Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng

TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra trên cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 1792) nuôi thương phẩm ở Lâm Đồng. Tổng số 58 cá thể cá hồi vân (chiều dài trung bình 289,2± 21,2 mm) có dấu hiệu xuất huyết được sử dụng để phân lập và định danh vi khuẩn; 100 cá thể cá hồi vân khỏe (chiều dài trung bình 275,5 ± 10,6 mm) được sử dụng để cảm nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila và 100 cá thể cá hồi vân khỏe (chiều dài trung bình 260,5 ± 20,5 mm) được sử dụng để cảm nhiễm vi khuẩn Burkholderia cepacia. Kết quả phân lập được 08 loài vi khuẩn từ các mẫu cá hồi bị xuất huyết bao gồm Aeromonas hydrophyla, Burkholderia cepacia, Edwardsiella tarda, Escherichia vulneri, E. hermanii, Klebsiella pneumoniae, Proteus vulgaris, Stenotrophomonas maltophilia. Trong đó, A. hydrophila và B. cepacia có tỷ lệ bắt gặp lần lượt là 79,3% và 41,4%; E. tarda và P. vulgaris có tỷ lệ bắt gặp chung là 22,4%; E. vulneris và K. pneumoniae có tỷ lệ bắt gặp bằng 15,5%; S. maltophilia và E. hermanii chỉ được phát hiện ở 3,4% số mẫu (2/58); Kết quả nghiên cứu cảm nhiễm xác định A. hydrophyla là vi khuẩn gây bệnh xuất huyết ở cá hồi vân thương phẩm tại Lâm Đồng

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng trang 1

Trang 1

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng trang 2

Trang 2

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng trang 3

Trang 3

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng trang 4

Trang 4

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng trang 5

Trang 5

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng trang 6

Trang 6

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng trang 7

Trang 7

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6260
Bạn đang xem tài liệu "Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng

Bệnh xuất huyết do vi khuẩn gây ra ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss walbaum, 1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng
rong bể mới đưa vào thí 
nghiệm.
- Điều kiện nuôi: nước ngọt lọc sạch, nhiệt 
độ khống chế 18-20ºC bằng cách đặt các bể 
nuôi trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ, 
nước dùng để thay cũng được giữ trong phòng 
điều hòa, sục khí liên tục, nuôi 10 con/bể xi 
măng 2 m³, cho ăn bằng thức ăn công nghiệp.
 - Thí nghiệm gây nhiễm: các chủng vi 
khuẩn (Areomonas hydrophila, Burkhoderia 
cepacia) có tần số xuất hiện cao trên các mẫu 
cá bị bệnh xuất huyết, được dùng để cảm 
nhiễm bằng phương pháp tiêm dưới da bằng 
cách chích mũi tiêm nghiêng 30º so với thân 
cá, mũi tiêm chỉ vừa qua lớp da mà không 
đi sâu vào cơ, liều lượng 0,2 ml dịch khuẩn/
con cá với 3 nghiệm thức nồng độ là NT1(103 
CFU/ml), NT2 (105 CFU/ml), NT3 (107 CFU/
ml); Mỗi nghiệm thức cảm nhiễm 10 cá thể, lặp 
lại 3 lần. Nhóm đối chứng gồm 5 cá thể được 
tiêm dưới da bằng nước muối sinh lý tiệt trùng 
0,85%, liều lượng 0,2 ml/cá, không lặp lại như 
nhóm cảm nhiễm. 
 - Chăm sóc cá thí nghiệm: Theo dõi tình 
trạng sức khỏe của cá, hàng ngày cho ăn, 
siphon bể và thay 30% nước. Khi xuất hiện cá 
bị bệnh, ghi chép các dấu hiệu lâm sàng. Cá 
chết được quan sát, giải phẩu kiểm tra sự thay 
đổi ở những cơ quan bên ngoài và bên trong, 
thu mẫu bệnh phẩm để nghiên cứu vi khuẩn. 
Hình 2: Sơ đồ thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn.
Thí nghiệm kéo dài 10 ngày. 
- Phân lập định tính lại: Lấy mẫu bệnh phẩm 
gan, thận, chỗ xuấy huyết, mang cá bệnh phân 
lập định tính lại bằng test kit API-20E. Định 
danh vi khuẩn dựa vào phản ứng sinh hóa trên 
kít API 20E kết hợp với hệ thống phân loại của 
Buller (2004).
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Dấu hiệu cá hồi vân bị bệnh xuất huyết 
Dấu hiệu bệnh lí: Cá bị bệnh có triệu chứng 
kém ăn, sau đó bỏ ăn, bơi chậm trên tầng mặt, 
màu da sẫm đen hơn cá khỏe. Trên thân cá 
có vết loét nhỏ hoặc lớn, không có hình dạng 
nhất định, ăn sâu vào thịt cá, để lộ cơ ra ngoài. 
Thường xuất huyết tại gốc vây, trên thân, dọc 
theo đường bên, cá chết rải rác.
Giải phẫu những cá bị bệnh lở loét điển 
hình, quan sát bên trong, thường thấy gan bầm, 
hoặc xuất huyết, nội tạng cũng xuất huyết, lá 
lách đen thẫm, xoang bụng có tích dịch màu 
vàng. Nếu cá bị bệnh nặng, gan thường nhão 
ra. Dạ dày và ruột có ít hoặc không có thức 
12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
ăn. Hậu môn sưng to hoặc xuất huyết. Các cơ 
quan mềm nhão, hệ thống cơ trong xoang bụng 
không chặt chẽ. Nhưng không phải toàn bộ 
các dấu hiệu trên đều xuất hiện cùng lúc ở cá 
nhiễm bệnh. Có dấu hiệu lặp đi lặp lại, có dấu 
hiệu chỉ xuất hiện vài lần. 
Bảng 2: Tần suất bắt gặp các dạng dấu hiệu ở cá hồi vân bị xuất huyết
Dấu hiệu bệnh lý Tần suất bắt gặp (n=58) Tỷ lệ %
Cá kém ăn 58/58 100,0
Da sẫm màu 40/58 68,9
Lở loét trên thân 42/58 78,6
Xuất huyết trên thân và đường bên 34/58 58,6
Xuất huyết quanh vết loét 30/58 51,7
Xuất huyết ở gốc vây ngực 29/58 50,0
Xuất huyết ở gốc vây bụng 22/58 37,9
Xuất huyết ở gốc vây hậu môn 22/58 37,9
Xuất huyết ở gốc vây lưng 14/58 24,1
Xuất huyết trong mắt 13/58 22,4
Mòn vây, cụt đuôi 16/58 27,5
Hậu môn sưng đỏ hoặc xuất huyết 23/58 39,6
Dạ dày, ruột trống rỗng 31/58 53,4
Gan bầm hoặc xuất huyết 35/58 60,3
Gan nhão 24/58 41,3
Dịch vàng trong xoang bụng 23/58 39,6
2. Kết quả phân lập vi khuẩn trên các mẫu 
cá hồi bị bệnh xuất huyết
Thành phần và tần suất bắt gặp vi khuẩn 
trên cá bị xuất huyết được trình bày ở Bảng 3. 
Bảng 3 cho thấy, từ các mẫu bệnh 
phẩm đã bắt gặp 8 loài vi khuẩn, bao gồm: 
Aeromonas hydrophila, Burkholderia cepacia, 
Edwardsiella tarda, Escherichia vulneri, E. 
hermanii, Klebsiella pneumoniae, Proteus 
vulgaris, Stenophomonas maltophilia. Trong 
đó, A. hydrophila và B. cepacia có tỷ lệ bắt gặp 
lần lượt là 79,3% (46/58) và 41,4% (24/58). E. 
tarda và P. vulgaris cùng có tỷ lệ bắt gặp là 
22,4% (13/58). E. vulneris và K. pneumoniae 
cùng có tỷ lệ bắt gặp bằng 15,5% (9/58). S. 
maltophilia, E. hermanii chỉ được phát hiện ở 
2/58 mẫu (3,4%). 
Nhiều công trình nghiên cứu đã cho biết 
Aeromonas hydrophila là loài được phát hiện 
ở hầu hết các khu vực, từ ôn đới đến cận nhiệt 
đới và nhiệt đới, là tác nhân của bệnh nhiễm 
trùng huyết, đốm đỏ, xuất huyết ở nhiều loài 
thủy sản nước ngọt (Inglis et al., 1993). Loài 
vi khuẩn này được bắt gặp thường xuyên trên 
các mẫu cá hồi vân nuôi ở Thổ Nhĩ Kỳ (Öztürk 
and Altınok, 2014), đặc biệt là các mẫu cá bị 
Bảng 3: Thành phần và tần suất bắt gặp các loài vi khuẩn ở cá bị xuất huyết
Loài vi khuẩn Số cá nhiễm/số cá kiểm tra Tỷ lệ % số cá nhiễm
Aeromonas hydrophila 46/58 79,3
Burkholderia cepacia 24/58 41,4
Edwardsiella tarda 13/58 22,4
Escherichia vulneri 9/58 15,5
Escherichia hermanii 2/58 3,4
Klebsiella pneumoniae 9/58 15,5
Proteus vulgaris 13/58 22,4
Stenophomonas maltophilia 2/58 3,4
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13
bệnh nhiễm trùng máu (Kayis et al., 2009); 
Có thể bắt gặp A. hydrophila trên cá hồi vân 
quanh năm, lúc mùa đông có nhiệt độ thấp (7,7 
± 1,4ºC), khi mùa hè với nhiệt độ cao (17,6 ± 
4,6ºC) (Nematollahi et al., 2003). Ở Việt nam, 
Đỗ Thị Hòa và cộng sự (2004) cho biết nhiều 
loài thủy sản nước ngọt như cá trắm cỏ, cá 
mè, cá basa, cá bống tượng, và cả cá sấu, ba 
ba thường gặp bệnh đốm đỏ do Aeromonas di 
động (A. hydrophila, A. sorbia, A. caviae) gây 
ra. Võ Thế Dũng và Võ Thị Dung (2014; 2016) 
và Võ Thế Dũng và cộng sự (2011) xác định A. 
hydrophila là một trong các tác nhân gây bệnh 
xuất huyết ở cá tầm tại Lâm Đồng. 
Trước đây, rất nhiều tài liệu đều thông 
báo phân lập Burkholderia cepacia và 
Stenotrophomonas maltophilia từ môi trường 
đất, nước ao hồ; Trong đó, B. cepacia thường 
được biết đến là tác nhân cơ hội gây bệnh xơ 
nang ở người và thối củ ở hành tây. Gần đây, 
mới có một vài thông báo nghiên cứu loài vi 
khuẩn này ở cá; Miranda và Zemelman (2002) 
cho biết bắt gặp B. cepacia trên cá hồi ở Chilê, 
tuy nhiên tỷ lệ nhiễm rất thấp (3,9%). Đi sâu 
nghiên cứu, Kayis và cộng sự (2009) thông báo 
bắt gặp B. cepacia và S. maltophila trên các 
mẫu cá hồi vân thu từ 32 trang trại ở Thổ Nhĩ 
Kỳ; Trong đó, B. cepacia hiện diện ở da, gan, 
thận và lá lách cá hồi vân trong cả mùa xuân 
lẫn mùa hè.
Theo Yousuf và cộng sự (2006), E. tarda 
thường cư trú trong đường ruột của cá, nhưng có 
thể sống bên ngoài vật chủ, trong dòng nước, là 
một tác nhân gây bệnh cơ hội, có thể gây bệnh 
nhiễm khuẩn xuất huyết “edwardsiellosis”, làm 
chết rất nhiều cá, nhất là cá bơn. K. pneumoniae 
là vi khuẩn thường gây lở vây, mòn cụt đuôi 
ở cá hồi vân nuôi tại Scotland. E. vulneris, E. 
hermanii phân bố khá rộng, từng được phân lập 
từ động vật, môi trường, thậm chí là cả nước 
sạch và con người, bắt gặp trên cá hồi vân và cá 
diếc ở Thổ Nhĩ Kỳ (Austin and Austin, 1986). 
3. Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn 
lên cá hồi khỏe
3.1. Cảm nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila
- Sau 10 ngày theo dõi thí nghiệm, kết quả 
cho thấy: Sau khi tiêm, cá vẫn bơi lội, bắt mồi 
bình thường. Thời gian phát bệnh tương ứng ở 
3 nghiệm thức 103, 105 và 107 cfu/ml là 72 giờ, 
42 giờ và 24 giờ. Cá có những biểu hiện bất 
thường, dấu hiệu đầu tiên là cá kém ăn, bỏ ăn, 
nổi lờ đờ, bơi sát thành bể. Ở vết tiêm có dấu 
hiệu xuất huyết dưới da, sau đó loét ra, ăn sâu 
vào cơ, loang thành lỗ lớn, hậu môn cá bị sưng 
to và có dấu hiệu bị viêm, cá yếu dần. 
- Những dấu hiệu như trên tương tự với mô 
tả của Đỗ Thị Hòa và cộng sự (2004) về bệnh 
đốm đỏ do vi khuẩn Aeromonas di động gây 
ra trên một số loài thủy sản ở Việt Nam. Kết 
quả này cũng giống với “chứng thủng da” do 
Gopalakrishnan (1961) mô tả, tương tự như 
triệu chứng của bệnh loét, nhiễm trùng xuất 
huyết do A. hydrophila ở cá với phần nội tạng 
tích tụ chất lỏng, thiếu máu và hoại tử trong các 
cơ quan đặc biệt là thận và gan dẫn đến tỷ lệ tử 
vong cao mà Jeyasekaran và cộng sự (1996) 
đã đề cập. Bệnh nhiễm cá hồi trong nghiên 
cứu này, sau khi mắc bệnh cũng có triệu chứng 
tương tự, nhẹ thì gan xuất huyết, nặng thì gan 
mềm nhão, thận đen thẫm, xuất huyết trong. 
Hình 5 cho thấy, tương ứng với nồng độ cảm 
nhiễm 107, 105 và 103 cfu/ml, cá bắt đầu chết 
ở ngày thứ 3, thứ 5 và thứ 8 của thí nghiệm. Ở 
nồng độ tiêm 103 cfu/ml, ngoại trừ 1 trường 
Hình 3: Vi khuẩn thu thập từ cá hồi nuôi tại Lâm Đồng: Tiêu bản nhuộm 
Gram vi khuẩn A. hydrophyla (A), vi khuẩn B. cepacia (B) 
B A 
Hình 3: Vi khuẩn thu thập từ cá hồi nuôi tại Lâm Đồng: Tiêu bản nhuộm 
Gram vi khuẩn A. hydrophyla (A), vi khuẩn B. cepacia (B)
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
hợp có biểu hiện đặc trưng của bệnh xuất huyết 
và chết ở ngày thứ 8, những con cá khác không 
có biểu hiện gì. Ở nồng độ 105 cfu/ml, cá chết 
rải rác, đến ngày cuối cùng tỷ lệ chết tích lũy là 
55%. Ở nồng độ 107 cfu/ml, cá chết nhanh, nội 
quan xuất huyết, cơ nhão, dù bên ngoài chưa 
có vết loét, tỷ lệ tử vong tích lũy đạt tới 100%, 
sau 6 ngày. 
3.2. Cảm nhiễm vi khuẩn Burkhoderia cepacia 
Sau khi tiêm, cá vẫn bơi lội bình thường. 
Thời gian phát bệnh đầu tiên ở 2 nghiệm thức 
tiêm 105 và 107 CFU/ml lần lượt tương ứng là 
48 giờ và 32 giờ. Cá cũng có những biểu hiện 
bất thường như kém ăn, bỏ ăn, nổi lờ đờ, bơi 
sát thành bể. Tuy nhiên, biểu hiện không giống 
như ở thí nghiệm tiêm A. hydrophila, cá bị mất 
màu ở vị trí vết tiêm và tại đó cấu trúc cơ nhão, 
hậu môn sưng to, nhưng không thấy xuất huyết 
Hình 4: Một số hình ảnh cảm nhiễm và cá bị bệnh sau khi cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophila lên cá hồi khỏe.
Hình 6: Tỷ lệ chết tích lũy trong thí nghiệm 
cảm nhiễm vi khuẩn B. cepacia lên cá hồi khỏe.
Hình 5: Tỷ lệ chết tích lũy (của cá hồi) trong 
thí nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn A. hydrophila.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15
và loét bên ngoài, nội quan có xuất huyết, gan 
tím bầm, đầu miệng cá có vết trắng bất thường. 
Ở nghiệm thức thí nghiệm tiêm mật độ 107 
CFU/ml, cá chết nhanh sau khi có dấu hiệu 
bệnh, hậu môn sưng đỏ, nội quan tím bầm. 
Cá bắt đầu có hiện tượng chết sau 3 ngày cảm 
nhiễm đến ngày thứ 8 của thí nghiệm tỷ lệ 
chết là 100%. Trong khi đó, ở nghiệm thức thí 
nghiệm 105 CFU/ml, cá chết rải rác đến ngày 
thứ 8 của thí nghiệm và tỷ lệ chết tích lũy sau 
10 ngày cảm nhiễm là 43,8%. Ở nghiệm thức 
tiêm với mật độ 103 CFU/ml một số cá có biểu 
hiện sưng nhẹ tại vị trí vết tiêm, sang ngày thứ 
2 thì hết sưng, không có hiện tượng chết. 
Cá ở nghiệm thức đối chứng vẫn khoẻ mạnh 
bình thường trong suốt thời gian thí nghiệm.
Phân lập vi khuẩn ở cá bệnh cho thấy một 
dạng khuẩn lạc đặc thù của B. cepacia. Mật độ 
vi khuẩn phân lập được ở Nghiệm thức 2 (105 
CFU/ml) là 6,45 x 103 CFU/g và ở Nghiệm 
thức 3 (107 CFU/ml) là 1,36 x104 CFU/g. Từ 
kết quả như trên, có thể khẳng định tác nhân 
chính của bệnh xuất huyếtt trên cá hồi vân là vi 
khuẩn A. hydrophila. 
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Phân lập được 8 loài vi khuẩn gồm 
Aeromonas hydrophila, Burkholderia cepacia, 
Edwardsiella tarda, Escherichia vulneri, 
Escherichia hermanii, Klebsiella pneumoniae, 
Proteus vulgaris, Stenophomonas maltophilia 
từ các mẫu cá hồi vân nuôi tại Lâm Đồng bị 
xuất huyết, trong đó A. hydrophila là tác nhân 
chính gây bệnh xuất huyết.
2. Kiến nghị 
- Tiếp tục nghiên cứu phòng trị bệnh do vi 
khuẩn gây ra để hạn chế tác hại đối với sản 
xuất.
- Sớm nghiên cứu sản xuất vaccine phòng 
bệnh xuất huyết cho cá hồi tại Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Thị Muội, 2004. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất 
bản Nông nghiệp - Thành phố Hồ Chí Minh. 423 trang.
2. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, 2018. Ký sinh trùng ký sinh ở cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss Walbaum, 
1792) nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 14/2018: 65-69. 
3. Thế Dũng, Võ Thị Dung, 2016. Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên cá tầm nga giống (Acipenser guldenstaedtii) 
tại Lâm Đồng và đề xuất biện pháp phòng trị. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Số 5/2016: 87-91. 
4. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, 2014. Kết quả nghiên cứu bệnh xuất huyết, lở loét do vi khuẩn gây ra ở cá tầm 
nuôi thương phẩm tại Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 23/2014: 99-105. 
5. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Hòang Ngọc Hồi, Đinh Thị Thu Thùy, 2014. Nghiên cứu một số ký sinh trùng 
gây bệnh ở cá hồi vân (Onchorhynchus mykiss) giống tại Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông 
thôn, Số 6/2014: 69-73. 
6. Võ Thế Dũng, Trần Thị Bạch Dương, 2011. Nghiên cứu tác nhân gây bệnh trên cá tầm (Acipencer baeri) và 
cá hồi (Oncorhynchus mykiss) trong hệ thống ao nuôi công nghiệp. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Thuỷ 
sản toàn Quốc năm 2011, Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 196-200.
7. Võ Thế Dũng, Võ Thị Dung, Nguyễn Thị Hồng Tuyên, Nguyễn Viết Thùy, Lê Phước Thuần, 2011. Nghiên 
cứu một số tác nhân có khả năng gây bệnh xuất huyết lở loét ở cá tầm (Acipenser gueldenstaidtii và A. baeri) 
nuôi ở Lâm Đồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số 23/2011: 74-79. 
16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2020
Tiếng Anh
8. Austin B., and Austin D.A., 1986. “Bacterial fi sh pathogens: disease of farmed and wild fi sh”, p 11. 
9. Buller N.B., 2004. Bacteria from fi sh and other aquatic animals: A Practical Identiication Manual. CABI 
Publishing, Cambridge, MA, USA.
10. Gopalakrishnan V., 1961. Observations on a new epidemical eye disease affecting the Indian carp Catla 
catla (Hamilton Buchanan). Indian journal of fi sheries 8(1): 222-232.
11. Holt J.G., Krieg N.R., Sneath P.H.A., Staley J.T., and Williams S.T., 1994. Bergey’s Manual of Determinative 
Bacteriology, Ninth Edition. Williams and Wilkins, Baltimore, Maryland. 787 pp.
12. Inglis V., Roberts R.J., and Bromage N.R., 1993. “Bacterial Diseases of Fish”, New York, NY, Halsted 
Press.
13. Jeyasekaran G., Karunasagar I., and Karunasagar I., 1996. Incidence of Listeria spp. in tropical fi sh. 
International Journal of Food Microbiology, 31: 333-340.
14. Kayis S., Capkin E., Balta F., and Altinok I., 2009. “Bacteria in Rainbow Trout (Oncorhynchus mykiss) in 
the Southern Black Sea Region of Turkey - A Survey”, The Israeli Journal of Aquaculture – Bamidgeh, 61(4): 
339 – 344.
15. Miranda C.D., and Zemelman R., 2002. Bacterial resistance to oxytetracycline in Chilean salmon farming. 
Aquaculture 212: 31 – 47.
16. Nematollahi A., Decostere A., Pasmans F., and Haesebrouck F., 2003. “Flavobac - terium psychrophilum 
infections in salmonid fi sh”, J. Fish Dis. 26: 563-574.
17. Öztürk R.Ç., and Altınok İ., 2014. Bacterial and Viral Fish Diseases in Turkey. Turkish Journal of Fisheries 
and Aquatic Sciences 14: 275-297.
18. Yousuf R.M., How S.H., Amran M., Hla K.T., Shah A., and Francis A., 2006. "Edwardsiella tarda septicemia 
with underlying multiple liver abscesses”: 49-53.

File đính kèm:

  • pdfbenh_xuat_huyet_do_vi_khuan_gay_ra_o_ca_hoi_van_oncorhynchus.pdf