Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ

TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng protein thủy phân cá ngừ (VTH) bổ sung trong thức ăn lên sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của chim giai đoạn giống. Thức ăn thí nghiệm được triển khai với 5 loại thức ăn (protein thô: 46,5%, lipid: 10%) tương ứng bổ sung 0; 3; 6; 9 và 12% nội tạng cá ngừ thủy phân. Cá chim (5,48 g/con) được bố trí ngẫu nhiên vào trong 15 bể composit và cho ăn tới khi thỏa mãn trong 8 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim đạt cao nhất khi cho ăn thức ăn có 6% dịch thủy phân cá ngừ. Không có sai khác về tỷ lệ sống của cá chim ở các nghiệm thức khác nhau. Tăng mức bổ sung VTH từ 0 lên 12% không làm ảnh hưởng đến hàm lượng protein thô, lipid thô và tro của cá chim. Không có sự sai khác ý nghĩa về các chỉ số huyết học trong máu cá chim ở các nghiệm thức khác nhau, ngoại trừ hàm lượng protein trong máu cá chim cho ăn thức ăn có 9% VTH thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Tóm lại, bổ sung VTH ở mức 6% trong thức ăn là tối ưu cho sinh trưởng của cá chim giai đoạn giống

Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ trang 1

Trang 1

Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ trang 2

Trang 2

Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ trang 3

Trang 3

Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ trang 4

Trang 4

Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ trang 5

Trang 5

Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ trang 6

Trang 6

Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ trang 7

Trang 7

Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 6060
Bạn đang xem tài liệu "Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ

Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá chim (Trachinotus blochii) cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy phân cá ngừ
ệm
Cá chim giống (trung bình 5,48 g/con) 
được bố trí ngẫu nhiên vào 15 bể composite 
(500 L/bể) với mật độ thả 20 con/bể. Mỗi 
nghiệm thức thức ăn được phân bố ngẫu 
nhiên vào 3 bể. Tất cả các bể được kết nối 
với hệ thống cấp nước mặn để duy trì dòng 
chảy liên tục ở mức 5 L/phút. Cá được cho ăn 
bằng tay, 2 lần/ngày vào lúc 8h00 và 16h00 
cho đến khi thỏa mãn. Thức ăn thừa được 
siphon sau khi cho ăn 30 phút và bảo quản 
trong tủ đông để tính toán hiệu quả sử dụng 
thức ăn. Thời gian thí nghiệm sinh trưởng 
kéo dài 8 tuần.
3. Thu và phân tích mẫu
Sau 8 tuần thí nghiệm, tất cả cá được cân 
và đo riêng từng con. Số cá thể (3 con) từ 
mỗi bể được thu để phân tích thành phần 
sinh hóa. Mẫu máu từ 03 cá thể trong mỗi bể 
được hút từ tĩnh mạch đuôi bằng kim tiêm 
và chuyển vào trong các tuýp đựng mẫu có 
chứa chất chống đông để phân tích công 
thức máu.
Thành phần sinh hóa như protein, lipid, 
tro, độ ẩm của thức ăn, mẫu cá được phân tích 
theo phương pháp mô tả bởi AOAC (1990). 
Protein thô theo phương pháp Kjeldahl, lipid 
thô theo phương pháp Blind & Dyer, tro được 
xác định bằng sấy mẫu ở 105ºC đến khối 
lượng không đổi, tro được xác định bằng nung 
mẫu ở 550ºC đến khối lượng không đổi. Công 
thức máu được phân tích tự động bằng máy 
phân tích huyết học (Sysmex XT-162 1800i, 
Kobe, Japan).
4. Phương pháp xử lý số liệu
Tỷ lệ sống:
Trong đó: N
t
: là số cá tại thời điểm t; N0: Số 
cá thả ban đầu
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR%/ngày)
Trong đó:
W1, W2 là khối lượng cá lúc bắt đầu và kết 
thúc thí nghiệm
t: là thời gian thí nghiệm (ngày)
Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR)
 Trong đó:
 Wtasd: là khối lượng thức ăn sử dụng (g, 
theo khối lượng khô)
WG: là khối lượng cá tăng thêm (g, theo 
khối lượng tươi)
Chỉ số gan (HSI) = 100 × khối lượng gan/
khối lượng cá
Chỉ số nội tạng (VSI) = 100 × khối lượng 
nội tạng/khối lượng cá
Số liệu trình bày ở dạng trung bình ± sai 
số chuẩn (SE). Số liệu được phân tích bằng 
phương pháp phân tích phương sai một nhân tố 
One-way ANOVA. Sự sai khác (nếu có) giữa 
các nghiệm thức được xác định bằng phép thử 
Turkey’s HSD multiple comparison post hoc 
tests (SPSS version 22, IBM, USA). Tương 
quan hồi quy sẽ được sử dụng để biểu thị mối 
liên hệ giữa hàm lượng protein thủy phân trong 
Nguyên liệu (g/kg) Thức ăn thí nghiệm 
Đối chứng VTH03 VTH06 VTH09 VTH12
CaCO3 2 2 2 2 2
Dicalcium phosphate 3 3 3 3 3
NaCl 5 5 5 5 5
Proximate compositions 
Vật chất khô 911.08 913.40 897.10 882.90 904.40
Protein thô 465.60 466.40 468.50 462.40 467.10
Lipid thô 114.20 119.40 113.50 110.70 109.70
Tro 81.00 70.90 64.60 57.20 45.30
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55
thức ăn lên sinh trưởng của cá chim giống. Sự 
sai khác được xem xét ở mức ý nghĩa P < 0,05. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN
1. Sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn
Sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của 
cá chim cho ăn thức ăn có bổ sung VTH được 
trình bày trong Bảng 2. Tất cả cá thí nghiệm 
đều thích nghi nhanh với thức ăn thí nghiệm. 
Tỷ lệ sống của cá chim dao động từ 93,33 đến 
96,67% và không có sự sai khác ý nghĩa ở các 
nghiệm thức khác nhau (P > 0,05). 
Sau 8 tuần thí nghiệm, khối lượng cuối và 
SGR của cá chim đạt cao nhất ở nghiệm thức 
cho ăn thức ăn có bổ sung 6% VTH và có sai 
Bảng 2. Sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim thí nghiệm
Chỉ tiêu
Thức ăn thí nghiệm
Đối chứng VTH03 VTH06 VTH09 VTH12
Khối lượng cuối (g) 
34,90 ± 0,27a 29,42 ± 0,42ab 40,49 ± 1,87b 37,76 ± 0,30ab 36,68 ± 0,61ab
SGR
(%/day) 3,31 ± 0,02a 3,52 ± 0,06ab 3057 ± 0,08b 3,45 ± 0,01ab 3,39 ± 0,03ab
FCR 1,22 ± 0,02 1,17 ± 0,05 1,16 ± 0,07 1,13 ± 0,07 1,15 ± 0,02
HSI (%) 1,09 ± 0,08 0,98 ± 0,05 1,12 ± 0,03 1,03 ± 0,08 1,00 ± 0,04
VSI (%) 8,14 ± 0,26 8,24 ± 0,40 7,92. ± 0,28 8,05 ± 0,18 7,64 ± 0,43
Tỷ lệ sống 93,33 ± 1,67 93,33 ± 1,67 96,67 ± 3,33 96,67 ± 3,33 93,33 ± 3,33
Số liệu trình bày trung bình ± sai số chuẩn. Các ký tự khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.
khác ý nghĩa với khối lượng cuối của cá chim 
ở nghiệm thức đối chứng (P < 0,05). Không 
có sai khác về khối lượng cuối và SGR của cá 
chim ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 
VTH03, VTH09 và VTH12 (P > 0,05). Tăng 
Hình 1. Hồi quy tương quan giữa hàm lượng VTH trong thức ăn với khối lượng cuối của cá chim.
mức bổ sung VTH trong thức ăn từ 0 lên 12% 
không làm ảnh hưởng đến hệ số chuyển hóa 
thức ăn (FCR), chỉ số gan (HSI) và chỉ số nội 
tạng (VSI) của cá chim giai đoạn giống (P > 
0,05). 
Dựa trên kết quả phân tích hồi quy tương 
quan bậc hai giữa hàm lượng VTH bổ sung 
trong thức ăn và khối lượng cuối của cá chim 
(Hình 1) cho thấy mức tối ưu VTH trong thức 
ăn là 6% để đạt tối đa tốc độ sinh trưởng của cá 
chim giai đoạn giống. Siddik, Howieson (8) chỉ 
ra rằng, thay thế 10% bột cá bằng cá ngừ thủy 
phân trong thức ăn cho cá chẽm giúp cải thiện 
tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá 
chẽm giống. Sự cải thiện khả năng tiêu hóa và 
tăng trưởng cũng đã được ghi nhận trên cá hồi 
Đại Tây Dương [11], cá tráp đỏ (Pagrus major), 
cá bơn Nhật Bản (Paralichthys olivaceus) [9, 
12] cho ăn thức ăn có bổ sung protein thủy 
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
phân từ cá biển. Điều này có thể là do sự thích 
hợp của các amino acid tự do và các peptide 
được tạo ra trong quá trình thủy phân enzyme 
[8]. Các peptide nhỏ này dễ tiêu hóa và hấp thụ 
qua gờ bàn chải của tế bào ruột hơn các protein 
chưa thủy phân, qua đó cải thiện tiêu hóa ở cá. 
Những kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy 
sinh trưởng, tiêu hóa, chức năng miễn dịch và 
khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh ở cá 
có thể được cải thiện thông qua việc bổ sung 
một lượng FPH thích hợp trong thức ăn.
2. Thành phần sinh hóa
Thành phần sinh hóa của cá chim được trình 
bày trong Bảng 3. Hàm lương protein thô, lipid 
thô và tro của cá chim không bị ảnh hưởng bởi 
việc bổ sung VTH trong thức ăn (P > 0,05). 
Tuy nhiên độ ẩm của cá chim cho ăn thức ăn 
đối chứng thấp hơn có ý nghĩa so với độ ẩm 
của cá chim cho ăn thức ăn có bổ sung VTH 
(P < 0,05). Theo Bui, Khosravi [13], bổ sung 
các nguồn protein thủy phân từ tôm biển, cá 
rô phi ở mức 42g/kg thức ăn không làm ảnh 
hưởng đến thành phần sinh hóa của cá tráp đỏ. 
Những kết quả tương tự cũng được ghi nhận 
trên cá chẽm, cá bơn khi cho ăn thức ăn có bổ 
sung lượng nhỏ protein thủy phân từ cá biển 
[14]. Dịch thủy phân cá biển thường có hàm 
lượng protein tương đương với bột cá và chỉ 
được sử dụng một lượng nhỏ trong thức ăn để 
kích thích bắt mồi, tăng sức đề kháng của đối 
tượng nuôi, do đó ít có tác động lên thành phần 
sinh hóa của đối tượng nuôi.
Bảng 3. Thành phần sinh hóa của cá chim thí nghiệm
Chỉ tiêu
Thức ăn thí nghiệm
Đối chứng VTH03 VTH06 VTH09 VTH12
Độ ẩm 66,20 ± 0,43a 68,05 ± 0,28b 66,95 ± 0,80b 68,42 ± 0,17b 66,90 ± 0,34b
Protein thô 17,35 ± 0,13 17,16 ± 0,18 17,81 ± 0,40 16,87 ± 0,18 16,91 ± 0,33
Lipid thô 11,22 ± 0,05 10,62 ± 0,32 10,50 ± 0,38 9,86 ± 0,723 11,12 ± 0,18
Tro 4,30 ± 0,08 4,20 ± 0,09 4,29 ± 0,12 4,29 ± 0,03 4,27 ± 0,24
Số liệu trình bày trung bình ± sai số chuẩn. Các ký tự khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.
3. Công thức máu
Thức ăn có bổ sung VTH không làm ảnh 
hưởng đến công thức máu bao gồm: dung 
tích hồng cầu, huyết sắc tố, hồng cầu của cá 
chim giai đoạn giống (P > 0,05). Tương tự, 
hàm lượng glucose huyết tương và albumin 
của cá chim cũng không có sự sai khác giữa 
các nghiệm thức thí nghiệm (P > 0,05). Tuy 
nhiên, hàm lượng protein huyết tương giảm có 
ý nghĩa ở cá chim cho ăn thức ăn VTH09 so với 
cá chim ở nghiệm thức đối chứng (P < 0,05). 
Theo Siddik, Howieson (15), cá chẽm giống 
cho ăn thức ăn có bổ sung 12,2% VTH không 
có sự khác biệt về các chỉ tiêu huyết học và 
một số chỉ tiêu sinh hóa máu như (protein tổng 
số, albumin, globumin, glucose huyết tương). 
Vai trò quan trọng của các peptide có hoạt tính 
miễn dịch trong protein thủy phân từ cá (FPH) 
trong việc tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên 
đã được ghi nhận ở một số loài. Những ảnh 
hưởng tích cực của FPH lên hệ miễn dịch có 
thể giúp cải thiện cơ chế phòng vệ chống lại 
các tác nhân gây hại, thúc đẩy hoạt tính của 
lysosomal enzyme, tăng hoạt hóa bổ thể qua 
con đường nhánh và cải thiện hoạt tính của các 
chất chống oxy hóa [8, 16]. 
Mặc dù những ảnh hưởng tích cực lên sinh 
trưởng và chức năng miễn dịch đã được ghi 
nhận ở cá cho ăn thức ăn có bổ sung FPH, tuy 
nhiên một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử 
dụng hàm lượng FPH cao trong thức ăn có thể 
gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến động vật 
thủy sản. Kim, Jung (17) cho biết sự giảm tăng 
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn ở cá bơn 
giống khi cho ăn thức ăn có trên 30% VTH. 
Thức ăn có hàm lượng VTH cao cũng làm 
giảm tăng trưởng, sử dụng thức ăn, tiêu hóa, 
tăng sự tích lũy lipid và hoại tử mô gan ở cá 
chẽm giống [14]. Các VTH thường chứa nhiều 
các peptide mạch ngắn và các amino acid tự 
do, dẫn đến có thể gây ra sự bão hòa trong cơ 
chế vận chuyển peptide, đồng thời làm mất cân 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57
bằng sự hấp thụ amino acid và các chất dinh 
dưỡng khác, từ đó làm bão hòa hệ thống vận 
chuyển peptide ở cá, làm giảm tăng trưởng và 
hiệu quả sử dụng thức ăn [18]. Trong khi đó, 
khả năng tiêu hóa thấp ở cá cho ăn nhiều VTH 
có thể do sự ngăn cản quá trình tiêu hóa và hấp 
thụ bình thường các chất dinh dưỡng [14]. Bởi 
vì sự thay đổi ảnh hưởng của FPH ở mức thấp 
hay cao, cùng với sự khác biệt về đáp ứng sinh 
lý và miễn dịch giữa các loài, do đó hàm lượng 
tối ưu VTH trong thức ăn có thể cần phải được 
đánh giá ở riêng cho từng loài, qua đó tăng hiệu 
quả sử dụng VTH trong thức ăn thủy sản.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung tới 
12% VTH trong thức ăn không làm ảnh hưởng 
đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và thành phần sinh 
hóa của cá chim giai đoạn giống. Mức thay thế 
tối ưu được xác định ở mức 6% dựa trên tương 
Hình 2. Ảnh hưởng của VTH bổ sung trong thức ăn lên chỉ tiêu huyết học của cá chim giống.
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
quan hồi quy bậc hai giữa SGR và mức VTH 
trong thức ăn. Các nghiên cứu tiếp theo cần xác 
định ảnh hưởng của việc bổ sung protein thủy 
phân lên miễn dịch và khả năng kháng bệnh 
của cá chim.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ 
Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia 
(NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.05-
2019.46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vo B, V, Bui DP, Nguyen HQ, Fotedar R. Optimized fermented lupin (Lupinus angustifolius) inclusion in 
juvenile barramundi (Lates calcarifer) diets. Aquaculture. 2015;444:62-9.
2. Gatlin DM, Barrows FT, Brown P, Dabrowski K, Gaylord TG, Hardy RW, et al. Expanding the utilization of 
sustainable plant products in aquafeeds: a review. Aquaculture Research. 2007;38(6):551-79.
3. Olsen RL, Hasan MR. A limited supply of fi shmeal: Impact on future increases in global aquaculture 
production. Trends in Food Science & Technology. 2012;27(2):120-8.
4. Hardy RW. Utilization of plant proteins in fi sh diets: effects of global demand and supplies of fi shmeal. 
Aquaculture Research. 2010;41(5):770-6.
5. Hsu K-C. Purifi cation of antioxidative peptides prepared from enzymatic hydrolysates of tuna dark muscle 
by-product. Food Chemistry. 2010;122(1):42-8.
6. Chalamaiah M, Dinesh kumar B, Hemalatha R, Jyothirmayi T. Fish protein hydrolysates: Proximate 
composition, amino acid composition, antioxidant activities and applications: A review. Food Chemistry. 
2012;135(4):3020-38.
7. Neklyudov AD, Ivankin AN, Berdutina AV. Properties and uses of protein hydrolysates (Review). Applied 
Biochemistry and Microbiology. 2000;36(5):452-9.
8. Siddik MA, Howieson J, Partridge GJ, Fotedar R, Gholipourkanani H. Dietary tuna hydrolysate modulates 
growth performance, immune response, intestinal morphology and resistance to Streptococcus iniae in juvenile 
barramundi, Lates calcarifer. Scientifi c Reports. 2018;8(1):15942.
9. Khosravi S, Bui HTD, Herault M, Fournier V, Kim K-D, Lee B-J, et al. Supplementation of Protein 
Hydrolysates to a Low-fi shmeal Diet Improves Growth and Health Status of Juvenile Olive Flounder, 
Paralichthys olivaceus. Journal of the World Aquaculture Society. 2018;49(5):897-911.
10. Tang H-g, Wu T-x, Zhao Z-y, Pan X-d. Effects of fi sh protein hydrolysate on growth performance and 
humoral immune response in large yellow croaker (Pseudosciaena crocea R.). Journal of Zhejiang University 
SCIENCE B. 2008;9(9):684-90.
11. HEVRØY EM, ESPE M, WAAGBØ R, SANDNES K, RUUD M, HEMRE G-I. Nutrient utilization in 
Atlantic salmon (Salmo salar L.) fed increased levels of fi sh protein hydrolysate during a period of fast growth. 
Aquaculture Nutrition. 2005;11(4):301-13.
12. Khosravi S, Bui HTD, Rahimnejad S, Herault M, Fournier V, Kim S-S, et al. Dietary supplementation 
of marine protein hydrolysates in fi sh-meal based diets for red sea bream (Pagrus major) and olive fl ounder 
(Paralichthys olivaceus). Aquaculture. 2015;435:371-6.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59
13. Bui HTD, Khosravi S, Fournier V, Herault M, Lee K-J. Growth performance, feed utilization, innate 
immunity, digestibility and disease resistance of juvenile red seabream (Pagrus major) fed diets supplemented 
with protein hydrolysates. Aquaculture. 2014;418-419:11-6.
14. Siddik MAB, Howieson J, Ilham I, Fotedar R. Growth, biochemical response and liver health of juvenile 
barramundi (Lates calcarifer) fed fermented and non-fermented tuna hydrolysate as fi shmeal protein replacement 
ingredients. PeerJ. 2018;6:e4870.
15. Siddik MAB, Howieson J, Partridge GJ, Fotedar R, Gholipourkanani H. Dietary tuna hydrolysate modulates 
growth performance, immune response, intestinal morphology and resistance to Streptococcus iniae in juvenile 
barramundi, Lates calcarifer. Scientifi c Reports. 2018;8(1):15942.
16. Murray AL, Pascho RJ, Alcorn SW, Fairgrieve WT, Shearer KD, Roley D. Effects of various feed 
supplements containing fi sh protein hydrolysate or fi sh processing by-products on the innate immune functions 
of juvenile coho salmon (Oncorhynchus kisutch). Aquaculture. 2003;220(1):643-53.
17. Kim HS, Jung W-G, Myung SH, Cho SH, Kim DS. Substitution effects of fi shmeal with tuna byproduct 
meal in the diet on growth, body composition, plasma chemistry and amino acid profi les of juvenile olive 
fl ounder (Paralichthys olivaceus). Aquaculture. 2014;431:92-8.
18. Carvalho AP, Sá R, Oliva-Teles A, Bergot P. Solubility and peptide profi le affect the utilization of dietary 
protein by common carp (Cyprinus carpio) during early larval stages. Aquaculture. 2004;234(1):319-33.

File đính kèm:

  • pdfsinh_truong_hieu_qua_su_dung_thuc_an_va_thanh_phan_sinh_hoa.pdf