Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận

TÓM TẮT Bài báo cung cấp dẫn liệu bước đầu về thành phần loài, cấu trúc các bậc phân loại cá hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu xác định được 16 loài thuộc 13 giống, 8 họ của 6 bộ. Thành phần loài cá thu thập được phần lớn là những loài cá đặc trưng ở suối nước ngọt: cá chành dục - Channa orientalis Bloch & Schneider, 1801; cá chạch suối - Schistura spiloptera (Valenciennes, 1846); cá lúi xanh - Osteochilus brachynotopteroides Chevey, 1934. Một loài cá có giá trị nuôi làm cảnh - cá chuồn siêm (cá bút chì) - Crossocheilus oblongus Kuhl, Van & Hasselt, 1823, lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ cá nước ngọt của tỉnh Ninh Thuận. Về cấu trúc thành phần loài, đa dạng nhất là bộ cá chép (Cypriniformes) với 7 loài, chiếm 43,75% tổng số loài ghi nhận; tiếp đến là bộ cá rô đồng (Anabantiformes), bộ cá bống (Gobiiformes) mỗi bộ có 03 loài chiếm tỷ lệ tương ứng là 18,75%; bộ cá hoàng đế (Cichliformes), bộ cá mang liền (Synbranchiformes) và bộ cá nheo Siluriformes, mỗi bộ có 01 loài chiếm 6,25%

Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận trang 1

Trang 1

Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận trang 2

Trang 2

Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận trang 3

Trang 3

Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận trang 4

Trang 4

Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận trang 5

Trang 5

Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 22320
Bạn đang xem tài liệu "Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận

Dẫn liệu thành phần loài cá ở hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59
DẪN LIỆU THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HỒ TÂN GIANG,
 TỈNH NINH THUẬN
PRELIMINARY DATA ON SPECIES COMPOSITION OF THE FRESHWATER FISH IN 
TAN GIANG RESERVOIR, NINH THUAN PROVINCE
Cao Văn Nguyện¹, Trần Công Thịnh¹, Bùi Hữu Mạnh²
¹ Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam
² Wildlife At Risk
Tác giả liên hệ: Cao Văn Nguyện (Email: caovannguyen74@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 13/02/2020; Ngày phản biện thông qua: 27/03/2020; Ngày duyệt đăng: 31/03/2020
TÓM TẮT
Bài báo cung cấp dẫn liệu bước đầu về thành phần loài, cấu trúc các bậc phân loại cá hồ Tân Giang, 
tỉnh Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu xác định được 16 loài thuộc 13 giống, 8 họ của 6 bộ. Thành phần loài 
cá thu thập được phần lớn là những loài cá đặc trưng ở suối nước ngọt: cá chành dục - Channa orientalis 
Bloch & Schneider, 1801; cá chạch suối - Schistura spiloptera (Valenciennes, 1846); cá lúi xanh - Osteochilus 
brachynotopteroides Chevey, 1934. Một loài cá có giá trị nuôi làm cảnh - cá chuồn siêm (cá bút chì) - 
Crossocheilus oblongus Kuhl, Van & Hasselt, 1823, lần đầu tiên ghi nhận cho khu hệ cá nước ngọt của tỉnh 
Ninh Thuận. Về cấu trúc thành phần loài, đa dạng nhất là bộ cá chép (Cypriniformes) với 7 loài, chiếm 43,75% 
tổng số loài ghi nhận; tiếp đến là bộ cá rô đồng (Anabantiformes), bộ cá bống (Gobiiformes) mỗi bộ có 03 loài 
chiếm tỷ lệ tương ứng là 18,75%; bộ cá hoàng đế (Cichliformes), bộ cá mang liền (Synbranchiformes) và bộ 
cá nheo Siluriformes, mỗi bộ có 01 loài chiếm 6,25%.
Từ khóa: cá, hồ Tân Giang, nước ngọt, thành phần loài.
ABSTRACT
The article provides initial data on species composition, taxon structure of freshwater fi sh in Tan Giang 
reservoir, Ninh Thuan province. The research results have identifi ed 16 species belonging to 13 genera and 8 
families of 6 orders. The composition of the collected fi sh species is representative fi shes in freshwater stream 
area: Channa orientalis Bloch & Schneider, 1801; Schistura spiloptera (Valenciennes, 1846); Osteochilus 
brachynotopteroides Chevey, 1934. A species of ornamental fi sh - Siamese algae eater - Crossocheilus 
oblongus Kuhl, Van & Hasselt, 1823, was recorded the fi rst time for the freshwater fi sh in Ninh Thuan province. 
Regarding the structure of species composition, the most specimensare the order carp (Cypriniformes) with 
7 species, (43.75% of the total recorded species; followed the Anabantiformes, Gobiiformes, each with has 
03 species ( 18.75%); Cichliformes, Synbranchiformes, Siluriformes, each order has 01 species counting for 
6.25%.
Keyworks: fi sh, Tan Giang reservoir, freshwater, species composition.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ninh Thuận hiện có 21 hồ chứa, với tổng 
dung tích gần 200 triệu m³ nước, trong đó hồ 
chứa nước Tân Giang có dung tích 13,96 triệu 
m³, được xây dựng trên địa bàn xã Phước Hà, 
huyện Ninh Phước, công trình hoàn thành vào 
nằm 2001 và đưa và sử dụng năm 2002, với 
mục tiêu là cung cấp nước tưới cho 3000 ha 
đất nông nghiệp và dân sinh quanh khu vực 
(Nguyễn Văn Bính, 2011).
Khu vực xây dựng hồ Tân Giang có địa 
hình dốc, độ che phủ rừng thấp đã làm cho hồ 
chứa thường tràn lũ vào mùa mưa và cạn kiệt 
vào khô, điều này đã ảnh hưởng đến việc khai 
thác mặt nước phục vụ nuôi trồng gặp nhiều 
khó khăn, nhất là trong việc chọn đối tượng 
nuôi phù hợp cho hồ chứa.
Hiện trạng đa dạng thành phần loài cá hồ 
chứa Tân Giang chưa có nghiên cứu nào được 
công bố. Bài báo này, nghiên cứu thành phần 
60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
loài cá hồ chứa Tân Giang nhằm cung cấp 
thông tin cơ bản về đa dạng thành loài cá, phục 
vụ khai thác, nuôi trồng hợp lý hồ chứa có hiệu 
quả và bảo vệ đa dạng sinh học hồ chứa nước 
tỉnh Ninh Thuận.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
+ Thời gian: 3/2018-12/2019, bao gồm 
nghiên cứu tài liệu, thu thập mẫu thực địa, phân 
tích mẫu cá trong phòng thí nghiệm. 
Thu mẫu cá vào 2 mùa: mùa mưa từ tháng 
10-11/2018 và mùa khô tháng 5/2019.
Trong mùa mùa mưa thu mẫu cá vào 02 đợt: 
từ ngày 24-27/10/2018 và 2-5/11/2018.
Trong mùa khô từ ngày 23-30/5/2019.
+ Địa điểm: Hồ chứa nước Tân Giang, tỉnh 
Ninh Thuận, thông tin tọa độ 10 trạm khảo sát 
bảng 1, hình 1.
+ Đối tượng nghiên cứu: Thành phần loài cá 
hồ Tân Giang. 
Hình 1: Sơ đồ vị trí các điểm đặt bẫy lờ thu mẫu ở hồ Tân Giang, Ninh Thuận.
Bảng 1. Thông tin các trạm đặt bẫy lờ thu mẫu ở hồ Tân Giang, Ninh Thuận.
Tên 
Trạm
Kinh độ Vĩ độ
Tên 
Trạm
Kinh độ Vĩ độ
Tên 
Trạm
Kinh độ Vĩ độ
1 11.4896100 108.7843710 2 11.4908390 108.7862240 3 11.4930040 108.7871960
4 11.4960260 108.7885190 5 11.4852810 108.7865530 6 11.4980070 108.7829960
7 11.4954460 108.7841660 8 11.4932120 108.8715200 9 11.4914230 108.7826580
10 11.4932460 108.7850770
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thu thập mẫu vật trực tiếp, 
gián tiếp ngoài thực địa
+ Mẫu thu được bằng cách đánh bắt trực 
tiếp bằng bẫy lờ, chài, lưới kéo tại 10 vị trí 
thu mẫu đại diện quanh khu vực hồ Tân Giang 
theo 2 hai mùa. Tùy theo kích thước và mức độ 
thường gặp, mỗi loài thu từ 1-3 con ở mỗi địa 
điểm thu mẫu.
+ Ghi nhận mẫu từ phỏng vấn trực tiếp với 
cộng đồng quanh khu vực hồ chứa: thông tin 
thu thập về tên các loài cá thường gặp, các 
loài cá kinh tế quan trọng, mùa vụ khai thác. 
Xác nhận lại với ngư dân bằng hình ảnh, mô tả 
chi tiết các loài cá trong các tài liệu mô tả của 
Nguyễn Văn Hảo, 2005 a,b.
+ Mẫu thu được từ người dân quản lý hồ 
chứa: bằng cách gửi thùng ngâm mẫu cho hộ 
nông dân thu hộ.
+ Mẫu cá được định hình bằng dung dịch 
formol 40%, gắn nhãn và chụp ảnh ngay, bảo 
quản trong dung dịch formol 8%. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61
2.2. Phương pháp định loại thành phần loài cá 
trong phòng thí nghiệm
+ Đo và đếm, mô tả các chỉ tiêu hình thái 
phân loại: theo hướng dẫn Pravdin I. F., 1973; 
tham khảo Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 
2001; Nguyễn Văn Hảo, 2005 a,b.
+ Định loại cá bằng phương pháp so sánh 
hình thái theo Mai Đình Yên, 1978; Nguyễn 
Văn Hảo, 2005 a,b. 
+ Tra cứu, kiểm chứng tên loài, cập nhật 
Hình 2. Sơ đồ chỉ dẫn các số đo hình thái ở cá Vược của W.J. Rainboth (1996).
tên mới, tên đồng vật theo hệ thống dữ liệu 
điện tử: Fishbase, 2019; Eschmeyer's catalog 
of fi shes, 2020.
+ Đánh giá tình trạng bảo tồn sinh vật theo 
theo sách đỏ Việt Nam, 2007; IUCN Red List 
of threatend species, 2019-3.
+ Xác định các loài các có giá trị kinh tế theo 
Bộ Thủy sản, 1996 (nay là Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn).
+ Mẫu sau khi phân tích được lưu giữ tại 
phòng Công nghệ nuôi trồng - Viện Hải dương 
học, Nha Trang
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN
1. Danh mục thành phần loài
Kết quả bước đầu đã xác định được 16 loài 
thuộc 13 giống, 8 họ của 6 bộ. Thành phần các 
loài cá thu thập được phần lớn là những loài phổ 
biến ở suối, trong 16 loài ghi nhận, có 11 loài thu 
được mẫu trực tiếp và 5 loài ghi nhận từ kết quả 
điều tra phỏng vấn nông dân quản lý hồ chứa, 
người dân tộc Răglay thường đánh bắt trong khu 
vực nghiên cứu. Danh sách các loài cá ghi nhận 
trong hồ Tân Giang trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Thành phần loài cá hồ Tân Giang
TT Tên khoa học Tên Việt Nam M PV
Tình 
trạng bảo 
tồn (*)
I Anabantiformes Bộ cá rô đồng
(1) Channidae Họ cá lóc
1 Channa orientalis (Bloch & Schneider, 1801) Cá chành dục x VU
2 Channa lucius (Cuvier, 1831) Cá dày x LC
3 Channa striata (Bloch, 1793) Các lóc đen x LC
II Cypriniformes Bộ cá chép
(2) Balitoridae Họ cá chạch vây bằng
4 Annamia normani (Hora, 1931) Cá vây bằng thường x LC
(3) Cyprinidae Họ cá chép
5 Osteochilus brachynotopteroides
Chevey, 1934
Cá lúi xanh x
6 Osteochilus vittatus (Valenciennes, 1842) Cá mè lúi x LC
62 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
2. Cấu trúc thành phần loài cá hồ Tân Giang
Về cấu trúc thành phần loài, đa dạng nhất 
là bộ cá chép (Cypriniformes) với 7 loài, 
chiếm 43,75% tổng số loài ghi nhận; tiếp 
đến là bộ cá rô đồng (Anabantiformes), bộ cá 
bống (Gobiiformes), mỗi bộ có 03 loài chiếm 
tỷ lệ tương ứng là 18,75%; bộ Cichliformes, 
Synbranchiformes, Siluriformes, mỗi bộ có 01 
loài chiếm 6,25% (Bảng 3).
Ghi chú: M: mẫu; PV: phỏng vấn; *: Sách đỏ Việt Nam 2007, IUCN, 2019; CR: Critically endangered - rất nguy cấp;
VU: Vulnerable - dễ bị tổn thương;DD:Data defi cient - thiếu dẫn liệu đánh giá; LC:Least concern - ít lo ngại.
3. Các loài cá có giá trị bảo tồn 
Trong tổng số 16 loài cá đã xác định được ở khu 
vực hồ Tân Giang, tỉnh Ninh Thuận, 01 loài có tên 
trong danh lục đỏ thế giới 2019, xếp ở phân hạng rất 
nguy cấp (CR) - cá chạch suối Schistura spiloptera 
(Valenciennes, 1846) (hình 3.E); 01 loài cá chành 
dục Channa orientalis (Bloch & Schneider, 1801) ở 
phân hạn (VU) sẽ nguy cấp (hình 3.C).
Bảng 3. Cấu trúc thành phần các loài cá tại hồ Tân Giang
TT Bộ
Họ Giống Loài
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1 Anabantiformes 1 12,50 1 7,69 3 18,75
2 Cypriniformes 2 25,00 6 46,15 7 43,75
3 Gobiiformes 2 25,00 3 23,08 4 18,75
4 Cichliformes 1 12,50 1 7,69 1 6,25
5 Synbranchiformes 1 12,50 1 7,69 1 6,25
6 Siluriformes 1 12,50 1 7,69 1 6,25
Tổng cộng 8 100 13 100 16 100
TT Tên khoa học Tên Việt Nam M PV
Tình 
trạng bảo 
tồn (*)
7 Carassius carassius (Linnaeus, 1758 Cá diếc x LC
8 Rasbora sumatrana (Bleeker, 1852) Cá lòng tong vạch x DD
9 Crossocheilus oblongus Kuhl, Van & Hasselt, 
1823
Cá chuồn siêm x LC
10 Schistura spiloptera (Valenciennes, 1846) Cá chạch suối x CR
III Gobiiformes Bộ cá bống
(4) Eleotridae Họ cá bống đen
11 Butis gymnopomus (Bleeker, 1853) Cá bống cau núi x LC
12 Oxyeleotris urophthalmus (Bleeker, 1851) Cá bống dừa x DD
(5) Gobiidae Họ cá bống trắng
13 Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) Cá bống khe x LC
IV Cichliformes Bộ cá hoàng đế
(6) Cichlidae Họ cá hoàng đế
14 Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758) Cá rô phi vằn x LC
V Synbranchiformes Bộ cá mang liền
(7) Synbranchidae Họ lươn
15 Monopterus albus (Zuiew, 1793) Lươn đồng x LC
VI Siluriformes Bộ cá nheo
(8) Clariidae Họ cá trê LC
16 Clarias nieuhofi i Valenciennes, 1840 Cá trê đuôi vẹo niêu x
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63
4. Các loài cá kinh tế, giá trị làm cảnh hồ 
Tân Giang
Đối chiếu với các chỉ tiêu xác định các loài 
cá có giá trị kinh tế của (Bộ thủy sản, 1996), cho 
thấy hồ Tân Giang hiện diện có 4 loài cá kinh tế, 
01 loài có giá làm cảnh (Bảng 4, hình 3).
A:Carassius carassius (Linnaeus, 1758; B: Osteochilus brachynotopteroides Chevey, 1934; C: Channa orientalis Bloch & Schneider, 1801; 
D: Crossocheilus oblongus Kuhl, Van & Hasselt, 1823; E: Schistura spiloptera (Valenciennes, 1846).
Hình 3. Các loài cá kinh tế, làm cảnh hồ Tân Giang.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
+ Thành phần loài cá hồ Tân Giang đã xác 
định được 16 loài thuộc 13 giống, 8 họ của 6 
bộ.
+ Về cấu trúc thành phần loài, đa dạng nhất 
là bộ cá chép (Cypriniformes) với 7 loài, chiếm 
43,75% tổng số loài ghi nhận; tiếp đến là bộ 
Anabantiformes và bộ Gobiiformes, mỗi bộ có 
03 loài chiếm tỷ lệ 18,75%; bộ Cichliformes, 
Synbranchiformes, Siluriformes, mỗi bộ có 01 
loài chiếm 6,25%.
+ Cá có giá trị kinh tế ở hồ Tân Giang: cá 
diếc - Carassius carassius (Linnaeus, 1758); 
TT Bộ Họ Tên Khoa học
Tên
tiếng Việt
Hình thức 
sử dụng
1 Anabantiformes Channidae Channa orientalis
Bloch & Schneider, 1801
Cá chành dục
Thực 
phẩm
2
Cypriniformes 
Cyprinidae
Carassius carassius
(Linnaeus, 1758)
Cá diếc
Thực 
phẩm
3 Cyprinidae Osteochilus brachynotopteroides 
Chevey, 1934
Cá lúi xanh
Thực 
phẩm
4 Cyprinidae
Crossocheilus oblongus Kuhl,
Van & Hasselt, 1823
Cá chuồn 
siêm
Làm cảnh
5 Cypriniformes Nemacheilidae Schistura spiloptera
(Valenciennes, 1846)
Cá chạch suối
Thực 
phẩm
Bảng 4. Các loài cá kinh tế hồ chứa Tân Giang
64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
cá lúi xanh - Osteochilus brachynotopteroides 
Chevey, 1934; cá chành dục - Channa orientalis 
Bloch & Schneider, 1801; cá chạch suối - 
Schistura spiloptera (Valenciennes, 1846).
+ Cá có giá trị nuôi làm cảnh: cá chuồn siêm 
- Crossocheilus oblongus Kuhl, Van & Hasselt, 
1823. 
2. Kiến nghị: Cần tiếp tục nghiên cứu về 
năng suất sinh học hồ chứa Tân Giang để 
xây các giải pháp nuôi trồng thích hợp trong 
hồ chứa.
LỜI CẢM ƠN: Nhóm tác giả xin chân thành 
cảm ơn đề tài: “Đánh giá hiện trạng, dự báo 
diễn biến đa dạng sinh học, chất lượng các 
thành phần môi trường tại tỉnh Ninh Thuận 
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trọng điểm 
là khu vực phía nam của tỉnh”, đã cung cấp 
kinh phí cho nghiên cứu này; Ban quản lý hồ 
chứa tỉnh Ninh Thuận: Anh Lê Minh Hiền, 
Anh Nguyễn Văn Vang đã tạo điều kiện cho 
đoàn đi thực địa, thu mẫu, phỏng vấn người 
dân quanh khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn, 
ông Nguyễn Văn Hùng người trực tiếp quản lý 
hồ chứa đã tham gia thực địa, thu mẫu phục vụ 
cho nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần II - Động vật học. Nhà xuất bản Khoa học Tự 
nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Bộ Thủy sản, 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 595 trang.
3. Nguyễn Văn Bính, 2011. Hồ chứa nước Ninh Thuận. Kết quả và định hướng phát triển. Tạp chí Khoa học 
thủy lợi và môi trường, Số 35. 
4. Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001. Cá nước ngọt Việt Nam, Tập 1, Họ cá chép (Cyprinidae). Nhà xuất 
bản Nông nghiệp. Hà Nội, 622 trang.
5. Nguyễn Văn Hảo, 2005a. Cá nước ngọt Việt Nam, Tập II, Lớp cá sụn và bốn liên bộ của nhóm cá xương. 
Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội, 760 trang. 
6. NguyễnVăn Hảo, 2005b. Cá nước ngọt Việt Nam, Tập III, Ba liên bộ của nhóm cá xương. Nhà xuất bản 
Nông nghiệp. Hà Nội, 759 trang.
7. Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ 
thuật. Hà Nội, 387 trang.
Tiếng Anh 
8. Fricke, R., Eschmeyer, W. N. & R. van der Laan (eds) 2020. Eschmeyer's catalog of fi shes: genera, species,(http://
researcharchive.calacademy.org/research/ichthyology/catalog/fi shcatmain.asp). Electronic version accessed dd 
mmm 2020.
9. Froese, R. and D. Pauly. Editors. 2019. FishBase. World Wide Web electronic publication.
www.fi shbase.org, version (08/2019).
10. Pravdin I. F., 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Phạm Thị Minh Giang dịch. Hà Nội: NXB Khoa học và Kĩ thuật.
11.  shbase: List of Freshwater Fishes reported from Viet Nam 
12.  Red List Category & Criteria (IUCN- 2019.3).

File đính kèm:

  • pdfdan_lieu_thanh_phan_loai_ca_o_ho_tan_giang_tinh_ninh_thuan.pdf