Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013

ƯỚC TÍNH THÔNG SỐ DI TRUYỀN Ở HAI LỨA TUỔI KHÁC NHAU TRÊN TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) CHỌN GIỐNG THEO TÍNH TRẠNG TĂNG TRƯỞNG Đinh Hùng1 TÓM TẮT Nghiên cứu này trình bày các thông số di truyền trên tôm càng xanh bao gồm hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa các tính trạng kích thước cơ thể (trọng lượng thân, chiều dài chuẩn, chiều dài giáp đầu ngực, chiều dài thân, chiều rộng giáp đầu ngực, chiều rộng thân) ước tính ở hai lứa tuổi khác nhau là tuần nuôi thứ 10 và tuần nuôi thứ 18. Số liệu sử dụng trong Báo cáo báo này được thu từ 4.650 cá thể (bao gồm 2.432 và 2.218 cá thể thu hoạch lần lượt ở tuần thứ 10 và thứ 18) thuộc thế hệ F3 với thông tin di truyền của 18.387 cá thể thuộc 4 thế hệ trong chương trình chọn giống tôm càng xanh. Ước tính hệ số di truyền các tính trạng kích thước cơ thể ở mức trung bình (0,06 – 0,11 và 0,11 – 0,22 lần lượt ở tuần thứ 10 và thứ 18), khác biệt hệ số di truyền ước tính ở hai lứa tuổi không có ý nghĩa thống kê. Tương quan di truyền giữa các tính trạng trong cùng một lứa tuổi và của từng tính trạng giữa hai lứa tuổi khác nhau là tương quan chặt. Kết quả nghiên cứu cho phép kết luận công tác chọn giống tôm càng xanh theo tính trạng trọng lượng thân có thể tiến hành hiệu quả ở giai đoạn sớm hơn so với tuổi thu-Hoạch đang áp dụng. Từ khóa: Macrobrachium rosenbergii, hệ số di truyền, tương quan di truyền, tuổi khác nhau I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chọn giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) theo tính trạng tăng trưởng tiến hành tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II dựa trên số liệu trọng lượng thân ở tuổi thu hoạch (market age, tuần nuôi thứ 10 đến 18). Những nghiên cứu trước đây trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) (Rutten và ctv, 2004) và cá chép (Cyprinus carpio) (Ninh và ctv, 2011) cho thấy tương quan di truyền các tính trạng kích thước cơ thể giữa các lứa tuổi khác nhau là tương đối cao. Chọn giống có thể được tiến hành ở tuổi sau-thu-hoạch (post-market age) nhằm kết hợp các tính trạng như tính trạng kháng bệnh hoặc các tính trạng liên quan đến chất lượng sinh sản trong cùng một chương trình chọn giống vì các tính trạng này thường biểu hiện ở giai đoạn sau-thu-hoạch. Tương quan di truyền tính trạng trọng lượng thân giữa tuổi thu-hoạch và tuổi sau-thu-hoạch cũng thấp trong các nghiên cứu trên tôm sú P. monodon (Coman và ctv, 2010) và trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei (Argue và ctv, 2000). Những nghiên cứu kể trên bước đầu cho phép kết luận chọn giống ở giai đoạn sau-thu-hoạch không đem lại nhiều lợi ích như theo lý thuyết. Ngược lại, chọn giống cũng có thể được tiến hành ở tuổi trước-thu-hoạch (pre-market age) nếu tương quan di truyền giữa trọng lượng ở tuổi thu-hoạch và trước-thu-hoạch là cao. Chọn lọc ở giai đoạn sớm sẽ đem lại lợi ích dễ nhận biết là giảm chi phí liên quan đến thức ăn, vật liệu, nhân công.vv. Tuy nhiên, lợi ích to lớn hơn là có thể nâng cao hiệu quả chọn giống bằng cách rút ngắn khoảng cách chọn giống (generation interval) vì vậy có thể chọn lọc

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 1

Trang 1

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 2

Trang 2

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 3

Trang 3

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 4

Trang 4

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 5

Trang 5

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 6

Trang 6

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 7

Trang 7

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 8

Trang 8

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 9

Trang 9

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 161 trang xuanhieu 10400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013

Tạp chí Nghề cá sông Cửu Long - Số 01/2013
ùm giống ở các xã ven biển tỉnh Phú 
Yên. Sử dụng 3 bộ phiếu điều tra (hộ khai thác, 
hộ thu mua và cấp chính quyền) điều tra trên 8 địa 
phương chính Vũng Rô, An Chấn, An Hòa – An 
Hải, Xuân Thọ, Từ Nham, Hòa Lợi, Hòa An và 
Xuân Hải. Việc phỏng vấn trực tiếp ngư dân và 
các hộ thu mua tôm hùm giống đã được tiến hành 
dựa trên phiếu câu hỏi được xây dựng sẵn trên 
478 người. Nguồn số liệu thứ cấp là các số liệu 
tổng hợp về phân bố vùng nuôi tôm hùm lồng, số 
hộ nuôi và số lượng lồng nuôi được thu thập từ 
các 11 cơ quan chức năng có liên quan. Kết hợp 
giữa số liệu khai thác và điều tra thêm các thông 
tin từ 30 chủ nậu vựa thu mua tôm hùm giống. 
Thời gian điều tra từ tháng 10/2010-5/2011.
2.2. Xác định sản lượng khai thác
Sản lượng khai thác tôm hùm giống được 
xác định từ các nghề khác riêng biệt. Sản lượng 
cả tỉnh sẽ bằng tổng sản lượng của các vùng (8 
vùng). Công thức ước tính sản lượng cho từng 
nghề được tính theo FAO, 2004 [1]:
P = CPUE * Số ngày hoạt động tiềm năng 
* Số lượng tàu/ghe * BAC (1)
Trong đó:
- CPUE (Catch Per Unit Effort) là năng suất 
khai thác là năng suất khai thác trong năm của 
một tàu làm một loại nghề cụ thể (lưới mành 
ghe, mành thúng, bẫy và lặn) (con/ ghe/ ngày). 
CPUE được xác định từ phiếu điều tra cấp hộ.
- BAC (Boat Acitve Coefficient) là hệ số 
hoạt động của một ghe.
BAC= Số lượng ghe đi khai thác/ tổng số 
tàu hiện có
BAC là tỷ lệ giữa số lượng ghe đi khai thác 
trên tổng số tàu hiện có. Hệ số này được xác 
định từ kết quả điều tra cấp hộ: được điều tra 
ngẫu nhiên trong 100 ghe và thì có bao nhiêu 
ghe đi khai thác trong ngày điều tra hôm đó.
*Phương pháp xác định năng suất khai 
thác
Nếu gọi ghe khai thác làm nghề i (i là các 
nghề: lưới ghe, lưới thúng, bẫy, lặn), thì công 
thức tính năng suất của một tàu làm nghề i là:
n
PiCPUE =)(
(con/ ghe/ ngày)
Trong đó: - Pi là sản lượng khai thác của 
ghe làm nghề i (con)
 - n là số ngày khai thác của 
chuyến biển (ngày)
*Phương pháp xác định sản lượng của 
một nghề
Theo công thức (1) thì tổng sản lượng của 
ghe làm nghề i là: 
Sản lượng P(i) (kg/năm) = CPUE (i) * Số 
ngày hoạt động tiềm năng (i) * Số lượng tàu ghe 
(i) * BAC (i)
Tổng sản lượng cả tỉnh = tổng sản lượng 
của P(i) ở 8 vùng (con/năm)
- Số ngày hoạt động tiềm năng: là số ngày 
tàu đó đi khai thác trong một năm được xác định 
bằng cách phỏng vấn trực tiếp người dân khi lên 
bến vào mỗi buổi sáng. Là tổng số ngày mà đội 
tàu có khả năng thực hiện hoạt động khai thác 
trong năm. Số liệu này được điều tra trực tiếp từ 
các hộ dân khai thác [3].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng khai thác tôm hùm giống 
tại Phú Yên
Toàn tỉnh có 1.381 phương tiện hoạt động 
nghề khai thác tôm hùm giống với 4 nghề chính: 
Mành ghe, mành thúng, nghề lặn và nghề bẫy. 
Trong đó, 1.081 tàu lắp máy có công suất từ 5 
– 63 CV, trung bình là 16 CV. Còn 300 thuyền 
thúng, không lắp máy, hoạt động nghề mành 
thúng chiếm 21,7%.
3.2. Các phương pháp khai thác.
Ở Phú Yên, tôm hùm giống chủ yếu được 
khai thác bằng nghề mành ghe với 916 chiếc, 
i
154 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
chiếm 66,5%. Nghề này cho năng suất cao và 
sản lượng lớn. Tuy nhiên, nghề này khai thác 
tôm ở giai đoạn tôm trắng chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ 
sống thường thấp hơn các nghề khác. Ngoài ra, 
nghề lặn có 85 chiếc, nghề bẫy có 80 chiếc lần 
lượt chiếm chiếm 6,2% và 5,5%. Đối với nghề 
lưới thúng, là loại nghề quy mô rất nhỏ, đầu tư 
thấp, chỉ hoạt động vùng rất gần bờ. Các thông 
số về cường lực khai thác được thể hiện ở bảng 
1 dưới đây.
Bảng 1. Thông tin về cường lực khai thác tôm giống tại Phú Yên, vụ 2010 – 2011
TT Nghề khai thác Số lượng phương 
tiện
Số ngày hoạt động 
tiềm năng
(ngày/năm)
Hệ số 
BAC
 (%)
Công suất 
trung bình 
(CV)
1 Lưới ghe 916 152 85% (16,2±8,8)
2 Lưới thúng 300 145 85% --
3 Lặn 85 209 80% (13,5±6,1)
4 Bẫy 80 152 30% (17,4±7,0)
Tổng 1.381
3.3. Năng suất và sản lượng khai thác.
Trong niên vụ 2010 – 2011, toàn tỉnh Phú 
Yên khai thác được khoảng trên 1,5 triệu con 
tôm giống. Trong đó, số lượng tôm hùm bông 
là gần 860 nghìn con, chiếm 57,3%. Đây là đối 
tượng khai thác chính và có giá trị kinh tế cao. 
Ngoài ra, Phú Yên còn khai thác được trên 580 
nghìn con tôm xanh và khoảng 73 nghìn các 
loại tôm hùm khác có giá trị kinh tế thấp hơn, 
lần lượt chiếm tỷ lệ là 38,7% và 4%. Chỉ số 
CPUE khá đồng đều giữa các nghề là 6 con 
tôm bông, 4 con tôm xanh và 1 con tôm khác / 
ghe / ngày. Riêng đối với nghề lặn, chỉ số này 
thấp hơn do khai thác có chọn lọc của người 
thợ lặn. Chi tiết sản lượng khai thác tôm giống 
ở Phú Yên niên vụ 2010 – 2011 theo nghề và 
theo đối tượng khai thác được thể hiện ở bảng 
2 dưới đây.
Bảng 2. Sản lượng khai thác tôm hùm giống ở tỉnh Phú Yên vụ 2010 – 2011
TT
Nghề
Khai
thác
CPUE (con/ghe/ngày) Sản lượng (con/năm) Tổng sản
lượng
(con/năm)
Tôm
bông 
Tôm
xanh
Tôm
khác 
Tôm
bông 
Tôm
xanh
Tôm
khác 
1 Lưới ghe 6 4 0,1 578.877 402.478 19.286 1.000.640
2 Lưới thúng 6 3 1 210.492 104.520 49.357 364.368
3 Lặn 3 4 0 48.174 63.802 0 111.976
4 Bẫy 6 4 1 21.819 12.787 4.465 39.070
 Tổng 859.361 583.586 73.108 1.516.055
155TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Nếu phân chia sản lượng khai thác tôm 
giống theo địa phương, Từ Nham là khu vực có 
sản lượng khai thác cao nhất trong toàn tỉnh với 
trên 575 nghìn con chiếm 38,3% toàn tỉnh. Tiếp 
đến là các địa phương như An Chấn và Xuân 
Hòa chiếm lần lượt là 26,8% và 14,3%. Một 
số địa phương khác như Hòa Xuân Nam, Xuân 
Cảnh, Xuân Hòa chỉ là nghề phụ của người dân 
địa phương và đóng góp một phần nhỏ trong 
sản lượng.
Hình 1. Sản lượng khai thác tôm hùm giống theo địa phương của tỉnh Phú Yên vụ 2010 – 2011
Hình 2. Năng suất khai thác tôm hùm giống theo địa phương của tỉnh Phú Yên vụ 2010 – 2011
156 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Niên vụ 2010 – 2011, năng suất khai thác 
tôm giống ở Phú Yên đạt từ 9 đến 12 con/ghe 
/ngày khai thác. Theo kinh nghiệm của người 
dân địa phương, đây là năng suất khá cao và 
đồng đều giữa các địa phương. So với chỉ số 
CPUE của từng đối tượng khai thác, số lượng 
tôm bông chiếm khoảng gần một nửa trong tổng 
số sản lượng. Chi tiết năng suất khai thác được 
thể hiện ở hình 2.
3.4. Mùa vụ khai thác
Bảng 3. Mùa vụ khai thác tôm hùm giống tại Phú Yên phân theo nghề khai thác
Nghề khai thác T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11
Mùa chính Mùa phụ
Lưới mành ghe
Lưới mành thúng 
Bẫy 
Lặn 
Nghề khai thác tôm hùm giống gần như 
hoạt động quanh năm, tuy nhiên, năng suất và 
sản lượng khai thác gần như tập trung chủ yếu 
từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau (quy đổi theo 
dương lịch). Thời gian này thuộc sau mùa mưa 
bão, số lượng tôm giống nhiều, đặc biệt đối với 
nghề mành (cả mành ghe và mành thúng) và 
nghề bẫy. Mùa vụ khai thác tôm hùm giống tại 
Phú Yên phân theo nghề hoạt động được trình 
bày trong bảng 3 ở trên.
IV. THẢO LUẬN
4.1. Về phương pháp khai thác
Tại Phú Yên, có 4 phương pháp chính khai 
thác tôm hùm giống bao gồm nghề lưới mành 
ghe, nghề lưới mành thúng, nghề bẫy và nghề 
lặn. Trong đó, nghề lưới mành ghe được sử 
dụng phổ biến nhất với 916 phương tiện khai 
thác, chiếm 66,5% tổng số phương thiện khai 
thác. Đây cũng là phương pháp cho sản lượng 
khai thác lớn nhất, chiếm khoảng 67% tổng sản 
lượng tôm hùm giống khai thác vụ 2010 – 2011 
tại Phú Yên. Tuy nhiên, sản lượng khai thác 
bằng phương pháp này có tỷ lệ tôm trắng cao, 
tỷ lệ sống thấp. Sản lượng tôm hùm giống khai 
thác bằng phương pháp bẫy là thấp nhất (chỉ 
chiểm khoảng 2,3%). Một số phương pháp khai 
thác khác như lưới mành thúng chỉ xuất hiện 
ở vùng Từ Nham (xã Xuân Thịnh) và phương 
pháp lặn chỉ có ở thôn Mỹ Quang Nam và Mỹ 
Quang Bắc (xã An Chấn). Bên cạnh đó, trong 
4 phương pháp khai thác trên, tôm hùm giống 
khai thác bằng phương pháp lặn có kích thước 
lớn nhất và chất lượng tốt nhất. Ưu điểm của nó 
là khai thác có chọn lọc, các con tôm giống được 
lựa chọn khá kỹ càng bởi thợ lặn, số lượng tôm 
bọ cạp nhiều. Tuy nhiên, nghề này lại tiềm ẩn 
nhiều nguy hiểm cho người lặn vì trang thiết bị 
lặn hết sức thô sơ (Bảng 1).
4.2. Về sản lượng khai thác
Phú Yên là tỉnh có sản lượng khai thác tôm 
hùm giống lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, sản 
lượng khai thác tôm hùm giống ở các vùng ven 
biển của Phú Yên là khác nhau. Vùng biển thôn 
Từ Nham (xã Xuân Thịnh) là vùng có sản lượng 
khai thác tôm hùm giống cao nhất, sản lượng 
khai thác vụ 2010 – 2011 là: 575.151 con/năm, 
tiếp đến là vùng biển Mỹ Quang, xã An Chấn 
đạt 402.730 con/năm; thấp nhất là vùng biển xã 
Hòa Xuân Nam (chỉ đạt 5.814 con/năm). Sản 
lượng khai thác tôm hùm giống trong toàn tỉnh 
157TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
là 1.516.055 con/ năm. Trong đó, sản lượng 
khai thác tôm hùm bông (859.361 con giống/
năm) cao hơn gấp 1,5 lần so với tôm hùm xanh 
(583.586 con giống/năm), còn lại là các loài tôm 
hùm khác ít giá trị kinh tế (73.108 con/năm). 
Đối với nghề lặn, do tính chọn lọc cao, người 
lặn chỉ bắt những con tôm hùm giống có giá 
bán cao (tôm hùm bông và tôm hùm xanh) nên 
sản lượng các loại tôm khác (tôm đỏ, tôm rằn) 
không có. Nghề lưới ghe, sản lượng tôm khác 
cũng rất ít (19.286 con giống/năm) (Hình 1).
4.3. Về năng suất khai thác
Năng suất khai thác trung bình đạt từ 9 – 
12 con/ghe/ngày. Một số địa phương có năng 
suất khai thác cao như An Chấn, Từ Nham, 
Hòa Xuân Nam đạt khoảng 12 – 15 con/ghe/
ngày. Các địa phương khác có chỉ số CPUE này 
thấp hơn, đạt từ 6 – 9 con/ghe/ngày. Mặc dù, 
chỉ số CPUE trung bình ở An Chấn là lớn nhất 
(12 con/ghe/ngày), nhưng do số lượng phương 
tiện khai thác ở Từ Nham nhiều hơn nên sản 
lượng khai thác tôm hùm giống ở Từ Nham là 
cao nhất trong các địa phương. Các xã có năng 
suất khai thác thấp là Xuân Hòa, Xuân Hải và 
Xuân Cảnh, trung bình chỉ đạt 9 con/ghe/ngày 
(Hình 2).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
5.1. Kết luận
 Phương pháp khai thác tôm hùm giống: 
Có 4 phương pháp khai thác tôm hùm giống: 
lưới mành ghe, lưới mành thúng, bẫy và lặn. 
Trong đó, phương pháp phổ biến nhất lưới 
mành ghe, đây cũng là phương pháp cho sản 
lượng khai thác lớn nhất trong 4 phương pháp 
trên (chiếm khoảng 67,13% tổng sản lượng tôm 
hùm giống khai thác.
 Số lượng tàu ghe khai thác tôm hùm 
giống: Toàn tỉnh có 1.381 phương tiện hoạt 
động trên nghề khai thác tôm hùm giống. Trong 
đó, có 1.081 tàu thuyền lắp máy với công suất 
từ 5,0-63,0 CV (trung bình là 16,1±8,6 CV); 
Có 300 phương tiện không gắn máy là thuyền 
thúng hoạt động trên nghề lưới mành thúng 
(chiếm 21,7%). Các tàu thuyền hoạt động chủ 
yếu trên các nghề lưới mành ghe (916 chiếc, 
chiếm 66,5%) và nghề lặn (85 chiếc, chiếm 
6,2%) và nghề bẫy (80 chiếc, 5,5%).
 Thành phần loài và kích thước tôm hùm 
giống khai thác: tôm hùm bông (Panulirus 
ornatus) (chiếm 56,8% trong tổng sản lượng 
khai thác), tôm hùm xanh (Panulirus homarus) 
(chiếm 38,5%), còn lại là tôm hùm sỏi (Panulirus 
stimpsoni) và tôm hùm đỏ (Panulirus longipes) 
(chiếm 4,7%). 
 Sản lượng khai thác tôm hùm giống: 
Trong vụ 2010-2011, sản lượng tôm hùm giống 
khai thác được là 1.516.055 con/ năm. Trong 
đó, sản lượng khai thác tôm hùm bông (859.361 
con giống/năm) cao hơn gấp 1,5 lần so với tôm 
hùm xanh (583.586 con giống/năm), còn lại là 
các loài tôm hùm khác ít giá trị kinh tế (73.108 
con/năm).
 Mùa vụ khai thác tôm hùm giống: Mùa 
vụ khai thác chính bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 
2 năm sau; mùa khai thác phụ từ tháng 3 đến 
tháng 11 năm (dương lịch).
5.2. Đề xuất ý kiến
 Tiếp tục tuyên truyền giáo dục người dân 
bằng mọi cách về bảo vệ nguồn lợi tôm hùm 
giống. Đây cũng là công việc quan trọng, đơn 
giản, chi phí thấp, nhưng hiệu quả rất cao và 
bền vững.
 Cần tiếp tục nghiên cứu và thu thập số 
liệu trong nhiều năm để đánh giá được biến 
động nguồn lợi tôm hùm giống ở Phú Yên.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Ủy ban 
Nhân dân tỉnh Phú Yên, Sở Khoa học và Công 
nghệ tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện, hỗ trợ về 
kinh phí để chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. 
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các 
cơ quan chức năng trong tỉnh Phú Yên, bà con 
ngư dân địa phương đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng tôi 
rất nhiều trong công tác thu thập số liệu, triển 
khai mô hình. Xin chân thành cảm ơn!
158 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO
FAO, 2004. Safety in sampling. Methodological notes 
in FAO Fisheries Technical Paper 454, 9-10.
Nguyễn Thị Bích Thúy, 1998. Nghiên cứu một số đặc 
điểm sinh học nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi 
tôm hùm ở vùng biển các tỉnh miền Trung – Việt 
Nam. Luận án Tiến sĩ Khoa học Sinh học, Trung 
tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Viện Hải 
Dương Học, 257 trang.
Howard Powles, 2000. Biological Reference Points for 
Lobster: A Discussion Paper - Claws Symposium, 
In Canadian Lobster Atlantic Wide Studies 
(CLAWS) Symposium: Abstracts and Proceedings 
Summary (Ed. M. John Tremblayl and Bernard 
Sainte-Marie), 141 pp.
Thuy, N. T. B & Ngoc, N. B., 2004. Current status and 
Exploitation of wild spiny lobster in Vietnamese 
waters. Spiny lobster ecology and exploitation 
in the south China Sea region, No.120 (Ed. By 
Kenvin C. Williams), ACIAR PROCEEDINGS, 
Canberra, 13-16.
THE STATUS OF LOBSTER JUVENILES CAPTURING
IN PHU YEN PROVINCE
Thai Ngoc Chien1, Tran Van Hao1
ABSTRACT
Lobster is a high value species. In recent years, the commercial lobster aquaculture has been 
grown very fast in South Central provinces, thus the demand of lobster juveniles are increasing 
significantly. Consequently, lobster juveniles have been caught by many methods while there has 
not been studied on fundamental scientific basic for protecting lobster resource yet. This paper 
will provide knowledge of lobster capture in Phu Yen province in terms of production, fishing 
season, the fishing gears and CPUE (Catch Per Unit Effort). The results show that, there were 
1,381 lobster-fishing boats using four main gears: boat-purse seine, dinghy-purse seine, diving 
and traps. The total catch was around 1.7 millions of lobster juveniles, in which, there were 
859,361 juveniles of Panulirus ornatus (contributed 56.7% of total catch). Of which, the purse 
seine boats caught highest production and mainly concentrated in Tu Nham waters. The main 
fishing season lasts from December to March.
Key words: Lobster resource, fishing season, CPUE.
Người phản biện: TS. Nguyễn Minh Niên 
 Ngày nhận bài: 6/6/2013 
Ngày thông qua phản biện: 05/07/2013 
Ngày duyệt đăng: 8/7/2013
1 Reasearch Institute for Aquaculture No.3 
Email: thaichienfish@gmail.com và tranhaoria3@gmail.com

File đính kèm:

  • pdftap_chi_nghe_ca_song_cuu_long_so_012013.pdf