Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam

TÓM TẮT

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt được điều tra dựa trên

phương pháp KAP tại các vùng nuôi cá nước ngọt tập trung thuộc tỉnh Hải Dương. Kết quả điều

tra cho thấy 55/60 (91,7%) cơ sở có sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi, trong đó 67,3% cơ

sở sử dụng để trị bệnh, 29,1% cơ sở sử dụng để phòng và trị bệnh, 3,6% cơ sở sử dụng để phòng

bệnh. Tỷ lệ cơ sở mua thuốc kháng sinh từ cửa hàng thuốc thú y là 85,5%, từ cửa hàng thuốc thú

y và nhân y là 12,7%, và chỉ mua từ cửa hàng thuốc nhân y là 1,8%. Thông tin về sử dụng kháng

sinh có được từ người bán thuốc (41,8%), từ hướng dẫn ghi trên bao bì (36,4%), từ người bán thuốc

và hướng dẫn trên bao bì (3,6%), từ hướng dẫn trên bao bì và kinh nghiệm chủ cơ sở (10,9%). Tìm

hiểu về sự hiểu biết và quan điểm của chủ cơ sở về tình hình sử dụng kháng sinh cho thấy 76,7%

chủ cơ sở cho rằng kháng sinh có thể dùng để điều trị bệnh vi khuẩn, 13,3% cho rằng có thể dùng

để điều trị bệnh vi rút, 16,7% cho rằng có thể dùng như chất kích thích sinh trưởng và 3,3% cho

rằng kháng sinh không dùng để điều trị bệnh vi khuẩn. 76,7% cơ sở cho rằng kháng sinh đã và đang

được sử dụng quá nhiều tại vùng nuôi và 78,3% cơ sở có quan điểm là kháng sinh không mang lại

hiệu quả sử dụng như mong đợi.

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam trang 1

Trang 1

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam trang 2

Trang 2

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam trang 3

Trang 3

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam trang 4

Trang 4

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam trang 5

Trang 5

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam trang 6

Trang 6

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam trang 7

Trang 7

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 20400
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam

Tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tại miền Bắc, Việt Nam
bệnh	 trong	quá	 trình	nuôi,	95%	cơ	sở	điều	 tra	
cho	rằng	họ	có	khả	năng	nhận	biết	được	khi	nào	
cá	của	họ	bị	bệnh	dựa	trên	việc	quan	sát	các	dấu	
hiệu,	 biểu	 hiện	 bất	 thường	 của	 cá.	Tuy	nhiên,	
chỉ	 có	30%	 trong	số	họ	đã	 thông	báo	cho	các	
nhà	chức	trách	về	hiện	trạng	cá	bệnh	để	yêu	cầu	
sự	hỗ	trợ	về	kỹ	thuật	và	75%	trong	số	họ	đã	sử	
dụng	ngay	kháng	sinh	để	điều	trị	khi	phát	hiện	
cá	của	họ	bị	bệnh	dù	chưa	được	các	nhà	chuyên	
môn	chẩn	đoán	cá	bị	bệnh	gì	(bảng	2).
Bảng 1. Thông tin cơ bản về các cơ sở điều tra
Thông tin điều tra Trả lời Số hộ trả lời Tỷ lệ (%)
Giới tính
Nam 47 78,3
Nữ 13 27,7
Tham gia đào tạo/tập huấn về phòng trị bệnh
Có 47 78,3
Không 13 27,7
Tham gia đào tạo/tập huấn về sử dụng kháng sinh
Có 43 71,7
Không 17 28,3
Bảng 2. Cách thức xử lý khi bệnh xuất hiện trên cá nuôi
Thông tin điều tra Trả lời Số hộ trả lời Tỷ lệ (%)
Khả năng nhận biết khi cá bị bệnh Có 57 95,0
Không 3 5,0
Khi cá bị bệnh có yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật chẩn đoán Có 18 30,0
Không 42 70,0
Sử dụng kháng sinh ngay khi cá bị bệnh Có 45 75,0
Không 15 25,0
74
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 1 - 2019
Khi	 được	 hỏi	 về	 vai	 trò	 của	 việc	 sử	 dụng	
kháng	 sinh	 trong	 nuôi	 cá,	 76,7%	 cơ	 sở	 được	
hỏi	 trả	 lời	 rằng	 kháng	 sinh	 được	 dùng	 để	 trị	
bệnh	vi	 khuẩn,	 20%	không	biết	 là	 kháng	 sinh	
có	thể	được	dùng	trong	điều	trị	bệnh	vi	khuẩn	
hay	không,	còn	3,3%	khẳng	định	rằng	không	sử	
dụng	kháng	sinh	để	điều	trị	bệnh	vi	khuẩn	(bảng	
3).	 Hơn	 nữa	 13,3%	 cơ	 sở	 được	 hỏi	 cho	 rằng	
kháng	sinh	có	thể	dùng	trong	điều	trị	bệnh	virus	
và	16,7%	cơ	sở	cho	rằng	có	thể	dùng	kháng	sinh	
như	chất	kích	thích	tăng	trưởng	để	tăng	tốc	độ	
phát	triển	của	cá	nuôi.	75%	cơ	sở	được	hỏi	có	
hiểu	biết	rằng	việc	sử	dụng	kháng	sinh	thường	
xuyên	là	nguyên	nhân	gây	ra	hiện	tượng	kháng	
thuốc,	nhờn	thuốc	(bảng	3).
Bảng 3. Hiểu biết, quan điểm của chủ cơ sở điều tra về sử dụng kháng sinh
Thông tin điều tra Trả lời Số hộ trả lời Tỷ lệ (%)
Kháng sinh có điều trị được bệnh vi khuẩn Có 46 76,7
Không 2 3,3
Không biết 12 20,0
Kháng sinh có điều trị được bệnh virus Có 8 13,3
Không 32 53,3
Không biết 20 33,3
Kháng sinh có thể dùng như chất kích thích tăng 
trưởng để tăng tốc độ phát triển của cá
Có 10 16,7
Không 39 65,0
Không biết 11 18,3
Sử dụng kháng sinh thường xuyên gây ra 
hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc
Có 45 75,0
Không 2 3,3
Không biết 13 21,7
Quan điểm về sử dụng kháng sinh trong vùng Quá nhiều 46 76,7
Không nhiều 5 8,3
Không biết 9 15,0
Quan điểm về hiệu quả sử dụng kháng sinh để 
điều trị bệnh cá trong vùng
Không hiệu quả 47 78,3
Hiệu quả 4 6,7
Không biết 9 15,0
Kết	quả	điều	tra	cho	thấy,	mặc	dù	hầu	hết	các	
cơ	sở	điều	 tra	 tại	huyện	Nam	Sách	và	Tứ	Kỳ,	
Hải	Dương	là	những	cơ	sở	có	thâm	niên	trong	
nghề	nuôi	cá	nước	ngọt,	hơn	nữa	phần	lớn	các	
cơ	sở	đã	được	tham	gia	ít	nhất	1	khoá	đào	tạo,	
tập	huấn	về	phòng	trị	bệnh	cá	và	sử	dụng	kháng	
sinh	 trong	NTTS,	 song	 vẫn	 có	 cơ	 sở	 điều	 tra	
khi	được	hỏi	 cho	 rằng	kháng	 sinh	không	điều	
trị	 được	 bệnh	 vi	 khuẩn	 (3,3%)	 và	 kháng	 sinh	
điều	trị	được	bệnh	virus	(13,3%)	(bảng	3).	Nhận	
thức	sai	lệch	này	sẽ	ảnh	hưởng	rất	lớn	đến	việc	
ra	 quyết	 định	 sử	 dụng	 kháng	 sinh	 trong	 điều	
trị	bệnh	khi	cá	của	họ	bị	bệnh	và	như	một	hệ	
quả,	sẽ	để	lại	hệ	luỵ	từ	việc	sử	dụng	kháng	sinh	
không	đúng	lúc	và	không	cần	thiết.
Khi	được	hỏi	về	quan	điểm	của	họ	về	thực	
trạng	sử	dụng	kháng	sinh	trong	vùng,	76,7%	cơ	
sở	được	hỏi	có	quan	điểm	cho	rằng	các	cơ	sở	
nuôi	 trong	 vùng	 đã	 sử	 dụng	 quá	 nhiều	 kháng	
sinh	 trong	 quá	 trình	 nuôi	 cá,	 78,3%	 cho	 rằng	
việc	sử	dụng	kháng	sinh	đã	không	mang	lại	hiệu	
quả	điều	trị	bệnh	cho	cá	khi	bệnh	xảy	ra	(Bảng	
3).	Kết	quả	điều	tra	về	hiệu	quả	sử	dụng	kháng	
sinh	trong	điều	trị	bệnh	của	chúng	tôi	tương	tự	
75
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 1 - 2019
kết	quả	điều	 tra	được	miêu	 tả	bởi	Pham	et	al.	
(2015),	và	Lê	Hồng	Phước	và	cộng	sự	 (2018)	
thể	hiện	sử	dụng	kháng	sinh	không	phải	khi	nào	
cũng	mang	 lại	 hiệu	quả	như	mong	đợi.	Trong	
báo	cáo	điều	tra	của	Pham	et	al.	(2015)	về	hiệu	
quả	sử	dụng	kháng	sinh	trong	NTTS	nước	ngọt	
tại	vùng	đồng	bằng	sông	Hồng	và	ĐBSCL	cho	
thấy	42/94	cơ	sở	điều	tra	(44,7%)	tin	rằng	kháng	
sinh	sử	dụng	không	có	hiệu	quả	điều	trị	bệnh.	
Còn	 nghiên	 cứu	 của	Lê	Hồng	Phước	 và	 cộng	
sự	(2018)	đã	chỉ	ra	rằng	chỉ	có	18,8%	cơ	sở	sử	
dụng	kháng	sinh	tại	miền	Bắc	và	Bắc	Trung	bộ	
đánh	 giá	 có	 hiệu	 quả,	 81,2%	 cho	 rằng	 không	
hiệu	 quả;	 47,6%	 cơ	 sở	 sử	 dụng	 kháng	 sinh	
tại	vùng	Nam	Trung	bộ	cho	rằng	có	hiệu	quả,	
52,4%	cho	rằng	không	hiệu	quả;	51,4%	cơ	sở	sử	
dụng	kháng	sinh	tại	khu	vực	ĐBSCL	cho	rằng	
có	hiệu	quả,	32,4%	cho	rằng	không	hiệu	quả	và	
16,2%	không	rõ	có	hiệu	quả	hay	không.	
3.3. Tình hình sử dụng kháng sinh trong 
nuôi cá nước ngọt tại Hải Dương
Khi	 được	 hỏi	 về	 tình	 hình	 sử	 dụng	 kháng	
sinh,	mục	đích	sử	dụng	và	cách	thức	sử	dụng,	
91,7%	(55	cơ	sở)	đã	trả	lời	rằng	họ	có	sử	dụng	
kháng	sinh	trong	quá	trình	nuôi	cá.	Trong	số	các	
cơ	 sở	 có	 sử	 dụng	 kháng	 sinh,	 67,3%	 sử	 dụng	
kháng	 sinh	 cho	mục	 đích	 điều	 trị	 bệnh,	 3,6%	
cho	mục	đích	phòng	bệnh	và	29,1%	cho	cả	mục	
đích	phòng	và	trị	bệnh	(bảng	4).	
Bảng 4. Tình hình sử dụng kháng sinh tại các cơ sở nuôi cá nước ngọt
Thông tin điều tra Trả lời Số hộ trả lời Tỷ lệ (%)
Cơ sở có sử dụng kháng sinh Có 55 91,7
Không 5 8,3
Không biết 0 0
Mục đích sử dụng kháng sinh 
của cơ sở (55 cơ sở)
Điều trị bệnh 37 67,3
Phòng bệnh 2 3,6
Phòng và trị bệnh 16 29,1
Biết về loại kháng sinh đã sử 
dụng (55 cơ sở)
Có 31 56,4
Không biết/Không có thông tin 24 43,6
Số lần sử dụng kháng sinh/
năm
Không có thông tin 45 75,0
1 lần/năm 2 3,3
2 lần/năm 3 5,0
3 lần/năm 7 11,7
4 lần/năm 3 5,0
Thử kháng sinh đồ để lựa chọn 
kháng sinh (55 cơ sở)
Không 54 98,2
Có 1 0,8
Địa chỉ mua thuốc kháng sinh 
(55 cơ sở)
Cửa hàng thuốc thú y 47 85,5
Hiệu thuốc y tế 1 1,8
Cả hai 7 12,7
Người/nơi cung cấp thông tin 
về kháng sinh sử dụng
Người bán thuốc 23 41,8
Hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì 20 36,4
Người bán thuốc + Hướng dẫn của nhà 
sản xuất 2 3,6
Hướng dẫn của nhà sản xuất + Kinh nghiệm 6 10,9
Không có thông tin 4 7,3
Cách thức sử dụng kháng sinh Trộn với thức ăn 55 100
76
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 1 - 2019
Tuy	nhiên	chỉ	có	56,4%	trong	số	các	cơ	sở	sử	
dụng	kháng	sinh	có	hiểu	biết	về	loại	kháng	sinh	
họ	đã	sử	dụng,	số	hộ	còn	lại	(43,6%)	không	biết	
hoặc	không	có	thông	tin	về	loại	kháng	sinh	họ	
sử	dụng	(bảng	4).	Các	 loại	kháng	sinh	 thường	
được	 sử	 dụng	 gồm	 Ampicillin,	 Doxycycline,	
Rifampicin,	 Florphenicol,	 Erythromycin,	
Trimethoprim/Sulfamethoxazole,	Streptomycin	
và	Tetracycline.	
Khi	được	hỏi	về	số	lần	sử	dụng	kháng	sinh	
trong	năm,	75%	các	cơ	sở	điều	tra	không	trả	lời	
cho	câu	hỏi	này,	tuy	nhiên	5%	đã	từng	sử	dụng	
kháng	 sinh	 4	 lần/năm,	 11,7%	 từng	 sử	 dụng	 3	
lần	kháng	sinh/năm	(bảng	4).	Khoảng	thời	gian	
cho	mỗi	 đợt	 sử	 dụng	 kháng	 sinh	 dao	 động	 từ	
1	 ngày	đến	 7	 ngày	 tuỳ	 thuộc	 vào	 nhiều	 lý	 do	
như	dừng	sử	dụng	thuốc	khi	cá	phục	hồi	(1,7%),	
theo	 hướng	 dẫn	 của	 nhà	 sản	 xuất	 (61,7%)	 và	
theo	hiểu	biết	về	dùng	kháng	sinh	trong	khoảng	
3-7	ngày	(28,3%).	Tuy	nhiên,	một	con	số	đáng	
lưu	ý	là	54/55	cơ	sở	điều	tra	(98,2%)	chưa	từng	
dựa	trên	kết	quả	thử	kháng	sinh	đồ	để	lựa	chọn	
loại	kháng	sinh	sử	dụng	(bảng	4).
Khi	 được	 hỏi	 về	 nguồn	 gốc,	 xuất	 sử	 của	
kháng	sinh	sử	dụng,	47/55	cơ	sở	sử	dụng	kháng	
sinh	 (85,5%)	đã	mua	 thuốc	kháng	 sinh	 từ	 các	
cửa	hàng	thuốc	thú	y,	1/55	cơ	sở	(1,8%)	mua	từ	
hiệu	thuốc	nhân	y	và	7/55	cơ	sở	(12,7%)	mua	
kháng	sinh	ở	cả	hiệu	thuốc	nhân	y	và	cửa	hàng	
thuốc	thú	y	(bảng	4).	Lý	do	một	số	cơ	sở	mua	
kháng	sinh	sử	dụng	cho	người	được	cho	là	vì	giá	
rẻ	và	hiệu	quả	hơn.	
Đối	 với	 các	 thông	 tin	 liên	 quan	 đến	 cách	
dùng	 và	 liều	 dùng	 của	 kháng	 sinh,	 23/55	 cơ	
sở	 sử	 dụng	 kháng	 sinh	 (41,8%)	 cho	 rằng	 họ	
có	được	 thông	 tin	 từ	chủ	cửa	hàng	bán	 thuốc,	
20/55	cơ	sở	(36,4%)	cho	rằng	họ	tuân	thủ	theo	
hướng	dẫn	của	nhà	sản	xuất,	2/55	cơ	sở	(3,6%)	
cho	rằng	họ	đã	kết	hợp	hướng	dẫn	của	nhà	sản	
xuất	 và	 thông	 tin	 được	 cung	 cấp	 bởi	 chủ	 cửa	
hàng	thuốc,	6/55	cơ	sở	(10,9%)	cho	rằng	họ	đã	
kết	 hợp	 giữa	 hướng	 dẫn	 của	 nhà	 sản	 xuất	 và	
kinh	nghiệm	(bảng	4).	Một	điều	quan	trọng	nữa	
là	khi	được	hỏi,	54/55	cơ	sở	có	sử	dụng	kháng	
sinh	 (98,2%)	cho	biết	khi	mua	kháng	sinh,	họ	
đã	quan	tâm	đến	nhiều	yếu	tố	như	nguồn	gốc,	
xuất	 xứ,	 hình	 thức	 bao	 bì	 đóng	 gói,	 tác	 dụng	
của	kháng	sinh,	hạn	sử	dụng	trước	khi	quyết	
định	mua.
Kết	quả	điều	tra	của	chúng	tôi	về	tình	hình	
sử	dụng	kháng	sinh	trong	nuôi	cá	nước	ngọt	tại	
Hải	Dương	là	tương	tự	với	kết	quả	điều	tra	trước	
đây	của	Pham	et	al.	(2015)	về	tình	hình	sử	dụng	
kháng	 sinh	 trong	NTTS	 nước	 ngọt;	 của	DAH	
(2016)	về	 tình	hình	 sử	dụng	kháng	 sinh	 trong	
nuôi	tôm	nước	lợ	và	cá	tra	tại	ĐBSCL,	và	của	
Lê	Hồng	Phước	và	cộng	sự	(2018)	về	tình	hình	
sử	dụng	kháng	sinh	trong	nuôi	tôm	nước	lợ	trên	
phạm	vi	cả	nước.	Kết	quả	điều	tra	của	Pham	et	
al.	 (2015)	 đã	 chỉ	 ra	 rằng	68/94	 cơ	 sở	điều	 tra	
(72,3%)	đã	sử	dụng	kháng	sinh	trong	quá	trình	
nuôi	và	đáng	lo	ngại	là	hơn	nửa	trong	số	họ	cho	
rằng	 kháng	 sinh	 có	 thể	 dùng	 để	 phòng	 bệnh;	
phần	lớn	thông	tin	về	kháng	sinh	và	cách	thức	
sử	dụng	kháng	sinh	có	 từ	cửa	hàng	bán	 thuốc	
thú	y	(32/94)	hoặc	dựa	trên	sự	hiểu	biết	của	bản	
thân	họ	 (29/94).	Kết	quả	điều	 tra	về	 tình	hình	
sử	dụng	kháng	sinh	trong	nuôi	tôm	nước	lợ	tại	
2	 tỉnh	Sóc	Trăng	và	Bạc	Liêu	 của	Cục	Thú	y	
(2016)	cho	thấy	146/218	cơ	sở	nuôi	 tôm	thâm	
canh	 và	 bán	 thâm	 canh	 (67,0%)	 đã	 sử	 dụng	
kháng	 sinh	 trong	 quá	 trình	 nuôi,	 trong	 số	 đó	
61,6%	cơ	sở	sử	dụng	kháng	sinh	để	phòng	bệnh.	
Kết	quả	điều	tra	của	Lê	Hồng	Phước	và	cộng	sự	
(2018)	về	 tình	hình	 sử	dụng	kháng	 sinh	 trong	
nuôi	tôm	sú	và	tôm	chân	trắng	tại	207	cơ	sở	nuôi	
tôm	 trên	phạm	vi	 cả	nước	cho	 thấy	56,1%	cơ	
sở	điều	tra	tại	miền	Bắc	và	Bắc	Trung	Bộ	có	sử	
dụng	kháng	sinh,	 trong	đó	68,7%	sử	dụng	với	
mục	đích	phòng	bệnh;	71,2%	cơ	sở	nuôi	tại	khu	
vực	Nam	Trung	bộ	có	sử	dụng	kháng	sinh,	trong	
đó	10%	sử	dụng	để	phòng	bệnh;	68,9%	cơ	sở	tại	
khu	vực	ĐBSCL	có	sử	dụng	kháng	sinh,	trong	
đó	38%	sử	dụng	để	phòng	bệnh.	
Tóm	 lại,	 tổng	hợp	kết	 quả	điều	 tra	 về	 tình	
hình	sử	dụng	kháng	sinh	trong	nuôi	cá	rô	phi	và	
cá	 truyền	 thống	 khác	 (trong	 nghiên	 cứu	 này),	
trong	 NTTS	 nước	 ngọt	 nói	 chung	 (Pham	 et	
al.,	2015),	trong	nuôi	tôm	nước	lợ	và	cá	tra	tại	
ĐBSCL	(DAH,	2016),	và	trong	nuôi	tôm	nước	
77
KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXVI SỐ 1 - 2019
lợ	trên	phạm	vi	cả	nước	(Lê	Hồng	Phước	và	cs,	2018)	
đã	cho	thấy	một	thực	trạng	rằng	kháng	sinh	vẫn	đã	
và	đang	được	sử	dụng	nhiều	trong	NTTS	cho	cả	mục	
đích	phòng	và	trị	bệnh.	
IV. KẾT LUẬN 
Kết	 quả	 điều	 tra	 tình	 hình	 sử	 dụng	 kháng	 sinh	
trong	nuôi	cá	nước	ngọt	tại	Hải	Dương	cho	thấy:
+	55/60	cơ	sở	điều	tra	(91,7%)	có	sử	dụng	kháng	
sinh	 trong	quá	 trình	nuôi,	 trong	đó	67,3%	sử	dụng	
cho	mục	đích	điều	trị	bệnh;	29,1%	cho	phòng	và	trị	
bệnh;	và	3,6%	chỉ	cho	mục	đích	phòng	bệnh.	Phần	
lớn	các	cơ	sở	nuôi	mua	kháng	sinh	tại	cửa	hàng	thuốc	
thú	y	(85,5%),	số	còn	lại	mua	ở	cả	cửa	hàng	thuốc	
thú	y	và	nhân	y	(12,7%),	và	thậm	chí	chỉ	chọn	mua	
từ	cửa	hàng	thuốc	nhân	y	(1,8%).	Chủ	cơ	sở	có	được	
thông	tin	về	sử	dụng	kháng	sinh	từ	người	bán	thuốc	
(41,8%);	từ	hướng	dẫn	của	nhà	sản	xuất	ghi	trên	bao	
bì	(36,4%);	 từ	người	bán	thuốc	kết	hợp	hướng	dẫn	
trên	bao	bì	(3,6%);	từ	hướng	dẫn	trên	bao	bì	và	kinh	
nghiệm	bản	thân	(10,9%).
+	76,7%	cơ	sở	điều	 tra	cho	rằng	kháng	sinh	có	
thể	dùng	để	điều	trị	bệnh	vi	khuẩn,	13,3%	cho	rằng	
có	thể	dùng	để	điều	trị	bệnh	vi	rút,	16,7%	cho	rằng	
kháng	sinh	có	thể	sử	dụng	như	chất	kích	thích	sinh	
trưởng	 và	 3,3%	 cho	 rằng	 kháng	 sinh	 không	 dùng	
để	điều	trị	bệnh	vi	khuẩn.	76,7%	có	quan	điểm	cho	
rằng	kháng	sinh	đã	và	đang	được	sử	dụng	quá	nhiều	
tại	vùng	nuôi	và	78,3%	có	quan	điểm	là	kháng	sinh	
không	mang	lại	hiệu	quả	sử	dụng	như	mong	đợi.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn cán 
bộ Phòng Thú y thuỷ sản, Cục thú y; Trung tâm quan 
trắc môi trường và bệnh thuỷ sản, Viện Nghiên cứu 
Nuôi trồng Thuỷ sản I và tập thể cán bộ Chi cục Thuỷ 
sản Hải Dương đã hỗ trợ trong quá trình điều tra 
thực địa. Nghiên cứu này là một phần kết quả của dự 
án FAO/FMM/RAS/298 “Nâng cao năng lực, chính 
sách và kế hoạch hành động quốc gia về sử dụng 
kháng sinh trong thuỷ sản một cách thận trọng và 
có trách nhiệm” do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp 
Quốc (FAO) tài trợ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.	 DAH	(2016).	Báo	cáo	kết	quả	điều	tra	tình	hình	
sử	dụng	kháng	sinh	trong	nuôi	cá	tra	tại	tỉnh	Bến	
Tre,	 Đồng	 Tháp,	An	 Giang	 và	 trong	 nuôi	 tôm	
nước	lợ	tại	tỉnh	Sóc	Trăng,	Bạc	Liêu.	
2.	 Lê	Hồng	Phước,	Nguyễn	Diễm	Thư,	Hứa	Ngọc	
Phúc,	 và	 Phạm	 Thị	 Yến	 (2018).	 Tình	 hình	 sử	
dụng	kháng	sinh	trong	nuôi	tôm	sú	và	tôm	chân	
trắng	 ở	 Việt	 nam.	 Kỷ	 yếu	 hội	 nghị	 khoa	 học	
và	công	nghệ	chuyên	ngành	 thuỷ	sản	giai	đoạn	
2013-2018:	356-363.
3.	 VASEP	(2018).	Tổng	quan	ngành	thuỷ	sản	Việt	
Nam.	 	 OneContent/
tong-quan-nganh.htm
4.	 FAO/OIE/WHO	 (2011).	 High-Level	 Technical	
Meeting	to	Address	Health	Risks	at	the	Human-
Animal-	Ecosystems	Interfaces.
5.	 Finley,	RL,	Collignon	P,	Larsson	DG,	McEwen	
SA,	Li	XZ,	Gaze	WH,	Reid-Smith	R,	Timinouni	
M,	Graham	DW	and	Topp	E	(2013).	The	scourge	
of	antibiotic	resistance:	the	important	role	of	the	
environment.	Clin.	Infect.	Dis.	57,	704–10.	
6.	 Giguère,	 S,	 John	 FP,	 Patricia	 MD	 (2013).	
Antimicrobial	 therapy	 in	 veterinary	 medicine,	
John	Wiley,	fifth	edition.
7.	 Marshall,	BM	and	Levy	SB	(2011).	Food	animals	
and	 antimicrobials:	 impacts	 on	 human	 health.	
Clin.	Microbiol.	Rev.	24(4):	718–33.	
8.	 Pham,	 DK,	 Chu	 J,	 Do	 NT,	 Brose	 F,	 Degand	
G,	 Delahaut	 P,	 Pauw	 ED,	 Douny	 C,	 Nguyen	
KV,	 Vu	 TD,	 Scippo	 ML,	 and	 Wertheim	 FI	
(2015).	 Monitoring	 antibiotic	 use	 and	 residue	
in	 freshwater	 aquaculture	 for	 domestic	 use	 in	
Vietnam.	Ecohealth	12:	480-489.
9.	 Rushton,	 J,	 Pinto-Ferreira	 J	 and	 Stark	 KD	
(2014).	 Antimicrobial	 Resistance:	 The	 use	 of	
antimicrobials	 in	 the	 livestock	 sector.	 OECD	
Food,	Agriculture	and	Fisheries	Papers,	No.	68.	
OECD	Publishing.	
10.	Silbergeld,	 EK,	 Graham	 J	 and	 Price	 LB	
(2008).	 Industrial	 Food	 Animal	 Production,	
Antimicrobial	 Resistance	 and	 Human	 Health.	
Annu.	Rev.	Public	Health,	29:	151–169.	
11.	Tusevljak,	 N,	 Dutil	 L,	 Rajic	 A,	 Uhland	
FC,	 McClure	 C,	 and	 St-Hilaire	 S	 (2013).	
Antimicrobial	use	and	 resistance	 in	aquaculture	
findings	 of	 a	 globally	 administered	 survey	 of	
aquaculture-allied	 professional.	 Zoonoses	 and	
Public	health	60:	426-436.
Ngày	nhận	1-10-2018
Ngày	phản	biện	29-11-2018
Ngày	đăng	1-1-2019

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_su_dung_khang_sinh_trong_nuoi_trong_thuy_san_nuoc.pdf