Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản

TÓM TẮT Tôm càng đỏ Cherax quadricarinatus một loài tôm càng bản địa ở Úc, là loài có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản. Trong nghiên cứu này, sự ưu tiên lựa chọn thức ăn của tôm càng đỏ (25,53 ± 5,51 g) với các loại thức ăn khác nhau đã được kiểm tra. Sự phân cấp ưu tiên các loại thức ăn đã được thử nghiệm, sử dụng cả hai thử nghiệm Có lựa chọn và Không lựa chọn. Chín loại nguyên liệu thô được sử dụng trong nghiên cứu này, sáu nguyên liệu thực vật bao gồm hai loại ngũ cốc: bắp (Zea mays) và lúa mạch (Hordeum vulgare), bốn cây họ đậu: đậu nành (Glycine max), đậu Hà Lan (Pisum sativum), đậu xanh (Cicer arietinum) và đậu lăng (Lens culinaris) và ba loại hải sản: cá (Eleutheronema tetradactylum), tôm (Penaeus merguiensis) và mực ống (Sepioteuthis spp.). Trong các thử nghiệm cho ăn Có lựa chọn, tôm càng đỏ ưa thích nguyên liệu thực vật hơn các nguyên liệu hải sản, với bắp tiêu thụ ở số lượng lớn nhất trong cả hai thử nghiệm. Trong thử nghiệm cho ăn Không lựa chọn, bắp một lần nữa được tiêu thụ lớn nhất mặc dù không có sự khác biệt đáng kể trong số tất cả các nguyên liệu. Không có mối tương quan đáng kể giữa lượng tiêu thụ thức ăn (trọng lượng khô) và hàm lượng protein (R 2 = 0,02, p> 0,05). Kết quả của cả hai thử nghiệm Có lựa chọn và Không lựa chọn cho thấy tập tính ăn tạp ở tôm càng đỏ với một số ưa thích đối với bắp. Do đó, nhiều nguyên liệu thực vật giá rẻ có thể được sử dụng trong khẩu phần cho tôm càng đỏ mà không tác động tiêu cực đến ngon miệng và do đó không ảnh hưởng đến lượng ăn. Việc bổ sung bắp vào khẩu phần ăn của công thức có thể cải thiện lượng ăn của tôm tuy nhiên điều này vẫn cần được kiểm tra

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 1

Trang 1

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 2

Trang 2

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 3

Trang 3

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 4

Trang 4

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 5

Trang 5

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 6

Trang 6

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 7

Trang 7

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 8

Trang 8

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 9

Trang 9

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 19360
Bạn đang xem tài liệu "Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản

Sự ưu tiên lựa chọn thức ăn ở tôm càng đỏ đối với các nguyên liệu thức ăn thủy sản
thích, bắp (R 2 = 0,16, 
p = 0,249). Không có tương quan có rõ ràng 
giữa trọng lượng tôm càng đỏ và tổng mức tiêu 
thụ trong các thử nghiệm có lựa chọn B (R 2 = 
0,02, p = 0,22) và cả hai thử nghiệm không có 
lựa chọn (R 2 = 0,20, p = 0,15).
IV. THẢO LUẬN
Tôm càng đỏ có thể tiêu thụ một loạt các 
loại thức ăn khác nhau. Tuy nhiên, chúng tỏ ra 
ưa thích thực vật hơn hải sản khi được cung cấp 
một sự lựa chọn và không có bất kỳ ưu tiên nào 
cho một trong những hải sản. Thiếu các sở thích 
rõ ràng trong thử nghiệm không lựa chọn chỉ ra 
rằng loài này sẵn sàng chấp nhận một loạt các 
loại thức ăn. Những kết quả này cho thấy một 
tiềm năng rất tốt để sử dụng một loạt các thành 
phần protein dựa trên nguyên liệu thực vật rẻ 
hơn là thành phần động vật trong khẩu phần 
thức ăn cho tôm càng đỏ mà không tác động 
tiêu cực đến sự ngon miệng và hấp thụ thức 
ăn. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tôm càng đỏ 
có thể tiêu thụ một cách hiệu quả hơn khẩu phần 
có chứa nhiều thành phần có nguồn gốc thực 
vật so với các thành phần có nguồn gốc từ động 
vật (Cortes-Jacinto và ctv., 2004; Pavasovic và 
ctv., 2007, Thompson và ctv., 2005). Điều này 
cho thấy một tiềm năng rất tốt để xây dựng 
khẩu phần đầy đủ dinh dưỡng chủ yếu dựa trên 
thực vật chứ không phải là thành phần động 
vật (Cortes-Jacinto và ctv.,2004 ). Hơn nữa, 
một số nghiên cứu đã báo cáo sự hiện diện của 
các enzym tiêu hóa khác nhau có liên quan 
đến khả năng của loài để tiêu hóa các thành 
phần dinh dưỡng thực vật (Figueiredo và ctv., 
2001; Pavasovic và ctv., 2007).
Tôm càng đỏ đã có một sở thích ăn phân 
cấp rõ rệt giữa các nguyên liệu phổ biến trong 
thức ăn thủy sản. Kết quả từ hai thử nghiệm có 
lựa chọn và không có lựa chọn cho thấy tập tính 
ăn tạp ở tôm càng đỏ với một số ưu tiên lựa 
chọn đối với bắp. Mặc dù bắp có giá trị dinh 
dưỡng thấp, nhưng đó là thức ăn rất được ưa 
thích khi nó được cung cấp ở dạng tươi so với 
các nguyên liệu khác và hải sản. Ngoài ra, bắp 
có hàm lượng đường cao (3 g/100 g trọng lượng 
khô) có thể hấp dẫn với tôm càng đỏ khi còn 
tươi và vị ngọt. Bên cạnh đó, bắp cũng được tiêu 
thụ ở các loài tôm càng khác như Procambarus 
mexicanus (Hernandez-Munoz và cvt., 1999).
Không có mối quan hệ giữa hàm lượng 
protein ưu tiên lựa chọn giữa các loại thức ăn mặc 
dù hàm lượng protein khác nhau đáng kể giữa 
các loại thức ăn (từ 10,9 - 86,3% trọng lượng 
khô). Tuy nhiên, các axit amin, cá nhân có tương 
quan âm với sở thích bao gồm axit aspartic, axit 
glutamic, histidine, và isoleucine. Vì vậy, một 
giải thích cho sở thích ăn ở tôm càng đỏ là hàm 
lượng axit amin có ảnh hưởng lớn trên hệ thống 
phân cấp ưu tiên ở tôm càng đỏ. Các nghiên cứu 
về sự hấp thu hoá học trong động vật giáp xác 
đã chỉ ra rằng loài ăn thịt có thể phát hiện các 
axit amin, nucleotide và các dẫn xuất và các 
amin, trong khi các loài động vật ăn cỏ và ăn tạp 
thì nhạy cảm thêm với carbohydrate (Corotto và 
ctv., 2007; Hazlett 1999; Tierney & Atema, 
1986 ). Hiệu quả của leucine, glycine trong việc 
kích thích các tế bào chemoreceptor hiện diện 
trong chân bò thứ hai và thứ ba của tôm càng ăn 
tạp Procambarus clarkia cũng đã được ghi nhận 
(Corotto & O’Brien, 2002).
Các kết quả cũng ghi nhận một mối tương 
quan nghịch giữa trọng lượng tôm càng đỏ (14-
35 g BW) và lượng tiêu thụ protein. Thay đổi 
trong khẩu phần tự nhiên ở các giai đoạn phát 
75TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
triển của tôm tôm đã được quan sát khi tôm 
trưởng thành tiêu thụ lượng lớn mảnh vụn thực 
vật trong khẩu phần trong khi ở giai đoạn nhỏ 
thức ăn chủ yếu là động vật không xương sống 
(Lodge & Hill, 1994; Loya-Javellana và ctv., 
1993; Mason, 1975; Momot, 1995). Những sự 
khác biệt này trong tập tính ăn giữa các giai 
đoạn phát triển của tôm có liên quan đến nhu 
cầu protein tương đối thấp hơn ở giai đoạn tôm 
trưởng thành hơn ở tôm ấu niên và vì vậy tăng 
trưởng tương đối chậm ở tôm trưởng thành 
(Lodge & Hill 1994) và có thể giải thích các 
quan sát trong nghiên cứu này.
Kết quả từ thí nghiệm này cho thấy tôm 
càng đỏ sẵn sàng tiêu thụ một loạt các loại thức 
ăn. Tuy nhiên, khi đưa ra một sự lựa chọn, tôm 
càng đỏ đặc biệt thích bắp. Quan trọng hơn, 
chúng cũng thích nguyên liệu thực vật hơn 
nguyên liệu từ hải sản. Do đó lựa chọn các 
nguyên liệu dựa trên thực vật có thể được sử 
dụng trong khẩu phần xây dựng cho tôm càng 
đỏ. Một khẩu phần không có bột cá và bột thịt 
mà dựa trên nguyên liệu thực vật có thể được 
xây dựng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng 
thích hợp mà không quan tâm rằng điều này 
sẽ tác động tiêu cực về lượng ăn của tôm càng 
đỏ. Hơn nữa, cải thiện tính ngon miệng và hấp 
thụ thức ăn của khẩu phần có thể xây dựng được 
bằng cách bổ sung các nguyên liệu ưa thích như 
bắp. Trong khi thành phần protein là thiếu đầy 
đủ của bắp có thể đạt được bằng cách bổ sung 
các nguyên liệu khác có thành phần protein cao 
như đậu nành và đậu Hà Lan. Nghiên cứu trong 
tương lai sẽ là cần thiết để xác nhận điều này.
V. KẾT LUẬN
Trong các thử nghiệm, tôm càng đỏ ưa 
thích nguyên liệu thực vật hơn các nguyên liệu 
hải sản, với bắp tiêu thụ ở số lượng lớn nhất 
trong cả hai thử nghiệm. Không có mối tương 
quan đáng kể giữa lượng tiêu thụ thức ăn (trọng 
lượng khô) và hàm lượng protein. Do đó, nhiều 
nguyên liệu thực vật giá rẻ có thể được sử dụng 
trong khẩu phần cho tôm càng đỏ mà không tác 
động tiêu cực đến ngon miệng và do đó không 
ảnh hưởng đến lượng ăn. Việc bổ sung bắp 
vào khẩu phần ăn của công thức có thể cải thiện 
lượng ăn của tôm càng đỏ tuy nhiên điều này vẫn 
cần được kiểm tra.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của 
tôi với Tiến sĩ Igor Pirozzi người đã hướng dẫn 
và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên 
cứu. Nghiên cứu của tôi được hỗ trợ thông qua 
dự án - Tăng cường năng suất tôm càng đỏ công 
nghiệp thông qua cải thiện dinh dưỡng và chiến 
lược quản lý thức ăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Corotto, F., & O’Brien, M., 2002. Chemosensory 
Stimuli for the Walking Legs of the Crayfish 
Procambarus clarkii. Journal of Chemical 
Ecology 28(6), 1117-1130.
Corotto, F. S., McKelvey, M. J., Parvin, E. A., Rogers, J. 
L., & Williams, J. M., 2007. Behavioral responses 
of the crayfish Procambarus clarkii to single 
chemosensory stimuli. Journal of Crustacean 
Biology 27(1), 24-29. 
Correia, A. M., 2003. Food choice by the introduced 
crayfish Procambarus clarkii. Paper presented at 
the Annales Zoologici Fennici.
Cortes-Jacinto, E., Villarreal-Colmenares, H., Civera-
Cerecedo, R., & Cruz-Suárez, L., 2004. Studies 
on the nutrition of the freshwater crayfish Cherax 
quadricarinatus (von Martens): effect of the 
dietary protein level on growth of juveniles and 
pre-adults. Freshw. Crayfish 14, 70-80. 
Cronin, G., Lodge, D. M., Hay, M. E., Miller, M., Hill, 
A. M., Horvath, T., . . . Wahl, M., 2002. Crayfish 
feeding preferences for freshwater macrophytes: 
the influence of plant structure and chemistry. 
Journal of Crustacean Biology 22(4), 708-718. 
76 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
DAFF Department of Agriculture Fisheries and 
Forestry, 2008. Australia Aquaculture Production 
in Australia Report 2010–2011.
Davis, D. A., Miller, C. L., & Phelps, R., 2005. 
Replacement of fish meal with soybean meal in the 
production diets of juvenile red snapper, Lutjanus 
campechanus. Journal of the World Aquaculture 
Society 36(1), 114-119. 
Dias, J., Gomes, E. F., & Kaushik, S. J., 1997. 
Improvement of feed intake through 
supplementation with an attractant mix in 
European seabass fed plant-protein rich diets. 
Aquatic Living Resources 10(06), 385-389. 
Figueiredo, M. S. B., Kricker, J., & Anderson, A., 2001. 
Digestive enzyme activities in the alimentary 
tract of redclaw crayfish, Cherax quadricarinatus 
(Decapoda: Parastacidae). Journal of Crustacean 
Biology 21(2), 334-344. 
Gallagher, M. L., 1994. The use of soybean meal as 
a replacement for fish meal in diets for hybrid 
striped bass (Morone saxatilis× M. chrysops). 
Aquaculture 126(1), 119-127. 
Gherardi, F., Acquistapace, P., & Santini, G., 2004. 
Food selection in freshwater omnivores: a case 
study of crayfish Austropotamobius pallipes. 
Archiv für Hydrobiologie 159(3), 357-376.
Hernandez-Munoz, S., Mejia-Ortiz, L. M., & Viccon-
Pale, J. A., 1999. Feeding behaviour of the 
crayfish Procambarus mexicanus under laboratory 
conditions.
Jones, P., Chavez, J., & Mitchell, B., 2002. Production 
of Australian freshwater crayfish in earthen-based 
systems using pelleted diets and forage crops as 
food. Aquaculture International 10(2), 157-175
Kasumyan, A. O., & Doving, K. B., 2003. Taste 
preferences in fishes. Fish and Fisheries 4(4), 
289-347. 
Lawrence, C., & Jones, C., 2002. Herax. In M.D. 
Holdich (Ed.), Biology of Freshwater Crayfish 
(pp. 635-669): Blackwell Science Ltd, London.
Lodge, D., & Hill, A., 1994. Factors governing species 
composition, population size, and productivity 
of cool-water crayfishes. Nordic journal of 
freshwater research. Drottningholm 69, 111-136. 
Loya-Javellana, G. N., Fielder, D. R., & Thorne, 
M. J., 1993. Food choice by free-living stages 
of the tropical freshwater crayfish, Cherax 
quadricarinatus (Parastacidae: Decapoda). 
Aquaculture 118(3–4), 299-308. 
Mackie, A., & Mitchell, A., 1985. Identification of 
gustatory feeding stimulants for fish-applications 
in aquaculture. In: Nutrition and feeding in fish 
(eds. Cowey CB, Mackie AM, Bell JG). Academic 
Press, London: 177-189., 177-189. 
Mason, J. C., 1975. Crayfish production in a small 
woodland stream. Freshwater Crayfish 2, 449-479. 
Momot, W. T., 1995. Redefining the role of crayfish in 
aquatic ecosystems. Reviews in Fisheries Science 
3(1), 33-63. 
Muzinic, L. A., Thompson, K. R., Morris, A., Webster, 
C. D., Rouse, D. B., & Manomaitis, L., 2004. 
Partial and total replacement of fish meal with 
soybean meal and brewer’s grains with yeast in 
practical diets for Australian red claw crayfish 
Cherax quadricarinatus. Aquaculture 230(1), 
359-376. 
Pavasovic, A., Anderson, A. J., Mather, P. B., & 
Richardson, N. A., 2007. Effect of a variety of 
animal, plant and single cell-based feed ingredients 
on diet digestibility and digestive enzyme activity 
in redclaw crayfish, Cherax quadricarinatus (Von 
Martens 1868). Aquaculture 272(1–4), 564-572. 
Pedersen, A. R., & Ringgade, N., 1985. Design and 
analysis of experiments. 
Peterson, C. H., & Renaud, P. E. 1989. Analysis of 
feeding preference experiments. Oecologia 80(1), 
82-86. 
Raubenheimer, D., Steve Simpson, Javier Sánchez-
Vázquez, Felicity Huntingford, Sunil Kadri, & 
Jobling, M., 2007. Nutrition and Diet Choice In S. 
Kadri & F. Huntingford (Eds.), Aquaculture and 
Behavior: Blackwell.
Reed, J. D., 1995. Nutritional toxicology of tannins and 
related polyphenols in forage legumes. Journal of 
animal science 73(5), 1516-1528. 
77TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
Reigh, R. C., & Ellis, S. C., 1992. Effects of dietary 
soybean and fish-protein ratios on growth and 
body composition of red drum (Sciaenops 
ocellatus) fed isonitrogenous diets. Aquaculture 
104(3), 279-292. 
Saoud, I., GARZA DE YTA, A., & Ghanawi, J., 
2012. A review of nutritional biology and 
dietary requirements of redclaw crayfish Cherax 
quadricarinatus (von Martens 1868). Aquaculture 
Nutrition 18(4), 349-368. 
Thompson, K. R., Muzinic, L. A., Engler, L. S., & 
Webster, C. D., 2005. Evaluation of practical 
diets containing different protein levels, with or 
without fish meal, for juvenile Australian red claw 
crayfish (Cherax quadricarinatus). Aquaculture 
244(1), 241-249. 
Tierney, A. J., & Atema, J., 1986. Effects of acidification 
on the behavioral response of crayfishes 
(Orconectes virilis and Procambarus acutus) to 
chemical stimuli. Aquatic Toxicology 9(1), 1-11
Tierney, A. J., & Atema, J., 1988. Behavioral responses 
of crayfish (Orconectes virilis and Orconectes 
rusticus) to chemical feeding stimulants. Journal 
of Chemical Ecology 14(1), 123-133. 
Yacoob, S. Y., Anraku, K., Marui, T., Matsuoka, 
T., Kawamura, G., & Archdale, M. V., 2001. 
Gustatory sensitivity of the external taste buds 
of Oreochromis niloticus L. to amino acids. 
Aquaculture Research 32(3), 217-222.
78 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
FEEDING PREFERENCES OF THE REDCLAW Cherax quadricarinatus
(VON MARTENS, 1858) FOR AQUAFEED INGREDIENTS
Le Huu Hiep1, Igor Pirozzi2
ABSTRACT
In this study, the feeding preferences of juvenile redclaw (25.53 ± 5.51 g) to (different food types) 
were examined. A preference hierarchy of food types was tested, using both multiple Choice and 
No-Choice assays. Nine types of raw feed ingredients were used in the study, seven plant-based 
food including two grains, corn (Zea mays), and barley (Hordeum vulgare); four legumes, soybean 
(Glycine max), pea (Pisum sativum), chickpea (Cicer arietinum) and lentil (Lens culinaris); and 
three seafood, blue threadfin (Eleutheronema tetradactylum), banana prawn (Penaeus merguiensis) 
and squid (Sepioteuthis spp.). In the Choice feeding assays, redclaw generally preferred plant ingre-
dients over fish ingredients, with corn consumed in the greatest quantities in both Choice feeding 
trials however not significantly more than soybean and prawn in No-Choice Assay A and barley in 
No-Choice Assay B. Corn was again consumed in the greatest quantities in both No-Choice feeding 
trials although there were no significant differences among all ingredients. There was no significant 
relationship between the dry weight consumption and protein content (R2= 0.02, p> 0.05). Protein 
consumption in three seafoods were significantly higher than any of the other ingredients (P<0.05). 
The results of both Choice and No-Choice indicate a general feeding behaviour in redclaw with 
some preference for corn. Therefore, a broad range of cheap plant based protein ingredients can be 
utilized in formulated diets for redclaw without negatively impacting on palatability and therefore 
feed intake. The addition of corn into formulated diets could see an improvement in feed intake, how-
ever, this remains to be tested. 
Keywords: amino acid, feeding preference, redclaw crayfish protein, taste, formulated feed
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Nguyện
Ngày nhận bài: 10/02/2014
Ngày thông qua phản biện: 28/02/2014
Ngày duyệt đăng: 30/3/2014
1 Minh Hai Sub-Institute for Fisheries Research, Research Institute for Aquaculture No 2. 
 E-mail: lehuuhiep2@yahoo.com. 
2 College of Aquaculture and Fisheries, James Cook University, Australia. 

File đính kèm:

  • pdfsu_uu_tien_lua_chon_thuc_an_o_tom_cang_do_doi_voi_cac_nguyen.pdf