
Văn Ty. (1998). Vi sinh vật học. Hà Nội: 
Nhà xuất bản Giáo dục. 
Nguyễn Hoàng Minh Huy. (2006). Khảo sát 
đặc điểm và vai trò của chủng xạ khuẩn 
Streptomyces dicklowii. Luận văn Thạc sĩ 
khoa học, trường Đại học Sư phạm thành 
phố Hồ Chí Minh. 
2. Tài liệu tiếng nước ngoài 
Arjit, D., Mahdi, E.B., Prashanti, K., Sandeep, 
S. & Sourav, B. (2012). Enzymatic 
screening and random amplified 
polymorphic DNA fingerprinting of soil 
streptomycetes isolated from Wayanad 
district in Kerala, India. Journal of 
Biological Sciences, 12, 43-50. 
Ashutosh, K. (2008). Pharmaceutical 
Microbiology. New Delhi: New Age 
International (P) Ltd. 
Châu, N. T. T., Thanh, L. T. H. & Anh, N. H. 
T. (2016). Characterization of 
Actinomycetes antagonistic to Vibrio 
parahaemolyticus isolated from shrimp 
pond sediment. Vietnam National 
University of Journal of Science: Earth and 
Environmental Sciences, 32, 1-9. 
Gupta, R., Saxena, R. K., Chaturvedi, P., & 
Virdi, J. S. (1995). Chitinase production by 
Streptomyces viridificans: its potential in 
fungal cell wall lysis. Journal of Applied 
Bacteriology, 78, 378-383. 
Iwatsuki, M., Uchida, R., Yoshijima, H., Ui, 
H., Shiomi, K., Matsumoto, A., Takahashi, 
Y., Abe, A., Tomoda, H., & Omura, S. 
(2008). Guadinomines, type III secretion 
system inhibitors, produced 
by Streptomyces sp. K01-0509. I: 
taxonomy, fermentation, isolation and 
biological properties. Journal of Antibiotics 
(Tokyo), 61, 230–236. 
Jain, P. K. & Jain, P. C. (2007). Isolation, 
characterization and antifungal activity of 
Streptomyces sampsonii GS 1322. 
Indian Journal of Experimetal Biology, 45, 
203-206. 
Jain, R., Jain, A., Rawat, N., Nair, M., 
& Gumashta, R. (2016). Feather 
hydrolysate from Streptomyces sampsonii 
GS 1322: A potential low cost soil 
amendment. Journal of Bioscience and 
Bioengineering 121(6), 672-677. 
Jose, P. A., & Jebakumar, S. R. D. 
(2013). Phylogenetic appraisal of 
antagonistic, slow growing actinomycetes 
isolated from hypersaline inland solar 
salterns at Sambhar salt Lake, 
India. Frontiers in Microbiology, 4, 190. 
Kumar, S. S., Philip, R., & Achuthankutty, C. 
T. (2006). Antiviral property of marine 
actinomycetes against white spot 
syndrome virus in penaeid shrimps. Current 
Science, 91, 807-811. 
Lakshmi, C. V., Kumar, M. & Khanna, S. 
(2008). Biotransformation of chlorpyrifos 
and bioremediation of contaminated 
soil. International Biodeterioration and 
Biodegradation, 62, 204-209. 
Lechevalier, M. P. & Lechevalier, H. (1970). 
Chemical composition as a criterion in the 
classification of aerobic actinomycetes. 
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 4(1)-2020:1799-1810 
1810 Nguyễn Ngọc Phước và cs. 
International Journal of Systematic 
Bacteriology, 20, 435–443. 
Lee, L. H., Zainal, N., Azman, A. S., Eng, S. 
K., Ab Mutalib, N. S., Yin, W. F., & Chan, 
K. G. (2014a). Streptomyces pluripotens sp. 
nov., a bacteriocin-producing streptomycete 
that inhibits meticillin-resistant 
Staphylococcus aureus. International 
Journal of Systematic and Evolutionary 
Microbiology, (64), 3297–3306. 
Lee, L. H., Zainal, N., Azman, A. S., Eng, S. 
K., Goh, B. H., Yin, W.F., Ab Mutalib, N. 
S., & Chan, K. G. (2014b). Diversity and 
antimicrobial activities of actinobacteria 
isolated from tropical mangrove sediments 
in Malaysia. Scientific World Journal, 1-14. 
Manivasagan, P., Venkatesan, J., Sivakumar, 
K., & Kim, S. K. (2013). Marine 
actinobacterial metabolites: current status 
and future perspectives. Microbiolical 
Research, (168), 311–332. 
Mohanraj, G. & Sekar, T. (2013). Isolation and 
screening of actinomycetes from marine 
sediments for their potential to produce 
antimicrobials. International Journal of Life 
Science Biotechnology and Pharma 
Research, 2(3), 115-126. 
Ser, H. L., Palanisamy, U. D., Yin, W. F., Abd 
Malek, S. N., Chan, K. G., Goh, B. H., & 
Lee, L. H. (2015). Presence of antioxidative 
agent, Pyrrolo[1,2-a]pyrazine-1,4-dione, 
hexahydro- in newly isolated Streptomyces 
mangrovisoli sp. nov. Frontiers in 
Microbiology, (6), 854. 
Sharma, M., Dangi, P., & Choudhary, M. 
(2014). Actinomycetes: Source, 
identification, and their 
 applications. International Journal of 
Current Microbiology and Appiled 
Sciences, 3(2), 801-83. 
Souza, C. M., Schwabe, T. M., Pichler, 
H., Ploier, B., Leitner, E., Guan, X. 
L., Wenk, M. R., Riezman, I., & Riezman, 
H. (2011). A stable yeast strain efficiently 
producing cholesterol instead of ergosterol 
is functional for tryptophan uptake, but not 
weak organic acid resistance. Metabolic 
Engineering, 13(5), 555-69. 
Tan, L. T.-H., Ser, H.-L., Yin, W.-F., Chan, K.-
G., Lee, L.-H., & Goh, B.-H. (2015). 
Investigation of antioxidative and 
anticancer potentials of Streptomyces sp. 
MUM256 isolated from Malaysia 
mangrove soil. Frontiers in Microbiology, 
(6), 1316. 
Weisburg, W.G., Barns S.M., Pelletier D.A., & 
Lane D.J. (1991). 16S ribosomal DNA 
amplification for phylogenetic study. 
Journal of bacteriology, 173(2), 697-703. 
You, J., Cao, L., Liu, G., Zhou, S., Tan, H., & 
Lin, Y. (2005). Isolation and 
characterization of actinomycetes 
antagonistic to pathogenic Vibrio spp. from 
nearshore marine sediments. World Journal 
of Microbiology and 
Biotechnololy, (21), 679–682. 
You, J., Xue, X., Cao, L., Lu, X., Wang, J., 
Zhang, L., & Zhou, S. (2007). Inhibition 
of Vibrio biofilm formation by a marine 
actinomycete strain A66. Applied Microbiology 
and Biotechnology, (76), 1137–1144. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dac_tinh_sinh_hoa_cua_cac_chung_xa_khuan_p.pdf