Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020

TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hai loài rong khác nhau lên chất lượng nước, sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Tôm được nuôi trong 60 ngày với 3 nghiệm thức: nghiệm thức 1 (đối chứng) nuôi tôm đơn; nghiệm thức 2 (tôm - Rong câu Gracilaria tenuistipitata); nghiệm thức 3 (tôm - rong nho Caulerpa lentillifera). Hai loài rong được nuôi trong bể nuôi tôm với mật độ 2 kg/m3; mật độ tôm là 50 con/m3. Kết quả cho thấy chất lượng nước tốt hơn ở các nghiệm thức 2 và 3 với hàm lượng TAN, NO2-, NO3- và PO43- thấp hơn so với nghiệm thức 1. Nghiệm thức 3 tôm có tỷ lệ sống, năng suất cao hơn so với nghiệm thức 1 nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Nghiệm thức 2 cho kết quả tốt nhất (có tăng trưởng cao nhất, tỷ lệ sống cao nhất, năng suất tôm cao nhất) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)="" so="" với="" nghiệm="" thức="" 1.="" rong="" câu="" gracilaria="" tenuistipitata="" được="" khuyến="" cáo="" sử="" dụng="" trong="" mô="" hình="" nuôi="" kết="" hợp="" với="" tôm="" thẻ="" chân="" trắng.="" từ="" khóa:="" chất="" lượng="" nước,="" nuôi="" kết="" hợp,="" rong="" câu="" gracilaria="" tenuistipitata,="" rong="" nho="" caulerpa="" lentillifera,="" tôm="" thẻ="" chân="" trắng="" litopenaeus="">

 ABSTRACT The study was conducted to evaluate effect of two different species of seaweed on water quality, growth, survival rate and productivity of white leg shrimps (Litopenaeus vannamei). Shrimps were cultured in 60 days with 3 treatments including treatment 1 (control treatment of mono-cultured shrimp; treament 2 (shrimpGracilaria tenuistipitata); treament 3 (shrimp - Caulerpa lentillifera). Two seaweed species were cultured in shrimp tanks at a density of 2 kg m-3, shrimps density was 50 individuals m-3. The results showed that water qualities were better in the treaments 2 and 3 with lower levels of TAN, NO2-, NO3- và PO43- than those in the treament 1. The treament 3 resulted in shrimps with higher survival rates, productivities than those of the treament 1 but there was no statistically signifi cant difference (P > 0,05). The treament 2 showed best results (the highest growth, the highest survival rate, the highest productivity of shrimps) and the difference was signifi cant statistically compared with the treament 1. Gracilaria tenuistipitata was recommended to use in integrated models with white leg shrimps

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 1

Trang 1

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 2

Trang 2

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 3

Trang 3

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 4

Trang 4

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 5

Trang 5

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 6

Trang 6

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 7

Trang 7

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 8

Trang 8

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 9

Trang 9

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 128 trang xuanhieu 10300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy sản - Số 3/2020
giữ lại trong mô hình để tiến 
hành tối ưu hóa. 
Tiến hành xử lý số liệu bằng phần 
mềm Minitab 16 sử dụng thuật toán tối ưu 
Bảng 6. Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) và hệ số tuyến tính, tương tác và bình phương của các 
phương trình hồi quy để dự đoán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sấy đến hàm mục tiêu
Nguồn Bậc tự do
Tổng
bình phương
Trung bình
bình phương
F-Value P-Value
Model 9 2550,47 283,385 9,08 0,001
Linear 3 646,16 215,386 6,90 0,008
X1 1 244,62 244,623 7,84 0,019
X2 1 154,02 154,020 4,94 0,050
X3 1 247,52 247,517 7,93 0,018
Square 3 1871,77 623,925 20,00 0,000
X1*X1 1 739,25 739,248 23,70 0,001
X2*X2 1 761,31 761,306 24,40 0,001
X3*X3 1 742,90 742,902 23,81 0,001
2-Way Interaction 3 32,53 10,845 0,35 0,049
X1*X2 1 12,01 12,005 0,38 0,049
X1*X3 1 3,12 3,125 0,10 0,050
X2*X3 1 17,40 17,405 0,56 0,047
120 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
(optimization) thu được mô hình toán học mô 
tả ảnh hưởng của ba nhân tố sấy đến hàm mục 
tiêu như sau:
Kết quả phân tích ở bảng 6 và phương trình 
hồi quy cho thấy hệ số của các biến bậc hai và 
tương tác giữa các biến có giá trị âm còn các 
biến bậc nhất có hệ số dương. Điều này có thể 
lý giải như sau: Model: kiểm định tính tương 
thích tổng quát của mô hình với thực nghiệm. 
Kết quả ANOVA cho thấy p = 0,01 < α = 0,05 
nên mô hình tương thích với thực nghiệm, mô 
hình sẽ có ít nhất một hệ số có ý nghĩa thống 
kê. Linear: kiểm định tính tương thích của các 
thành phần bậc 1 (đại diện là hệ số). Kết quả 
kiểm định cho thấy: B1 có p = 0,019 ≤ α = 0,05, 
B2 có p = 0,05 ≤ α = 0,05 và B3 có p = 0,018 ≤ 
α = 0,05, nên B1, B2 và B3 có ý nghĩa. Square: 
kiểm định tính tương thích của các thành phần 
bậc 2 (đại diện là hệ số B11, B22 và B33) cho thấy 
B11, B22 và B33 đều có p = 0,001 ≤ α = 0,05 nên 
B11, B22 và B33 có ý nghĩa. Interaction: kiểm 
định tính tương thích của các thành phần tương 
tác giữa các nhân tố (đại diện là hệ số B12, B13 
và B23) cho thấy B12 có p = 0,049 ≤ α = 0,05, 
B13 có p = 0,05 ≤ α = 0,05 và B23 có p = 0,047 
≤ α = 0,05 nên B12, B13 và B23 có ý nghĩa. Như 
vậy, tất cả các hệ số của phương trình đều có ý 
nghĩa nên mô hình có thể được viết theo biến 
mã hóa như sau:
Y = 86,38 + 4,23*X1 + 3,36*X2 + 4,26*X3 
- 7,16*X1
2 - 7,27*X2
2 - 7,18*X3
2 - 1,22*X1*X2 
- 0,62*X1*X3 – 1,48*X2*X3
Bảng 7. Kết quả tối ưu hóa hiệu suất thu bột đạm theo biến X1, X2, X3
Variable Setting
X1 0,254817
X2 0,186866
X3 0,254817
Bảng 8. Giá trị tối ưu của hàm mục tiêu hiệu suất thu bột đạm theo nhiệt độ, tỷ lệ maltodextrin và tốc 
độ nhập liệu tìm được từ mô hình dự đoán
Response Fit SE Fit 95% CI 95% PI
HIỆU SUẤT 87,81 2,25 (82,81; 92,82) (74,40;101,23)
Hình 5. Mối tương quan giữa mô hình lý thuyết và thực nghiệm của các nhân tố sấy đến quá trình sấy 
phun tạo bột đạm từ dịch thủy phân sụn cá mập.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 121
Điều này cho thấy hàm mục tiêu đồng biến 
với X1, X2, X3 và nghịch biến với X1
2, X2
2, 
X3
2, X1X2, X2X3 và X1X3. Nhưng độ lớn của 
hệ số các biến bậc hai lớn nhất nên ảnh hưởng 
nhiều nhất đến hàm mục tiêu. Còn hệ số của 
các tương tác X1X2, X2X3 và X1X3 nhỏ nên ảnh 
hưởng không lớn đến hàm mục tiêu.
Quá trình sấy phun được tiến hành sao 
cho bột đạm thu được với hiệu suất cao nhất. 
Tiến hành giải bài toán tối ưu bằng cách chập 
mục tiêu theo thuật toán “hàm mong đợi”. Kết 
quả tối ưu hóa thu được X1 = 80 tức nhiệt độ 
không khí buồng sấy là 80ºC, X2= 12 tức tỷ lệ 
maltodextrin bổ sung là 12%, X3 = 12 tức tốc 
độ bơm nhập liệu 12 ml/phút. Khi đó Hàm mục 
tiêu (Y) là hiệu suất đạt 87,81% và hàm lượng 
choindroitin sulphate, hàm lượng nitơ tổng của 
bột đạm lần lượt là 203 mg/g, 50mg/g bột.
Với điều kiện tối ưu này thì mục tiêu về hiệu 
suất thu hồi bột đạm đạt 87,81% mong muốn 
(bảng 8) và mục tiêu chung đạt 87% mong 
muốn (hình 5).
3. Thí nghiệm kiểm chứng
Tiến hành sấy phun tạo bột đạm chứa 
chondroitin sulphate từ dịch thủy phân sụn cá 
mập với các thông số: tỷ lệ maltodextrin bổ 
sung là 12%, nhiệt độ không khí buồng sấy 
80ºC, tốc độ bơm nhập liệu 12 ml/phút. Thí 
nghiệm được tiến hành 3 lần cho kết quả hiệu 
suất thu hồi bột đạm chứa chondroitin sulphate 
đạt (87 ± 0,3)% và hàm lượng choindroitin 
sulphate, hàm lượng nitơ tổng số của bột đạm 
lần lượt đạt (203 ± 0,13) mg/g và (50 ± 0,44) 
mg/g bột.
IV. KẾT LUẬN 
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên rút ra một 
số kết luận như sau:
1) Các thông số tối ưu cho quá trình 
sấy phun tạo bột đạm chứa chondroitin 
sulphate từ dịch thủy phân sụn cá mập: tỷ lệ 
maltodextrin bổ sung là 12%, nhiệt độ không 
khí buồng sấy là 80ºC và tốc độ bơm nhập 
liệu là 12 ml/phút.
2) Tiến hành sấy phun tạo bột đạm chứa 
chondroitin sulphate từ dịch thủy phân sụn 
cá mập theo các thông số tối ưu thu được bột 
đạm với hiệu suất thu hồi đạt 87,81%. Bột 
đạm sản xuất có hàm lượng nitơ tổng và hàm 
chondroitin sulphate tương ứng là 50,4mg/g và 
203,1 mg/g.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đinh Hữu Đông, Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thị Mỹ Trang (2020), “Ảnh hưởng của thời gian thủy phân và loại 
enzyme đến quá trình thủy phân sụn cá mập (carcharhinus dussumieri) bằng protease”, Tạp chí Nông nghiệp 
và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 7, Kỳ 1.
2. Đinh Hữu Đông, Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thị Mỹ Trang (2020), “Ảnh hưởng của nồng độ enzyme và thời gian 
đến quá trình thủy phân sụn cá mập (carcharhinus dussumieri)”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Số 12, Kỳ 2.
3. Phan Tại Huân, Phạm Đức Toàn, Kha Chấn Tuyền (2014), Gấc và công nghệ sản xuất tiềm năng, Báo cáo 
phân tích xu hướng công nghệ, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ, TP. 
HCM.
4. Đặng Văn Hợp, Đỗ Minh Phụng, Vũ Ngọc Bội, Nguyễn Thuần Anh (2010), Phân tích kiểm nghiệm thực 
phẩm thủy sản, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Thùy Ninh (2011), “Tối ưu hóa quá trình sấy phun dịch cà chua”, Tạp 
chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Số 9(6), pp. 1014 - 1020.
122 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
Tiếng Anh
6. Anair et al., (2019), “Application of quality by design for optimization of spray drying process used in drying 
of Risperidone nanosuspension”, Elsevier, Powder technology, Volume 342, pp. 156-165. 
7. Farndale W. R., Buttle D. J. & Barrett A. J. (1986), "Improved quantitation and discrimination of sulphated 
glycosaminoglycans by use of dimethylmethylene blue", Biochem. Biophys. Acta., 883: p. 173-177.
8. J. Jayaraman (1981), Laboratory manual in Biochemsitry, Wiley Eastern Limited, New Delhi. 
9. M. Cano- Chauca, et al., (2005), “Effect of the carriers on the microstructure of mango powder obtained by 
spray drying and its functional charecterization”, Innovative food science & Emerging technologies, 5 (4), pp. 
420-428.
10. Mohammad Rezaul Islam Shishir, et al., (2016), “Optimization of spry drying parameters for pink guava 
powder using RSM”, Food Science and Biotechnology, 25, pp. 461-468.
11. Siew Young Quek*, Ngan King Chok, Peter Swedlund (2007), “The physicochemical properties of spray-
dried watermelon powders”, Chemical Engineering and Processing, 46 (2007), 386÷392.
12. Saenz, et al., (2009), “Microencapslation by spray drying of bioactive compounds from cactus pear (Opuntia 
fi cus-indica)”, Food chemistry, 114, pp. 616-622.
13. Shu et al., (2006), “Study on microencapsulation of lycopene by spray-drying”, Journal of food engineering, 
76, pp.664-669.
14. Zafer et al., (2015), “Optimization of spry drying process in cheese powder production”, Food and 
Bioproducts processing, Volume 93, pp.156-165. 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 123
THỂ LỆ VIẾT BÀI GỬI ĐĂNG TRÊN 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ THUỶ SẢN
I. HÌNH THỨC
- Bài báo được trình bày trên giấy A4 theo chiều đứng (portrait), dài không quá 10 trang kể cả bảng, biểu và 
tài liệu tham khảo.
- Canh lề: Top: 2 cm; Bottom: 2 cm; Left: 2 cm; Right: 2 cm; Header: 2 cm; Footer: 2 cm; 
- Bảng mã: Unicode; kiểu chữ: Times New Roman; Cỡ chữ: 11, Giãn dòng: single.
- Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
- Chi tiết định dạng các mục như sau:
Mục Cỡ chữ Định dạng Căn lề
Tên bài báo tiếng Việt 14 CHỮ HOA, IN ĐẬM Căn giữa
Title (Tiếng Anh) 12 CHỮ HOA, IN ĐẬM, NGHIÊNG Căn giữa
Thông tin về tác giả (họ và tên, đơn 
vị công tác, điện thoại, fax, email)(*)
12 Chữ thường, in nghiêng, đậm Căn phải
Tác giả liên hệ (họ và tên, email) 12 Chữ thường, in nghiêng Căn phải
Tóm tắt (tiếng Việt) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Abstract (tiếng Anh) 11 Chữ thường, in nghiêng Căn đều hai bên
Từ khóa (tiếng Việt) 11 Chữ thường Căn trái
Key words (tiếng Anh) 11 Chữ thường Căn trái
Tên đề mục(**) mức 1 11 CHỮ HOA, IN ĐẬM (I, II, III...) Căn trái
Tên đề mục mức 2 11
Chữ thường, in đậm (1, 2, 3 trong 
từng mục tiêu đề lớn đánh số La mã...)
Căn trái
Tên đề mục mức 3 11 Chữ thường, in nghiêng (1.1, 2.1, 3.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 4 (nếu có) 11 Chữ thường (1.1.1, 2.1.1, 3.1.1...) Căn trái
Tên đề mục thứ 5 (nếu có) 11 Chữ thường, in nghiêng (a, b, c...) Căn trái
Nội dung 11 Chữ thường Căn đều hai bên
Tên khoa học (latinh) 11 Theo quy định chung 
Tên bảng 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía trên bảng
Nội dung bảng 11 Chữ thường 
Tên hình 11 Chữ thường, in đậm Căn giữa, phía dưới hình
Chú thích bảng, hình 9 Chữ thường, in nghiêng Căn trái, phía dưới bảng
Đánh số bảng, hình 11 Số thứ tự 1, 2, 3... 
Tài liệu tham khảo 11 Chữ thường Căn đều hai bên
(*): Đối với những bài báo có nhiều tác giả, tên tác giả liệt kê đầu tiên được hiểu là tác giả chính.
(**):Nhằm đảm bảo tính khoa học và rõ ràng cho bài viết, sau tiêu đề lớn nhất là các số la mã, các tiêu đề nhỏ trong từng 
phần thống nhất cách đánh là số thứ tự: 1, 2, 3...và chia nhỏ với các tiêu đề nhỏ hơn.
 II. CẤU TRÚC BÀI BÁO
1. Bài báo thuộc thể loại nghiên cứu
1.1. Tóm tắt bằng Tiếng Việt: không quá 250 từ, tóm tắt những điểm quan trọng nhất của bài viết. Tuy phần tóm 
tắt ngắn nhưng phải chứa đựng đầy đủ nội dung, gồm các phần như mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, miêu tả những 
phương pháp đã được sử dụng và kết quả nghiên cứu. Tất cả những gì được nêu trong tóm tắt đều phải hiện diện trong 
thân bài chính.
1.2. Tóm tắt bằng Tiếng Anh: dịch từ tóm tắt bằng tiếng Việt.
1.3. Từ khoá bằng tiếng Việt: liệt kê 3÷5 từ.
1.4. Từ khoá bằng tiếng Anh: dịch từ các từ khoá bằng tiếng Việt.
124 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
1.5. Đặt vấn đề: tác giả có thể mở đầu bài báo bằng nhiều cách, nhưng phải nêu được những ý chính sau: tính cấp thiết, 
ý nghĩa, tác dụng của công trình nghiên cứu. Phần đặt vấn đề cần trình bày một cách ngắn gọn hiện trạng của những kiến 
thức có liên quan đến tồn tại hiện còn của vấn đề được giới thiệu trong bài gởi đăng và những cách xem xét về tồn tại đó.
1.6. Đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu: trình bày rõ đối tượng, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
sử dụng trong công trình nghiên cứu.
1.7. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: chỉ trình bày các kết quả rút ra trực tiếp từ công trình nghiên cứu được gởi 
đăng. Chỉ những kết quả này mới là đối tượng để phân tích và bàn luận trong bài đăng. Trong phần này tác giả nêu 
lên những nhận xét của mình qua so sánh kết quả nghiên cứu đăng trong bài với những kết quả đã được công bố thuộc 
cùng chuyên ngành. Các định hướng mới nảy sinh cũng được trình bày
1.8. Kết luận và kiến nghị: khẳng định lại những kết quả rút ra từ công trình và trình bày những đề xuất, khuyến 
nghị với các cấp liên quan.
1.9. Tài liệu tham khảo: 
Tài liệu tham khảo chỉ giới hạn là những tài liệu được trích dẫn, sử dụng trong bài báo. Tài liệu tham khảo 
trích dẫn trong bài viết dùng kiểu trích dẫn theo kiểu đánh số (Numbered). 
Tài liệu tham khảo được trình bày theo hướng dẫn tại quy định kiểu trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham 
khảo của Trường Đại học Nha Trang (ban hành kèm theo quyết định số 1263/QĐ-ĐHNT ngày 30 tháng 9 năm 2019 
của Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang). Quyết định 1263 được đăng tải trong mục Quy định - Thể lệ → Thể lệ 
gửi bài tại website của tạp chí Khoa học - Công nghệ thuỷ sản: https://tapchi.ntu.edu.vn/
- Mẫu style trích dẫn theo kiểu đánh số (áp dụng cho công cụ hỗ trợ trích dẫn EndNote) được đăng tải trong mục 
Quy định - Thể lệ → Thể lệ gửi bài của website của tạp chí Khoa học - Công nghệ thuỷ sản: https://tapchi.ntu.edu.vn/
- Ví dụ minh hoạ về trình bày danh mục tài liệu tham khảo được đăng tải trong mục Quy định - Thể lệ → Thể lệ 
gửi bài tại website của tạp chí Khoa học - Công nghệ thuỷ sản: https://tapchi.ntu.edu.vn/
1.10. Đơn vị đo lường
- Chiều dài, diện tích, thể tích: mm, cm, km, mm2, cm2, m3, µL, mL, L,
- Khối lượng: g, kg, ng, µg, mg, kg, t, Da, kDa,
- Nồng độ: nM, µM, mM, M, %, µg/L, mg/L, g/L,..
- Đơn vị đo lường: viết tách số một khoảng (space bar) (ví dụ: 5 L, 5 kg, 5 ppm,) nhưng % thì viết liền (ví dụ: 5%)
- Số thập phân phải dùng dấu phẩy và số từ hàng ngàn trở lên thì dùng dấu chấm.
- Phương pháp dùng số thập phân căn cứ vào mức độ đo lường của phương pháp nghiên cứu (Ví dụ: nếu đo hay 
cân được 2 số lẻ thì có thể dùng đến 2 số lẻ nhưng không dùng hơn 2 số lẻ. Thông thường thì dùng phương pháp 
chính xác 1% nghĩa là nếu phần số nguyên là hàng đơn vị (từ 1-9) dùng 2 số thập phân; nếu là hàng chục (từ 10-99) 
thì dùng 1 số thập phân và nếu hàng trăm trở lên (≥100) thì không dùng số thập phân.
2. Bài báo thuộc thể loại vấn đề trao đổi bao gồm các phần sau:
2.1. Tóm tắt.
2.2. Mở đầu.
2.3. Nội dung.
2.4. Tài liệu tham khảo.
III. THÔNG TIN VỀ BẢN QUYỀN 
Bài viết gửi về Ban biên tập là bài viết chưa từng được công bố trên các ấn phẩm nào trước đó. Tác giả có trách 
nhiệm không gửi đăng bản thảo bài viết trên tạp chí khác khi chưa có quyết định từ chối của Hội đồng phản biện. 
Tác giả phải chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo, tính chính xác của các trích dẫn trong bài viết, tính hợp pháp 
bản quyền của bài viết. Tác giả phải có trách nhiệm trong việc xin phép sử dụng các dữ liệu từ các cá nhân và tổ chức 
quản lý/sở hữu dữ liệu. Đối với bài viết có nhiều tác giả, cần ghi rõ ai là người chịu trách nhiệm liên lạc trong quá 
trình bình duyệt và nhiệm vụ/đóng góp của từng tác giả đối với bài viết. 
IV. HÌNH THỨC GỬI, NHẬN BÀI:
- Bài gửi về Ban biên Tập bằng cả 2 hình thức: Gửi bài Online trên Website của tạp chí và Gửi bài vào hòm thư 
của tạp chí. Bài không đăng sẽ được thông báo cho tác giả và không trả lại tác giả.
- Địa chỉ văn phòng tạp chí.
Văn phòng Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
Số 2, Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa
ĐT: 0258.2220767; Fax: 0258.3831147; Email: tapchidhnt@ntu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdftap_chi_khoa_hoc_cong_nghe_thuy_san_so_32020.pdf