Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu

TÓM TẮT Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá úc chấm (Arius maculatu) được thực hiện từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 11 năm 2018. Mẫu được thu bằng lưới cào với chu kỳ 2 tháng thu 1 lần dọc theo cửa sông Hậu từ Cái Cui đến Trần Đề và Định An. Phổ thức ăn được xác định thông qua chỉ số mức độ quan trọng tương đối (Index of Relative Importance - IRI) theo địa điểm, thời gian thu mẫu và kích cỡ cá. Mẫu cá nhỏ và cá thành thục được thu để phân tích thành phần thức ăn trong ruột cá, 25 mẫu cho mỗi giai đoạn. Thành phần thức ăn khác nhau sẽ được ghi nhận từ dạ dày cá trong thời gian nghiên cứu. Cá úc chấm là loài ăn tạp thiên về động vật, thức ăn chủ yếu của chúng gồm: giáp xác lớn, giáp xác chân chèo, hai mảnh vỏ, ốc, giun nhiều tơ và cá con. Trong đó, thành phần thức ăn chiếm ưu thế của cá là giáp xác lớn như tôm, cua chiếm tỷ lệ 64,35% với chỉ số IRI là 22,91% và giáp xác chân chèo chiếm 18,81% với IRI là 28,58%. Hai mảnh vỏ, ốc, giun nhiều tơ và cá con là những thức ăn chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, cá ở giai đoạn nhỏ (Lm < 12="" cm)="" thì="" thức="" ăn="" đa="" dạng="" hơn="" cá="" trưởng="" thành="" (lm="" ≥="" 12="">

Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu trang 1

Trang 1

Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu trang 2

Trang 2

Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu trang 3

Trang 3

Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu trang 4

Trang 4

Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu trang 5

Trang 5

Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 6880
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu

Đặc điểm dinh dưỡng cá Úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu
kích cỡ là 50 mẫu 
và phân theo mùa là 44 mẫu/mùa khô và 55 mẫu/
mùa mưa với chu kỳ thu mẫu là 2 tháng thu 1 lần. 
Mẫu sau khi thu được cố định bằng dung dịch 
formol 10% và đưa về phòng thí nghiệm Nguồn lợi 
Thủy sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ 
phân tích. Phương pháp xác định tính ăn của cá 
dựa vào hình thái, cấu tạo của ống tiêu hóa: răng, 
miệng, lược mang, chiều dài ruột và các thành phần 
thức ăn có trong ống tiêu hóa. Phổ thức ăn của cá 
được phân tích theo mùa vụ và chiều dài thành thục 
Lm. Trong đó, Lm được xác định bằng phân tích 
hồi qui dựa trên công thức P = 1/{1 + e-r*(L - Lm)}, sau 
khi phân tích Lm được xác định là 12 cm. Từ đó 
ta có thể chia cá thành 2 giai đoạn: cá chưa thành 
thục Lm < 12 cm tương ứng với trọng lượng cá là 
0,85 g - 25,5 g và cá thành thành thục Lm ≥ 12 cm 
là 16,7 g - 72,52 g. Ngoài ra, tính ăn của cá được xác 
định bằng 2 phương pháp:
- Phương pháp tần số xuất hiện:
T= [số lượng dạ dày hiện diện thức ăn (a)/tổng số 
cá thể quan sát] ˟ 100. 
Trong đó: T là TSXH thức ăn loại a (%).
- Phương pháp trọng lượng: Trọng lượng của mỗi 
loại thức ăn được qui đổi ra tỷ lệ phần trăm (%) tính 
trên tổng trọng lượng của mỗi loại thức ăn có trong 
dạ dày của cá. 
Kết hợp giữa 2 phương pháp số lượng và 
khối lượng để tính chỉ số IRI (index of Relative 
importance), theo công thức của Cortes (1997): 
IRI% = IRIi/ IRI ˟ 100
Trong đó, IRI là chỉ số tương quan của từng nhóm 
thức ăn đối với cá thể nghiên cứu và được tính bằng 
công thức: IRI = (N% + W%) ˟ O%, trong đó: N% là 
phần trăm từng nhóm thức ăn trong ống tiêu hóa tính 
theo số lượng; W% là phần trăm từng nhóm thức ăn 
trong ống tiêu hóa tính theo trọng lượng; O% là tần số 
xuất hiện. 
Thành phần thức ăn tự nhiên trong ống tiêu hóa 
được xác định theo Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh 
Hải (2001), Nguyễn Văn Khôi (2001) và Shirota (1966).
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2017 đến 
11/2018 dọc theo cửa sông Hậu từ Cái Cui đến Trần 
Đề và Định An.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo ống tiêu hóa của 
cá úc chấm
Kết quả quan sát cho thấy miệng cá úc chấm 
to và co duỗi được. Cấu tạo miệng dưới từ đó cho 
thấy cá có thể ăn tầng đáy. Răng cũng thể hiện phần 
nào đặc tính dinh dưỡng của cá. Răng cá úc chấm 
phân bố ở hàm trên và xương hầu. Răng hàm nhọn 
và mịn, xếp thành nhiều hàng. Có một mảng răng 
nhọn hình nón ở hàm trên. Lược mang cá úc chấm 
thưa, ngắn và nhọn xếp thành 1 hàng trên cung 
mang và hướng vào xoang miệng hầu. Trên mỗi 
cung mang của cá úc chấm có 1 hàng lược mang. 
Nhiệm vụ của lược mang là lọc, giữ thức ăn và bảo 
vệ các tia mang phía sau. Từ dạng lược mang cũng 
có thể cho thấy cá úc chấm có khả năng ăn động vật 
nhiều hơn (Hình 1).
Hình 1. Hình dạng mang và răng cá úc chấm
123
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(104)/2019
Thực quản của cá úc chấm có dạng hình ống, to, 
ngắn, vách dày, mặt trong có nếp gấp nên có thể co 
dãn dễ dàng, do đó cá có thể ăn được thức ăn có 
kích thước vừa với cỡ miệng cá. Dạ dày và ruột cá 
úc chấm có sự phân biệt rõ ràng. Dạ dày và ruột dài, 
có vách dày, có nếp gấp tạo độ đàn hồi giúp co bóp, 
nhào trộn thức ăn dễ dàng (Hình 2).
Hình 2. Cấu tạo ruột, dạ dày và thực quản 
của cá úc chấm
3.2. Phổ thức ăn của cá úc chấm qua các đợt 
khảo sát
Thành phần thức ăn chính của cá úc chấm tương 
đối rộng, gồm 6 nhóm thức ăn chính: giáp xác lớn, 
giáp xác chân chèo, hai mảnh vỏ, ốc, giun nhiều tơ 
và cá con (Hình 3). Tuy nhiên, để phân tích phổ thức 
ăn của cá úc chấm ngoài việc xác định bằng phương 
pháp tần số xuất hiện thì phương pháp khối lượng 
cũng quan trọng, do mỗi loại thức ăn khác nhau sẽ 
có khối lượng khác nhau. 
Bảng 1. Phổ thức ăn của cá úc chấm
STT Thành phần thức ăn
Tần số 
xuất 
hiện 
(%)
Khối 
lượng 
(%)
Chỉ 
số IRI 
(%)
1 Giáp xác lớn 64,35 21,06 22,91
2 Giáp xác chân chèo 18,81 11,18 28,58
3 Hai mảnh vỏ 9,9 5,85 0,93
4 Ốc 9,9 2,29 0,35
5 Giun nhiều tơ 2,97 6,75 0,29
6 Cá nhỏ 2,97 0,31 0,02
Theo Cortés (1997) chỉ số tương quan IRI là một 
trong những phương pháp quan trọng để tính mức 
độ lựa chọn thức ăn, phương pháp được xác định 
dựa trên sự kết hợp tần số xuất hiện và phần trăm 
khối lượng của mỗi loại thức ăn. Cụ thể, giáp giáp 
xác lớn và xác chân chèo là hai loại thức ăn được cá 
úc chấm ưu tiên chọn lựa với chỉ số IRI là 22,91% và 
28,58%. Còn lại là hai mảnh vỏ, ốc, giun nhiều tơ và 
cá con cũng được tìm thấy trong phổ thức ăn của cá 
úc chấm nhưng với chỉ số IRI rất thấp, điều này cho 
thấy các loại thức ăn này chỉ là thức ăn ngẫu nhiên 
của cá (Bảng 1). 
Hình 3. Một số loại thức ăn của cá úc chấm
Ghi chú: Hình được chụp dưới kính hiển vi sôi nổi, vật kính 4,5x.
124
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(104)/2019
Phổ thức ăn của cá được xác định bằng nhiều 
phương pháp khác nhau tùy theo sự hiện diện của 
các loại thức ăn. Bằng phương pháp tần số xuất hiện 
cho thấy thức ăn chủ yếu của cá úc chấm là giáp xác 
lớn (tôm, cua) chiếm tỷ lệ cao nhất 64,35%, kế đến là 
giáp xác chân chèo chiếm 18,81%, ốc và hai mảnh vỏ 
chiếm 9,9% và thấp nhất là giun nhiều tơ và cá con 
là 2,97%. Cá phân bố ở vùng khác nhau thì tập tính 
ăn mồi của cá cũng khác nhau. Cụ thể, ở vùng biển 
Malaysia thức ăn chính của cá úc chấm là động vật 
phù du và thực vật phù du, ngoài ra trong thức ăn 
cũng có giáp xác, cá, giun nhiều tơ (Manikandarajan 
et al., 2014).
3.3. Thành phần thức ăn cá úc chấm theo mùa 
bằng phương tần số xuất hiện
Kết quả phân tích cho thấy các loại thức ăn trong 
mùa mưa và mùa khô cũng tương tự nhau. Thức 
ăn chính của cá úc chấm là giáp xác lớn với tần số 
xuất hiện là 59,09% (mùa khô) và 70,91 (mùa mưa). 
Kế đến là giáp xác chân chèo chiếm tỷ lệ khá cao 
trong mùa khô là 22,73% và mùa mưa là 16,36%. Tuy 
nhiên, sự hiện diện của cá con (5,45%) trong dạ dày 
cá úc chấm chỉ có trong mùa mưa và thức ăn là giun 
nhiều tơ (6,82%) chỉ xuất hiện trong mùa khô. Điều 
này chứng tỏ thức ăn cá còn tùy thuộc vào các yếu tố 
môi trường, bởi mùa mưa là mùa sinh sản của nhiều 
loài cá nên cá con rất phong phú, ngược lại mùa khô 
thì mật độ cá con rất ít. Ngoài ra, cá con, giun nhiều 
tơ, hai mảnh vỏ và ốc chiếm tỷ lệ rất ít trong thành 
phần thức ăn của cá úc chấm, cho thấy đây chỉ là các 
loại thức ăn bổ sung và thức ăn chính ở cả hai mùa 
vẫn là giáp xác lớn và giáp xác chân chèo.
Hình 4. Thành phần thức ăn cá úc chấm theo mùa
Những thay đổi trong lựa chọn thức ăn giữa 
các mùa hoàn toàn khác nhau, nó rất hữu ích cho 
các nghiên cứu về sự di cư của cá. Để chứng minh 
điều này Harmelin-Vivien và cộng tác viên (1989) 
đã nghiên cứu tính ăn của các loài cá biển phân bố 
ở thảm cỏ biển Địa Trung Hải. Kết quả cho thấy 
giun nhiều tơ là thức ăn phong phú nhất và chiếm 
tỷ lệ 100% từ tháng 8 đến tháng 12, nhưng tháng 1 
thì lại rất hiếm gặp trong thức ăn cá. Một nghiên 
cứu khác ở vùng biển Đông Nam Ấn Độ, từ tháng 
6 đến tháng 12 thức ăn chủ yếu của cá úc chấm 
là giáp xác lớn như: tôm, cua (Manikandarajan 
et al., 2014).
3.4. Thành phần thức ăn cá úc chấm theo kích 
thước bằng phương tần số xuất hiện
Tùy theo các giai đoạn phát triển của cá khác 
nhau thì sự lựa chọn thức ăn cá cũng khác nhau. 
Giáp xác lớn chiếm tỷ lệ cao nhất trong thành phần 
thức ăn của cá ở cả giai đoạn thành thục (67,9%) 
và chưa thành thục (55,56%). Cá úc chấm đã thành 
thục (Lm ≥ 12 cm) không ăn cá nhỏ và giun nhiều 
tơ, nhưng lại ăn giáp xác chân chèo, hai mảnh vỏ 
và ốc nhiều hơn cá chưa thành thục (Lm < 12 cm). 
Ngược lại, cá con và giun lại hiện diện trong dạ dày 
cá chưa thành thục nhưng chiếm tỷ lệ rất ít (3,7%). 
Đây cũng chỉ là thức ăn bổ sung không phải là thức 
ăn chính của cá úc chấm (Hình 6).
Hình 5. Hình dạng kích cỡ cá úc chấm
125
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(104)/2019
Kết quả trên cho thấy thành phần loại thức ăn 
giữa các giai đoạn phát triển của cá có sự thay đổi 
không lớn. Nhìn chung về thành phần loài thức ăn 
có trong dạ dày cá ở nhóm chưa thành thục phong 
phú hơn so với nhóm thành thục. Đối với cá con và 
giun nhiều tơ hoàn toàn không tìm thấy trong dạ 
dày ở nhóm thành thục, nhưng lại tìm thấy ở nhóm 
cá chưa thành thục. Vì cá con và giun nhiều tơ có 
kích thước nhỏ và là loại thức ăn rất thích hợp cho 
động vật thủy sản ở giai đoạn nhỏ, chưa thành thục. 
Cá thành thục có kích thước, cỡ miệng lớn hơn và 
chế độ dinh dưỡng khác nên chúng không là loại 
thức ăn được cá ưu tiên chọn lựa mà thay vào đó là 
các loại thức ăn có kích thước lớn hơn. 
Hình 6. Thành phần khối lượng thức ăn của cá úc chấm theo kích cỡ
3.5. Chỉ số tương quan IRI theo kích cỡ
Để đánh giá tính ăn của cá chính xác hơn, tác 
giả Cortés (1997) đã đưa ra chỉ số tương quan IRI, 
phương pháp này dựa trên số lượng, khối lượng và 
tần số xuất hiện thức ăn. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy thức ăn chính của cá úc chấm là giáp xác lớn 
và giáp xác chân chèo ở cả giai đoạn nhỏ và thành 
thục. Trong đó, ở giai đoạn chưa trưởng giáp xác 
chân chèo là thức ăn chính với IRI là 60,16% và lựa 
chọn thứ 2 là giáp xác lớn với IRI = 37,25%. Tuy 
nhiên, 2 thức ăn này lại không khác biệt trong thành 
phần thức ăn của cá thành thục tương ứng với chỉ số 
tương quan IRI = 48,77% (giáp xác chân chèo) và IRI 
= 43,41% (giáp xác lớn), còn lại như hai mảnh vỏ, ốc, 
giun nhiều tơ và cá nhỏ thì chiếm tỷ lệ rất thấp. Đặc 
biệt, đối với cá thành thục thì không có hiện diện 
của giun nhiều tơ và cá con (Bảng 2). 
Bảng 2. Chỉ số tương quan IRI cá úc chấm
STT Loại thức ăn 
Chỉ số tương quan IRI 
(%)
Cá chưa 
thành thục 
(L < 12 cm)
Cá 
thành thục 
(L ≥ 12 cm)
1 Giáp xác lớn 37,25 43,41
2 Giáp xác chân chèo 60,16 48,77
3 Ngành giun 1,15 0,00
4 Hai mãnh vỏ 0,89 6,41
5 Cá nhỏ 0,07 0,00
6 Ốc 0,48 1,41
Một số nghiên cứu về cá úc khác cũng cho thấy 
sự khác biệt về lựa chọn thức ăn giữa các giai đoạn. 
Ở vùng vịnh phía Nam Mexico, chế độ ăn của loài cá 
úc Arius felis thay đổi theo kích thước. Thức ăn của 
cá ở giai đoạn chưa trưởng thành (Lm < 20 cm) chủ 
yếu là giáp xác nhỏ như động vật lưỡng cư, tôm, cua 
và động vật thân mềm. Ngược lại, thức ăn chính ở 
giai đoạn trưởng thành là những con mồi lớn như cá 
(Yaliez- Arancibia and Lara-Domínguez, 1988). 
IV. KẾT LUẬN 
Cá úc chấm (Arius maculatus) là loại cá có miệng 
to và co duỗi được, răng mịn và nhọn. Cá có thực 
quản, dạ dày và ruột dài, có vách dày với nhiều nếp 
gấp ở mặt trong. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa phù hợp 
với loài cá ăn tạp thiên về động vật.
Phổ thức ăn của cá úc chấm gồm có giáp xác lớn, 
giáp xác chân chèo, hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, ốc 
và cá con. Tuy nhiên, thức ăn và tập tính ăn của cá 
khác nhau tùy theo thời gian, mùa vụ, kích cỡ của cá 
và các yếu tố môi trường. Trong mùa mưa thức ăn cá 
úc chấm có sự xuất hiện của cá con và giun nhiều tơ 
chỉ xuất hiện trong mùa khô. Thành phần thức ăn tại 
khu vực cửa sông thì đa dạng hơn khu vực trong cửa 
sông, cá giai đoạn chưa thành thục thì ăn nhiều loại 
thức ăn hơn cá đã thành thục. Nhưng sự khác nhau 
đó chỉ thể hiện ở các loại thức ăn bổ sung như: hai 
mảnh vỏ, ốc, giun nhiều tơ và cá con. Thức ăn chính 
cá úc chấm vẫn là giáp xác chân chèo và giáp xác lớn.
126
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 7(104)/2019
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả chân thành cảm ơn dự án ODA 
thuộc chương trình F-3 do Trường Đại học Cần Thơ 
quản lý đã hỗ trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu này 
(Tên dự án: Quản lý và bảo tồn Nguồn lợi Thủy sản, 
mã số F-3).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Khôi, 2001. Động vật chí Việt Nam. 
Fauna of Vietnam. Tập 9, Phân lớp Chân mái chèo - 
Copepoda, biển. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 
385 trang.
Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải, 2001. Động vật chí 
Việt Nam. Fauna of Vietnam. Tập 5, Giáp xác nước 
ngọt. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 239 trang.
Cortés, E, 1997. A critiel review of methods of studying 
fish feeding based analysis of stomach contents: 
application to elasmobranch fishes. Can. J. Fish 
Aqua. Sci., 54:726-738.
Harmelin-Viven, M.L., Kaim-Malka, R.A., Ledoyer, 
M. and Jacob-Abraham, S.S, 1989. Food partitioning 
among scorpaenid fishes in Mediterranean seagrass 
beds. J. Fish. Biol., 34: 715-734.
Manikandarajan,T., Ramamoorthy, K., Srilatha, 
G., Sankar, G and Kathirvel, K, 2014. Stomach 
content analysis of Catfish -Arius maculatus 
(Thunberg, 1792) From Parangipettai Coast, South 
East Coast of India. Asian Journal of Biomedical and 
Pharmaceutical Sciences, 04 (38); 2014; 50-56.
Mazlan, A.G., Abdullah, S., Shariman M.G. and 
Arshad, A, 2008. On the Biology and Bioacoustic 
Characteristic of Spotted Catfish Arius maculatus 
(Thunberg 1792) from the Malaysian Estuary. 
Research Journal of Fisheries and Hydrobiology, 3(2): 
63-70.
Shirota, A, 1966. The plankton of South Viet Nam: 
Freshwater and marine planktons. Oversea. Technical 
Cooperation Agency. Japan, 446pp.
Tran, D.D., K. Shibukawa, P.T. Nguyen, H.P. Ha, L.X. 
Tran, H.V. Mai and K. Utsugi, 2013. Mô tả định 
Loại Cá Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. 
Fishes of the Mekong Detal, Vietnam. Can Tho 
University Publishing House, Can Tho. 174 pages.
Yaliez- Arancibia, A and Lara-Domínguez, A.L, 1988. 
Ecology of three sea catfishes (Ariidae) in a tropical 
coastal ecosystem - Southern Gulf of Mexico. Marine 
ecology - Progress, 49: 215-230.
Nutritional characteristics of spotted catfish from Hau river, Mekong Delta
To Thi My Hoang, Vo Thanh Toan, Tran Dac Dinh
Abstract
Study on nutritional characteristics of Spotted Catfish (Arius maculatus) was conducted from November 2017 to 
November 2018. Samples were collected by trawling nets along Hau estuary from Cai Cui, to Tran De and Dinh 
An estuaries in every two months. The diet spectrum was determined using an Index of Relative Importance – 
IRI in relation to locations, sampling periods and fishes size class. Immature and mature fish were collected for 
feed contents analysis, 25 samples for each stage. The variation feed contents were recorded from the stomach of 
A. maculatus during the study periods. Arius maculatus are omnivorous fish, which are predominantly animal-
based, their main feed contents include crustacean, copepod, bivalvia, snail, polychaete and small fish. In particular, 
the predominant feed component of fish is large crustaceans such as shrimp, crab, accounting for 64.35% with 
IRI=22.91% and copepods accounting for 18.81% with IRI=28.58%. Shellfish, snails, polychaete and small fishes are 
low-proportioned in gut contents. In addition, the food ingredients of juvenile fishes (Lm < 12 cm) are more diverse 
than adult fishes (Lm ≥ 12 cm).
Keyword: Spotted Catfish, Arius maculatus, nutrition, Hau river, estuary, Mekong delta
Ngày nhận bài: 10/5/2019
Ngày phản biện: 4/6/2019
Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Kim
Ngày duyệt đăng: 14/6/2019

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_dinh_duong_ca_uc_cham_phan_bo_doc_theo_ha_luu_song.pdf