Tập tính ăn của tôm càng đỏ nước ngọt (Cherax quadricarinatus, Von Martens, 1858) đối với hạt đậu nành, hạt đậu bò, và thức ăn viên công nghiệp
TÓM TẮT
Tập tính ăn của tôm càng đỏ nước ngọt Cherax quadricarinatus ở giai đoạn ấu niên (5,3 ± 1,7 g)
và thành thục (41,5 ± 5,3 g) đã được khảo sát. Trong thí nghiệm 1, tôm ấu niên được cho ăn với
đậu nành nguyên hạt và thức ăn viên công nghiệp một cách riêng lẻ; trong khi tôm thành thục được
khảo sát với hai loại thức ăn trên và thêm một loại khác nữa là hạt đậu bò. Trong thí nghiệm 2, cả
hai nhóm tôm được cho ăn đồng thời đậu nành nguyên hạt và thức ăn viên nhằm xác định loại thức
ăn ưa thích của tôm. Kết quả cho thấy rằng sự phản ứng của tôm ở hai nhóm kích thước khác nhau
đối với các loại thức ăn khác nhau là tương tự nhau, ngoại trừ rằng cần nhiều thời gian hơn để tôm
bắt đầu ăn hạt đậu, đặc biệt đối với tôm ấu niên. Thêm vào đó, có những sự khác biệt trong khoảng
thời gian tôm bắt đầu ăn và thời gian tôm giữ thức ăn để ăn giữa hai nhóm tôm đối với các loại thức
ăn. Trong thí nghiệm 1, khi tôm không có sự lựa chọn, tôm ấu niên bắt đầu ăn thức ăn viên sớm hơn
so với hạt đậu nành. Ngược lại, tôm thành thục bắt đầu ăn hạt đậu nành sớm hơn so với thức ăn viên
và hạt đậu bò. Với cùng một loại thức ăn, có sự khác biệt đáng kể trong thời gian bắt đầu ăn giữa
hai nhóm tôm. Tuy nhiên, thời gian giữ và ăn thức ăn viên của cả hai nhóm tôm đều ít hơn so với
hạt đậu nành. Trong thí nghiệm 2, khi tôm có sự lựa chọn, kết quả cho thấy thức ăn viên là thức ăn
ưa thích của tôm thành thục. Trong một giờ, tôm thành thục dành lần lượt 9% và 3% của tổng thời
gian để ăn thức ăn viên và hạt đậu nành. Ngược lại, không có sự khác biệt trong sự ưa thích của tôm
ấu niên đối với hai loại thức ăn này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tập tính ăn của tôm càng đỏ nước ngọt (Cherax quadricarinatus, Von Martens, 1858) đối với hạt đậu nành, hạt đậu bò, và thức ăn viên công nghiệp
n chắc của loại hạt này có thể làm cho tôm ăn chậm hơn. Quan sát thấy rằng tôm không sử dụng càng mà sử dụng phần miệng để cắt và ăn hạt đậu. Vì vậy, sự khác biệt Bảng 3: Thời gian và tỷ lệ phần trăm (%) thời gian dành để ăn thức ăn viên hoặc đậu nành của hai nhóm tôm Thức ăn Tôm thành thục (n=50) Tôm ấu niên (n=50) Thời gian (phút) *% Thời gian (phút) *% Thức ăn viên 5,7 ± 0,7 9,4% ± 1,3a,A 6,6 ± 1,4 11% ± 2,3a,A Hạt đậu nành 2 ± 0,6 3,2% ± 1 b,B 8,3 ± 1,7 13,8% ± 2,9a,A *Dữ liệu được so sánh theo cột hoặc theo dòng,các ký tự khác nhau biểu thị sự khác nhau có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các nghiệm thức, Dữ liệu là giá trị trung bình của 50 mẫu tôm tham gia thí nghiệm ± S.E. 103TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 trong tập tính ăn giữa tôm ấu niên và tôm thành thục trong nghiên cứu này có thể chỉ ra sự khác biệt về hình thái của phần miệng. Nghiên cứu của Loya-Javellana và Fielder (1997) cho thấy có một số thay đổi về hình thái của phần miệng ở tôm có chiều dài 45mm nhằm tăng cường tiêu thụ thức ăn là chất xơ. Nghiên cứu cũng tìm thấy răng của tôm thành thục (39- 42 g) (tương đương với trọng lượng tôm sử dụng trong thí nghiệm này) có cấu trúc dạng răng cửa hơn là răng nanh, hữu ích cho việc cắt thức ăn có nguồn gốc thực vật (Loya -Javellana và Fielder 1997). Ngoài ra, các tác giả cũng báo cáo rằng cấu trúc răng ở tôm lớn hơn là sự kết hợp của răng cửa và răng nanh, cho phép tôm tận dụng có hiệu quả thức ăn là những thực vật lớn. Ngoài những quan sát này, chưa có báo cáo nào liên quan đến tập tính ăn của tôm càng đỏ với thức ăn là hạt đậu thô. Tuy nhiên, khả năng của tôm càng đỏ ăn được hạt đậu nành trong nghiên cứu này chỉ ra rằng đậu nành nguyên liệu có thể được sử dụng có hiệu quả như là một loại thức ăn ngay cả khi tôm còn nhỏ (3g). Khi có sự lựa chọn, thức ăn viên được tôm thành thục ưa thích hơn là hạt đậu nành. Kết quả này phù hợp với những phát hiện trước đó rằng tôm thành thục có khả năng chọn lựa loại thức ăn mà chúng ưa thích (Loya-Javellana và ctv 1993; Figueiredo và Anderson 2003). Mặc dù tôm ấu niên dành nhiều thời gian để ăn cả hai loại thức ăn hơn là tôm thành thục, không có sự khác biệt trong sự ưa thích của tôm đối với thức ăn viên hay hạt đậu nành. Kết quả này không phù hợp với các nghiên cứu trước đây, trong đó tôm nhỏ (45mm) đã được quan sát là có sự chọn lọc thức ăn trong tập tính ăn của chúng (Loya- Javellana và ctv 1993; Loya-Javenla và Fielder 1997; Figueiredo và Anderson 2003). Không giống như tôm biển, tôm càng nước ngọt không dành nhiều thời gian để ăn (Mosig 1998). Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng tôm ấu niên dành khoảng một phần tư, trong khi tôm thành thục dành một phần tám của tổng thời gian 60 phút để ăn sau khi bị bỏ đói 24 giờ. Tôm càng đỏ ăn tương đối chậm. Quan sát thấy rằng chúng không nuốt cả viên thức ăn hoặc hạt đậu, mà sử dụng phần miệng để cắt và nghiền thức ăn. Tập tính ăn này cũng được quan sát ở C. destructor (Meakin và ctv 2008). Bởi vì tập tính ăn này, một phần lớn thức ăn không được sử dụng. Thậm chí 50% thức ăn viên được cung cấp cho tôm hùm Jasus edwardsii đã bị lãng phí (Sheppard và ctv 2002). Tuy nhiên, với thức ăn là hạt đậu nành (bền với nước), lượng thức ăn bị lãng phí có thể sẽ ít hơn thức ăn viên (tan nhanh trong nước). Nghiên cứu này đã không xác định lượng thức ăn thực tế được tiêu thụ bởi tôm càng đỏ. Có thể rằng tôm sử dụng nhiều thức ăn viên hơn so với hạt đậu nành, bởi vì trong nhiều trường hợp, gần như viên thức ăn được tiêu thụ hết (bụi và các hạt nhỏ được để lại) trong thời gian vài phút và chúng có thể ăn thêm nếu thức ăn viên được liên tục bổ sung, nhất là trong thí nghiệm 1. Hơn nữa, quan sát trong thí nghiệm 2 cho thấy rằng hầu hết tôm bắt đầu ăn thức ăn viên trước và thậm chí tôm thành thục dành ít thời gian để ăn hạt đậu nành. Thời gian tôm nhỏ đã sử dụng để ăn hạt đậu nành nhiều hơn thức ăn viên có thể được giải thích bởi tính cứng, chắc của hạt đậu. Kết quả này đưa ra giả định rằng có sự hiệu quả rõ ràng trong điều kiện ao nuôi, khi mà nhiều kích cỡ tôm cùng hiện diện, thì những phần hạt đậu mà tôm lớn đã cắt ra nhưng không sử dụng sẽ trở thành thức ăn lý tưởng cho tôm nhỏ. V. KẾT LUẬN Cải thiện thức ăn và cách cho ăn là những vấn đề then chốt để đảm bảo năng suất và tính bền vững của nuôi trồng thuỷ sản. Nghiên cứu này chỉ ra rằng đậu nành nguyên hạt có thể sử dụng làm thức ăn cho tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus). Tôm thành thục bắt đầu ăn hạt đậu nành nhanh hơn so với tôm ấu niên. Khi cho tôm lựa chọn giữa thức ăn viên công nghiệp và hạt đậu nành, tôm thành thục dành nhiều thời gian hơn để ăn thức ăn viên, trong khi thời gian dành để ăn hai loại thức ăn này không khác biệt 104 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 có ý nghĩa thống kê đối với tôm ấu niên. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tập tính ăn của tôm C. quadricarinatus đối với thức ăn là đậu nành nguyên hạt. Nghiên cứu tiếp theo nên xác định lượng thức ăn tôm tiêu thụ nhằm đánh giá sự phù hợp của hạt đậu nành làm thức ăn cho đối tượng tôm này. LỜI CẢM ƠN Tôi muốn cảm ơn tiến sĩ Laura đã có những góp ý quan trọng cho bản thảo. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn, tiến sĩ Chaoshu Zeng cho sự hướng dẫn nhiệt tình của ông đối với phương pháp nghiên cứu và chỉnh sửa bản thảo. Tôi thực sự cảm ơn Ben, giáo viên quản lý phòng thí nghiệm về sự hỗ trợ các thiết bị chuyên dụng cho tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm, và Rie, người đã tư vấn cho tôi trong phần xử lý thống kê. TÀI LIỆU THAM KHẢO Campana Torres, A., Martinez-Cordoba, L.R., Villarreal-Colmenares, H., and Civera-Cerecedo, R. 2008. Carbohydrate and lipid digestibility of animal and vegetal ingredients and diets for the pre-adult redclaw crayfish, Cherax quadricarinatus (von Martens). Aquaculture Research, 39, 1115-1121. Figueiredo, M.S., Kricker, J.A., and Anderson, A.J. 2001. Digestive enzyme activities in the alimentary tract of redclaw crayfish, Cherax quadricarinatus (Decapoda: Parastacidae). Journal of Crustacean Biology 21,334-344. Figueiredo. M.S., and Anderson, A.J. 2003. Ontogenetic changes in digestive proteases and carbohydrases from the Australian freshwater crayfish, redclaw Cherax quadricarinatus (Crustacea, Decapoda, Parastacidae). Aquaculture Research 34, 1235-1239. Genodepa, J., Zeng, C., and Southgate, P.C. 2007. Influence of binder type on leaching rate and ingestion of microbound diets by mud crab, Scylla serrata (Forsskal), larvae. Aquaculture Research 38, 1486-1494. Jacinto, E.C., Colmenares, H.V., Cerecedo, R.C. and Cordova, R.M. 2003. Effect of dietary protein level on growth and survival of juvenile freshwater crayfish Cherax quadricarinatus (Decapoda: Parastacidae). Aquaculture Nutrition 9, 207–213. Jacinto, E.C., Colmenares, H.V., Suarez, L.E.C., Cerecedo, R.C., Soria, H.N. and Llamas, A.H. 2005. Effect of different dietary protein and lipid levels on growth and survival of juvenile Australian redclaw crayfish, Cherax quadricarinatus (von Martens). Aquaculture Nutrition 11, 283–291. Jones, C.M. 1990. The biology and aquaculture potential of the tropical freshwater crayfish, Cherax quadricarinatus. Queensland Department of Primary Industries, Brisbane, Information series No. QI90028, 109 pp. Jones, P.L., De Silva, S.S., and Mitchell, B.D. 1996. Effects of replacement of animal protein by soybean meal on growth and carcass composition in juvenile Australian freshwater crayfish. Aquaculture International 4, 339-359. Kreider, J.L., and Watts, S.A. 1998. Behavioral (feeding) responses of the crayfish, Procambarus clarkii, to natural dietary items and common components of formulated crustacean feeds. Journal of Chemical Ecology 24, 91-111. Lawrence, C. and Jones, C. 2002. Herax. In: Biology of Freshwater Crayfish (Ed. Holdich, M.D.). Blackwell Science Ltd, London. pp. 635–669. Lobegeiger, R., and Wingfield, M. 2010. Report to farmers: Aquaculture production survey Queensland 2008–09. Department of Primary Industries and Fisheries, Queensland, June 2010. 26pp. Loya-Javellana, G.N., and Fielder, D.R. 1997. Developmental trends in the mouthparts during growth from juvenile to adult of the tropical freshwater crayfish, Cherax quadricarinatus von Martens, 1868 (Decapoda: Parastacidae). Invertebrate Reproduction and Development. 32, 167-175. Loya-Javellana, G.N., Fielder, D.R., and Thorne, M.J. 1993. Food choice by free-living stages of the tropical freshwater crayfish, Cherax quadricarinatus (Parastacidae: Decapoda). Aquaculture, 118, 299–308. Marchetti, M., Tossani, N., Marchetti, S., and Bauce, G. 1999. Leaching of crystalline and coated vitamins in pelleted and extruded feeds. Aquaculture 171, 83–91. Masser, M.P, and Rouse, D.B. 1997. Australian redclaw crayfish. Southern Regional Aquaculture Center. SRAC Publication No. 244, 8pp. McClain, W.R., Romaire, R.P. (2008). Contribution of different food supplements to growth and production of red swamp crayfish. Aquaculture 294, 93-98. 105TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 Meakin, C.A., Qin, J.G., and Mair, G.C. 2008. Feeding behaviour, efficiency and food preference in yabbies Cherax destructor. Hydrobiologia 605, 29–35. Mosig, J. 1998. The Australian yabby farmer. Collingwood, Vic.: Landlinks Press, 201pp. Muzinic, L.A., Thompson, K.R., Morris, A., Webster, C.D., Rouse, D.B., Manomaitis, L. 2004. Partial and total replacement of fish meal with soybean meal and brewer’s grains with yeast in practical diets for Australian redclaw crayfish Cherax quadricarinatus. Aquaculture 230, 359-376. Obaldo, L., Divakaran, S., and Tacon, A.G. 2002. Method for determining the physical stability of shrimp feeds in water. Aquaculture Research 33, 369-377. Pavasovic A., Richardson N.A., Mather P.B. and Anderson A.J. 2006. Infuence of insoluble dietary cellulose on digestive enzyme activity, feed digestibility and survival in the red claw crayfish, Cherax quadricarinatus (von Martens). Aquaculture Research 37, 25-32. Sheppard, J.K., Bruce, M.P., and Jeffs, A.G. 2002. Optimal feed pellet size for culturing juvenile spiny lobster Jasus edwardsii (Hutton, 1875) in New Zealand. Aquaculture Research 33, 913-916. Thompson, K.R., Muzinic, L.A., Christian, T.D., Webster, C.D., Manomaitis, L. and Rouse, D.B. 2003. Effect on growth, survival, and fatty acid composition of Australian red claw crayfish Cherax quadricarinatus fed practical diets with and without supplemental lecithin and/or cholesterol. Journal of the World Aquaculture Society 34, 1–10. Thompson, K.R., Muzinic, L.A., Engler, L.S., Morton, S.R., and Webster, C.D. 2004. Effects of feeding practical diets containing various protein levels on growth, survival, body composition and processing traits of Australian redclaw crayfish (Cherax quadricarinatus) and on pond water quality. Aquaculture Research 35, 659-668. Thompson, K.R., Muzinic, L.A., Engler, L.S., and Webster, C.D. 2005. Evaluation of practical diets containing different protein levels, with or without fish meal, for juvenile Australian redclaw crayfish (Cherax quadricarinatus). Aquaculture 244, 241-249. Thompson, K.R., Metts, L.S., Muzinic, L.A., Dasgupta, S., and Webster, C.D. 2006. Effects of feeding practical diets containing various protein levels, on growth, survival, body composition and processing traits of male and female Australian redclaw crayfish (Cherax quadricarinatus) grown in ponds. Aquaculture Nutrition 12, 227-238. Whitlock M.C., and Schluter, D. 2009. The Analysis of Biological Data. Roberts and Company Publishers. 700 pp. Xue, X.M., Anderson, A.J., Richardson, N.A., Anderson, A.J., Xue, G.P., and Mather., P.B. 1999. Characterization of cellulase activity in the digestive system of the redclaw crayfish (Cherax quadricarinatus). Aquaculture 180, 373-386. FEEDING RESPONSES OF THE REDCLAW CRAYFISH, Cherax quadricarinatus (Von Martens, 1858), TO RAW SOYBEAN, COW PEA AND A COMMERCIAL FORMULATED FEED Nguyen Thi Thu Thuy1 ABSTRACT The feeding responses of juvenile (5.3 ± 1.7 g) and adult (41.5 ± 5.3 g) redclaw to different food types were examined under experimental conditions. In the exp.1, juveniles were presented with raw soybean and a commercial redclaw formulated feed separately; and adults were presented with these two feeds as well as with raw cow pea. In exp.2, both sized groups of redclaw were offered raw soybean and pellet as food at the same time to determine food preference. The results show that 106 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2 response of redclaw of both sized groups to the pellet was much the same as the soybean, except that it took longer for the animals to start feeding on soybean, especially for juveniles. It was quite easy for redclaw to manage pellet by their mouthparts by continuously feeding on small particles from the whole pellet. Meanwhile, soybean must be peeled up and cut into halves by the mouthparts before halves of bean was then cut into small pieces for feeding. However, there were differences in the lengths of time that the redclaw spent in performing various feeding response on different foods, particularly the time to start feeding and the time spent holding foods. In exp.1, it took ju- venile significant less time to start feeding on formulated feed than soybean. In contrast, adults took significant shorter time to start feeding on soybean than in the case of formulated feed and cow pea. With the same food type, there were significant differences in the time to start feeding between the two different sized redclaw. In terms of time spent holding feeds, both size groups spent less time on pellet and more time on soybean. In exp.2, commercial pelleted feed was the food preferred by adults. During the one hour, adults spent on average 9% of the total time feeding on pellet, while feeding on soybean only occurred for 3% of the time. In contrast, juvenile redclaw did not show a preference for either pelleted feed or soybean, spending 11% and 13% of the time, feeding on for- mulated feed and soybean, respectively. Key words: feeds, feeding behaviour, formulated feed, redclaw crayfish, whole raw soybean Người phản biện: ThS. La Xuân Thảo Ngày nhận bài: 6/6/2013 Ngày thông qua phản biện: 20/6/2013 Ngày duyệt đăng: 8/7/2013 1 Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No2. Email: thuthuyria2@yahoo.com
File đính kèm:
- tap_tinh_an_cua_tom_cang_do_nuoc_ngot_cherax_quadricarinatus.pdf