Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

Ngày 21/1/2016, Thủ tướng Chính phủ kí Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt

chương trình phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng đến năm 2020. Ngay trong năm,

đến 10/2016, Bộ TT&TT đã cấp giấy phép kinh doanh 4G cho bốn doanh nghiệp tại Việt

Nam. Các doanh nghiệp phải đương đầu với rất nhiều thách thức khi quyết định phát

triển 4G/LTE như giá thành thiết bị trạm 4G/LTE còn khá đắt trong khi vấn đề doanh

thu khi triển khai chưa thể tính toán được chính xác trong khi chi phí đầu tư là hiện

hữu; giá thành thiết bị đầu cuối (smartphone) hỗ trợ 4G/LTE còn khá đắt. Bài viết đưa

ra một số khuyến nghị, giải pháp cho các doanh nghiệp viễn thông khi phát triển

4G/LTE đó là: đầu tư bài bản vào hệ thống hạ tầng 4G; Phát triển dịch vụ mới đảm bảo

mối liên kết giữa 4G/LTE với IoT (internet of things); Đảm bảo tuyệt đối hệ thống an

toàn an ninh, bảo mật hệ thống; Đa dạng hóa các gói cước dành cho các nhu cầu khác

nhau của khách hàng hay Phát triển hệ thống đánh giá, phản hồi sự hài lòng của khách

hàng khi sử dụng dịch vụ.

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 1

Trang 1

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 2

Trang 2

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 3

Trang 3

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 4

Trang 4

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 5

Trang 5

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 6

Trang 6

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 7

Trang 7

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 8

Trang 8

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 9

Trang 9

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 5840
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

Xu hướng phát triển 4G/LTE: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
ử dụng mạng 
2G chiếm khoảng 60%, 3G hơn 30%. Khu vực thành phố thì ngược lại, thuê bao 
2G chỉ khoảng 20-30%. Đồng thời số lượng, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh 
có sự gia tăng nhanh chóng. Người dùng sử dụng thông minh sẽ quyết định sử 
dụng các nền tảng. Trong năm qua, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh tại Việt 
Nam tăng 20-35%, tốc độ tăng trưởng nhanh so với thế giới, là tiền đề để phát 
triển các dịch vụ trên nền tảng 4G trong tương lai. 
 Hiện nay, các thiết bị hỗ trợ 4G/LTE đã có mặt rộng rãi trên thị trường Việt 
Nam, với nhiều chủng loại và giá thành hợp lý, đây cũng là một yếu tố thuận lợi 
để Việt Nam có thể triển khai mạng 4G/LTE. 
 502 
 Với những yếu tố thuận lợi kể trên, có thể nói rằng năm 2016 chính là thời 
điểm phù hợp để triển khai mạng 4G/LTE tại Việt Nam. Tính đến ngày 
14/10/2016 điều này được phản ánh cụ thể qua việc đồng loạt 4 nhà mạng di 
động (MobiFone, Viettel, Vinaphone, Gtel) đã được cấp giấy phép thiết lập mạng 
viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G và các nhà 
mạng lớn đã khẩn trương tiến hành cung cấp dịch vụ 4G tại một số thành phố. 
Đây chính là nền tảng, định hướng quan trọng để phát triển hạ tầng băng thông 
rộng của Bộ TT&TT với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực TT&TT 
nhằm tận dụng các cơ hội, lợi thế mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 
mang lại cho Việt Nam. 
 Việc triển khai mạng 4G sẽ tạo nên một nền tảng kết nối dữ liệu tốc độ cao, 
tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ các dịch vụ nội dung. Cùng với việc tốc độ 
kết nối truy cập dữ liệu tăng, nhu cầu sử dụng các dịch vụ này của người sử dụng 
sẽ ngày càng phát triển, tạo cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp có thể thu được 
doanh thu ngày càng lớn hơn. Chính vì lý do này, trong năm 2017, Bộ TT&TT 
đã lên kế hoạch đôn đốc các nhà mạng đẩy nhanh tiến độ xây dựng mạng lưới để 
cung cấp 4G trong năm 2017, đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt cho việc phát triển các 
dịch vụ nội dung trên nền tảng này. 
 4. Tiến độ phát triển 4G/LTE của các nhà mạng lớn 
 Là nhà mạng đầu tiên được cấp giấy phép và thương mại hóa dịch vụ 4G ra 
thị trường, VNPT đang triển khai lắp đặt nhanh chóng trạm 4G trên nhiều địa 
bàn trọng điểm trên toàn quốc. Trong thời gian cuối năm 2016 và đầu năm 2017, 
VNPT đã triển khai phủ sóng 4G tại các khu vực thị trường trọng điểm tại các 
tỉnh, thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Lâm 
Đồng, Bình Dương, Vũng Tàu, Đồng Nai. 
 Dự kiến cuối năm 2017, VNPT sẽ triển khai mạng lưới, đảm bảo phủ sóng 
4G trên tất cả các tỉnh, thành phố cả nước với số lượng khoảng 15.000 trạm 4G 
và có thể nhanh chóng mở rộng lắp đặt thêm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng 
sử dụng dịch vụ. 
 Trước đó, ngày 3/11/2016, VNPT đã chính thức cung cấp dịch vụ viễn 
thông Vinaphone 4G trên băng tầng 1800MHz tại huyện đảo Phú Quốc, sau 5 
ngày kể từ khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép. VNPT là doanh 
nghiệp đầu tiên chính thức triển khai dịch vụ 4G tại Việt Nam. Tốc độ truy cập 
Internet tối đa của Vinapone 4G có thể đạt tới 300Mb/s. Với tốc độ này, trải 
 503 
nghiệm của người dùng với các hoạt động tương tác với Internet như download, 
upload, livestream, chơi game được tối ưu với độ trễ giảm từ 1 đến 3 lần so với 
hiện nay. 
 Đối với Tổng công ty Viễn thông MobiFone, từ tháng 5/2016 MobiFone 
tuyên bố đã triển khai thành công mạng 4G/LTE- với 200 thuê bao nội bộ. 
Mạng 4G của MobiFone đạt tốc độ dowload/upload tối đa 225Mbps/75Mbps. 
Kết quả này đã vượt qua cột mốc tốc độ đề ra (200Mbps) cho giai đoạn ban 
đầu. Tới 1/7, nhà mạng chính thức công bố thử nghiệm dịch vụ 4G tại 3 địa 
phương là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Kết quả thử nghiệm 4G đồng loạt 
trong tháng 5 và tháng 6 của nhà mạng với 200 thuê bao nội bộ có tốc độ lên 
đến 225 Mbps/75 Mbps. 
 Song song với việc nâng cấp kỹ thuật, MobiFone đã thử nghiệm thành công 
các dịch vụ hữu ích trên nền công nghệ 4G như dịch vụ data tốc độ cao, truyền 
hình Broadcast trên nền tảng eMBMS, dịch vụ truyền hình Unicast, dịch vụ 
Video 4K, MobiTV. 
 Tính đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho biết, 
đã xây dựng được 4.500 trạm phát sóng 4G và dự kiến con số này sẽ là 30.000 
trạm phát sóng 4G giai đoạn 2017 - 2018. MobiFone dự kiến sẽ triển khai rộng 
rãi trên toàn bộ các tỉnh/thành phố trên cả nước, đảm bảo vùng phủ sóng 4G rộng 
khắp vào Quý I/2017. 
 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng đang khẩn trương, gấp rút 
hoàn thiện những bước cuối cùng để có thể ra mắt dịch vụ 4G vào cuối tháng 
3/2017. Đến nay, Viettel đã lắp đặt xong hơn 16.000 trạm 4G trên toàn quốc và 
đã tiến hành thử nghiệm sử dụng 4G bằng việc lắp đặt, phát sóng gần 150 trạm 
4G tại 50 lễ hội. Theo kế hoạch, đến hết tháng 4 sẽ có 25.000 trạm 4G đồng thời 
Viettel đặt mục tiêu sẽ lắp 35.000 trạm BTS 4G trong năm 2017. 
 Bên cạnh chiến lược vùng phủ toàn quốc, phủ diện rộng và vùng phủ chất 
lượng tốt, các nhà mạng lớn tại Việt Nam đều đang đặt mục tiêu để ngay tại thời 
điểm khai trương mạng 4G sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất tới toàn bộ 
khách hàng ở tất cả các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, ba nhà mạng lớn nhất (Viettel, 
MobiFone, Vinaphone) đã đồng loạt đưa ra các chương trình miễn phí đổi Sim 
4G cho tất cả các khách hàng đang sử dụng dịch vụ trên toàn quốc. 
 504 
 5. Thách thức 
 Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh những cơ hội rất lớn trong việc 
phát triển 4G/LTE tại Việt Nam trong năm 2017 thì vẫn còn tiềm ẩn những khó 
khăn, thách thức đặt ra trong khi triển khai 4G bao gồm, điều kiện hạ tầng viễn 
thông và tài nguyên tần số, chính sách phân bổ tài nguyên tần số cho phù hợp và 
thị trường thiết bị đầu cuối. 
 Thách thức lớn nhất phải đến là bài toán doanh thu, chi phí, là giá cả thiết 
bị trạm 4G/LTE khá đắt. Đây là bài toán khó đối với các doanh nghiệp khi đầu tư 
vào công nghệ 4G trong khi doanh thu chưa thể đoán định thì chi phí là lại hiện 
hữu. Bài toán thu hồi vốn sẽ được đặt lên bàn và tác động tới kế hoạch triển khai 
của từng nhà mạng. Cũng giống như 3G, các nhà mạng sẽ phải lựa chọn giữa 
việc chỉ triển khai tại các thành phố lớn để thu hồi vốn nhanh và triển khai diện 
rộng và chấp nhận thu hồi vốn chậm. Và dù chọn phương án nào, rõ ràng 4G 
không phải cuộc chơi của các nhà mạng yếu về tài chính. 
 Thách thức lớn tiếp theo là thiết bị đầu cuối. Hiện nay, hầu hết các thiết bị 
đầu cuối sản xuất trước năm 2013 đều không hỗ trợ chuẩn 4G. Khó khăn hiện 
nay là giá cả thiết bị đầu cuối 4G khá đắt. Tuy trên thế giới cũng đã triển khai rất 
nhiều thiết bị với nhiều chủng loại nhưng với các thiết bị đời mới của pple hay 
Samsung có hỗ trợ công nghệ 4G thì so với mặt bằng kinh tế chung của Việt 
Nam là rất đắt. 
 Chưa có một số liệu thống kê cụ thể, nhưng chắc chắn số lượng thiết bị này 
đang lưu hành trên thị trường không nhỏ. Điều này dẫn tới thách thức là có mạng 
4G nhưng người dân không thể sử dụng với thiết bị họ đang dùng. Thay thế một 
thiết bị mới sẽ là trở ngại của người dùng. Họ sẽ phải cân nhắc giữa chi phí để 
đổi thiết bị khác có hỗ trợ 4G với lợi ích mà 4G mang lại. 
 Cuối cùng, giá cước dịch vụ 4G sẽ là một trở ngại. Kinh nghiệm từ các 
quốc gia đã triển khai 4G như Mỹ, Nhật, Trung Quốc thì đơn giá trên một Mb 
của 4G không cao hơn 3G nhưng tổng mức chi trả thì cao hơn do dung lượng 
tiêu tốn của 4G lớn hơn. Cụ thể, ví dụ giá cước 3G hiện nay cho gói thông dụng 
tại Việt Nam là 50.000 đồng/tháng để có 600Mb ở tốc độ cao. Nghĩa là nếu tính 
ra đơn giá trên một Mb thì khoảng 830 đồng/Mb. Khi đó giả dụ như các nhà 
mạng Việt Nam cung cấp mức giá 830 đồng/Mb cho dịch vụ 4G với dung lượng 
ở tốc độ cao là 1.000Mb, thì tổng mức chi trả hàng tháng của khách hàng là 
83.000 đồng/tháng, cao hơn 66% so với chi phí hàng tháng hiện tại. 
 505 
 Xét về khía cạnh kĩ thuật, các nhà mạng đều có những thử nghiệm riêng 
nhưng về góc độ quản lí để sử dụng nhiều dịch vụ băng thông lớn hơn thì hệ thống 
truyền dẫn hiện nay cần nâng cấp, có thể nâng cấp các tuyến cáp quang, các tuyến 
cáp quang biển mới, đây cũng đang là thách thức đối với các doanh nghiệp. 
 Mặt khác khi xây dựng mạng băng rộng quá trình lắp đặt các trạm 4G/LTE 
cũng gặp rất nhiều khó khan. Nếu tiếp tục sử dụng băng tần 1800MHz trên các 
trạm 4G/LTE này thì có thể gây nhiễu cho tổng đài Core (mạng lõi). Điều này 
vô cùng khó khăn vì mạng 2G, 3G vẫn đang được dùng chung trên đó bởi khi 
ảnh hưởng bởi chất lượng dịch vụ 4G/LTE cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng 
của dịch vụ 2G và 3G (hiện đang rất ổn định) và ngược lại. 
 6. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp viễn thông 
 Đầu tiên, khi cung cấp bất cứ dịch vụ nào, các nhà cung cấp dịch vụ cần 
đảm bảo chất lượng dịch vụ luôn ổn định và đúng chất lượng cam kết đối với 
khách hàng. Đối với việc phát triển dịch vụ 4G/LTE, việc đảm bảo chất lượng và 
an toàn hệ thống cần đặt lên hàng đầu. Với tốc độ truy cập nhanh của công nghệ 
viễn thông 4G (lên đến 300Mbps) , yêu cầu băng thông kết nối liên tục tăng cao 
gấp 10-20 lần so với 3G, đến 100 lần so với công nghệ 2G, do vậy các doanh 
nghiệp viễn thông cần đảm bảo đường truyền dẫn của mình quản lý, vận hành 
luôn đảm bảo tốc độ. 
 Bằng việc đầu tư hạ tầng 4G dẫn đặc biệt là truyền dẫn quang sẽ đảm bảo 
lợi thế cạnh tranh, chủ động trong điều phối dung lượng, cung cấp dịch vụ đến 
khách hàng. Nếu so sánh các hệ thống thiết bị mạng của các nhà mạng là một 
quốc gia, thì mạng truyền dẫn là hệ thống hạ tầng giao thông của quốc gia đó. Đó 
là vấn đề mà các doanh nghiệp viễn thông cần quan tâm hàng đầu. 
 Khi băng rộng di động 4G/LTE đang trở thành một làn sóng trong cuộc 
sống của con người, yêu cầu của họ về tốc độ, chất lượng và sự sẵn có luôn tăng 
lên. Mạng lưới trở nên quan trọng trong trường hợp này. Bên cạnh đó, điều ngày 
càng quan trọng là nhà mạng cần phải tạo nên sự khác biệt khiến các đối thủ khó 
có thể sao chép, nhờ đó mới đi trước đối thủ cạnh tranh một bước. Với dịch vụ 
4G/LTE, các nhà mạng ở Việt Nam có thể cùng đầu tư được các thiết bị, công 
nghệ 4G tương tự như nhau tuy nhiên, điều làm ra khác biệt chính là nội dung 
của dịch vụ trên đó. 
 Cùng với việc phát triển 4G LTE, nền tảng IoT (internet of things) đang 
được dự báo là một trong những công nghệ nổi bật trong tương lai, mang lại cơ 
 506 
hội kết hợp phát triển ứng dụng IoT trên nền tảng 4G, nhằm tìm ra các hướng đi 
mới trong việc phát triển kinh doanh dịch vụ cho doanh nghiệp trên nền tảng 
internet. Do vậy, các dịch vụ phát triển mới của các doanh nghiệp cần có mỗi 
liên kết chặt chẽ giữa 4G/LTE và IoT (Internet of Things) ở các lĩnh vực như kết 
nối ô tô, xe máy, xây dựng hệ thống giao thông thông minh, thành phố thông 
minh, y tế, di động, giáo dục trực truyến, truyền hình trực tuyến... hay giải pháp 
IoT cho doanh nghiệp để quản lý tài sản, quy trình,... 
 Các nhà mạng lớn đều có hạ tầng rộng khắp, thay vì tự sáng tạo, các doanh 
nghiệp cung cấp dịch vụ 4G/LTE có thể tham gia với bên thứ ba để cải tiến dịch 
vụ. Tuy nhiên, đó không đơn giản là ghép nối các dịch vụ với nhau. Họ phải cải 
tiến theo từng lớp dịch vụ và đem lại giá trị cho khách hàng, dựa trên tài sản lớn 
nhất của họ: kết nối tốt, thắt chặt quan hệ với khách hàng dựa trên nền tảng Iot. 
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng trưởng về mặt doanh thu cũng như số 
thuê bao và cũng góp phần mang đến nhiều ứng dụng thiết thực hơn trong đời 
sống xã hội. 
 Với kinh nghiệm biến dịch vụ viễn thông từ xa xỉ trở thành bình dân của 
mạng 2G cũng như 3G tại Việt Nam trong các năm qua, các nhà cung cấp dịch 
vụ 4G/LTE cũng cần quan tâm đến việc tối đa hóa được số lượng người trải 
nghiệm và sử dụng dịch vụ của mình bằng cách thiết kế chính sách gói cước phù 
hợp với từng vùng miền và đối tượng người sử dụng. Đồng thời cần đưa ra mức 
giá thích hợp với từng khách hàng nhằm đảm bảo mục tiêu vừa có lợi cho doanh 
nghiệp, vừa có lợi cho khách hàng. 
 Trên thực tế, người dùng di động không bao giờ là một nhóm đồng nhất, 
sự tăng trưởng về điện thoại thông minh (smartphone) và các ứng dụng di động 
(Zalo, Facebook, Viber, Grab, Uber,...) cho thấy sự đang thay đổi chóng mặt, và 
người dùng có xu hướng cá nhân hóa hành vi sử dụng hơn bao giờ hết. Điều này 
nghĩa là một trải nghiệm tuyệt với đối với một người không có nghĩa tương tự 
đối với một người khác. Do đó nhà mạng cần thiết đầu tư một hệ thống quản trị 
trải nghiệm khách hàng CEM (Customer Experience Management) và QoE 
(Quality of Experience) tiên tiến, hiện đại với những KPI đo lường hiệu quả mức 
độ trải nghiệm, không ngừng tương tác và đánh giá sự hài lòng của khách hàng. 
Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thương hiệu và tạo dựng 
uy tín của mình cũng như có những thay đổi, điều chỉnh về chính sách nhằm hỗ 
trợ và giữ chân khách hàng tốt nhất. 
 507 
 Trong lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là trước sự phát triển mạnh mẽ của 
4G/LTE, vấn đề bảo mật thông tin cũng như các mối lo ngại trước các nguy cơ 
an ninh đang được nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam đặt ra. Việc phát 
triển 4G/LTE có thể coi là một cuộc cách mạng mở đường cho sự phát triển của 
các dịch vụ kết nối thiết bị cá nhân lên mạng công cộng. Điều đó có nghĩa là để 
thu hút thêm các khách hàng trải nghiệm và sử dụng dịch vụ, các nhà mạng cần 
đảm bảo được mức độ bảo mật thông tin người dùng cao nhất cũng như phải sử 
dụng các thiết bị uy tín nhằm đảm bảo sự tin tưởng cũng như an toàn cho người 
sử dụng dịch vụ. 
 Có thể thấy, dù còn nhiều thách thức nhưng xu thế triển khai công nghệ 
4G trên thế giới đang phát triển rất nhanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu 
hướng đó. Để triển khai và tận dụng hiệu quả 4G, các chuyên gia cho rằng cần 
thiết phải có sự đồng thuận, phát triển nhịp nhàng giữa chính phủ, các nhà mạng, 
năng lực cung cấp thiết bị đầu cuối và đặc biệt là phần nội dung, ứng dụng chạy 
trên đó. Với ưu điểm tốc độ truyền tải cao, công nghệ 4G/LTE được kỳ vọng sẽ 
mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho những ngành nghề mới tại Việt Nam. 
 Tài liệu tham khảo 
 1. Sách trắng Việt Nam 2016 và 2017 - www.eurochamvn.org. 
 2. "Lte Deployment Strategies: Network Overlay Vs. Single Ran", 
 Heavy Reading, 2/2013. 
 3. "Viet Nam update on spectrum situation", Cục quản lý tần số vô 
 tuyến, 2016. 
 4. "Global LTE network deployments", GSA, 04/2016. 
 5. "Global Growth of LTE Subscriptions", GSA, Q1/2016. 
 6. "LTE Subscriptions Regional", GSA, Q1/2016. 
 7. "LTE subscriptions forecast", GSA, Q1/2016. 
 8. "REPORT: Status of the LTE Ecosystem", GSA, 04/2016. 
 9.  truy cập cuối 
 cùng ngày 20/06/2016. 
 10. “A single RAN strategy can offer double -digit savings for LTE 
 deployment: a real TCO comparison", Analysys Mason, 10/2013. 
 11. "Danh mục thiết bị đầu cuối hỗ trợ 4G trên mạng MobiFone", Ban 
 Kinh doanh - Tổng công ty Viễn thông MobiFone, 06/2016. 
 12. Trải nghiệm khách hàng - Một tiếp cận mới trong kinh doanh, Ngô 
 Thị Sa Ly - Khoa Kinh tế - Đại học Đông Á. 
 508 

File đính kèm:

  • pdfxu_huong_phat_trien_4glte_co_hoi_va_thach_thuc_doi_voi_cac_d.pdf