Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro

TÓM TẮT

Các loại thảo mộc và cây thuốc hứa hẹn sẽ trở thành nguồn cung cấp các liệu pháp chữa bệnh cho

nuôi tôm cá vì các sản phẩm này cung cấp với giá rẻ hơn để điều trị và không gây độc. Dịch chiết

từ cây khổ sâm (Croton tonkinensis) được cho là có chứa các lớp chất chủ yếu là các hợp chất hữu

cơ như flavonoid, alkaloid, polyphenol. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra tính an toàn của

cao chiết khổ sâm trong điều kiện in vitro để làm cở sở ứng dụng trong ao nuôi. Thí nghiệm kiểm

tra độc tính của cao chiết khổ sâm qua đường ăn được thực hiện với các nồng độ trộn vào thức ăn

từ 0 đến 45% (450 g/kg thức ăn). Đối với thí nghiệm ngâm cao chiết vào nước nuôi tôm được thực

hiện với các nồng độ từ 0 đến 160 ppm. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết khổ sâm gây độc yếu

đối với tôm nuôi qua đường ăn. Ở nồng độ cao chiết 45%, tỷ lệ trung bình tôm bị chết sau 48 giờ là

15% và tỷ lệ trung bình tôm chết là 21,67% sau 96 giờ. Đối với thí nghiệm ngâm cao chiết khổ sâm

vào nước nuôi tôm cho thấy ở nồng độ 20 ppm, tôm sống 100% sau 96 giờ tiếp xúc với cao chiết

và tỷ lệ tôm chết 100% sau 96 giờ ở nồng độ 150 ppm. Giá trị LC50 của cao chiết khi cho trực tiếp

vào nước nuôi tôm được xác định ở các thời điểm 48, 72 và 96 giờ rất cao, với nồng độ lần lượt là

93,02; 81,25, và 81,25 ppm. Trong khi LC50 của các nồng cao chiết được trộn vào thức ăn không

được xác định do tỷ lệ gây chết tôm thí nghiệm < 50%.="" từ="" các="" kết="" quả="" trên,="" chúng="" tôi="" kết="" luận="">

chiết khổ sâm an toàn đối với tôm thẻ chân trắng ở điều kiện in vitro

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 1

Trang 1

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 2

Trang 2

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 3

Trang 3

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 4

Trang 4

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 5

Trang 5

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 6

Trang 6

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 7

Trang 7

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 8

Trang 8

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 9

Trang 9

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 12220
Bạn đang xem tài liệu "Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro

Độ an toàn của cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) đối với tôm thẻ (Penaeus vannamei) ở điều kiện in vitro
ấp. 
Hình 2. Đồ thị phân tích hồi quy để xác định 
LC50 sau 48 giờ tiếp xúc với cao chiết khổ sâm.
Hình 3. Đồ thị phân tích hồi quy để xác định 
LC50 sau 72 giờ tiếp xúc với cao chiết khổ sâm.
41TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 4. Đồ thị phân tích hồi quy để xác định 
LC50 sau 96 giờ tiếp xúc với cao chiết khổ sâm.
IV. THẢO LUẬN
Các nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng để 
đánh giá tác động của thức ăn lên đường tiêu 
hóa (gan và dạ dày), có thể sử dụng phương 
pháp mô bệnh học để giám sát (Božidar & ctv., 
2011; Miriam & Menon, 2005). Ở cơ quan gan 
tuỵ của tôm, cấu trúc cơ bản bao gồm các ống 
được phân nhánh và có các loại tế bào biểu mô 
như là tế bào mầm (E), tế bào sợi (F), tế bào dự 
trữ (R), và tế bào tiết (B) xếp thành ống được 
gọi là ống gan. Các ống gan dễ dàng bị thay đổi 
cấu trúc và các tế bào biểu mô khi tiếp xúc các 
chất độc hoá học hay chất độc sinh học (Jacobs, 
1928; Bhavan & Geraldin, 2000). Ngoài ra, theo 
Bautista & ctv., (1994) và Wu & ctv., (2008) 
báo cáo rằng cơ quan gan tuỵ rất nhạy với các 
loại thức ăn khác nhau, các chất gây ô nhiễm 
nước và các chất có tính độc. Vì vậy, nó thường 
được dùng để kiểm tra ảnh hưởng của các chất 
độc khác nhau. Mẫu gan tuỵ của tôm sắp chết 
hoặc tôm sống sau khi kết thúc thí nghiệm được 
cố định trong dung dịch Davidson để phân tích 
cấu trúc mô học. Kết quả nghiên cứu cho thấy 
gan tuỵ tôm ở nhóm tôm được cho ăn thức ăn có 
trộn cao chiết của khổ sâm với liều 2, 4 và 45% 
vẫn duy trì cấu trúc bình thường như nhóm đối 
chứng. Kết quả phân tích mẫu mô học của thí 
nghiệm cho ăn cao chiết cho thấy, gan tuỵ của 
tôm ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm có biểu 
hiện cấu trúc mô học bình thường như được thấy 
ở các loài tôm (Bell & Lightner, 1988; Caceci 
& ctv., 1988; Lightner & ctv., 1996; Bhavan & 
Geraldine, 2000). Ở hai nhóm ăn cao chiết khổ 
sâm, các tế bào biểu mô của ống gan tuỵ được 
biệt hoá thành nhiều tế bào B và giống với cấu 
trúc mô học của tôm đối chứng. Các nghiên cứu 
trước đây báo cáo rằng tế bào B có liên quan 
đến sự hấp thu chất lỏng và các phân tử nhỏ bên 
trong ống gan, đây là một đặc tính của tế bào 
B ở các loài giáp xác (Lyon & Simkiss, 1984; 
Al-Mohanna & Nott, 1986; Vogt, 1993). Ngoài 
ra, tế bào B còn là nguồn enzyme giúp cho quá 
trình tiêu hoá ngoại bào (Loizzi, 1971; Gibson & 
Barker, 1979; Caceci & ctv., 1988). Sự gia tăng 
của tế bào B giúp thuận lợi trong việc tổng hợp 
và bài tiết các enzyme tiêu hoá. Điều này cũng 
giúp cho tôm thẻ chân trắng hấp thụ nhiều năng 
lượng từ thực phẩm ăn vào và làm tăng mức độ 
trao đổi chất để giữ chức năng cơ thể trở nên 
bình thường (Li & ctv., 2008). Ở mức độ phân 
tử, dịch chiết từ lá khổ sâm Croton tonkinensis 
cho thấy có sự ức chế mạnh yếu tố nhân NF-
κB trong các đại thực bào RAW264.7. NF-κB là 
một yếu tố phiên mã kích hoạt sự biểu hiện của 
nhiều gen liên quan đến quá trình viêm như là 
các cytokine interleukin IL-1β, IL-2 và TNF-α 
(tumor necrosis factor - yếu tố gây hoại khối u) 
(Tak & Firestein, 2001; Aquila & ctv., 2009). 
Thêm vào đó, các diterpenoids được chiết xuất 
từ khổ sâm cho thấy có tác dụng ức chế enzyme 
SIRT1 (Dao & ctv., 2010). Enzyme này có chức 
năng khử nhóm acetyl của protein đóng vai trò 
quan trọng trong việc điều hoà tế bào phản ứng 
với các yếu tố gây stress (Sinclair & Guarente, 
2006). Đối với các diterpenoids thuộc nhóm 
ent-Kaurane được chiết tinh từ lá cây khổ sâm 
có khả năng kích thích sự biệt hoá để hình thành 
nguyên bào xương (Osteoblast), là các tế bào 
quan trọng nhất trong các mô xương và rất quan 
trọng cho sự hình thành xương.
Số liệu thử nghiệm độc tính qua đường ăn 
cho thấy tất cả các nghiệm thức ăn cao chiết với 
nồng độ từ 0 đến 20% có tỷ lệ tôm chết trung 
bình rất thấp từ 5 đến 6,67% sau 24 giờ. Trong 
khi ở nồng độ cao chiết 4%, tỷ lệ sống của tôm 
thí nghiệm là 100% sau 96 giờ. Đối với nồng 
độ cao chiết cao nhất (45% trong thức ăn), tỷ 
lệ trung bình tôm bị chết sau 48 giờ là 15%, 
trong khi, ở thời điểm 72 và 96 giờ, tỷ lệ trung 
42 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
bình tôm chết là tương đương nhau (21,67%), 
các tỷ lệ này không khác biệt ý nghĩa thống kê 
(P > 0,05) giữa các nghiệm thức cho tôm ăn các 
nồng độ cao chiết trong suốt 96 giờ thí nghiệm. 
Do các kết quả tỷ lệ tôm chết < 50%, nên số 
liệu này không xác định được giá trị LC
50
 ở các 
thời điểm quan sát. Điều này cho thấy cao chiết 
khổ sâm được trộn vào thức ăn có tính an toàn 
cao đối với tôm nuôi khi được phòng trị bệnh 
AHPND trong phòng thí nghiệm cũng như trong 
ao nuôi (liều hiệu quả 2%). Đối với thử nghiệm 
qua đường nước nuôi. Kết quả cho thấy, ở nồng 
độ 20 ppm, tôm sống 100% sau 96 giờ tiếp xúc 
với dịch chiết và tỷ lệ tôm chết 100% sau 72 và 
96 giờ ở nồng độ 150 ppm. Ở các nồng cao 90, 
120 và 150 ppm, tỷ lệ trung bình tôm chết sau 24 
giờ lần lượt là 18,33; 18,33 và 28,33%, và các 
tỷ lệ tôm chết này không có khác biệt ý nghĩa 
thống kê (P > 0,05). Ở các thời điểm 48, 72, và 
96 giờ thí nghiệm, tỷ lệ trung bình tôm chết của 
nghiệm thức cho tôm ăn các nồng độ cao chiết 
có khác biệt ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Giá trị 
LC
50
 được xác định ở các thời điểm 48, 72 và 
96 giờ rất cao lần lượt là 93,02; 81,25; và 81,25 
ppm. Điều này cho thấy cao chiết khổ sâm gây 
độc yếu đối với tôm thẻ chân trắng. Theo Giang 
& ctv., (2005) các diterpenoids tinh được tinh 
sạch từ lá khổ sâm Việt Nam có hoạt tính gây 
độc yếu hoặc không gây độc đối với Artemia. 
Từ các cơ sở trên, nghiên cứu này đề xuất rằng 
cao chiết khổ sâm an toàn và có thể ứng dụng 
phòng bệnh trên tôm nuôi ở quy mô trang trại. 
V. KẾT LUẬN
Cao chiết khổ sâm không gây độc đối với 
tôm nuôi qua đường ăn ở nồng độ 4% trộn vào 
thức ăn (tỷ lệ sống của tôm thí nghiệm 100% 
sau 96 giờ). Kết quả thử nghiệm cho thấy ở 
nồng độ cao chiết lên đến 45% (450g/kg thức 
ăn), tỷ lệ trung bình tôm bị chết sau 48 giờ là 
15% và 21,67% sau 96 giờ ăn cao chiết. Giá trị 
LC
50
 không được xác định do tỷ lệ gây chết tôm 
của cao chiết qua đường ăn < 50%.
Cao chiết khổ sâm không gây độc hoặc gây 
độc yếu đối với tôm nuôi khi tiếp xúc trực tiếp 
trong nước. Ở nồng độ 20 ppm, tôm sống 100% 
sau 96 giờ tiếp xúc với cao chiết và tỷ lệ tôm 
chết 100% sau 96 giờ ở nồng độ 150 ppm. Giá 
trị LC
50
 được xác định ở các thời điểm 48, 72 
và 96 giờ với nồng độ rất cao lần lượt là 93,02; 
81,25; và 81,25 ppm.
LỜI CẢM ƠN
Đề tài này được thực hiện từ kinh phí của 
hợp đồng đề tài nhánh số 02/HĐ-TS với Viện 
Hoá học và các Hợp chất Thiên nhiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
 Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc 
Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
Tài liệu tiếng Anh
Al-Mohann, S.Y. and Nott, J.A., 1986. B-cells 
and digestion in the hepatopancreas of 
Penaeussemisulcatus (Crustacea, Decapoda). J. 
Mar. Biol. Assoc. U. K, 66, 403–414.
APHA, 2005. Standard methods for examination 
of water and waste water. Edited by Eaton, A. 
D., Cleseri, L. S., Rice, E. W., Greenberg, A. E., 
Publish Health Assosiation, Washington DC. 
Aquila, S., Weng, ZY., Zeng, YQ., Sun, HD., Rios, 
JL., 2009. Inhibition of NF-κB activation and 
iNOS induction by ent-kaurane diterpenoids in 
LPS-stimulated RAW264.7 murine macrophages. 
J Nat Prod, 72:1269–1272. 
ASTM, 1993. Standard practice for using brine 
shrimp nauplii as food for test animals in aquatic 
toxicology. ASTM E1191-90, American Society 
for Testing and Materials, Philadelphia. PA.
Bautista, M.N., Lavilla-Pitogo, C., Subosa, P.F., 
Begino, E.T., 1994. Aflatoxin B1 contamination 
of shrimp feeds and its effect on growth and 
hepatopancreas of preadult Penaeus monodon. 
J. Sci. Food Agricult, 65, 5–11.
Bell, T.A. and Lightner, D.V., 1988. A Handbook 
of Normal Penaeid Shrimp Histology, World 
Aquaculture Society, Baton Rouge, LA.
Bhavan, P.S., and Geraldine, P., 2000. Histopathology 
of the hepatopancreas and gills of the prawn 
Macrobrachium malcolmsonii exposed to 
endosulfan. Aquat. Toxicol, 50, 331–339.
Božidar S. B. Marko, Z. Zoran and Vesna D., 
2011. Histological methods in the assessment 
of different feed effects on liver and intestine of 
43TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
fish. Journal of Agr. Sc., 56:87-100.
Caceci, T., Neck, K.F., Lewis, D.H., and Sis, R.F., 
1988. Ultrastructure of the hepatopancreas of 
the Pacific white. shrimp, Penaeus vannamei 
(Crustacea: Decapoda). J. Mar. Biol. Assoc, U. 
K. 68, 323–327.
Citarasu T, Babu, M.M., Punitha, S.M.J., 
Venketramalingam, K. and Marian, M.P., 2001. 
Control of pathogenic bacteria using herbal 
biomedicinal products in the larviculture system 
of Penaeus monodon. International Conference 
on Advanced Technologies in Fisheries and 
Marine Sciences, MS University, India.
Citarasu, T., Venkatramalingam, K., , Micheal 
babu, M., Raja jeya sekar, R., & Petermarian, 
M., 2003. Influence of the antibacterial herbs, 
Solanum trilobatum, Andrographis paniculata 
and Psoralea corylifolia on the survival, growth 
and bacterial load of Penaeus monodon post 
larvae. Aquaculture International, 11: 583–595.
Dao, T. T.; Le, T. V. T.; Nguyen, P. H.; Thuong, P. 
T.; Minh, P. T. H.; Woo, E. R.; Lee, K. Y.; and 
Oh, W. K. Planta Med., 2010. SIRT1 Inhibitory 
Diterpenoids from the Vietnamese Medicinal Plant 
Croton tonkinensis. J. Nat. Prod. 76. 1011− 1014. 
Giang, P. M., Son, P. T., Hamada, Y., and Otsuka, H., 
2005. Cytotoxic Diterpenoids from Vietnamese 
Medicinal Plant Croton tonkinensis GAGNEP. 
Chem. Pharm. Bull, 53(3) 296—300.
Gibson, R. and Barker, P. L., 1979. “The decapod 
hepatopancreas”, Oceanography and Marine 
Biology, 17: 285-346.
Jacobs, W., 1928. Untersuchungen Ã1⁄4berdie 
Cytologie der Sekretbildung in der 
Mitteldarmdriise von Astacus leptodactylus. 
Zeitschrift fuer Zellforschung und 
mikroskopische Anatomic, 8: 1-62.
Lee, J-Y. and Gao, Y., 2012. Review of the application 
of garlic, Allium sativum in aquaculture. World 
Aquaculture Society, P447-458. V43 (4).
Lightner, D.V., Hasson, K.W., White, B.L., and 
Redman, R.M., 1996. Chronic toxicity and 
histopathological studies with Benlate, a 
commercial grade of benomyl, in Penaeus 
vannamei (Crustacea: Decapoda). Aquat. 
Toxicol, 34, 105–118.
Loizzi, R. F., 1971. Interpretation of crayfish 
hepatopancreatic function based on fine 
structural analysis of epithelial cell lines and 
muscle network. Zeitschrift fuer Zellforschung 
und mikroscopische Anatomic, 113: 420-440.
Lyon, R. and Simkiss, K., 1984. The ultrastructure 
and metal-containing inclusions of mature cell 
types in the hepatopancreas of a crayfish. Tissue 
and Cell, Volume 16, issue 5. Page 805 - 817. 
Available online 2005.
Madhuri, S., Mandloi, A. K., Govind, P. and Sahni, 
Y.P., 2012. Antimicrobial activity of some 
medicinal plants against fish pathogens. IRJP, 3 
(4). ISSN. 2230-8407.
Miriam P. and Menon N. R., 2005. Histopathological 
changes in the hepatopancreas of the penaeid 
shrimp Metapenaeus dobsoni exposed to 
petroleum hydrocarbons. J. Mar: Biol. Ass, India, 
47 (2) : 160 – 168.
Sinclair, DA. and Guarente, L., 2006. Unlocking the 
Secrets of Longevity Genes. Scientific American. 
294 (3): 48–51. 54–7.
Stephan, CE and Rodgers, JW., 1985. Advantages of 
using regression analysis to calculate results of 
chronic toxicity tests. In: Bahner RC. Hansen DJ 
(eds) Aquatic toxicology and hazard assessment. 
Eight Symposium. ASTM STP 891, American 
Society for Testing and Materials. Philadelphia. 
pp 328–338.
Syahidah, A., 2014. Status and potential of herbal 
applications in aquaculture. Iranian Journal of 
Fisheries Sciences, 14, 27-44.
Tak, PP. and Firestein, GS., 2001. NF-κB: A key role 
in inflammatory diseases. J Clin Invest, 107:7–
11. doi: 10.1172/JCI11830.
Venketramalingam, K., Christopher, J. G., and Citarasu, 
T., 2007. Zingiber officinalis an herbal appetizer 
in the tiger shrimp Penaeus monodon (Fabricius) 
larviculture. Aquac Nutr, 13(6):439–443.
Vogt, G., 1993. Differentiation of B-cells in the 
hepatopancreas of the prawn Penaeus monodon. 
Acta Zool, 74: 51-60.
Vuddhakul, V., Bhoopong, P., Hayeebilan, F., and 
Subhadhirasakul, S., 2007. Inhibitory activity of 
Thai condiments on pandemic strain of Vibrio 
parahaemolyticus. Food Microbiology, 24, 413-
418. 
Wu, J.P., Chen, H.H., and Huang, D.J., 2008. 
Histopathological and biochemical evidence of 
hepatopancreatic toxicity caused by cadmium 
and zinc in the white shrimp, Litopenaeus 
vannamei. Chemosphere, 73. 1019–1026.
44 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 13 - THÁNG 6/2019
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
SAFETY OF CROTON TONKINENSIS EXTRACT WITH RESPECT TO 
WHITE-LEG SHRIMP (Penaeus vannamei) UNDER IN VITRO 
 Truong Hong Viet1 *, Do Thi Cam Hong1, Tran Bui Truc Quan2, Vu Thien An1
ABSTRACT
Herbs and medicinal plants promise to be a source of therapeutic supply for shrimp and fish culture 
because these products are cheaper cost to treat and non-toxic. The extract of Croton tonkinensis 
plant was thought to contain mainly organic compounds such as flavonoids, alkaloids, polyphenols... 
The aim of this study is to investigate the safety of crude extract of C. tonkinensis under in vitro. 
The toxicity test of the Croton extract via oral was performed with concentrations from 0 to 45% 
(450g/kg feed). For the extract immersion experiments into the culture water was carried out at 
concentrations from 0 to 160 ppm. The results showed that the Croton extract is not toxic to white-
leg shrimp via oral treatment. At 45% concentration, the average shrimp mortality is 15% and 
21.67% after 48 and 96 hours, respectively. For the experiment of soaking extract in shrimp water, 
shrimp survive 100% after 96 hours of exposure to the extract at 20 ppm concentration and the 
100% dead shrimp after 96 hours at 150 ppm concentration. The high relative LC
50
 values of Croton 
extract which was immersed into shrimp culture water, were determined as 93.02; 81.25; and 81.25 
ppm, at 48, 72 and 96 hours, respectively. While LC
50
 values of Croton extract which was mixed 
into shrimp feed were not computed due to the experimental shrimp mortality < 50%. From the 
above results, we conclude that the extract is safe for white-leg shrimp under in vitro.
Keywords: AHPND, Croton tonkinensis, Extract, LC
50
, White-leg shrimp.
Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước
Ngày nhận bài: 15/5/2019
Ngày thông qua phản biện: 17/6/2019
Ngày duyệt đăng: 26/6/2019
1 Southern Monitoring Center for Aquaculture Environment and Epidemics, Research Institute for Aquaculture No.2.
2 International University, Vietnam Naional University, HCMC.
* Email: truonghongviet@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfdo_an_toan_cua_cao_chiet_kho_sam_croton_tonkinensis_doi_voi.pdf