Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương

TÓM TẮT

Hải Dương là một tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển nhất ở các tỉnh phía Bắc,

Việt Nam, trong đó cá chép là đối tượng được nuôi ngày càng nhiều. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,

dịch bệnh liên tục xảy ra trên đối tượng cá nuôi này, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi, điển hình là bệnh

u nang bã đậu ở ruột do bào tử sợi gây ra. Bài báo này cung cấp thông tin về đặc điểm bệnh học trên cơ sở

điều tra 212 hộ nuôi cá với 257 ao nuôi tại 4 huyện trong tỉnh. Mẫu cá bệnh được thu thập, mổ khám và

phân tích để xác định đặc điểm, triệu chứng bệnh, bệnh tích đại thể và vi thể bào nang. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, tại Hải Dương, nuôi cá ao nước ngọt với hình thức nuôi ghép là chính (chiếm 99,61%), trong đó

tỷ lệ cá chép được thả nuôi ghép với những loài cá khác là 15,63% - 32,10%. Tỷ lệ ao nuôi cá chép bị bệnh

u nang do bào tử sợi chiếm 31,91%. Các ao nuôi không khử trùng có nguy cơ bị bệnh gấp 4,28 lần so với

ao nuôi có khử trùng. Cá bị bệnh thường có biểu hiện như chậm lớn, bơi lờ đờ, đen thân, bụng chướng to,

ruột sưng, tích nước, trong ruột chứa nhiều bào nang (khoảng 92 bào nang/cá) u màu trắng bã đậu có kích

thước 2,65 x 2,04 cm (tối đa 5,3 x 3,7 cm). Bào tử sợi được nhận dạng thuộc loài Thelohanellus kitauei.

Bệnh u nang do bào tử sợi đã gây thiệt hại cho người nuôi do cá chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, gây chết cá

và giá cá thương phẩm thấp.

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương trang 1

Trang 1

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương trang 2

Trang 2

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương trang 3

Trang 3

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương trang 4

Trang 4

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương trang 5

Trang 5

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương trang 6

Trang 6

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 16500
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép do bào tử sợi gây ra tại Hải Dương
àng,	
Ninh	Giang	và	Thanh	Miện	của	 tỉnh	Hải	Dương.	
Các	ao	nuôi	được	gọi	là	bị	bệnh	do	bào	tử	sợi	khi	
trong	 ao	 có	 cá	 bị	 bệnh	 hoặc	 bị	 chết	 với	 các	 dấu	
hiệu	đặc	trưng	của	bệnh.	Ba	mươi	lăm	mẫu	cá	chép 
bệnh	được	thu	từ	các	ao	cá	bị	bệnh	trong	vùng	để	
mổ	khám	nhằm	thu	thập,	 tổng	hợp	dấu	hiệu	triệu	
chứng,	bệnh	tích,	đếm	số	u	nang	và	đo	kích	thước	
khối	u	đường	ruột	bằng	thước	Panmer	có	độ	sai	số	
0,1mm;	30	mẫu	bào	 tử	 sợi	 đường	 ruột	 được	 làm	
tiêu	 bản,	 nhuộm	 bằng	 Crystal	 violet	 2%	 trong	 1	
phút,	soi	quan	sát	hình	thái	và	đo	kích	thước	dưới	
kính	hiển	vi	có	độ	phóng	đại	10x100	tại	phòng	thí	
nghiệm	Bệnh	thủy	sản,	Khoa	Thủy	sản,	Học	viện	
Nông	nghiệp	Việt	Nam.	Nghiên	cứu	được	thực	hiện	
trong	thời	gian	từ	tháng	1	đến	tháng	7	năm	2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: 
Nghiên	 cứu	được	 tiến	hành	 trên	 cơ	 sở	 tổng	hợp	
thông	 tin	 (kế	 thừa	 từ	sách,	báo,	 tạp	chí,	báo	cáo	
của	 chính	 quyền	 địa	 phương	 và	 báo	 cáo	 đề	 tài	
nghiên	cứu)	và	theo	phương	pháp	điều	tra	trực	tiếp	
hộ	dân	nuôi	cá	ao.	
Phương pháp điều tra: Sử	 dụng	 phương	 pháp	
phỏng	vấn	trực	tiếp	theo	bộ	câu	hỏi	điều	tra	đã	được	
chuẩn	bị	sẵn	đối	với	toàn	bộ	212 hộ	gia	đình	nuôi	cá	
ao	thuộc	4	huyện	trong	tỉnh	Hải	Dương.	Phương	pháp	
phỏng	vấn	và	bộ	câu	hỏi	được	xây	dựng	trên	cơ	sở	
tham	khảo	bộ	câu	hỏi	điều	tra	ngang	và	tính	tỷ	suất	
chênh	OR	trong	nghiên	cứu	dịch	tễ	học	mô	tả	các	hộ	
nuôi	cá	(Phan	et al.,	2010).	Nội	dung	chứa	đựng	các	
thông	tin	như	số	ao,	diện	tích	ao	nuôi	của	mỗi	hộ,	loài	
nuôi,	tỷ	lệ	ghép,	tỷ	lệ	cá	chép,	ngày	thả,	tình	hình	nuôi	
dưỡng	và	chăm	sóc	cá	ao.	Bộ	câu	hỏi	được	xây	dựng	
sau	khi	điều	tra	thử	đối	với	5	hộ,	sau	đó	điều	chỉnh	sửa	
đổi	cho	phù	hợp	để	chính	thức	điều	tra	phỏng	vấn	212	
hộ	nuôi	cá.	
Phương	pháp	thu	mẫu,	mô	tả	triệu	chứng,	bệnh	
tích	và	phân	tích	mẫu	cá	bệnh	được	thực	hiện	theo	
phương	pháp	nghiên	cứu	ký	sinh	trùng	của	Hà	Ký	
và	Bùi	Quang	Tề,	2007;	Arthur	và	Bui	Quang	Te,	
2006.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Số	
liệu	điều	 tra	phỏng	vấn	được	mã	hóa,	xử	lý	 trên	
phần	mềm	Excel	2010.	Sử	dụng	phần	mềm	thống	
kê	mô	tả:	trung	bình ± độ	lệch	chuẩn,	lớn	nhất,	nhỏ	
nhất,	tỷ	lệ	(%)	và	các	kiểm	định	mẫu.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình nuôi và bệnh bào tử sợi trên cá 
chép tại Hải Dương
3.1.1. Tình hình nuôi cá trong ao tại Hải Dương
Kết	quả	điều	tra	phỏng	vấn	212	hộ	nuôi	cá	với	
257	ao	thuộc	4	huyện	trong	tỉnh	Hải	Dương	cho	
kết	quả	được	tổng	hợp	ở	bảng	1.
78
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 6 - 2018
Bảng 1. Tình hình nuôi cá ao tại Hải Dương
STT Địa danh (Huyện)
Số hộ 
điều tra
Số ao 
điều tra
Diện tích trung bình 
của ao (m2)
Nuôi đơn Nuôi ghép
Số ao Tỷ lệ (%) Số ao Tỷ lệ (%)
1 Bình Giang 48 55 2914,60 ± 2360,19 0 0 55 100
2 Cẩm Giàng 32 52 3156,90 ± 1831,55 0 0 52 100
3 Ninh Giang 65 81 3806,30 ± 3309,26 0 0 81 100
4 Thanh Miện 56 69 2839,83 ± 1382,89 1 1,45 68 98,55
Tổng số 212 257 3224,60 ± 2129,71 1 0,39 256 99,61
Các	ao	nuôi	cá	tại	các	vùng	điều	tra	có	diện	tích	
trung	bình	3224,60	m2,	diện	tích	nhỏ	nhất	là	100	m2,	
lớn	nhất	18000m2.	Nhìn	chung	diện	tích	ao	nuôi	này	
là	phù	hợp	với	phương	thức	nuôi	bán	thâm	canh	và	
thâm	canh	tại	Hải	Dương	(Kim	Văn	Vạn	và	Trần	
Thị	Loan,	2010).	Qua	điều	tra	cho	thấy	hầu	hết	các	
ao	nuôi	cá	tại	Hải	Dương	là	ao	nuôi	ghép.	Tỷ	lệ	và	
đối	tượng	nuôi	ghép	được	thể	hiện	ở	bảng	2.
Bảng 2. Tỷ lệ ghép các loài cá nuôi trong ao tại Hải Dương
STT Địa danh (Huyện)
Tỷ lệ nuôi ghép (%)
Cá trôi Cá mè Cá trắm Cá chép Cá rô phi Cá khác 
1 Bình Giang 15,58 9 41,20 32,10 0 1,12
2 Cẩm Giàng 22,96 3,81 42,06 27,81 0 3,36
3 Ninh Giang 3,75 2,33 7,47 15,63 70,82 0
4 Thanh Miện 3,17 2,83 6,89 17,63 69,48 0
3.1.2 Tình hình bệnh bào tử sợi trong ruột của 
cá chép nuôi tại Hải Dương
Qua	điều	 tra	212	hộ	nuôi	cá	ao	 tại	4	huyện	
nuôi	thủy	sản	chủ	lực	trong	tỉnh	Hải	Dương	với	
257	ao	nuôi	cho	thấy	tình	hình	bệnh	bào	tử	sợi	
trên	cá	chép	nuôi	là	khá	nghiêm	trọng.	Kết	quả	
điều	tra	được	tổng	hợp	ở	bảng	3.
Bảng 3. Tình hình bệnh bào tử sợi trong ruột cá chép nuôi tại Hải Dương
STT Địa danh (Huyện) Số ao điều tra Số ao bị bệnh Tỷ lệ ao bị bệnh (%)
1 Bình Giang 55 15 27,27
2 Cẩm Giàng 52 22 42,31
3 Ninh Giang 81 26 32,10
4 Thanh Miện 69 19 27,54
Tổng số 257 82 31,91
Kết	quả	điều	tra	ghi	nhận	gần	1/3	(31,91%)	số	
ao	nuôi	cá	tại	Hải	Dương	bị	bệnh	bào	tử	sợi.	Bệnh	
xảy	 ra	 trên	các	ao	nuôi	khắp	các	địa	phương	và	
dao	động	từ	27,27-42,31%	số	ao	nuôi.	Bệnh	xảy	ra	
nhiều	nhất	tại	các	ao	nuôi	tại	Cẩm	Giàng,	nơi	nuôi	
cá	chép	với	tỷ	lệ	ghép	cao	(27,81%).	Trong	số	các	
ao	cá	bị	bệnh	chỉ	thấy	xuất	hiện	bệnh	trên	cá	chép	
mà	không	thấy	xuất	hiện	ở	đối	tượng	nuôi	khác,	
mặc	dù	các	ao	đều	nuôi	ghép.	Farhaduzzaman	et 
al,	2010	cho	thấy	ở	Bangladesh,	bệnh	bào	tử	sợi	
79
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 6 - 2018
Bảng 4. Mối liên quan giữa việc khử trùng nước ao nuôi đến bệnh bào tử sợi
Yếu tố nguy cơ lựa chọn
Có bệnh
Sự xuất hiện bệnh
Tổng số
Có bệnh Không có bệnh
Nguy cơ
Không khử trùng nước ao 4 2 6
Có khử trùng nước ao 78 171 251
Tổng số 82 173 257
Qua	bảng	4,	 tính	được	 tỷ	 suất	 chênh	 (OR)	=	
4,38.	Do	OR	>	1,	có	thể	thấy	ao	không	được	khử	
trùng	nước	khi	nuôi,	có	nguy	cơ	bị	bệnh	nhiều	gấp	
4,38	lần	so	với	ao	được	khử	trùng	trước	khi	nuôi.	
Tuy	 nhiên,	 khử	 trùng	 nước	 trước	 khi	 nuôi	 cũng	
không	thể	loại	bỏ	hết	nguy	cơ	dẫn	đến	ao	nuôi	có	
mầm	bệnh	bào	tử	sợi.
3.2. Triệu chứng và bệnh tích bệnh bào tử sợi 
đường ruột cá chép nuôi
3.2.1. Triệu chứng bệnh bào tử sợi trên cá chép
Trong	quá	trình	điều	tra	tình	hình	nuôi	và	bệnh	
bào	tử	sợi	trên	cá	chép	tại	Hải	Dương,	chúng	tôi	đã	
thu	mẫu	35	con	cá	chép	bệnh	để	theo	dõi	các	triệu	
chứng	và	dấu	hiệu	bệnh	lý.	Kết	quả	theo	dõi	được	
tổng	hợp	ở	bảng	5,	hình	1	và	2.
Bảng 5. Dấu hiệu bệnh lý cá chép bị bệnh bào tử sợi đường ruột (n=35)
STT Triệu chứng của cá chép bệnh Số cá có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%)
1 Cá đen thân, nổi vật vờ, dạt vào bờ 35 100
2 Quẫy mạnh, nhảy lên khỏi mặt nước 31 88,57
3 Bụng trướng to 35 100
4 Bong vây bụng 7 20
5 Lỗ hậu môn giãn rộng 5 14,29
6 Khi chết cơ thể dựng như đang bơi 13 37,14
Hình 1. Cá chép bị bệnh, bụng chướng to (đen thân, bong tróc vảy)
còn	xuất	hiện	cả	trên	cá	trôi.	Trong	quá	trình	điều	
tra	tình	hình	nuôi	và	bệnh	bào	tử	sợi	trên	cá	chép,	
một	yếu	tố	được	quan	tâm	đó	là	có	hay	không	việc	
khử	 trùng	nước	 ao	nuôi	 liên	quan	đến	 tình	hình	
bệnh	bào	 tử	sợi.	Kết	quả	 theo	dõi	được	 thể	hiện	
ở	bảng	4.
80
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 6 - 2018
Dấu	hiệu	cá	đen	thân	cũng	được	các	tác	giả	Võ	
Thế	Dũng	và	Võ	Thị	Dung	(2016)	nhắc	đến	trên	
cá	mặt	quỷ	bị	bệnh	bào	tử	sợi	(thích	bào	tử	trùng)	
ký	sinh	ở	túi	mật.
3.2.2. Bệnh tích cá chép bị bệnh bào tử sợi đường ruột
Trong	số	cá	chép	bị	bệnh	mà	chúng	 tôi	 thu	
mẫu	 và	mổ	 khám	đều	 thấy	 có	 hiện	 tượng	 tích	
nước	ở	các	nội	quan,	ruột	chứa	nhiều	khối	u	bã	
đậu	làm	cho	thành	ruột	mỏng,	tích	dịch.	Kết	quả	
mổ	khám	được	thể	hiện	ở	bảng	6,	hình	3	và	4.
Hình 2. Cá chép bệnh bị lòi dom, chảy dịch màu trắng vàng
Bảng 6. Bệnh tích đại thể của cá chép bị bệnh bào tử sợi (n =35)
STT Bệnh tích đại thể Số cá biểu hiện bệnh tích (con) Tỷ lệ (%)
1 Thành ruột mỏng 35 100
2 Có bào nang trong ruột 35 100
3 Có dịch dạng thạch lỏng trong ruột 29 82,86
4 Vỡ ruột 3 8,57
5 Nội tạng khác bị sưng hoặc hoại tử 35 100
6 Bào nang ở cơ quan khác ngoài ruột 0 0
Hình 3. Bệnh tích đại thể của cá chép bị bệnh bào tử sợi đường ruột
Hình 4. Số lượng và kích thước u nang tách ra từ ruột cá chép bị bệnh bào tử sợi
81
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 6 - 2018
Trong	quá	trình	mổ	khám	35	mẫu	cá	chép	bị	bệnh	
bào	tử	sợi	đường	ruột	để	đếm	số	bào	nang	ký	sinh	
trong	ruột	và	đo	kích	thước	của	30	bào	nang,	chúng	
tôi	thu	được	số	liệu	được	trình	bày	tóm	tắt	ở	bảng	7.
Bảng 7. Số lượng và kích thước của bào nang ký sinh trong ruột cá chép
STT Tiêu chí Số bào nang/cá (n1 = 35)
Kích thước bào nang (n2 = 30)
Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm)
1 Lớn nhất 92 5,3 3,7
2 Nhỏ nhất 7 0,4 0,3
Trung bình 16,74 ± 13,99 2,65 ± 1,39 2,04 ± 0,87
Qua	theo	dõi	chỉ	thấy	bào	nang	xuất	hiện	ở	ruột	
cá	chép	mà	không	thấy	xuất	hiện	ở	cơ	quan	nội	tạng	
khác.	Trong	khi	đó	báo	cáo	của	Zhang	et al.,	2010	cho	
biết,	bào	nang	bào	tử	sợi	loài	Myxobolus wulii lại	ký	
sinh	ở	gan,	tụy	cá	chép	ở	Trung	Quốc	và	Nhật	Bản.
Trong	số	cá	chép	bị	bệnh	có	biểu	hiện	triệu	chứng	
và	bệnh	tích	điển	hình,	có	số	lượng	bào	nang	trung	bình	
là	16,74	bào	nang/cá,	kích	cỡ	bào	nang	2,65x2,04	cm.	
Tối	đa	có	cá	chứa	đến	92	bào	nang	và	bào	nang	lớn	nhất	
đo	được	3,7x5,3	cm.	Kích	thước	bào	nang	tương	đương	
kích	 thước	 bào	 nang	 bào	 tử	 sợi	 loài	 Thelohanellus 
kitauei gây	 bệnh u	 nang	 đường	 ruột	 cho	 cá	 chép	 ở	
Trung	Quốc	(2-3,6	cm)	mà	tác	giả Lingtong	et al.,	2017	
thông	báo.	Bào	nang	trong	đường	ruột	cá	chép	có	kích	
thước	lớn	hơn	bào	nang	của	các	loài	bào	tử	sợi	ký	sinh	
ở	mang	cá	chép	(Kim	Văn	Vạn,	2014).	Bào	tử	sợi	ký	
sinh	trong	ruột	cá	chép	tại	Hải	Dương	được	làm	tiêu	
bản,	đo	kích	thước	và	so	sánh	với	mẫu	chuẩn	của	các	
tác	giả	Trung	Quốc,	Nhật	Ban	đã	công	bố.	Kết	quả	đo	
và	phân	tích	được	thể	hiện	ở	bảng	8,	hình	ảnh	của	bào	
tử	sợi	được	thể	hiện	ở	hình	5.
Bảng 8. Kích thước bào tử sợi ký sinh trong ruột cá chép (n=30)
STT Chỉ tiêu theo dõi Kích thước bào tử sợi mẫu nghiên cứu (μm)
Kích thước* Thelohanellus kitauei 
(μm)
1 Chiều dài vỏ (DTB) 30,9 ± 2,78 38,41 ± 2,45
2 Chiều dài bào tử (DTB) 24,02 ± 1,84 25,98 ± 0,95
3 Chiều dài cực nang (DTB) 16,52 ± 1,84 14,73 ± 0,92
4 Chiều rộng vỏ (RTB) 13,85 ± 2,22 13,3 ± 0,87
5 Chiều rộng bào tử (RTB) 9,11 ± 2,08 8,72 ± 0,51
6 Chiều rộng cực nang (RTB) 5,85 ± 0,98 6,82 ± 0,45
7 Chiều dài roi (CDR) 280,05 ± 51,46 Roi xoắn 8-10 vòng trong cực nang
Ghi chú: * Phân loại theo tác giả Lingtong et al., 2017
Bào tử sợi đường ruột 
(10x40)
Cấu trúc bào tử sợi 
đường ruột (10x100)
Bào tử sợi ký sinh ở ruột (mũi tên 
đen) và ở mang (mũi tên đỏ) (10x40)
Hình 5. Hình ảnh bào tử sợi ký sinh ở ruột và ở mang cá chép
Vỏ 1
Vỏ 2
Cực nang
Roi
82
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 6 - 2018
Qua	kết	quả	theo	dõi	về	hình	thái	và	kích	thước	
bào	nang,	bào	tử	sợi	các	mẫu	thu	được	ở	Hải	Dương	
và	so	sánh	với	mẫu	chuẩn	của	các	tác	giả	ở	Trung	
Quốc	(Lingtong	et al.,	2017)	và	Nhật	Bản	(Syuzo	
Egusa	và	Kenji	Nakajim,	1981)	cho	 thấy	cá	chép	
nuôi	ở	Hải	Dương	bị	bệnh	u	nang	đường	ruột	do	
loài	bào	tử	sợi	Thelohanellus kitauei gây	ra. 
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Cá	nước	ngọt	được	nuôi	ở	Hải	Dương	với	hình	thức	
nuôi	ghép	là	chính,	chiếm	đến	99,61%	số	ao,	trong	đó	
tỷ	lệ	ghép	cá	chép	từ	15,63	đến	32,1%.	Trong	số	257	
ao	điều	tra,	tỷ	lệ	ao	nuôi	bị	bệnh	bào	tử	sợi	đường	ruột	
chiếm	31,9%.	Bệnh	xảy	ra	ở	các	ao	nuôi	không	được	
khử	trùng	nhiều	gấp	4,38	lần	ao	được	khử	trùng.	Cá	bị	
bệnh	có	biểu	hiện	chướng	bụng,	đen	thân,	hay	nhảy	lên	
khỏi	mặt	nước,	khi	chết	có	tư	thế	như	đang	bơi,	ruột	
sưng,	thành	ruột	mỏng	chứa	nhiều	bào	nang	màu	trắng	
bã	đậu	có	kích	cỡ	2,04	x	2,65	cm.	Bào	tử	sợi	được	phân	
loại	thuộc	loài	Thelohanellus kitauei có	một	sợi	tơ.
Qua	theo	dõi	các	ao	nuôi	cá	chép	tại	Hải	Dương	cho	
thấy	thường	xảy	ra	dịch	bệnh	u	nang	đường	ruột	ở	các	ao	
không	được	vệ	sinh	khử	trùng	trước	khi	thả	giống,	ao	nhiều	
bùn	và	chất	thải	chăn	nuôi.	Do	vậy	để	hạn	chế	dịch	bệnh,	
các	ao	nuôi	cần	được	tát	cạn,	hút	bớt	bùn,	phơi	nắng,	bón	
vôi	bột	khử	trùng.	Hiện	Khoa	Thủy	sản	-	Học	viện	Nông	
nghiệp	Việt	Nam	đang	thử	nghiệm	một	số	thuốc	điều	trị	
bệnh	u	nang	có	hiệu	quả,	cần	sớm	tổng	kết	thử	nghiệm	và	
công	bố,	hướng	dẫn	cho	người	nuôi	sử	dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.	 Arthur	J	R	and	B	Q	Te,	2006.	Checklish	of	the	parasites	
of	fishes	of	Vietnam.	FAO	Fisheries	Technical	Paper	
No.	369/2.	Rome.	Italy.	133p.
2.	 Chi	cục	Thủy	sản	Hải	Dương,	2015.	Phát	 triển	vùng	
nuôi	trồng	thủy	sản	tập	trung,	Báo	cáo	tổng	kết	năm.
3.	 Võ	Thế	Dũng	và	Võ	Thị	Dung,	2016.	Một	số	bệnh	do	ký	
sinh	trùng	đơn	bào	gây	ra	ở	cá	mặt	quỷ	bố	mẹ.	Tạp	chí	
Khoa	học	–	Công	nghệ	Thủy	sản,	Đại	học	Nha	Trang,	số	
4,	2016,	trang	50-56.
4.	 Hà	Ký	-	Bùi	Quang	Tề,	2007.	Ký sinh trùng cá nước 
ngọt Việt Nam, Nxb	Khoa	học	và	kỹ	thuật,	tr.	212-213.
5.	 Kim	Văn	Vạn,	 2014. Phân	 biệt	 bệnh	 kênh	mang	 cá	
chép	do	ấu	 trùng	 sán	 lá	Centrocestus formosanus và	
do	thích	bào	tử	trùng	(Myxobolus sp.)	gây	ra.	Tạp	chí	
Khoa	học	Kỹ	thuật	Thú	y	ISSN	1859-4751.	Tập	XX	số	
2,	2014.	trang.	95-97
6.	 Kim	Văn	Vạn,	Phan	Trọng	Bình	và	Nguyễn	Thị	Lan,	
2013.	Nghiên	 cứu	dịch	 tễ	 ấu	 trùng	 sán	 lá	 truyền	 lây	
qua	cá	Chép	thương	phẩm (Cyprinus carpio).	Tạp	chí	
Khoa	học	Kỹ	thuật	Thú	y	ISSN	1859-4751,	tập	XX	số	
3,	2013,	trang	69-73.
7.	 Kim	Văn	Vạn	và	Trần	Thị	Loan,	2010.	Xây	dựng	mô	
hình	nuôi	ghép	cá	Trắm	đen	trong	ao	tại	Hải	Dương.	
Tạp	chí	Khoa	học,	Công	nghệ	&	Môi	trường.	Sở	KH	&	
CN	tỉnh	Hải	Dương.	Số	3,	6-2010.	Trang	19-21.
8.	 Kim	Văn	Vạn	và	Nguyễn	Văn	Thọ,	2012.	Nghiên	cứu	
dịch	 tễ	 ấu	 trùng	 sán	 lá	 truyền	 lây	qua	 cá	Chép	giống 
(Cyprinus carpio) trong	 các	 hệ	 thống	 nuôi.	 Tạp	 chí	
Khoa	học	và	Phát	triển	–	Trường	ĐH	Nông	nghiệp	Hà	
Nội.	ISSN	1859-0004.	Tập	10	số	6,	2012,	trang	933-939
9.	 Kim	Văn	Vạn	và	Nguyễn	Văn	Thọ,	2013.	Nghiên	cứu	
dịch	 tễ	 ấu	 trùng	 sán	 lá	 truyền	 lây	qua	 cá	Chép	giống 
(Cyprinus carpio) theo	mùa.	Tạp	chí	Khoa	học	Kỹ	thuật	
Thú	y	ISSN	1859-4751,	tập	XX	số	1,	2013,	trang	74-81.
10.	 Lingtong,	Mingmiao	 Lu,	Keyan	Quan,	Wenxiang	 Li,	
Hong	 Zou,	 Shangong	 Wu,	 Jiangyong	 Wang	 and	
Guitang	 Wang,	 2017. Intestinal	 disease	 of	 scattered	
mirror	carp	Cyprinus carpio	caused	by	Thelohanellus 
kitauei	and	notes	on	the	morphology	and	phylogeny	of	
the	Myxosporean	 from	Sichuan	Province,	Southwest	
China.	Chinese	Journal	of	Oceanology	and	Limnology,	
35No	3,	pp	587–596.	
11.	Phan	 V.	 T.,	 Ersboell	 A.	 K.,	 Thanh	 N.	 T.,	 Khue	 V.	
N.,	 Ha	 T.	 N.,	 Murrell	 K.	 D.,	 2010.	 Freshwater	
aquaculture	 nurseries	 and	 infection	 of	 fish	 with	
zoonotic	trematodes,	Vietnam,	Emerg Infect Dis., 16,	
pp.	1905–9.	
12.	Syuzo	 Egusa	 and	 Kenji	 Nakajim,	 1981.	 A	 New	
Myxozoa	Thelohanellus	kitauei,	the	Cause	of	Intestinal	
Giant	Cystic	Disease	of	Carp.	Fish	Pathology	15	(3/4)	
213-218,	1981.	3
13.	 Yanhua	 Zhai,	 Zemao	 Gu,	 Qingxiang	 Guo,	 Zizhen	
Wu,	 Hongmei	 Wang,	 Yang	 Liu,	 2016.	 New	 type	 of	
pathogenicity	of	Thelohanellus kitauei Egusa	&	Nakajima,	
1981	infecting	the	skin	of	common	carp	Cyprinus	carpio	L. 
Journal	Parasitology	International.	Vol.65(1),	78-82.
14.	Zhang	 JY
,
 Yokoyama	 H,	 Wang	 JG,	 Li	 AH,	 Gong	
XN,	Ryu-Hasegawa	A,	 Iwashita	M,	Ogawa	K,	2009.	
Utilization	 of	 tissue	 habitats	 by	 Myxobolus wulii 
Landsberg	&	Lom,	 1991	 in	 different	 carp	 hosts	 and	
disease	 resistance	 in	 allogynogenetic	 gibel	 carp:	
redescription	 of	 M.	 wulii	 from	 China	 and	 Japan.	
Journal of Fish Diseases 33(1):57-68
Ngày	nhận	15-6-2018
Ngày	phản	biện	4-8-2018
Ngày	đăng	1-9-2018

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dac_diem_benh_u_nang_ba_dau_trong_ruot_ca.pdf