So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm

TÓM TẮT

Thí nghiệm đánh giá tăng trưởng của nhóm tôm chọn giống và tôm tự nhiên được thực hiện trong

một ao 2.000 m2 ở mật độ nuôi 5,3 con/m2. Từ hai nhóm tôm ban đầu là chọn giống và tự nhiên, đã

tiến hành ghép phối để tạo ra 4 nhóm (theo thứ tự tôm mẹ × tôm bố) là chọn giống × chọn giống

(CG×CG), chọn giống × tự nhiên (CG×TN), tự nhiên × chọn giống (TN×CG) và tự nhiên × tự

nhiên (TN×TN). Sau thời gian nuôi 97–111 ngày (từ khi đánh dấu (15/6/2015 – 23/6/2015) đến khi

thu hoạch (29/9/2015 – 6/10/2015), giữa các nhóm tôm có sự khác biệt về khối lượng thu hoạch

(P<0,001) và="" tỉ="" lệ="" sống="" (36,1="" –="" 48,5%).="" nhóm="" tôm="" cg×cg="" có="" khối="" lượng="" thu="" hoạch="" trung="">

25,3 g, lớn hơn so với ba nhóm còn lại (14,7 – 19,4 g). Tương tự, nhóm tôm CG×CG có tỉ lệ sống là

48,5% so với 36,1 – 44,0% của ba nhóm tôm còn lại. Nhóm tôm TN×TN có khối lượng thu hoạch

trung bình (15,5 g) và tỉ lệ sống (36,1%) thấp nhất. Hai nhóm tôm CG×TN và TN×CG có khối

lượng thu hoạch (19,4 và 14,7 g) và tỉ lệ sống (39,9 và 40,0%) nằm giữa hai nhóm ghép phối nội

nhóm và thấp hơn so với nhóm CG×CG.

So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm trang 1

Trang 1

So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm trang 2

Trang 2

So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm trang 3

Trang 3

So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm trang 4

Trang 4

So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm trang 5

Trang 5

So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm trang 6

Trang 6

So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6140
Bạn đang xem tài liệu "So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm

So sánh tăng trưởng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) chọn giống với tôm tự nhiên trong điều kiện ao nuôi thí nghiệm
 
Thực hiện nghiên cứu này, nhóm tôm chọn 
giống (chọn giống) có kích cỡ 32 – 62 g/con, 
được lựa chọn từ thế hệ chọn lọc G
6
. Nhóm 
tôm tự nhiên (tự nhiên) có kích cỡ 30 – 60 g/
con, được thu bằng cách đóng đáy trên sông 
Cổ Chiên, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre, 
vào tháng 2/2015.
2.2. Ghép phối
Từ hai nhóm tôm chọn giống và tự nhiên, 
thực hiện ghép phối để tạo ra 4 nhóm ghép phối 
(chọn giống × chọn giống, ký hiệu CG×CG; 
chọn giống × tự nhiên, ký hiệu CG×TN; tự 
nhiên × chọn giống, ký hiệu TN×CG và tự nhiên 
× tự nhiên, ký hiệu TN×TN) trong thời gian 30 
ngày (8/3/2015 đến 7/4/2015). 
2.3. Ương ấu trùng lên hậu ấu trùng
Tôm cái ôm trứng màu nâu nhạt được 
chuyển vào bể chứa 1m3 trong nhà. Sau khi 
trứng nở, ấu trùng được chuyển sang các xô 
nhựa 70 lít để ương riêng rẽ theo từng gia đình 
với mật độ 30 ấu trùng/lít. Thời gian ấu trùng 
chuyển hoàn toàn thành hậu ấu trùng dao động 
từ 20 – 30 ngày.
2.4. Ương hậu ấu trùng đến kích cỡ đánh 
dấu
Hậu ấu trùng được chuyển sang ương riêng 
rẽ theo từng gia đình trong các bể composite 1 
m3, mật độ thả 1.000 tôm/bể, thời gian ương 2 
– 3 tuần. Sau đó, tôm giống được chuyển xuống 
giai (1,6 × 2,5 × 1,5 m) để ương đến kích cỡ 
đánh dấu (≥ 2 g) được bằng phẩm màu huỳnh 
quang (Visible Implant Elastomer, VIE) trong 
thời gian từ 60 – 75 ngày theo quy trình chuẩn 
của nhà sản xuất (Northwest Marine, Mỹ).
2.5. Nuôi tĕng trưởng trong ao
Số lượng tôm thả nuôi tĕng trưởng của từng 
nhóm được trình bày trong Bảng 1. Tôm được 
thả nuôi trong một ao đất 2.000 m2, độ sâu nước 
1,2 – 1,4 m. Tổng số lượng tôm nuôi là 10.507 
con, tương đương mật độ 5,3 con/m2. Cho tôm 
ĕn thức ĕn viên (hàm lượng đạm thô 35%) với 
các kích cỡ phù hợp, khẩu phần cho ĕn từ 3 – 
5% khối lượng thân. Thay nước 2 lần/tháng, 
mỗi lần thay liên tục trong 3 – 4 ngày với tổng 
lượng nước thay là 200% thể tích nước ao nuôi. 
5TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Trong quá trình nuôi, sử dụng chế phẩm vi sinh 
(Zuca, Long Sinh Ltd) mỗi tháng 2 lần sau khi 
đã thay nước hoàn toàn. Ao được bố trí một hệ 
thống quạt nước 4 cánh, công suất máy 2 mã 
lực, thời gian chạy quạt từ 18 giờ đến 6 giờ sáng 
hôm sau.
Bảng 1. Số lượng tôm giống thả nuôi của 4 nhóm.
Nhóm tôm (♀ × ♂) Số lượng thả (con)
CG×CG 3.678
CG×TN 1.279
TN×CG 3.050
TN×TN 2.499
2.6. Thu thập và xử lý số liệu
Tại thời điểm thu hoạch ghi nhận khối 
lượng thân của tôm bằng cân điện tử chính xác 
đến 0,1 g. Ngoài ra, ghi nhận các chỉ tiêu khác 
như giới tính, tuổi và hình thái tôm. Đối với tôm 
cái, có 3 loại hình thái là tôm ôm trứng bụng, 
có buồng trứng ở giáp đầu ngực, và không có 
trứng (ở bụng hoặc ở giáp đầu ngực). Tôm đực 
có 5 loại hình thái là càng xanh, càng cam, tôm 
già (còn gọi là ‘càng sào’), tôm gãy càng và tôm 
đực nhỏ.
Số liệu được quản lý và kiểm tra bằng 
phần mềm Microsoft Excel® 2010, và được 
phân tích bằng phần mềm R phiên bản 3.2.4 (R 
Core Team, 2015). Trong nghiên cứu này, vì 
ảnh hưởng của ‘giới tính’ là không thể tách rời 
(confounding) với ảnh hưởng của ‘hình thái’, 
do mỗi giới tính có những loại hình thái riêng 
biệt không giống nhau (tôm cái có 3 loại hình 
thái và tôm đực có 5 loại), nên cuối cùng ảnh 
hưởng ‘hình thái’ được chọn sử dụng trong 
mô hình toán. Đối với khối lượng tôm khi thu 
hoạch, ảnh hưởng của các loại hình thái (3 cho 
tôm cái và 5 loại hình cho tôm đực), bốn nhóm 
tôm (CG×CG, CG×TN, TN×CG và TN×TN) 
và tuổi tôm (tính từ khi nở đến khi thu hoạch) 
được đánh giá bằng phương trình tuyến tính
Khối lượngij = µ + hình tháii + nhómj + β × tuổiij + eij
trong đó khối lượngij là khối lượng của cá thể tôm ở nhóm j khi thu hoạch, µ là trung bình 
khối lượng thu hoạch của quần thể, hình tháii là ảnh hưởng các loại hình thái (3 cho tôm cái và 
5 loại hình cho tôm đực), nhómj là ảnh hưởng của 4 nhóm tôm (CG×CG, CG×TN, TN×CG 
và TN×TN), β là hệ số hồi quy của hiệp biến 
(covariate) tuổiij (tính từ ngày ấu trùng nở đến khi thu hoạch tôm), và e
ij
 là số dư.
Ảnh hưởng của các nhóm tôm được xác 
định bằng Type III Sum of Square. Nếu ảnh 
hưởng này có ý nghĩa thống kê (P<0,05) thì sự 
khác biệt giữa từng nhóm được thực hiện bằng 
cách so sánh cặp, sử dụng package ‘multcomp’ 
(Hothorn và ctv., 2008) với phương pháp hiệu 
chỉnh Tukey ở mức độ tin cậy 95%. Trung bình 
bình phương tối thiểu (Least Square Mean, 
LSM), được định nghĩa là trung bình nhóm sau 
khi đã hiệu chỉnh cho các ảnh hưởng khác trong 
mô hình (ở đây là hình thái và tuổi tôm), được 
dùng để so sánh khối lượng thu hoạch của 4 
nhóm tôm, sử dụng package ‘lsmeans’ (Lenth, 
2016).
III. KẾT QUẢ
3.1. Thống kê mô tả
Qua thời gian nuôi từ 97 – 111 ngày trong 
ao với mật độ nuôi 5,3 tôm/m2 (khối lượng tôm 
thả ban đầu 2,87 – 4,33 g) cho thấy có sự khác 
biệt về tĕng trưởng khi thu hoạch. Khối lượng 
trung bình của các nhóm tôm dao động từ 14,7 – 
25,3 g (hệ số biến thiên CV70,0 – 77,5%), tĕng 
trưởng tốt nhất là nhóm CG×CG (25,3 ± 17,7 
g) và kém nhất là nhóm TN×CG (14,7 ± 11,4 
g). Nhóm TN×TN (15,5 g) có tĕng trưởng kém 
hơn hẳn nhóm tôm CG×CG (25,3 g) mặc dù có 
khối lượng thả lớn hơn (4,33 g so với 3,66 g của 
nhóm CG×CG) (Bảng 2).
6 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 3. Tỉ lệ hình kiểu hình (%) của các nhóm tôm theo giới tính.
Giới tính Tôm cái Tôm đực
Nhóm (♀ × ♂) Bụng Không Đầu Tổng tôm cái Cam Không Nhỏ Già Xanh
Tổng 
tôm đực
CG×CG 40,3 10,8 16,9 68,1 2,4 3,3 11,4 3,5 11,3 31,9
TN×TN 39,0 7,1 18,8 64,8 1,0 0,4 22,6 4,3 6,8 35,2
TN×CG 37,2 12,1 17,1 66,4 0,8 1,6 22,2 2,5 6,4 33,6
CG×TN 40,0 8,4 17,6 66,0 1,2 1,8 21,5 3,2 6,2 34,0
Trung bình 39,2 10,8 17,1 67,2 1,5 2,0 17,6 3,3 8,4 32,8
Bụng = tôm cái ôm trứng, Không = tôm cái không ôm trứng và không quan sát thấy buồng trứng (giai 
đoạn III−IV), cam = tôm đực càng cam, xanh = tôm đực càng xanh, già =tôm đực càng xanh già(tôm 
càng sào), nhỏ = tôm đực chưa phát triển đôi càng trước. 
Bảng 2. Ngày nuôi, số lượng khi thu hoạch, khối lượng (khi thả nuôi và khi thu hoạch) 
và tỉ lệ sống khi thu hoạch của các nhóm tôm
Nhóm
(♀ × ♂)
Số lượng Ngày 
nuôi
Khối lượng thả 
nuôi (g)
Khối lượng thu 
hoạch (g)
CV (%) Tỉ lệ sống 
(%)
CG×CG 1.776 97–111 3,66 ± 0,88 25,3 ± 17,7 70,0 48,3
TN×TN 901 97−110 4,33 ± 1,39 15,5 ± 11,5 74,0 36,1
TN×CG 1.339 97−110 3,39 ± 0,88 14,7 ± 11,4 77,5 43,9
CG×TN 562 97−111 2,87 ± 0,96 19,4 ± 14,7 75,8 44,0
CV = hệ số biến thiên của khối lượng thu hoạch.
Nhóm ghép phối nội nhóm (CG×CG) có tỉ 
lệ sống cao nhất (48,3%), trong khi nhóm ghép 
phối nội nhóm tự nhiên (TN×TN) có tỉ lệ sống 
thấp nhất (36,1%). Hai nhóm ghép phối ngoại 
nhóm giữa tôm chọn giống và tôm tự nhiên có 
tỉ lệ sống tương đương (44,0 và 43,9%) và nằm 
ở khoảng giữa của hai phép ghép phối nội nhóm 
(Bảng 2).
Phân tích kiểu hình tôm nuôi theo 4 nhóm 
thì tỉ lệ cái chiếm ưu thế (64,8 – 68,1%), không 
có sự khác biệt lớn giữa các nhóm tôm, trong 
đó nhóm tôm cái ôm trứng (bụng) chiếm ưu 
thế (37,2 – 40,3%). Tỉ lệ tôm đực chỉ chiếm 
31,9 – 35,2%, trong đó tỉ lệ tôm đực thấp nhất 
ở nhóm CG×CG (31,9%) và cao nhất ở nhóm 
tôm TN×TN (35,2%). Tuy nhiên, nếu xét về các 
hình thái tôm đực thì nhóm tôm CG×CG có tỉ lệ 
đực nhỏ thấp nhất (11,4%) và chỉ bằng một nửa 
của các nhóm tôm khác (21,5 – 22,6%) (Bảng 
3), đây là nhóm tôm ít có giá trị thương phẩm 
và sinh sản. Thành phần đực có giá trị thương 
phẩm (cam và xanh) của nhóm tôm CG×CG 
(13,7%) cao hơn hẳn so với các nhóm khác (7,2 
– 7,8%).
3.2. Tĕng trưởng của các nhóm tôm 
Bảng 4. Trung bình bình phương tối thiểu của 4 
nhóm tôm (đường chéo, in đậm) và sự khác biệt 
về khối lượng giữa 4 nhóm tôm (ngoài đường 
chéo).
Nhóm 
(♀ × ♂)
CG×CG TN×TN TN×CG CG×TN
CG×CG 32,1 *** *** ***
TN×TN 25,6 0,87 ***
TN×CG 26,4 ***
CG×TN 29,2
*** = P< 0,001
7TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
tôm tự nhiên với tôm từ một chương trình chọn 
giống khi nuôi tĕng trưởng. Nhóm TN×TN 
trong nghiên cứu này thấp hơn hẳn nhóm 
CG×CG (khối lượng 25,6 g so với 32,1 g, tỉ lệ 
sống 36,1% so với 48,3%). Các nhóm lai giữa 
tôm chọn giống và tự nhiên cũng cho kết quả 
tĕng trưởng cao hơn nhóm TN×TN, điều này 
cho thấy nhóm chọn giống được chọn lọc qua 6 
thế hệ đã có tĕng trưởng được cải thiện hơn. Một 
điều đáng lưu ý là nhóm ghép phối giữa tôm cái 
chọn giống (CG×TN) có tĕng trưởng cao hơn có 
ý nghĩa (P<0,0001) so với nhóm tôm đực chọn 
giống (TN×CG). Kết quả này tương đồng với 
các kết quả công bố trước đây của các chương 
trình chọn giống tôm càng xanh ở Việt Nam và 
Trung Quốc, theo đó hệ số di truyền của tôm cái 
(0,14 – 0,47) cao hơn của tôm đực (0,04 – 0,08) 
(Luan và ctv., 2012; Nguyễn Trung Ký và ctv., 
2014). Như vậy, có thể nhận định rằng trong quá 
trình sản xuất giống thì việc chọn nguồn tôm cái 
có tính chất quyết định hơn là tôm đực.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
So sánh tĕng trưởng của nhóm tôm chọn 
giống và tôm tự nhiên trong điều kiện đồng nhất 
việc nuôi vỗ, sinh sản, lưu giữ hậu ấu trùng và 
nuôi chung trong ao cho thấy ưu thế của nhóm 
tôm chọn giống so với nhóm tôm tự nhiên và 
các nhóm lai về tĕng trưởng. Ngoài ra, tỉ lệ sống 
và cấu trúc quần đàn của nhóm tôm chọn giống 
có ưu thế cho giá trị nuôi thương phẩm tốt hơn 
các nhóm còn lại.
Kết quả phân tích ảnh hưởng của các biến 
nhóm theo mô hình đã xét cho thấy biến ‘nhóm’, 
‘hình thái’ và ‘tuổi’ rất có ảnh hưởng đến khối 
lượng thu hoạch (P<0,001, số liệu không trình 
bày trong báo cáo). Theo đó, so sánh các cặp 
giữa các nhóm tôm nuôi cho thấy tĕng trưởng 
tôm CG×CG là khác biệt rất có ý nghĩa thống 
kê với các nhóm tôm còn lại (P<0,001) và giữa 
các nhóm tôm với nhau, ngoại trừ giữa nhóm 
TN×TN và TN×CG (P=0,87) (Bảng 4).
IV. THẢO LUẬN
Đối với nuôi thủy sản nói chung thì khối 
lượng và tỉ lệ sống là các thông số rất quan trọng 
quyết định đến hiệu quả của vụ nuôi. Đối với 
tôm càng xanh, xét theo giới tính thì tôm đực 
luôn có tĕng trưởng nhanh hơn tôm cái (Luan 
và ctv., 2012; Nguyễn Minh Thành và ctv., 
2009; Trần Ngọc Hải và ctv., 2014). Tôm đực 
có giá trị kinh tế cao hơn tôm cái, đặc biệt là 
tôm đực càng cam và càng xanh. Do đặc tính 
loài mà trong ao nuôi luôn xuất hiện nhiều kiểu 
hình tôm đực (Ra’Anan và Sagi, 1985; Sagi và 
Ra’anan, 1988). Trong nghiên cứu này, nhóm 
tôm CG×CG có những đặc tính tốt hơn 3 nhóm 
tôm còn lại cả về tĕng trưởng và tỉ lệ sống. 
Ngoài ra, tỉ lệ tôm đực có càng cam và càng 
xanh có giá trị cũng cao hơn hẳn (Bảng 2 và 3). 
Điều này cho phép nhận định tôm chọn giống có 
thể mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn khi nuôi 
thương phẩm.
Đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm so sánh 
8 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Trần Ngọc Hải, Trần Minh Nhứt, Châu Tài Tảo, 
2014. Đánh giá sự tĕng trưởng và sinh sản của 
một số nguồn tôm càng xanh (Macrobrachium 
rosenbergii) ở các tỉnh phía Nam. Tạp chí 
Khoa học trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên 
đề: Thủy sản (2014): 101-107.
Nguyễn Trung Ký, Nguyễn Thanh Vũ, Trịnh Quốc 
Trọng, 2014. Một số kết quả từ chương trình 
chọn giống tôm càng xanh thế hệ thứ 5. Tạp 
chí Nghề cá sông Cửu Long. 04/2014, 3-14.
Tài liệu tiếng Anh
Dinh Hung, Vu, N.T., Nguyen, N.H., Ponzoni, 
R.W., Hurwood, D.A., Mather, P.B., 2013. 
Genetic response to combined family 
selection for improved mean harvest weight 
in giant freshwater prawn (Macrobrachium 
rosenbergii) in Vietnam. Aquaculture. 412, 70-
73.
FAO, 2016. FishStatJ, a tool for fishery statistics 
analysis. Release: 2.12.5 by Thomas Berger, 
Fabrizio Sibeni and Francesco Calderini.
Lenth, R.V., 2016. Least-Squares Means: The 
R Package lsmeans. Journal of Statistical 
Software, 69(1), 1-33.<doi:10.18637/jss.
v069.i01>.
Luan, S., Yang, G., Wang, J., Luo, K., Zhang, 
Y., Gao, Q., Hu, H., Kong, J., 2012. Genetic 
parameters and response to selection for harvest 
body weight of the giant freshwater prawn 
Macrobrachium rosenbergii. Aquaculture. 
362, 88-96.
Nguyen Minh Thanh, Ponzoni, R.W., Nguyen, 
N.H., Vu, N.T., Barnes, A., Mather, P.B., 2009. 
Evaluation of growth performance in a diallel 
cross of three strains of giant freshwater prawn 
(Macrobrachium rosenbergii) in Vietnam. 
Aquaculture. 287, 75-83.
R Core Team, 2015. R: A Language and 
Environment for Statistical Computing. 
Vienna, Austria: R Foundation for Statistical 
Computing; 2014. R Foundation for Statistical 
Computing. ISBN 3-900051-07-0. http://
www.R-project.org.
Ra’Anan, Z., Sagi, A., 1985. Alternative mating 
strategies in male morphotypes of the 
freshwater prawn Macrobrachium rosenbergii 
(De Man). The Biological Bulletin. 169, 592-
601.
Sagi, A., Ra’anan, Z., 1988. Morphotypic 
differentiation of males of the fresh-water 
prawn Macrobrachium rosenbergii: changes in 
the midgut glands and the reproductive system. 
Journal of Crustacean Biology. 8, 43-47.
9TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 8 - THÁNG 9/2016
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
GROWTH COMPARISON OF SELECTED AND WILD GIANT 
FRESHWATER PRAWN (Macrobrachium rosenbergii)
Nguyen Thanh Vu1*, Trinh Quoc Trong1, Nguyen Trung Ky1, 
Huynh Thi Bich Lien1, Nguyen Thi Kieu Nga1, Nguyen Van Hiep1
ABSTRACT
Growth perfomance of selected and wild giant freshwater prawn (Macrobrachiumrosenbergii) was 
conducted in a 2,000 m2-pond at a density of 5,3 prawn/m2. Four different groups were produced 
from a full-diallel cross between selected prawn from a selective breeding program (denoted as CG) 
and wildprawn (TN) recruited in Tien river in the Mekong Delta of Vietnam. The groups were (in 
order of dam×sire) CG×CG, CG×TN, TN×CG, and TN×TN. After 97 – 111 days of grow-out from 
tagging until harvest, harvest weight was highly significant different between 4 groups (P<0.0001), 
and survival rate (36.1-48.5%). Mean harvest weight of CG×CG group was 25.3 g, compared to 
14,7 – 19,4g of the remaining three groups. Similarly, survival rate at harvest of CG×CG group was 
48.5%, compared to 36.1 – 44.0% of the other groups. Offspring of wild prawns, that is, TN×TN 
group, had smallest harvest weight (15.5 g) and lowest survival rate (36.1%). Two cross-bred 
groups, CG×TN and TN×CG, had intermediate harvest weight (19.4 and 14.7 g, respectively) and 
survival (39,9 and 40,0%, respectively) compare to two pure-bred groups (CG×CG and TN×TN), 
most noticeably significantly lower (P<0.0001) than CG×CG group.
Keywords: giant freshwater prawn, selected prawn, wild prawn, growth.
Người phản biện: TS. Dương Thúy Yên
Ngày nhận bài: 26/7/2016
Ngày thông qua phản biện: 03/8/2016
Ngày duyệt đĕng: 05/9/2016
1 National Breeding Centre for Southern Freshwater Aquaculture, Research Institute for Aquaculture No.2.
*Email: nguyenthanhvu190782@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_tang_truong_tom_cang_xanh_macrobrachium_rosenbergii.pdf