Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng

TÓM TẮT

Nghiên cứu này trình bày các thông số di truyền trên tôm càng xanh bao gồm hệ số di truyền và

tương quan di truyền giữa các tính trạng kích thước cơ thể (trọng lượng thân, chiều dài chuẩn, chiều

dài giáp đầu ngực, chiều dài thân, chiều rộng giáp đầu ngực, chiều rộng thân) ước tính ở hai lứa tuổi

khác nhau là tuần nuôi thứ 10 và tuần nuôi thứ 18. Số liệu sử dụng trong báo cáo báo này được thu

từ 4.650 cá thể (bao gồm 2.432 và 2.218 cá thể thu hoạch lần lượt ở tuần thứ 10 và thứ 18) thuộc thế

hệ F3 với thông tin di truyền của 18.387 cá thể thuộc 4 thế hệ trong chương trình chọn giống tôm

càng xanh. Ước tính hệ số di truyền các tính trạng kích thước cơ thể ở mức trung bình (0,06 – 0,11

và 0,11 – 0,22 lần lượt ở tuần thứ 10 và thứ 18), khác biệt hệ số di truyền ước tính ở hai lứa tuổi

không có ý nghĩa thống kê. Tương quan di truyền giữa các tính trạng trong cùng một lứa tuổi và của

từng tính trạng giữa hai lứa tuổi khác nhau là tương quan chặt. Kết quả nghiên cứu cho phép kết

luận công tác chọn giống tôm càng xanh theo tính trạng trọng lượng thân có thể tiến hành hiệu quả

ở giai đoạn sớm hơn so với tuổi thu-hoạch đang áp dụng.

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng trang 1

Trang 1

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng trang 2

Trang 2

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng trang 3

Trang 3

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng trang 4

Trang 4

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng trang 5

Trang 5

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng trang 6

Trang 6

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng trang 7

Trang 7

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng trang 8

Trang 8

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 14980
Bạn đang xem tài liệu "Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng

Ước tính thông số di truyền ở hai lứa tuổi khác nhau trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống theo tính trạng tăng trưởng
với tương quan di 
truyền ở 2 lứa tuổi.
Bảng 6: Tương quan di truyền (rg) và ảnh hưởng 
chung của con mẹ và môi trường nuôi (rc) của 
các tính trạng ở tuần thứ 10 và tuần thứ 18
Tính trạng rg rc
Sqrt(BW) 0,97±0,19 0,99±0,03
BL 0,98±0,26 0,94±0,03
CL 0,93±0,22 0,97±0,03
AL 0,98±0,25 0,81±0,03
CW 0,98±0,30 0,85±0,03
AW 0,99±0,26 0,96±0,03
Tương quan di truyền của các tính trạng ở 2 
lứa tuổi cũng cao, gần như bằng 1 (Bảng 6) mặc 
dù sai số chuẩn trong các giá trị ước tính này 
khá cao. Tương quan di truyền về trọng lượng 
thân giữa tuần thứ 10 và thứ 18 cũng ở mức cao 
(0,97±0,19). 
IV. THẢO LUẬN
Tương quan di truyền cao giữa các tính 
trạng kích thước cơ thể ở từng lứa tuổi và tính 
trạng trọng lượng thân giữa hai lứa tuổi trên tôm 
càng xanh trong nghiên cứu này tương tự với 
kết quả được công bố trên tôm thẻ chân trắng 
(Pérez-Rostro và Ibarra, 2003) và tôm càng 
xanh (Kitcharoen và ctv, 2011). Kết quả nghiên 
cứu của Hùng và ctv (in review) trên tôm càng 
xanh cũng cho thấy tương quan di truyền cao 
về trọng lượng thân giữa 2 giới tính ở tuổi thu-
hoạch. Những kết quả này có thể do các tính 
trạng kích thước cơ thể liên quan di truyền chặt 
chẽ với nhau và được điều khiển bởi cùng một 
nhóm gien. Tương quan di truyền gần bằng 1 
giữa hai lứa tuổi trên tôm càng xanh cao hơn so 
với tôm sú P. monodon (Coman và ctv, 2010; 
Kenway và ctv, 2006). Trong nghiên cứu trên cá 
hồi vân (Oncorhynchus mykiss) Su và ctv (2002) 
khi theo dõi trọng lượng trước-thu-hoạch một 
cách liên tục hơn (mỗi 28 ngày) cho thấy tương 
quan di truyền giữa các lứa tuổi trước-thu-hoạch 
với trọng lượng thân ở 1 năm tuổi tăng dần từ 
0,24 đến 0,93 từ ngày nuôi 168 đến ngày nuôi 
336, tương quan này chỉ vượt 0,7 sau ngày nuôi 
280. Kết quả này cho thấy tương quan di truyền 
không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn nuôi mà còn 
phụ thuộc vào khoảng cách giữa các lần cân đo. 
Tương quan di truyền thường ở mức thấp đến 
trung bình trong giai đoạn sớm và tăng dần khi 
sinh vật càng gần đến tuổi thu-hoạch. Vì vậy, 
chọn lọc nếu áp dụng ở giai đoạn quá sớm, kích 
thước sinh vật còn quá nhỏ so với kích thước 
thu-hoạch, khi mà ảnh hưởng của con mẹ và các 
yếu tố nuôi chung còn chi phối mạnh có thể sẽ 
mang lại hiệu quả không cao. Trong nghiên cứu 
này, tương quan di truyền giữa các tính trạng tuy 
khá cao nhưng cũng chỉ khảo sát ở duy nhất một 
lứa tuổi trước-thu-hoạch. Để tìm được lứa tuổi 
phù hợp nhất áp dụng chọn lọc cần có những 
khảo sát ở nhiều lứa tuổi trước-thu-hoạch khác 
nhau khác.
Hệ số di truyền tính trạng trọng lượng thân 
ở thế hệ F3 trong nghiên cứu này tương đương 
với hệ số di truyền tính toán ở 4 thế hệ trên cùng 
nguồn vật liệu (Hùng và ctv, in review). Trong 
cả 2 nghiên cứu, hệ số di truyền ước tính là 
cao hơn so với những nghiên cứu trước đó trên 
cùng loài (M. rosenbergii) (Kitcharoen và ctv, 
2011; Luan và ctv, 2012; Malecha và ctv, 1984). 
Kitcharoen và ctv, (2011) công bố hệ số di truyền 
trọng lượng thân h2 = 0,11±0,08 ở 5 tháng tuổi; 
Sqrt(BW) Sqrt(BW) BL CL AL CW AW
BL 0,93±0,01 0,90±0,01 0,86±0,01 0,89±0,01 0,80±0,01
CL 0,98±0,02 0,94±0,01 0,94±0,01 0,89±0,01 0,83±0,01
AL 0,98±0,02 0,98±0,02 0,79±0,01 0,86±0,01 0,79±0,01
CW 0,88±0,10 0,97±0,02 0,92±0,06 0,81±0,01 0,86±0,01
AW 0,98±0,02 0,97±0,04 0,97±0,04 0,90±0,08 0,82±0,01
0,95±0,04 0,98±0,04 0,92±0,05 0,97±0,04 0,89±0,07
9TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
h2 = 0,07±0,04; h2 = 0,20±0,71 (không khác biệt 
so với 0) ở 6 tháng tuổi khi nuôi chung và nuôi 
riêng rẽ theo cá thể. Tuy nhiên các nghiên cứu 
trên tôm càng xanh trước đây thường chỉ dựa 
trên số lượng mẫu khá khiêm tốn của một thế hệ 
và các nghiên cứu tiến hành trong điều kiện thí 
nghiệm trong bể nuôi chứ không phải điều kiện 
nuôi thực tế ngoài ao, vì vậy tăng trưởng của tôm 
là thấp hơn rất nhiều lần so với điều kiện thực 
tế. Hệ số di truyền trọng lượng thân tăng nhẹ từ 
tuổi trước-thu-hoạch đến tuổi thu-hoạch trong 
nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu 
trên tôm thẻ chân trắng (Pérez-Rostro và Ibarra, 
2003; Pérez-Rostro và ctv, 1999) nhưng ngược 
lại với kết quả trên tôm sú (Coman và ctv, 2010; 
Kenway và ctv, 2006). Hệ số di truyền trọng 
lượng thân ở tuổi thu-hoạch (0,15±0,07) trong 
nghiên cứu này cũng thấp hơn so với một số loài 
thủy sản khác như tôm thẻ chân trắng (Argue và 
ctv, 2002; Castillo-Juárez và ctv, 2007; Gitterle 
và ctv, 2005), tôm sú (Coman và ctv, 2010; 
Kenway và ctv, 2006; Macbeth và ctv, 2007), 
tôm he Nhật Bản (P. japonicus) (Hetzel và ctv, 
2000), crayfish (Jones và ctv, 2000; McPhee 
và ctv, 2004), cá rô phi GIFT (Nguyên và ctv, 
2007) và cá tra (Sáng, 2010). Tuy nhiên, cần lưu 
ý rằng các kết quả công bố trên tôm thường là 
những ước tính có sai lệch tăng (overestimated) 
bởi những nghiên cứu này không thể phân tách 
ảnh hưởng của con mẹ và các yếu tố nuôi chung 
ra khỏi biến dị di truyền cộng gộp và vì vậy làm 
cho ước tính hệ số di truyền thiếu chính xác. 
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên đưa hai 
yếu tố ảnh hưởng cố định là kiểu hình trên tôm 
đực và tình trạng sinh sản trên tôm cái vào mô 
hình toán. Kiểu hình của tôm đực là kết quả do 
ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến cấu trúc 
quần đàn tôm đực, một đặc điểm rất riêng biệt 
chỉ có ở tôm càng xanh (Karplus và ctv, 1991). 
Tình trạng sinh sản của tôm cái cũng đã được 
đề cập trong các nghiên cứu của một số tác giả 
(Aflalo và ctv, 2012; Hùng và ctv, in review; 
Thành và ctv, 2009) nhưng cả 2 yếu tố này chưa 
bao giờ được đưa vào mô hình toán mặc dù 
chúng có ảnh hưởng có ý nghĩa và vì vậy không 
thể bỏ qua trong mô hình toán trên tôm càng 
xanh nhằm hạn chế sai lệch. 
Tương quan di truyền cao giữa các tính 
trạng kích thước đo đạt, cho phép chúng 
ta kết luận rằng chọn lọc tính trạng trọng 
lượng cơ thể sẽ mang lại hiệu quả chọn lọc 
cao cho các kích thước cơ thể còn lại, hay 
nói cách khác tôm tăng trưởng đồng đều 
(cân đối) theo các chi tiêu chiều dài, chiều ngang 
và khối lượng.
V. KẾT LUẬN
Ước tính hệ số di truyền ở cả hai lứa tuổi 
trước-thu-hoạch và thu-hoạch đều ở mức trung 
bình. Tương quan di truyền cao giữa trọng 
lượng thân ở hai lứa tuổi này cho phép dự đoán 
hiệu quả chọn lọc tương đương nếu chọn lọc áp 
dụng ở giai đoạn trước-thu-hoạch. Tương quan 
di truyền cao giữa các tính trạng kích thước cơ 
thể ở cả hai lứa tuổi trên tôm càng xanh cũng 
cho phép dự đoán các tính trạng này có thể được 
di truyền cùng nhau trong quá trình chọn giống.
VI. ĐỀ XUẤT
Tiếp tục khảo sát hệ số di truyền tính trạng 
trọng lượng thân ở các lứa tuổi khác nhau để có 
thể xác định lứa tuổi thu hoạch tôm càng xanh 
hợp lý nhất cho việc chọn giống.
LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh 
đạo Viện NCNT Thủy sản II, Trung tâm Quốc 
Gia giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ và các 
đồng nghiệp Nguyễn Thanh Vũ, Nguyễn Trung 
Ký, Kiều Thị Nguyệt Nga trong thực hiện thí 
nghiệm và thu thập số liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aflalo, E. D., Raju, D. V. S. N., Bommi, N. A., 
Verghese, J. T., Samraj, T. Y. C., Hulata, 
G., Ovadia, O. and Sagi, A, 2012. Toward a 
sustainable production of genetically improved 
all-male prawn (Macrobrachium rosenbergii): 
Evaluation of production traits and obtaining 
neo-females in three Indian strains. Aquaculture, 
338-341, 197-207.
10 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Argue, B. J., Arce, S. M., Lotz, J. M. and Moss, S. M., 
2002. Selective breeding of Pacific white shrimp 
(Litopenaeus vannamei) for growth and resistance 
to Taura Syndrome Virus. Aquaculture, 204(3-4), 
447-460.
Argue, B. J., Arce, S. M. and Moss, S. M., 2000. 
Correlation between two size classes of Pacific 
white shrimp Litopenaeus vannamei and its 
potential implications for selective breeding 
programs. Journal of the World Aquaculture 
Society, 31(1), 119-122.
Castillo-Juárez, H., Casares, J. C. Q., Campos-Montes, 
G., Villela, C. C., Ortega, A. M. and Montaldo, H. 
H., 2007. Heritability for body weight at harvest size 
in the Pacific white shrimp, Penaeus (Litopenaeus) 
vannamei, from a multi-environment experiment 
using univariate and multivariate animal models. 
Aquaculture, 273(1), 42-49.
Coman, G. J., Arnold, S. J., Wood, A. T. and Kube, P. 
D., 2010. Age: Age genetic correlations for weight 
of Penaeus monodon reared in broodstock tank 
systems. Aquaculture, 307(1-2), 1-5.
Gilmour, A. R., Gogel, B. J., Cullis, B. R., Welham, 
S. J. and Thompson, R., 2009. ASReml User 
Guide Release 2.1. VSN International Ltd, Hemel 
Hemptead, HP1 1ES, UK.
Gitterle, T., Rye, M., Salte, R., Cock, J., Johansen, 
H., Lozano, C., Arturo Suárez, J. and Gjerde, 
B., 2005. Genetic (co)variation in harvest body 
weight and survival in Penaeus (Litopenaeus) 
vannamei under standard commercial conditions. 
Aquaculture, 243(1-4), 83-92.
Hetzel, D. J. S., Crocos, P. J., Davis, G. P., and Preston, 
N. C., 2000. Response to selection and heritability 
for growth in the Kuruma prawn, Penaeus 
japonicus. Aquaculture, 181(3-4), 215-223.
Hùng, D., Coman, G., Hurwood, D. and Mather, P., 
2012. Experimental assessment of the utility 
of VIE tags in a stock improvement program 
for giant freshwater prawn (Macrobrachium 
rosenbergii) in Vietnam. Aquaculture Research, 
43, 1471–1479.
Hùng, D., Vu, N. T., Nguyên, N. H., Ponzoni, R. 
W., Hurwood, D. and Mather, P., in review. 
Quantitative genetic parameter estimates for body 
and carcass weight traits in a cultured stock of giant 
freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) 
selected for fast growth. Aquaculture.
Jones, C. M., McPhee, C. P. and Ruscoe, I. M., 2000. 
A review of genetic improvement in growth rate 
in redclaw crayfish Cherax quadricarinatus (von 
Martens) (Decapoda: Parastacidae). Aquaculture 
Research, 31(1), 61-67.
Karplus, I., Barki, A., Israel, Y. and Cohen, S. , 1991. 
Social control of growth in Macrobrachium 
rosenbergii. II. The “leapfrog” growth pattern. 
Aquaculture, 96(3-4), 353-365.
Kennedy, B. W., 1990. Use of mixed model 
methodology in analysis of designed experiments. 
In Advances in Statistical Methods for Genetic 
Improvement of Livestock. (D. Gianola and K. 
Hammond, eds): Springer-Verlag, Berlin, 77-97.
Kenway, M., Macbeth, M., Salmon, M., McPhee, 
C., Benzie, J., Wilson, K. and Knibb, W., 2006. 
Heritability and genetic correlations of growth and 
survival in black tiger prawn Penaeus monodon 
reared in tanks. Aquaculture, 259(1-4), 138-145.
Kitcharoen, N., Rungsin, W., Koonawootrittriron, S. 
and Na-Nakorn, U., 2011. Heritability for growth 
traits in giant freshwater prawn, Macrobrachium 
rosenbergii (de Mann 1879) based on best linear 
unbiased prediction methodology. Aquaculture 
Research, 1-7.
Luan, S., Yang, G., Wang, J., Luo, K., Zhang, Y., Gao, 
Q., Hu, H. and Kong, J., 2012. Genetic parameters 
and response to selection for harvest body weight 
of the giant freshwater prawn Macrobrachium 
rosenbergii. Aquaculture, 262-263, 88-96.
Macbeth, M., Kenway, M., Salmon, M., Benzie, J., 
Knibb, W. and Wilson, K., 2007. Heritability of 
reproductive traits and genetic correlations with 
growth in the black tiger prawn Penaeus monodon 
reared in tanks. Aquaculture, 270(1-4), 51-56.
Malecha, S. R., Masuno, S. and Onizuka, D., 1984. 
The feasibility of measuring the heritability of 
growth pattern variation in juvenile freshwater 
prawns, Macrobrachium rosenbergii (de Man). 
Aquaculture, 38(4), 347-363.
McPhee, C. P., Jones, C. M. and Shanks, S. A., 2004. 
Selection for increased weight at 9 months in 
redclaw crayfish (Cherax quadricarinatus). 
Aquaculture, 237(1-4), 131-140.
Nguyên, N. H., Khaw, H. L., Ponzoni, R. W., Hamzah, 
A. and Kamaruzzaman, N., 2007. Can sexual 
dimorphism and body shape be altered in Nile 
tilapia (Oreochromis niloticus) by genetic means? 
Aquaculture, 272(Supplement 1), S38-S46.
Ninh, N. H., Ponzoni, R. W., Nguyen, N. H., 
Woolliams, J. A., Taggart, J. B., McAndrew, B. 
J. and Penman, D. J., 2011. A comparison of 
communal and separate rearing of families in 
selective breeding of common carp (Cyprinus 
11TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
carpio): Estimation of genetic parameters. 
Aquaculture, 322-323(0), 39-46.
Pérez-Rostro, C. I. and Ibarra, A. M., 2003. Quantitative 
genetic parameter estimates for size and growth 
rate traits in Pacific white shrimp, Penaeus 
vannamei (Boone 1931) when reared indoors. 
Aquaculture Research, 34(7), 543-553.
Pérez-Rostro, C. I., Ramirez, J. L. and Ibarra, A. 
M., 1999. Maternal and cage effects on genetic 
parameter estimation for Pacific white shrimp 
Penaeus vannamei Boone. Aquaculture Research, 
30(9), 681-693.
Rutten, M. J. M., Bovenhuis, H. and Komen, H., 2004. 
Modeling fillet traits based on body measurements 
in three Nile tilapia strains (Oreochromis niloticus 
L.). Aquaculture, 231(1-4), 113-122.
Sang, N. V., 2010. Genetic studies on improvement of 
striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) 
for economically important traits. Unpublished 
Docterial thesis, Norwegian University of Life 
Sciences, Aas, Norway.
Su, G.-S., Liljedahl, L.-E. and Gall, G. A. E., 2002. 
Genetic correlations between body weight at 
different ages and with reproductive traits in 
rainbow trout. Aquaculture, 213(1-4), 85-94.
Thành, N. M., Ponzoni, R. W., Nguyen, N. H., Vu, N. 
T., Barnes, A. and Mather, P. B., 2009. Evaluation 
of growth performance in a diallel cross of three 
strains of giant freshwater prawn (Macrobrachium 
rosenbergii) in Vietnam. Aquaculture, 287(1-2), 
75-83.
QUANTITATIVE GENETIC PARAMETERS FOR BODY TRAITS AT 
DIFFERENT AGES IN A CULTURED STOCK OF GIANT FRESHWATER 
PRAWN A (Macrobrachium rosenbergii) SELECTED FOR FAST GROWTH
Dinh Hung1
ABSTRACT
The data set consisted of 4,650 body records collected at weeks 10 and 18 in the full pedigree comprising a 
total of 18,387 records. Variance and covariance components were estimated using restricted maximum like-
lihood fitting a multi-trait animal model. Estimates of heritability for body traits were moderate and ranged 
from 0.06 to 0.11 and 0.11 to 0.22 at weeks 10 and 18, respectively. Genetic correlations between body traits 
within age and genetic correlations for body traits between ages were generally high. Results suggest that 
selection for high growth rate in GFP can be undertaken successfully before full market size has been reached.
Key words: Macrobrachium rosenbergii, heritability, genetic correlation, different age.
Người phản biện: ThS. Phan Minh Quý 
Ngày nhận bài: 6/6/2013 
Ngày thông qua phản biện: 29/6/2013 
Ngày duyệt đăng: 8/7/2013
1 Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No.2 
Email: dinhhungria2@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfuoc_tinh_thong_so_di_truyen_o_hai_lua_tuoi_khac_nhau_tren_to.pdf