Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824)

TÓM TẮT

Cá chình bông (Anguilla marmorata) được nuôi thí nghiệm bằng hệ thống tuần hoàn. Cá chình bông

có khối lượng trung bình 97g được thả nuôi với mật độ 82 con.m-3 trong bể nuôi 4 m3 trong thời gian

393 ngày. Mỗi hệ thống nuôi tuần hoàn được thiết kế bao gồm: 01 tháp lọc nhỏ giọt, 02 lọc sinh học

nối tiếp (vật thể bám chuyển động), 01 bể lắng li tâm, 01 bể nuôi và 01 hệ thống đèn UV. Toàn bộ

thí nghiệm bao gồm 03 hệ thống nuôi tuần hoàn (3 lần lặp lại) thiết kế tương tự về kích thước và

chức năng. Kết quả cho thấy chất lượng nước đạt tối ưu cho cá chình bông sinh trưởng trong suốt vụ

nuôi, cá tiêu thụ thức ăn 1-2% khối lượng thân.ngày -1, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) = 2,44, tỷ lệ

sống 82%, tốc độ tăng trưởng đặc trưng là 0,6%.ngày-1, cá đạt kích cỡ trung bình thu hoạch là 940g.

con-1. Chất lượng cá được đánh giá cao không nhiễm kháng sinh và hóa chất theo quy tiêu chuẩn

xuất khẩu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Công nghệ nuôi cá chình bông bằng hệ

thống tuần hoàn có thể ứng dụng cho vùng nuôi thủy sản trong nhà giảm thiểu ô nhiễm môi trường

và nâng cao năng suất trên diện tích nuôi trong điều kiện trong nhà kín.

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 1

Trang 1

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 2

Trang 2

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 3

Trang 3

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 4

Trang 4

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 5

Trang 5

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 6

Trang 6

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 7

Trang 7

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 8

Trang 8

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 9

Trang 9

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 20220
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824)

Ứng dụng công nghệ tuần hoàn để nuôi cá chình bông (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824)
ổi thức ăn (FCR) - 2,47 2,44 2,41 2,44 ± 0,02
HT: hệ thống; n=3;n: số lần lặp lại của hệ thống; TBRAS: trung bình của RAS1(hệ thống RAS 1), RAS2 (hệ thống 
RAS 2) và RAS3 (hệ thống RAS3); Mean: giá trị trung bình; S.D:độ lệch chuẩn.
IV. THẢO LUẬN
4.1. Biến động chất lượng nước trong hệ 
thống RAS nuôi cá chình bông
Nhiệt độ nước biến động theo xu thế tăng 
dần và đạt tối ưu cho cá chình bông sinh trưởng 
và phát triển. Trong giai đoạn 17 ngày đầu nhiệt 
độ nước ≤ 26oC được đánh giá là không thích 
hợp cho cá chình bông. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng 
dần cuối vụ nuôi đạt ngưỡng thích hợp từ ngày 
nuôi thứ 31-271 và 361- thời điểm thu hoạch 
do khí hậu ấm vào mùa hè ( ≥ 28oC) ở Bảng 
4. Theo Luo và ctv., (2013) cho rằng cá chình 
bông sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 28-33oC 
và chết một phần ở nhiệt độ 18-23oC trong vòng 
20 ngày. Khi nhiệt độ thấp < 28oC trong suốt 
chu kỳ nuôi với tổng thời gian 120 ngày (30% 
thời gian của chu kỳ nuôi) có thể ảnh hưởng đến 
tăng trưởng của cá và khả năng tiêu thụ thức ăn 
(2,23% khối lượng thân.ngày-1 tại 33oC > < 1,82 
% khối lượng thân.ngày-1 tại 28oC). 
pH nước được duy trì ổn định suốt thời 
gian nuôi thông qua bổ sung 268 g NaHCO
3
.
kg thức ăn tiêu thụ-1. Bản chất của nguồn nước 
cấp được ghi nhận pH thấp (pH = 6,6). Trong 
quá trình khoáng hóa TAN bởi quá trình nitrate 
hóa, kiềm được tiêu tốn gây giảm pH (Henze 
và ctv., 1997). Bổ sung NaHCO
3
 tăng kiềm và 
điều chỉnh pH được sử dụng cho hệ thống RAS 
được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Trung bình 
bổ sung 250g NaHCO
3
.kg thức ăn-1 (protein 
thức ăn 35%) để điều chỉnh pH và tăng kiềm 
(Timmons và ctv., 2002). Kết quả nghiên cứu 
của chúng tôi cao hơn 18 g NaHCO
3
.kg-1 thức 
ăn trong điều kiện nguồn nước cấp ban đầu có 
độ kiềm thấp và hàm lượng protein cao hơn và 
cá tích lũy tăng trưởng thấp hơn dẫn đến 1kg 
thức ăn thải ra nhiều TAN. 
Hàm lượng oxy hòa tan tăng dần ở giai 
đoạn đầu của ngày nuôi thứ 1-27 bởi sự hoạt 
động ổn định của hệ thống tháp lọc nhỏ giọt 
khuếch tán oxy hòa tan tối đa (84-96% oxy 
bão hòa) (Eding và ctv., 2006). D.O giảm từ 
ngày nuôi thứ 28-118 trong thời gian này lượng 
thức ăn tăng dẫn đến 01 trong 02 trường hợp: 
(1) khi đó có thể sinh khối vi khuẩn nitrate hóa 
và vi khuẩn dị dưỡng chưa thật ổn định để khử 
hoàn toàn ammonia và vật chất hữu cơ. Theo 
Henze và ctv., (1997) 1g protein thức ăn tiêu 
thụ 1,77g O
2
 và 1g OM (hữu cơ) tiêu thụ 1,42 
g O
2
; (2) lượng vi sinh (dị dưỡng và tự dưỡng) 
tăng nhanh trong hệ thống RAS, trung bình để 
khử 1g TAN cần lượng oxy hòa tan 4,57g O
2
(Henze và ctv., 1997). Để cung cấp thêm lượng 
oxy hòa tan khi thức ăn tăng và sinh khối cá 
83TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
tăng, lưu tốc nước được tăng tối đa theo thiết kế 
240 m3.ngày-1 từ ngày nuôi 119 – 352. Cuối chu 
kỳ (353 – thu hoạch) ghi nhận hàm lượng oxy 
trong bể nuôi có xu hướng giảm. Tương tự như 
cá tra và cá trê nuôi trong hệ thống RAS xảy ra 
cùng như hiện tượng này (Bovendeur và ctv., 
1990; Nhut, 2016). Nhìn chung hàm lượng D.O 
duy trì trong hệ thống RAS của thí nghiệm này > 
6,6 mg.l-1
được đánh giá thích hợp cho cá chình 
nuôi thương phẩm sinh trưởng (Heinsbroek và 
Kamstra, 1990; Kamstra và ctv., 1998; Suzuki 
và ctv., 2003).
CO
2
 hòa tan trong bể cá được xác định định 
kỳ suốt chu kỳ nuôi. Nồng độ CO
2
 hòa tan có 
xu thế giảm dần từ đầu đến cuối chu kỳ nuôi. 
Nhìn chung nồng độ CO
2
 dao động từ 5-25 
mg.l-1 thích hợp cho cá chình nuôi thương phẩm 
(Heinsbroek và Kamstra, 1990). Trong hệ thống 
RAS, nguồn gốc của CO
2
 sinh ra từ hô hấp của 
vi sinh vật chiếm chủ yếu từ lọc sinh học và 
động vật thủy sản nuôi (Hu và ctv., 2011). Theo 
(Timmons và Ebeling, 2010), 1 g O
2
 tiêu thụ 
sinh ra 1,375 g CO
2
. Nồng độ CO
2
 hòa tan trong 
nước cao ảnh hưởng đến sức khỏe động vật thủy 
sản đáng kể (Timmons và Ebeling, 2010). 
Kết quả thể hiện sau 21 ngày khởi động hệ 
thống RAS, TAN có xu thế giảm dần và ổn định 
cuối chu kỳ nuôi. Ngược lại NO
3
-N tăng dần và 
tích lũy đến cuối chu kỳ nuôi trung bình mỗi 
ngày tăng 6 mg.l-1 mặc dù thay nước để giảm 
NO
3
-N đến mức có thể chấp nhận < 100 mg.l-1. 
Nồng độ NO
3
-N thích hợp cho cá chình bông 
chưa được nghiên cứu chi tiết. Tuy nhiên trong 
thí nghiệm này cần duy trì < 100 mg.l-1 dựa vào 
đề nghị cho loài cá da trơn (Henken, 1987). Theo 
báo cáo của Timmons và Ebeling (2010) các loại 
cá nuôi thương phẩm có thể sinh trưởng ở nồng 
độ NO
3
-N < 300 mg.l-1. Giả sử trung bình mỗi 
ngày thay nước 5% tương đương với khử 22 g 
NO
3
-N {5% x 6 m3 = 300 L.ngày1 (~73 g.m-3 x 
0,3 m3 = 22 g NO
3
-N)}. Trong khi đó hàng ngày 
tổng lượng thức ăn tiêu thụ 2 kg tương đương 
138 g N sinh ra trong hệ thống, cá sử dụng N xây 
dựng cơ thể và khử bởi quá trình phản nitrate thụ 
động trong hệ thống RAS. Theo Van Rijn và ctv., 
(2006) quá trình phản nitrate thụ động trong hệ 
thống RAS dao động từ 19-23% so với N của 
thức ăn tiêu thụ. Nhìn chung, nồng độ TAN, 
NO
2
-N và NO
3
-N thích hợp cho sự sinh trưởng 
và phát triển của cá chình.
4.2. Tăng trưởng
Cá chình bông nuôi tăng trưởng từ giai 
đoạn cá giống (97g) trong vòng 393 ngày trong 
RAS đạt kích cỡ thương phẩm trung bình 930g.
con-1 và trung bình mỗi ngày cá chình bông 
tăng trưởng 2,1g.con-1.ngày-1 (tương đương 
với 0,6%.ngày-1). Cá chình thương phẩm được 
người tiêu dùng ưu chuộng có kích cỡ từ 500g 
trở lên và giá trị càng cao khi kích cỡ cá càng 
lớn. Nhưng xu thế thị trường tiêu thụ cá chình từ 
500 – 1000g.con-1. Trong hệ thống này tại thời 
điểm thu hoạch tổng khối lượng cá đạt kích cỡ 
thương phẩm chiếm 87% quần đàn với chiếm 
93% tổng sản lượng. Kết quả này cao hơn so 
với nghiên cứu trước (Suzuki và ctv., 2003). Sự 
phân đàn cá chình nuôi thương phẩm cũng thể 
hiện rất rõ trong hệ thống RAS (Suzuki và ctv., 
2003). Chính vì thế sự phân cỡ cá định kỳ cho 
cá chình nuôi thương phẩm là cần thiết và thu 
tỉa những con lớn được đề nghị (FAO, 2017). Ở 
thí nghiệm này cá chình bông không được phân 
cỡ định kỳ trong suốt chu kỳ nuôi đã làm ảnh 
hưởng đến sinh trưởng, phát triển và gây ra hiện 
tượng phân đàn.
Tỷ lệ sống của cá chình bông nuôi trong hệ 
thống RAS 393 ngày đạt trung bình 82% đã tính 
cá lấy mẫu định kỳ để kiểm tra mầm bệnh và 
phân tích thành phần dinh dưỡng và 23 cá thể cá 
tách đàn nuôi riêng. Tỷ lệ sống của cá chình ở 
thí nghiệm này cao hơn các mô hình nuôi trong 
ao được báo cáo của Liao và ctv., (2002) và 
trong hệ thống RAS (Suzuki và ctv., 2003).
Khẩu phần thức ăn trong suốt giai đoạn 
nuôi dao động từ 1-2% khối lượng thân. ngày-
1 tương đồng với báo cáo của Liao và ctv., 
(2002) và Suzuki và ctv., (2003) nuôi trong hệ 
thống RAS bằng thức ăn tổng hợp. Khẩu phần 
thức ăn thực tế thấp hơn do với dự đoán ban 
đầu (3% khối lượng thân.ngày-1 trong thiết kế) 
dẫn đến hệ thống RAS vận hành tốt hơn nhưng 
tăng chi phí đầu tư xây dựng RAS và vận hành. 
84 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Tuy vậy, đây là lần đầu nghiên cứu trên đối 
tượng cá chình bông nên có thể chấp nhận 
được và sẽ cải tiến cho nghiên cứu tiếp theo. 
Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong nghiên 
cứu này là 2,44 được đánh giá thấp hơn so với 
nuôi cá chình Anguilla anguilla và Anguilla 
japonica. Nguyên nhân có thể là sự khác nhau 
giữa các loài cá chình và thành phần thức ăn 
được các các nghiên cứu trước đây thực hiện 
(Cheng và ctv., 2013; Eding và Kamstra, 2002; 
Gousset, 1990; Heinsbroek và Kreuger, 1992; 
Heinsbroek và Kamstra, 1990; Seo và ctv., 
2013; Suzuki và ctv., 2003). 
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Mô hình RAS nuôi cá chình bông được 
thiết kế thích hợp đã duy trì chất lượng nước đạt 
tối ưu cho cá chình nuôi trong suốt quá trình thí 
nghiệm. Hiệu suất khử và tách chất thải của các 
thiết bị lựa chọn cấu thành hệ thống RAS đạt 
mức tối đa theo thiết kế. 
Mô hình nuôi cá chình bông bằng công 
nghệ RAS đã đạt được năng suất nuôi 47 kg.m-
3. Kích cỡ cá thương phẩm phân đàn lớn, khối 
lượng thân trung bình đạt 0,93 kg.con-1. Tỷ lệ 
sống 82% sau 393 ngày nuôi với tốc độ tăng 
trưởng 2,1g con ngày-1, khẩu phần thức ăn hàng 
ngày là 1-2% khối lượng thân.ngày-1.
5.2. Đề xuất
Công nghệ nuôi cá chình bông bằng hệ 
thống tuần hoàn có thể ứng dụng cho vùng 
nuôi thủy sản nhằm giảm ô nhiễm môi trường 
và tăng năng suất cá nuôi đánh kể. Tuy nhiên, 
để giảm thiểu ô nhiễm tối đa do thay nước bởi 
nitrate tích lũy trong hệ thống và hạn chế sử 
dụng nước, hệ thống RAS cần phải được kết nối 
với hệ thống phản nitrate hay thực vật (kết hợp 
với hệ thống aquaponic).
Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thích 
hợp cho cá chình bông cần được nghiên cứu 
để tối ưu tích lũy dinh dưỡng trong cá, giảm hệ 
số chuyển đổi thức ăn và cải thiện tốc độ tăng 
trưởng cá chình nuôi. Bên cạnh đó, lọc phân cỡ 
cá định kỳ sẽ giảm sự phân đàn cá chình nuôi 
thương phẩm trong suốt quá trình nuôi.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn đến 
Sở Khoa Học và Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí 
Minh đã tài trợ kinh phí cho nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Chu Văn Công., 2005. Nghiên cứu xây dựng quy 
trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Chình tại 
miền Trung Việt Nam. Báo cáo khoa học năm . 
Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III trang 65.
Từ Thanh Dung., Lý Văn Khánh., Trần Ngọc Hải, 
2014. Xác định một số mầm bệnh trên cá chình 
bông (Anguilla marmorata) nuôi trong bể. Tạp 
chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ .Số 
chuyên đề Thủy sản 177–183.
Nguyễn Thành Long., Trần Ngọc Hải., 2014. Các 
khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi 
cá chình hoa (Anguilla anguilla) ở tỉnh Cà Mau. 
Tạp chí khoa học trường ĐH Cần Thơ. Phần B 
Nông nghiệp, Thủy sản và công nghệ sinh học, 
trang 93–94.
Tô Minh Việt., Nguyễn Đình Mão., Hoàng Hà 
Giang., 2013. Hiện trạng kỹ thuật và giải pháp 
phát triển nghề nuôi cá chình bông (Anguilla 
marmorato, Quoy & Gainard, 1824) tại tân thành 
cà mau. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản.
Tài liệu tiếng Anh
Bovendeur, J., Zwaga, A.B., Lobee, B.G.J., Blom, 
J.H., 1990. Fixed-biofilm reactors in aquacultural 
water recycle systems: effect of organic matter 
elimination on nitrification kinetics. Water Res. 
24, 207–213. 
Cheng, W., Lai, C., Lin, Y., 2013. Quantifying the 
Dietary Protein and Lipid Requirements of 
Marble Eel , Anguilla marmorata , with Different 
Body Weight 40, 135–142.
Eding, E., Kamstra, A., 2002. Netherlands farms 
tune recirculation systems to production of 
varied species. Glob. Aquac. Advocate 5, 52–55.
Eding, E.H., Kamstra, A., Verreth, J.A.J., Huisman, 
E.A., Klapwijk, A., 2006. Design and operation 
of nitrifying trickling filters in recirculating 
85TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
aquaculture: A review. Aquac. Eng. 34, 234–260. 
Heinsbroek, L., Kreuger, J., 1992. Feeding and 
growth of glass eels, Anguilla anguilla L.: the 
effect of feeding stimulants on feed intake, energy 
metabolism and growth. Aquac. Res. 327–336. 
Heinsbroek, L.T.N., Kamstra, A., 1990. Design and 
performance of water recirculation systems for 
eel culture. Aquac. Eng. 9, 187–207. 
Henken, J.B.E.H.E.A.M., 1987. Design and 
performance of a water recirculation system 
for high-density culture of the African catfish, 
Clarias gariepinus (Burchell 1822). Aquaculture 
63, 329–353. 
Hu, Y., Ni, Q., Wu, Y., Zhang, Y., Guan, C., 2011. 
Study on CO 2 removal method in recirculating 
aquaculture waters. Procedia Eng. 15, 4780–
4789. 
Kamstra, A., van der Heul, J.., Nijhof, M., 1998. 
Performance and optimisation of trickling filters 
on eel farms. Aquac. Eng. 17, 175–192. 
Liao, I.C., Hsu, Y.-K., Lee, W.C., 2002. Technical 
Innovations in Eel Culture Systems. Rev. Fish. 
Sci. 10, 433–450. 
Luo, M., Guan, R., Li, Z., Jin, H., 2013. The effects 
of water temperature on the survival, feeding, and 
growth of the juveniles of Anguilla marmorata 
and A. bicolor pacifica. Aquaculture 400–401, 
61–64. d
Nhut, N., 2016. Improving sustainability of striped 
catfish (Pangasianodon hypophthalmus) farming 
in the Mekong Delta , Vietnam , through 
recirculation technology.
Suzuki, Y., Maruyama, T., Numata, H., Sato, H., 
Asakawa, M., 2003. Performance of a closed 
recirculating system with foam separation, 
nitrification and denitrification units for intensive 
culture of eel: Towards zero emission. 
Seo, J.S., Choi, J.H., Seo, J.H., Ahn, T.H., Chong, 
W.S., Kim, S.H., Cho, H.S., Ahn, J.C., 2013. 
Comparison of major nutrients in eels Anguilla 
japonica cultured with different formula feeds or 
at different farms. Fish. Aquat. Sci. 16, 85–92. 
Timmons, M.B., Ebeling, J.M., 2010. Recirculating 
Aquaculture, Aquaculture.
Timmons, M.B., Ebeling, J.M., Wheaton, F.W., 
Summerfelt, S.T., Vinci, B.J., 2002. Recirculating 
aquculture systems,2nd edition. NRAC.
Van Rijn, J., Tal, Y., Schreier, H.J., 2006. 
Denitrification in recirculating systems: Theory 
and applications. Aquac. Eng. 34, 364–376. 
86 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
APPLICATION OF A RECIRCULATING AQUACULTURE SYSTEM 
FOR MARBLE EEL (Anguilla marmorata Quoy & Gaimard, 1824) 
CULTURE
Nguyen Nhut1*, Nguyen Hong Quan1 and Nguyen Dinh Hung1
ABSTRACT
The marble eel (Anguilla marmorata) was raised in three indoor recirculating aquaculture systems 
(RAS). Initial body weight of fish was 97g.individual-1, stocking density was 82 individuals.m-3 
in 4m3-concreted tank with culture priod 393 days. Each RAS comprised a trickiling filter, two 
biofilter reactors (media moving bed reactors), a swirl separator, one culture tank and one UV light 
system. Function and dimension of the components of three RAS (three replicates) were similarly 
designed. 
The results showed that the designed RAS maintained optimum water quality for marble eel growth. 
Feeding level was recorded at 1-2% bw.d-1 and averaging feed conversion ratio was 2.44. Averaging 
survival was 82%. Specific growth rate was 0.6 %.d-1 and average final fish body weight was 
940 g.individual-1. Fish fillet quality was high, which was not contaminated with any antibiotics 
and chemicals and followed the standards of Ministry of Agriculture and Rural Development for 
exported aquaculture products. In conclusion, the marble eel can be raised in indoor RAS system to 
reduce pollution and to increase fish yield.
Keywords: recirculating aquaculture system, RAS, marble eel, waste water, Anguilla
Người phản biện: Ths. Nguyễn Văn Tư
Ngày nhận bài: 22/6/2018
Ngày thông qua phản biện: 29/6/2018
Ngày duyệt đăng: 10/7/2018
1 Experimental Biology Department- Research Institute for Aquaculture No.2 
* Email: nhut300676@yahoo.com

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_tuan_hoan_de_nuoi_ca_chinh_bong_anguilla.pdf