Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh

TÓM TẮT Hà Tĩnh có lợi thế và tiềm năng lớn trong phát triển nghề nuôi tôm trên cát, với diện tích đất cát có thể đưa vào phát triển nuôi tôm thâm canh từ nay đến 2030 là 1.244 ha. Hơn nữa, nguồn nước cấp lấy vào nuôi tôm không phụ thuộc vào chế độ thủy triều mà có thể lấy trực tiếp từ biển, đồng thời nước biển có độ trong và sạch. Với những lợi thế có được thì mô hình nuôi tôm trên cát đã thành công và phù hợp tại địa phương, sản lượng đạt từ 7 - 20 tấn/ha. Mô hình nuôi tôm trên cát bắt đầu từ 2005 và đến 2018 diện tích nuôi đạt 38,4 - 50% so với kế hoạch tổng thể quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020. Trong quá trình triển khai cũng đã nhận thấy một số tác động xấu từ hoạt động nuôi tôm trên cát đến môi trường như ô nhiễm môi trường (biển và nước ngầm) do chất thải từ nuôi tôm trên cát, mặn hoá đất, nước ngầm và cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm. Để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh trước hết cần tiến hành đồng bộ một số nhóm giải pháp trong đó ưu tiên quan tâm đến giải pháp quản lý và kỹ thuật. Quản lý đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hợp lý, hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và an toàn môi trường. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, mô hình ít thay nước vào nuôi tôm; quản lý môi trường và kiểm soát dịch bệnh

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh trang 1

Trang 1

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh trang 2

Trang 2

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh trang 3

Trang 3

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh trang 4

Trang 4

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh trang 5

Trang 5

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 12160
Bạn đang xem tài liệu "Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát ở tỉnh Hà Tĩnh
NT huyện Thạch Hà 
và huyện Cẩm Xuyên) tổ chức điều tra, khảo sát 
quan sát tại các vùng nuôi đồng thời phỏng vấn.
Bộ số liệu được phân tích thống kê mô tả.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN
1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển 
nuôi tôm trên cát tại Hà Tĩnh
1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh có đường bờ biển dài 137 km với 
diện tích mặt nước là 18.400 km2, đây là một 
trong những tỉnh có tiềm năng nuôi tôm trên 
cát lớn ở Việt Nam. Một số xã thuộc huyện 
Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và 
huyện Kỳ Anh nằm tiếp giáp dọc theo bờ biển, 
đây cũng là những huyện có lợi thế về áp dụng 
mô hình nuôi tôm trên cát.
Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới 
gió mùa Bắc Trung bộ, tương đối khắc nghiệt. 
Nhiệt độ cao tập trung vào mùa nóng ở các tháng 
4 - 9, nhiệt độ trung bình 32,50C. Đặc biệt trong 
khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 thường xuất hiện 
gió Lào (gió Tây Nam nóng, khô, nhiệt độ có 
khi lên tới 400C và độ ẩm thấp dưới 55% làm 
cho lượng nước bốc hơi nhanh, mức nước trong 
các ao hồ giảm nhanh, nhiệt độ nước tăng cao 
hơn nhiệt độ không khí rất nhiều). Trong khi 
đó mùa lạnh/mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến 
tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 20,30C, gió 
thịnh hành là gió Đông, Đông Bắc và Tây Bắc 
và thường có mưa nhiều, giá rét nên ảnh hưởng 
rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của tôm, 
người nuôi cần thiết kế hệ thống nhà trú đông 
vào khoảng thời gian này. Vì vậy, không chỉ 
36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
nuôi tôm trên cát mà nhìn chung nghề nuôi tôm 
nước lợ, mặn ở Hà Tĩnh tập trung 2 vụ chính từ 
tháng 4 đến tháng 10, một số hộ nuôi giữ tôm 
qua đông có thiết kế mái che bạt/ni lông. 
Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu môi trường khác 
như độ mặn, pH thuộc vùng nước ven biển cũng 
được xác định, cụ thể độ mặn thay đổi theo mùa 
và vị trí của từng vùng. Từ tháng 4 đến tháng 8 
độ mặn ở các vùng ven biển khoảng 32 - 35‰ 
và từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau độ mặn dao 
động trong khoảng 25 - 30‰ thuận lợi cho nuôi 
tôm thẻ chân trắng trên cát. Song tháng 9 đến 
tháng 10, độ mặn giảm từ 0 - 6‰, độ mặn thay 
đổi giữa các tháng trong năm cũng phần nào gây 
khó khăn cho hoạt động nuôi tôm. Trong khi đó 
chỉ số pH của nước vùng ven biển tương đối ổn 
định giữa các mùa trong năm, giao động từ 6,8 - 
8,2 rất thuận lợi cho nuôi tôm.
1.2. Tiềm năng diện tích phát triển nuôi tôm 
trên cát
Tổng diện tích đất tự nhiên các xã ven biển 
Hà Tĩnh là 26.267 ha, trong đó diện tích đất 
cát có thể đưa vào phát triển nuôi tôm thâm 
canh từ nay đến 2030 là: 1.244 ha, đây là vùng 
có thế mạnh và tiềm năng tốt cho phát triển 
nuôi tôm thâm canh tạo sản phẩm xuất khẩu có 
giá trị cao cho tỉnh. Với tiềm năng lớn về diện 
tích nuôi tôm trên cát thì UBND tỉnh Hà Tĩnh 
đã đưa ra hướng phát triển đối với mô hình 
này thông qua quyết định số 1910/QĐ-UBND 
ngày 05/7/2012, theo đó diện tích nuôi tôm trên 
cát tăng dần tỷ lệ thuận theo thời gian 700ha 
(2015), 900ha (2020) và 980,2ha (2030) [4].
2. Đánh giá hiện trạng phát triển và tác động 
từ nuôi tôm trên cát
2.1. Hiện trạng phát triển nuôi tôm trên cát
Năm 2005 là thời điểm bắt đầu xuất hiện 
mô hình nuôi tôm trên cát đầu tiên tại Hà Tĩnh 
với tổng diện tích 50 ha, đến năm 2011 diện 
tích nuôi tăng lên 80 ha. Ở những giai đoạn 
đầu này các hộ nuôi tôm trên cát thu hoạch sản 
lượng bình quân 14 - 20 tấn/ha hàng năm. Diện 
tích nuôi tôm trên cát thực sự phát triển khi 
quy hoạch nuôi tôm trên cát của tỉnh được phê 
duyệt năm 2012. Minh chứng được thể hiện 
qua các con số về diện tích và sản lượng tăng 
tỷ lệ thuận theo thời gian. Năm 2015 diệ n tí ch 
nuôi tôm trên cá t đã tăng lên đế n 267 ha và 
386,2 ha năm 2016; 418,2 ha năm 2017 và 450 
ha năm 2018 (Hình 1). Diện tích nuôi tôm trên 
cát tại Hà Tĩnh tập trung ở một số huyện như 
Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, 
Kỳ Anh, đặc biệt diện tích nuôi tăng nhanh 
nhấ t tại xã Cẩm Hòa thuộc huyện Cẩm Xuyên. 
Nếu xét về khía cạnh sản lượng thì vào thời 
điểm đầu 2005 - 2011 sản lượng trung bình đạt 
14 - 20 tấn/ha, song đến giai đoạn 2015 - 2018 
sản lượng đạt trung bình 7 - 12,5 tấn/ha, như 
vậy sản lượng giảm tỷ lệ thuận theo thời gian 
12,5 tấn/ha (2014), 11,3 tấn/ha (2015), 10 tấn/
ha (2016) và 7 tấn/ha (2017 và 2018) (Hình 1). 
Nguyên nhân dẫn đến năng xuất và sản lượng 
nuôi giảm được xác định là do xuất hiện bệnh 
(đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp, phân trắng, 
đục cơ), đặc biệt diễn biến bệnh phức tạp không 
lường trước, khó khống chế và khó kiểm soát.
Hình 1: Diện tích nuôi tôm trên cát và sản lượng đạt được từ 2015-2018 tại Hà Tĩnh
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37
Mặc dù diện tích nuôi tôm trên cát tăng đáng 
kể sau khi có quyết định về quy hoạch của tỉnh 
đưa ra, song so với kế hoạch đề ra còn nhiều 
hạn chế, ví như năm 2015 diện tích nuôi tôm 
trên cát là 267 ha đạt 38,4% mục tiêu giai đoạn 
2012-2015, năm 2018 (450 ha) đạt 50% mục 
tiêu giai đoạn 2015-2020. Mặc dù, nhu cầu phát 
triển nuôi tôm trên cát rất cao, song phát triển 
chậm so với mục tiêu đề ra là do gặp những khó 
khăn trong việc giao đất, giải phóng mặt bằng, 
vướng mắc chí phí đầu tư xây dựng hạ tầng lớn, 
giá thành sản xuất cao và xuất hiện dịch bệnh. 
2.2. Những tác động từ hoạt động nuôi tôm 
trên cát
Nuôi tôm trên cát đã và đang giúp tăng đa 
dạng mô hình nuôi, sử dụng tiềm năng vùng 
cát hoang hóa của địa phương đồng thời mang 
lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng trong quá trình 
triển khai cũng đã nhận thấy một số nguy cơ, 
rủi ro, thách thức lớn đối với môi trường do 
hoạt động nuôi tôm trên cát. Một số tác động 
chính dễ nhận thấy tại vùng nuôi tôm trên cát 
ở Hà Tĩnh bao gồm: ô nhiễm môi trường (biển 
và nước ngầm) do chất thải từ nuôi tôm trên 
cát, mặn hoá đất, nước ngầm và cạn kiệt nguồn 
nước ngọt và nước ngầm.
Ô nhiễm môi trường biển và nước ngầm 
do tác động từ hoạt động xả thải sau khi thu 
hoạch và trong quá trình nuôi. Nước trong ao 
nuôi tôm được xả thải trực tiếp ra biển bằng 
đường ống hoặc kênh/mương thoát. Do lượng 
bùn, mùn bã hữu cơ sau mỗi vụ nuôi tồn dư 
lớn, đồng thời không được xử lý trước khi 
thải ra nên màu nước nơi được xả thải luôn 
có màu đen và mùi hôi nồng (Hình 2). Một 
số nghiên cứu đã chỉ ra ước tính có khoảng 
1,5-2 tấn bùn thải/ha/vụ nuôi tôm, bùn thải 
bao gồm vỏ tôm lột, thức ăn thừa, phân tôm, 
xác tảo chết, các hóa chất xử lý ao nuôi như 
vôi, thuốc tím, chlorine, kháng sinh tan trong 
nước, tích tụ dưới đáy ao [1], [2]. Thực trạng 
cho thấy lượng chất thải này không được xử 
lý mà được xả thải đi vào hệ sinh thái sẽ ảnh 
hưởng nghiêm trọng đến hệ động thực vật, 
gây mất cân bằng sinh thái và suy thoái khu 
sinh thái vùng ven biển thậm chí có thể ảnh 
hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển 
của nguồn lợi hải sản tự nhiên. Bên cạnh đó, 
nguồn nước bùn thải còn gây ô nhiễm và mặn 
hoá nguồn nước ngầm thông qua việc xả thải 
bằng đường mương hay hệ thống ống kém 
chất lượng (vỡ, rò rỉ). Dịch bệnh có thể lây 
lan sang các đầm nuôi khác do sử dụng nước 
ngầm đã bị nhiễm bệnh, tạo cơ hội bùng phát 
dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất 
trước mắt và lâu dài.
Hình 2: Hình thức thải nước trong ao nuôi tôm trên cát ra biển
(A: bằng đường mương, B: bằng đường ống)
Bên cạnh đó, vấn đề sử dụng nguồn nước 
ngọt/nước ngầm tại vùng nuôi trên cát tại Hà 
Tĩnh cũng được quan tâm đề cập đến. Nước 
ngọt thường được sử dụng để bổ sung vào 
ao trong vụ nuôi nhằm giảm độ mặn xuống 
ngưỡng phù hợp cho tôm phát triển (20-
25‰). Hoạt động bơm nước ngọt vào ao nuôi 
phổ biến ở hai thời điểm là trước khi bắt đầu 
38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
vụ tôm nuôi và vào mùa hè (từ tháng 6 đến 
tháng 8) những lúc này độ mặn đạt ngưỡng 
cao (35‰), ước tính lượng nước ngọt sử dụng 
trong nuôi tôm trên cát tại vùng nghiên cứu là 
1.600m3/ha/vụ nuôi. Như vậy, có thể thấy khi 
hoạt động nuôi tôm trên cát tại địa phương 
thực hiện đạt đúng quy hoạch đề ra 700 ha 
(2015) và 900 ha (2020) thì lượng nước ngọt 
cần đạt 1.120.000 - 1.440.000 m3 nước ngọt/
vụ nuôi.
3. Thuận lợi và khó khăn thách thức nuôi 
tôm trên cát
3.1. Thuận lợi
Hà Tĩnh có tiềm năng lớn về diện tích 
đất cát để phát triển nuôi tôm nước lợ (900-
980,2 ha trong giai đoạn 2020-2030). Hoạt 
động sản xuất nuôi tôm được xác định là 
ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược 
phát triển của tỉnh, do đó luôn nhận được sự 
quan tâm của UBND tỉnh và các cấp chính 
quyền. Hơn nữa, mô hình nuôi tôm trên cát 
đã được chứng minh có thành công tại Hà 
Tĩnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, là 
tiền đề cơ bản cho sự phát triển nuôi tôm 
trên cát tại địa phương ngay từ những năm 
bắt đầu triển khai (15-20 tấn/ha năm 2005). 
Trữ lượng nước mặn phục vụ nuôi hiện 
nay là vô hạn, việc lấy nước vào hệ thống nuôi 
không phụ thuộc vào thủy triều mà lấy trực tiếp 
từ biển, nước biển có độ trong sạch cao, đồng 
thời vùng nuôi thuộc cao triều nên thuận lợi 
cho việc xử lý làm sạch ao trước cũng như sau 
vụ nuôi.
3.2. Khó khăn thách thức
Bên cạnh những cơ hội có được nêu trên 
thì hoạt động nuôi tôm trên cát tại Hà Tĩnh 
cũng đang đối mặt với không ít thách thức 
khó khăn. Môi trường bị thay đổi theo chiều 
hướng xấu, ngày càng nhiều chất thải không 
qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven 
biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô 
nhiễm, trong đó có phần đóng góp của hoạt 
động nuôi tôm trên cát hiện nay đang và đã 
triển khai. 
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt với biên 
độ giao động lớn giữa các mùa trong năm, 
với mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho tôm 
sinh trưởng song lại ảnh hưởng đến độ mặn, 
độ bốc hơi nước cao vì vậy luôn cần có giải 
pháp hỗ trợ là nguồn nước ngọt. Trong khi đó, 
nguồn nước ngọt, đặc biệt nguồn nước ngầm 
ngọt khu vực ven biển nói chung và vùng Hà 
Tĩnh nói riêng đang có xu hướng suy giảm về 
trữ lượng, nhiều nơi đã bị nhiễm mặn, sẽ là 
những thách thức rất lớn trong phát triển tôm 
trên cát.
Biến đổi môi trường kết hợp với suy thoái 
ô nhiễm môi trường là điều kiện thuận lợi 
cho xuất hiện bệnh, dịch bệnh. Hiện nay, 
thực tế cho thấy tôm nuôi đã xuất hiện bệnh 
và diễn biến bệnh phức tạp khó lường, gây 
rủi ro lớn cho người nuôi ảnh hưởng đến hiệu 
quả kinh tế.
4. Giải pháp phát triển nuôi tôm trên cát tại 
Hà Tĩnh
4.1 Giải pháp về quản lý 
Rà soát các vùng/hộ/doanh nghiệp nuôi tôm 
trên cát hiện tại, đồng thời ưu tiên quan tâm 
đến thiết kế và đầu tư xây dựng hệ thống hạ 
tầng đồng bộ, hợp lý, hiệu quả kinh tế, an sinh 
xã hội và an toàn môi trường. 
Ưu tiên đầu tư cho công tác quan trắc, 
cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho các 
vùng nuôi tôm trên cát tập trung, thông báo 
kịp thời cho các cơ sở nuôi tôm về môi trường 
và tình hình dịch bệnh, hướng dẫn các giải 
pháp kỹ thuật phù hợp. Thực hiện công tác 
thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm các 
hành vi vi phạm về môi trường; đồng thời đẩy 
mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức 
của người nuôi và các tổ chức tham gia nuôi 
tôm trên cát về công tác bảo vệ môi trường 
và giữ gìn cảnh quan xung quanh vùng nuôi 
tôm trên cát.
Yêu cầu bắt buộc tất cả các cơ sở nuôi tôm 
trên cát phải có khu vực xử lý nước thải. Nước 
từ ao nuôi trước khi thải ra môi trường phải 
lưu và được xử lý theo đúng yêu cầu quy định. 
Nước chỉ được thải ra ngoài khi đạt tiêu chuẩn 
nước thải theo quy chuẩn Quốc gia.
Xây dựng và phát triển mô hình quản lý bảo 
vệ môi trường dựa vào cộng đồng theo cơ chế 
đồng quản lý; tăng cường sức mạnh của cộng 
đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc 
quản lý khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi 
và trao quyền chủ động cho cộng đồng. Phổ 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39
biến, truyền bá kiến thức về kỹ thuật và giáo 
dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và 
phòng ngừa dịch bệnh.
4.1. Giải pháp về kỹ thuật
Một số giải pháp kỹ thuật chính cần ưu tiên 
triển khai nhằm phát triển ổn định nghề nuôi 
tôm trên cát tại Hà Tĩnh được đề cập sau: 
Áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến như thâm 
canh ít thay nước, tái sử dụng nước, công nghệ 
biofl ocs vào trong nuôi tôm trên cát, tạo nên 
mô hình nuôi thủy sản thân thiện môi trường 
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời áp 
dụng tiến bộ kỹ thuật trong quản lý môi trường 
và bệnh tôm nuôi nước lợ.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bùn đất 
thải trước khi xả bỏ ra môi trường. Không được 
xả nước nuôi trực tiếp ra bãi cát hay xuống biển 
hoặc môi trường tiếp nhận khác, mà nước thải 
phải được đưa vào hệ thống xử lý đảm bảo 
đạt TCVN, QCVN hiện hành trước khi thải ra 
nguồn tiếp nhận.
Xây dựng hệ thống trữ nước ngọt dạng hồ 
chứa, tận dụng nước mưa, nước chảy bề mặt và 
sông suối dẫn về. Không sử dụng nguồn nước 
ngầm để nuôi tôm trên cát nhằm hạn chế sự 
xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất 
cát ven biển. 
IV. KẾT LUẬN
Hà Tĩnh có lợi thế và tiềm năng lớn trong 
phát triển nghề nuôi tôm trên cát, với diện tích 
đất cát có thể đưa vào phát triển nuôi tôm thâm 
canh từ nay đến 2030 là 1.244 ha. 
Mô hình nuôi tôm trên cát đã thành công và 
phù hợp tại địa phương, sản lượng đạt từ 7-20 
tấn/ha. Địa phương đã quan tâm phát triển nhân 
rộng mô hình song kết quả còn hạn chế, tính 
đến 2018 diện tích nuôi đạt 38,4-50% so với kế 
hoạch tổng thể quy hoạch giai đoạn 2015-2020. 
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai cũng đã 
nhận thấy một số tác động xấu từ hoạch động 
nuôi tôm trên cát đến môi trường như ô nhiễm 
môi trường (biển và nước ngầm) do chất thải từ 
nuôi tôm trên cát, mặn hoá đất, nước ngầm và 
cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm.
Để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi 
tôm trên cát ở Hà Tĩnh thì cần tiến hành đồng 
bộ một số nhóm giải pháp trong đó ưu tiên 
quan tâm đến giải pháp quản lý và kỹ thuật. 
Quản lý đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đồng 
bộ, hợp lý, hiệu quả kinh tế, an sinh xã hội và 
an toàn môi trường. Áp dụng khoa học kỹ thuật 
tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, mô hình ít thay 
nước vào nuôi tôm; quản lý môi trường và 
kiểm soát dịch bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Hiền., (2004) “Chất thải trong nuôi trồng thủy sản và biện pháp giảm thiểu”. Tuyển tập báo cáo hội 
thảo khoa học Viện Khí tượng Thủy văn năm 2004.
2. Bùi Thị Nga và Nguyễn Văn Mạnh, (2014). “Đánh giá và biện pháp quản lý ô nhiễm bùn đáy ao nuôi thâm 
canh tôm tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 23: 91-98.
3. Tổng cục Thủy sản, (2017). “Báo cáo hiện trạng sản xuất và một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi 
tôm trên cát tại các tỉnh duyên hải miền Trung”. Báo cáo phục vụ Hội nghị tại Hà Tĩnh ngày 16/5/2017.
4. UBND tỉnh Hà Tĩnh, (2012). Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban Nhân 
dân tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt quy hoạch nuôi tôm trên cát tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020, định hướng 
đến năm 2030.

File đính kèm:

  • pdftiem_nang_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_nuoi_tom_tren_c.pdf