Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh

TÓM TẮT

Mô hình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM)

và tỉnh Tây Ninh được thực hiện trong hai năm 2016-2017. Tôm được thả nuôi trong ao với mật

độ 6-8 con/m2, sau 6-7 tháng nuôi tôm đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 12-14 con/kg. Tỉ lệ

sống ở các ao nuôi dao động từ 33-72%. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở các ao cho ăn thức ăn

công nghiệp là 1,4-1,7 và thức ăn chế biến là 3-3,2. Năng suất tôm dao động từ 2.200-3.200 kg/ha.

Tỷ suất lợi nhuận 19-72%. Để trang bị kiến thức cho nông dân, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy

sản II đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất cho 60 kỹ

thuật viên và nông dân ở hai địa phương Tp. Hồ Chí Minh và Tây Ninh, giúp nông dân biết phân

loại hình thái, đặc tính sinh trưởng, kỹ thuật nuôi trong ao Kết quả thực nghiệm cho thấy mô hình

nuôi tôm càng xanh toàn đực rút ngắn thời gian thu hồi vốn và góp phần đa dạng loài và mô hình

nuôi, tăng thêm nguồn thu nhập cho người nuôi thủy sản.

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 1

Trang 1

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 2

Trang 2

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 3

Trang 3

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 4

Trang 4

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 5

Trang 5

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 6

Trang 6

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 7

Trang 7

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 8

Trang 8

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 9

Trang 9

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 24500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh
ch tôm thương phẩm
Hình 10. Thu hoạch tôm tại Tây Ninh
Tôm càng xanh được thu hoạch hoàn toàn 
sau 7-8 tháng nuôi với kích cỡ thu hoạch trung 
95TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
bình 10-14 con/kg. Tôm thu hoạch được bán 
cho các thương lái thu mua tôm tại địa phương. 
Trước khi thu hoạch, tiến hành thay nước 50% 
trong 3 ngày liên tục để kích thích TCX lột xác 
đồng loạt nhằm giảm tỷ lệ tôm mềm vỏ.
Hình 11: Thu hoạch tôm tại ao nuôi Tp. HCM
Năng suất tôm nuôi thay đổi theo các hộ, 
dao động từ 2-3,2 tấn/ha. Tổng diện tích nuôi 
thực nghiệm TCX toàn đực của là 16.200 m2, 
tổng sản lượng tôm thu hoạch là 3.995 kg và 
năng suất trung bình cho các mô hình là 2,46 
tấn/ha. 
Bảng 5. Kết quả nuôi thương phẩm TCX toàn đực của các mô hình ở Tây Ninh
Ao
Mô hình
Diện tích
(m2)
Số lượng
giống (con)
Số tôm thu 
hoạch (kg)
Năng suất 
(tấn/ha)
Tỷ lệ sống 
(%)
HCM1 2.000 16.000 465 2,32 37,7
HCM2 4.000 28.000 880 2,2 40,8
HCM3 3.000 19.000 610 2,03 41,7
TN1 2.700 14.500 870 3,2 72
TN2 2.500 20.000 730 2,92 54,8
TN3 2.000 16.000 440 2,2 33
Tổng cộng 16.200 113.500 3.995 2,46 46,66
Hình 12. Thu hoạch TCX của hộ Nguyễn Văn Chiến ở kênh Tây
3.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình
So sánh giữa các mô hình nuôi TCX toàn 
đực cho thấy điều kiện môi trường ao nuôi, 
trang thiết bị, chăm sóc quản lý, sẽ cho kết 
quả về tỷ lệ sống và năng suất ở các mô hình 
khác nhau. Các mô hình nuôi TCX toàn đực ở 
Tây Ninh đạt năng suất cao nhất (2,9-3,2 tấn/
ha), kế đến là ở sông Sài Gòn (2-2,4 tấn/ha). 
96 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của mô 
hình được trình bày ở Bảng 6 và 7. Trong cấu 
thành tổng chi phí, chi phí con giống của các mô 
hình 15-20%. Điều này cũng tương tự với báo 
cáo về chi phí con giống TCX của Trần Ngọc 
Hải (2014). Đây cũng là một trở ngại cho phát 
triển nghề nuôi TCX toàn đực. Chi phí nhân 
công và năng lượng sử dụng cho các mô hình 
này không đáng kể. Từ số liệu ở Bảng 6 cho 
thấy để nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình 
nuôi TCX toàn đực thì cần giảm chi phí con 
giống, thức ăn và trang thiết bị. 
Bảng 6. Tổng chi phí của các mô hình nuôi TCX toàn đực
Đơn vị (1.000đ)
Ao
mô hình
Con giống 
(500đ/con)
Thức ăn CN 
(32.000đ/kg)
Thức ăn CB 
(5.000đ/kg)
Nhân 
công
Hóa chất và 
năng lượng
Chi khác
Tổng chi 
phí
HCM1 12.500 23.808 7.208 12.000 12.000 30.000 97.516
HCM2 20.000 39.424 13.200 24.000 28.000 30.000 154.624
HCM3 15.000 33.184 9.760 13.000 16.000 30.000 116.944
TN1 12.500 44.544 13.050 14.000 12.000 30.000 126.094
TN2 15.000 32.704 11.680 14.000 14.000 30.000 117.384
TN3 12.500 23.936 6.380 13.000 16.000 10.000 81.816
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi TCX toàn đực
 Đơn vị (1.000đ)
Ao
mô hình
Năng suất 
(kg/ao)
Chi phí Doanh thu Lãi ròng Tỷ suất lợi nhuận 
(%)
HCM1 465 97.516 116.250 18.735 19,21
HCM2 880 154.624 220.000 65.376 42,28
HCM3 610 116.944 152.500 35.556 30,4
TN1 870 126.094 217.500 91.406 72,49
TN2 730 117.384 182.500 65.116 55,47
TN3 440 81.816 110.000 28.184 34,45
3.8. Tập huấn và hội thảo
Hình 13. Tập huấn kỹ thuật nuôi TCX toàn đực tại Trung tâm Khuyến nông Tỉnh Tây Ninh
97TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Kết quả thực nghiệm của các mô hình nuôi 
TCX toàn đực được tổng kết, đánh giá và xây 
dựng nội dung cho tập huấn lý thuyết và hội 
thảo đầu bờ tại địa điểm ở Tp HCM và tỉnh 
Tây Ninh.
Kết thúc thời gian tập huấn các học viên đã 
hiểu và nắm bắt được những kiến thức cơ bản 
về nguồn gốc, hiện trạng và quy trình kỹ thuật 
nuôi TCX toàn đực phù hợp với các điều kiện tự 
nhiên và kinh tế - xã hội của Tp. HCM và tỉnh 
Tây Ninh.
IV. THẢO LUẬN
Các ao nuôi TCX toàn đực được chọn có vị 
trí gần kênh và sông. Ở khu vực kênh Đông và 
kênh Tây, nước cấp cho ao trực tiếp từ kênh theo 
hình thức chảy tràn; ở khu vực sông Sài Gòn, ao 
được cấp nước bằng máy bơm và thủy triều. 
Một trong những tính chất quan trọng của 
ao được quan tâm nhất là khả năng giữ nước 
và sinh phèn. Các ao nuôi TCX toàn đực được 
chọn có nền đất sét hay thịt pha sét nên đều đảm 
bảo được chức năng giữ nước.
Đa số ao có hình chữ nhật, bờ ao được gia 
cố chắc chắn, không rò rỉ, không hang hốc làm 
nơi trú ẩn cho các sinh vật địch hại của tôm. Mặt 
bờ ao rộng từ 1-2 m nên thuận tiện cho việc đi 
lại chăm sóc tôm.
Hệ thống cấp tiêu nước cho ao được thiết 
kế đơn giản với các ống PVC có Ø = 220-300 
cm. Hầu hết các ao có 1 đường ống lấy nước và 
1 đường ống thoát nước. Miệng ống có lưới bao 
ngăn không cho địch hại xâm nhập vào trong ao 
hoặc tôm nuôi thoát ra ngoài.
Thức ăn tự chế biến ở các hộ nuôi vùng 
sông Sài Gòn và kênh Tây là cá tạp và ốc bươu 
vàng mua tại địa phương; còn ở các hộ nuôi 
kênh Đông là bắp xay và ốc bươu vàng (Hình 
10). Kích cỡ thức ăn tùy thuộc vào từng giai 
đoạn phát triển của tôm. Kiểm tra sự ăn mồi của 
tôm thông qua sàng ăn. Thức ăn được kiểm tra 
sau 4 giờ cho ăn, nếu thức ăn còn hoặc hết thì sẽ 
giảm hoặc tăng lượng thức ăn cho lần sau.
Nhìn chung nhiệt độ không có sự biến động 
lớn giữa các ao, dao động từ 27,50C đến 28,50C. 
Theo New (2002) giới hạn nhiệt độ thích hợp 
cho sự sinh trưởng của TCX là từ 20-340C. Sự 
dao động về nhiệt độ trong suốt thời gian nuôi 
vẫn nằm trong giới hạn thích hợp cho sự tăng 
trưởng và phát triển của tôm. Theo Boyd (2002), 
chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không vượt quá 
5ºC được xem là tối ưu cho nuôi tôm. Thời gian 
triển khai các mô hình nuôi TCX toàn đực là 
từ tháng 6 đến tháng 12 (dương lịch), đã bước 
vào thời điểm mùa mưa; càng về cuối vụ nuôi 
tần suất mưa cao và lượng mưa thường lớn. Tuy 
nhiên, biến động nhiệt độ ngày đêm vẫn nằm 
trong giới hạn thích hợp cho tôm sinh trưởng. 
Giá trị pH trung bình của các ao ở khu vực 
kênh Đông là 8, kênh Tây là 8,8 và sông Sài Gòn 
là 6. Nguồn nước cấp từ các kênh bắt nguồn từ 
hồ Dầu Tiếng có chất lượng tốt và yếu tố pH 
là tương đối ổn định. Trong khi đó, chất lượng 
nước sông Sài Gòn có sự biến động lớn theo 
thời gian và theo vị trí. Hơn nữa, nhiều vùng đất 
ven sông Sài Gòn có khả năng sinh phèn nên 
các ao ở vùng sông Sài Gòn có pH thấp hơn. 
Tuy nhiên, do có sự chăm sóc và quản lý tốt của 
các nông hộ tham gia thực hiện mô hình nên đã 
góp phần làm giảm sự biến động pH trong điều 
kiện bất lợi của thời tiết ở cuối vụ. 
Như vậy, hàm lượng DO trong các ao thuộc 
mô hình hầu như nằm trong khoảng thích hợp 
cho TCX; chỉ có thời điểm cuối vụ nuôi khi hàm 
lượng DO thấp hơn 3 mg/L có thể ảnh hưởng 
không tốt cho sự sinh trưởng của tôm. Do hầu 
hết các ao mô hình không có hệ thống sục khí 
hay đảo nước tạo ôxy, nên tôm nuôi ở tháng 
nuôi thứ 4 có triệu chứng thiếu ôxy. 
Sự biến động hàm lượng NO
2
-N trong các 
ao nuôi có liên quan rất lớn đến mức độ tích lũy 
vật chất dinh dưỡng và sự phát triển của tảo. 
Trong ao nuôi, thức ăn công nghiệp và thức ăn 
tươi giàu đạm được cung cấp vào ao nuôi với 
một lượng lớn, quá trình khoáng hóa các chất 
hữu cơ tạo ra nhiều loại muối dinh dưỡng trong 
đó có dạng NO
2
-N; lượng thức ăn cung cấp tăng 
dần theo khối lượng tôm nuôi nên hàm lượng 
NO
2
-N tăng dần về cuối vụ nuôi. Hàm lượng 
NO
2
-N cho phép trong ao nuôi thủy sản là < 2 
98 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
mg/L, tốt nhất là nhỏ hơn 1 mg/L (Boyd, 1990). 
Kết quả theo dõi cho thấy chỉ tiêu này vẫn nằm 
trong giới hạn thích hợp, không có ảnh hưởng 
đáng kể đến sự tăng trưởng và phát triển của tôm. 
Trong quá trình nuôi, hàm lượng ammonia 
tổng số (TAN) của các ao trong mô hình dao 
động từ 2-3 mg/L và có xu hướng tăng dần theo 
thời gian. Sự biến động này gắn liền với sự biến 
động của mật độ tảo trong ao. Các ao nuôi mô 
hình đã thu tỉa sớm ở tháng thứ 5 trở đi khi tôm 
đạt kích cỡ thương phẩm, 10-14 con/kg.
Việc thu tỉa là cần thiết vì ở kích cỡ này, 
tốc độ sinh trưởng của tôm đã bị chậm lại; thu 
tỉa cũng làm giảm sinh khối tôm trong ao, giúp 
quản lý môi trường thuận lợi hơn. Một điểm cần 
lưu ý là các ao nuôi thường bị nhiễm cá tạp, ở 
vùng sông Sài Gòn là cá trê, lóc và rô đồng 
và ở kênh là cá lóc, mè vinh. Cá tạp đã cạnh 
tranh thức ăn và không gian sống của tôm nuôi; 
hơn nữa một số loài cá còn là địch hại của tôm. 
Do đó, để nuôi tôm đạt hiệu quả cao cần phải 
tập trung vào các biện pháp quản lý các yếu tố 
môi trường tốt, tăng cường biện pháp ngăn chặn 
nhiễm cá tạp từ tự nhiên. 
Kết quả nuôi của các mô hình nhìn chung 
đạt cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trước 
đây như kết quả thực nghiệm nuôi TCX thâm 
canh trong ao đất tại Long An đạt 1.200-3.000 
kg/ha (Dương Nhựt Long, 2003), ở Malaysia 
đạt 2.287 kg/ha và ở Đài Loan đạt 1.500-3.000 
kg/ha (Ang và ctv., 1990).
Sự chênh lệch về năng suất tôm nuôi cho 
thấy bên cạnh sự khác biệt về vùng địa lý: 
Điều kiện tự nhiên, chất lượng nước cấp cho ao 
nuôi, còn có vai trò quan trọng của quản lý và 
chăm sóc. Hệ thống nuôi được quản lý tốt giữ 
vai trò thật sự quyết định đến năng suất, chất 
lượng sản phẩm tôm nuôi và lợi nhuận của mô 
hình nuôi.
Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy 
các mô hình đều đạt lợi nhuận khi kết thúc vụ 
nuôi. Trong các mô hình, có 2 ao ở Tây Ninh 
(TN1 và TN2) đạt năng suất tôm nuôi ngoài 
mong đợi (2,92-3,2 tấn/ha) và có tỷ suất lợi 
nhuận đạt 55-72%. Các mô hình còn lại có năng 
suất đạt mục tiêu đề ra (2-2,4 tấn/ha) và tỷ suất 
lợi nhuận trung bình đạt 19-72%. 
Cũng cần nhấn mạnh là vào thời điểm thu 
hoạch, tôm được thương lái mua với giá cao 
từ 250.000-300.000 đồng/kg. Từ đó cho thấy, 
ngoài cơ sở hạ tầng cũng như kỹ thuật chăm sóc 
và quản lý góp phần ổn định năng suất, bố trí 
lịch thời vụ để có giá bán cao và hiệu quả kinh 
tế lớn cũng là vấn đề rất cần được quan tâm 
trong tương lai.
V. KẾT LUẬN 
- Các ao nuôi TCX toàn đực ở vùng sinh 
thái thủy lợi có chất lượng nước tốt và ổn định 
hơn, thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển 
của tôm so với vùng sinh thái nước sông. 
- Các mô hình nuôi TCX toàn đực không xảy 
ra dịch bệnh và đều thu tỉa sau 5-6 tháng nuôi và 
thu hoạch toàn bộ sau 7-8 tháng nuôi với kích 
thước thu hoạch dao động từ 10-14 con/kg. 
- Năng suất nuôi tôm trung bình là 2,46 tấn/
ha, dao động từ 2,2-3,2 tấn/ha. Tỉ lệ sống trung 
bình ở các ao nuôi là 46,66%. Hệ số chuyển đổi 
thức ăn (FCR) ở các ao mô hình với thức ăn công 
nghiệp là 1,4-1,7 và thức ăn chế biến là 3-3,2.
- Các ao nuôi TCX toàn đực đều đạt được 
lợi nhuận với tỷ suất lợi nhuận là 19-72%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Trần Ngọc Hải, 2010. Hiện trạng sản xuất giống 
và nuôi tôm càng xanh ở Đồng bằng Sông Cửu 
Long. Hội thảo về tôm càng xanh năm 2010-Viện 
Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.
Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Tuần, Hoàng Thị Thủy 
Tiên, Lâm Quyền, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn 
Nhứt và Huỳnh Thị Hồng Châu, 2004. Kết quả 
bước đầu sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực, 
Tuyển tập nghề cá Đồng bằng Sông Cửu Long, Nhà 
xuất bản nông nghiệp Tp.HCM, trang 159-177.
Lê Tiêu La, 2009. Quy hoạch phát triển nuôi trồng 
thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 
99TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
năm 2015, định hướng đến năm 2020. Viện kinh 
tế và quy hoạch thủy sản, 237 trang.
Dương Nhựt Long, 2003. Thực nghiệm xây dựng 
mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao 
đất tại huyện Mộc Hóa tỉnh Long An. Báo cáo 
tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học tỉnh Long 
An, 34 trang.
Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2011. Báo cáo sơ kết tình 
hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt năm 2011 
và giải pháp triển khai năm 2012 khu vực miền 
Nam. 
Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần 
Thị Thanh Hiền và Marcy N. Wilder, 2003. 
Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống TCX 
(Macrobrachium rosenbergii), Nhà xuất bản 
Nông nghiệp Tp.HCM, 127 trang.
Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2000. Kỹ thuật sản xuất 
giống tôm càng xanh, NXB Nông nghiệp, Thành 
phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Như Tiệp, 2004. Chất lượng và giải phát 
phát triển bền vững nuôi cá da trơn. Hội thảo 
quốc gia và chất lượng và thương hiệu cho cá da 
trơn Việt Nam. An Giang ngày 14-15/12/2004.
Tài liệu tiếng Anh
Aquacop, 1983. Intensive rearing in clear water of 
Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) at 
the Centre Oceanologique du Pacifique, Tahiti. In: 
McVey, J.P., Moore, J.R. (Eds.), CRC Handbook 
of Mariculture, Crustacean Aquaculture, Vol. 1. 
CRC, Florida, pp. 179-187.
FAO, 2007. Macrobrachium rosenbergii (De Man, 
1879). Pp 88.
FAO, 2008. Fisheries Statistical Database, Global 
Aquaculture Production, the State of World 
Fisheries and Aquaculture 2008. Rome, Italy.
New, M.B., 2002. Farming freshwater prawns: A 
manual for the culture of the giant river prawn 
(M. rosenbergii). FAO Fisheries Technical Paper, 
Vol. 428. A Network of Aquaculture Centers in 
Asia Pacific, Rome, Italy. pp.1-10.
Nair, C.M. and K.R. Salin, 2012. Current status 
and prospects of farming the giant river 
prawn Macrobrachium rosenbergii (De 
Man, 1879) and the monsoon river prawn 
Macrobrachium malcolmsonii (HM Edwards) in 
India. Aquaculture Research, 43 (7), 999-1014.
100 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
ESTABLISHMENT OF CULTURE MODEL FOR ALL-MALE GIANT 
FRESHWATER PRAWN (Macrobrachium rosenbergii) IN HO CHI 
MINH CITY AND TAY NINH PROVINCE 
 Nguyen Duc Minh1*, Do Thi Phuong1, Tran Ngoc Anh Tuan1
ABSTRACT
The study on all-male giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) farming was carried 
out at Ho Chi Minh City and Tay Ninh province from 2016 to 2017. The stocking density was 6-8 
prawn/m2, farming duration was 6-7 months. Average size of prawn at harvest ranged from 12-14 
individual/kg. Survival rate in ponds ranged from 33-72%. Feed conversion ratio (FCR) in the 
model ponds was 1.4-1.7 and 3-3.2 for commercial feed and home-made feed, respectively. Prawn 
yield ranged from 2,200-3,200 kg/ha. Profit rate fluctuated in the range of 19-84%. In order to 
transfer knowledge to the prawn farmers, the project team has given technical training courses for 
intensive farming of giant freshwater prawns in earthen ponds for 60 technicians and farmers in two 
localities in Ho Chi Minh City and Tay Ninh province. The results of this study also showed that the 
all-male giant freshwater prawn farming model could shorten the duration of capital turnover and 
contributed to the diversity of culture species, increasing income for farmers. 
Keywords: All-male prawn, profit, technical training.
Người phản biện: ThS. Nguyễn Thanh Vũ
Ngày nhận bài: 11/6/2018
Ngày thông qua phản biện: 30/6/2018
Ngày duyệt đăng: 10/7/2018
1 Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No.2
* Email: minhria2@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_mo_hinh_nuoi_thuong_pham_tom_cang_xanh_toan_duc_tai.pdf