Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận

TÓM TẮT Nghiên cứu này phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận bằng dữ liệu thu thập 100 trại sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng năng suất tối đa (MLE) hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả kỹ thuật của các trại sản xuất tôm giống. Bên cạnh đó, dựa vào mức độ hiệu quả của từng trại, nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các trại ở Ninh Thuận dao động từ 63% đến 93% đạt mức bình quân là 80,26%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất là số đợt sản xuất, mức độ đầu tư trại, mật độ thả nuôi, lượng tảo tươi sử dụng, quản lý môi trường nước nuôi, nguồn gốc tôm bố mẹ, và tín dụng. Từ đó đề xuất giải pháp cho các trại sản xuất cần phải quan tâm về số đợt sản xuất trong năm, mật độ thả ấu trùng, thức ăn, nâng cao trình độ kỹ thuật quản lý môi trường nước, lựa chọn nguồn gốc tôm bố mẹ rõ ràng, và mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận trang 1

Trang 1

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận trang 2

Trang 2

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận trang 3

Trang 3

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận trang 4

Trang 4

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận trang 5

Trang 5

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận trang 6

Trang 6

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận trang 7

Trang 7

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 21800
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất tôm giống tại tỉnh Ninh Thuận
00 19.975 18.457 854
Số người lao động người/trại 1 10 3,58 1,51
Quy mô hồ/trại 8 34 17,03 5,56
Kinh nghiệm Năm 2 30 13,43 5,29
Thời gian ngày/đợt 20 90 51,15 15,62
Thể tích hồ m3/hồ 4 8 6,04 0,75
Mức độ liên kết sản xuất % 15 100 62,95 25,04
Mức độ phòng bệnh 1-5 2 5 4,76 0,58
Trình độ kỹ thuật 1-5 1 5 2,51 0,73
Giống (D1) 
0: tôm sú 
1: tôm thẻ 
0 1 0,49 0,50
Loại hình (D2) 
0: gia đình 
1: doanh nghiệp 
0 1 0,90 0,30
Sản lượng Triệu ấu trùng/hồ 0,32 2,00 1,24 0,31
Nguồn: Kết quả tổng hợp 
Kinh tế & Chính sách 
148 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
Kết quả thống kê ở bảng 3 cho thấy, lượng 
thức ăn cho tôm giống là Artermia trung bình 
là 18.457 g/đợt/trại thả nuôi, số lao động trung 
bình ở mỗi trại là 3,58 người. Ở mỗi trại thì số 
hồ nuôi trung bình là 17,03 hồ nuôi với thể tích 
mỗi hồ trung bình là 6,04 m3. Thời gian nuôi 
trung bình mỗi đợt là 51,15 ngày. Số năm kinh 
nghiệm của chủ trại trung bình là 13,43 năm. 
Tỷ lệ % hợp đồng ký kết đầu vụ sản xuất với 
các công ty, đại lý thu mua tôm giống trung 
bình là 62,95%. Mức độ phòng bệnh và trình 
độ kỹ thuật của người sản xuất tôm giống trung 
bình lần lượt là 4,76 và 2,51. Loại giống sản 
xuất tôm sú và tôm thẻ là gần tương đương 
nhau. Loại hình sản xuất thì loại hình doanh 
nghiệp chiếm phần lớn. 
Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu 
nhiên (Bảng 4) cho thấy mô hình hồi quy có ý 
nghĩa thống kê. Đa số các biến sau khi ước 
lượng đều có cùng dấu với dấu kỳ vọng ban 
đầu, ngoại trừ biến trình độ kỹ thuật (TDKT) 
và giống (D1). Tuy nhiên biến TDKT không có 
ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu, 
còn biến D1 có ý nghĩa thống kê nhưng cho 
thấy rằng không phải năng suất sẽ tăng lên nếu 
nuôi nhiều giống tôm thẻ chân trắng. Các biến 
như quy mô sản xuất, kinh nghiệm, thời gian, 
mức độ liên kết sản xuất, mức độ phòng bệnh 
đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả 
cho thấy số lượng hồ nuôi tham gia sản xuất 
càng nhiều thì lợi thế năng suất tăng theo quy 
mô, trại sẽ áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ 
thuật và sẽ tiết kiệm được nhiều khoản chi phí 
sản xuất. Người có thời gian làm nghề lâu thì 
năng suất có xu hướng càng cao. Thời gian 
ương dưỡng cũng ảnh hưởng tích cực đến năng 
suất; tỷ lệ liên kết hợp đồng sản xuất là yếu tố 
quyết định giúp chủ trại chủ động kế hoạch sản 
xuất mạnh dạn đầu tư tăng năng suất tôm 
giống; khi phòng bệnh càng chặt và hiệu quả 
thì năng suất tôm giống càng cao. 
Biến thức ăn, và loại hình hoạt động có tác 
động tích cực đối với năng suất và có ý nghĩa ở 
mức 5% cho thấy số lượng Artermia sử dụng 
nhiều hơn và đúng liều lượng thì tôm càng đủ 
dưỡng chất để sinh trưởng phát triển và sẽ cho 
năng suất càng cao. Ngoài ra khi tham gia sản 
xuất tôm giống, nếu hoạt động theo diện doanh 
nghiệp thì mức độ quan tâm về kinh phí, chất 
lượng, giám sát mầm bệnh được đề cao dẫn tới 
năng suất đạt cao hơn. Các biến không có ý 
nghĩa thống kê trong mô hình là số người lao 
động, thể tích hồ nuôi, trình độ kỹ thuật. 
Bảng 4. Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên 
Tên biến Kí hiệu Hệ số Sai số chuẩn t-ratio 
C (hằng số) β0 -7,73
 1,16 -6,64 
TA (Thức ăn: g/đợt/trại) β1 0,68
** 0,27 2,48 
LD (Số người lao động: người/trại) β2 0,003
 0,03 0,072 
QM (Quy mô: số hồ/trại) β3 0,15
*** 0,04 3,77 
KN (Kinh nghiệm: năm) β4 0,09
*** 0,02 3,12 
TG (Thời gian: ngày/đợt) β5 0,15
*** 0,05 2,96 
TTH (Thể tích hồ: m3/hồ) β6 0,04
 0,09 0,49 
MDLK (Mức độ liên kết sản xuất: %) β7 0,16
*** 0,03 5,27 
MDPB (Mức độ phòng bệnh: 1-5) β8 0,84
*** 0,10 7,71 
TDKT (Trình độ kỹ thuật viên: 1-5) β9 -0,04
 0,03 -1,39 
D1 (Giống: 0 tôm sú; 1 tôm thẻ) Β10 -0,05
* 0,03 -1,74 
D2 (Loại hình: 0; gia đình; 1 doanh nghiệp) Β11 0,10
** 0,03 2,05 
Số quan sát 100 
Sigma-squared 0,031 
Gamma 0,99 
Log likelihood 104,56 
Ghi chú: *, **, *** là các ký hiệu có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức tương ứng α = 10%, 5% và 1% 
Nguồn: Kết quả ước lượng 
Kinh tế & Chính sách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 149 
Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của 
các trại tôm giống được tổng hợp trong bảng 5 
cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các trại nuôi 
tôm giống được khảo sát đạt mức trung bình là 
80,26%, cao nhất là 93,47% và thấp nhất là 
62,54%. Số trại đạt hiệu quả kỹ thuật trên 90% 
chỉ có 05 trại chiếm tỷ trọng 5%. Số trại đạt 
hiệu quả kỹ thuật ở mức 80 - 90% là 47 trại 
chiếm tỷ trọng 47% và mức 70 - 80% là 39 trại 
chiếm tỷ trọng 39%. Có 9 trại đạt hiệu quả kỹ 
thuật ở mức thấp 60 - 70% chiếm tỷ trọng 9%. 
Kết quả này cho thấy các trại chưa đạt hiệu quả 
cao trong việc sử dụng yếu tố đầu vào để tăng 
năng suất tôm giống. 
Bảng 5. Kết quả ước lượng mức hiệu quả kỹ thuật của các trại tôm giống 
Mức hiệu quả (%) Số trại (trại) Tỷ trọng (%) 
90-100 5 5,00 
80-90 47 47,00 
70-80 39 39,00 
60-70 9 9,00 
<60 0 0,00 
Trung bình 80,26 
Cao nhất 93,47 
Thấp nhất 62,54 
Nguồn: Tính toán tổng hợp 
Với mức hiệu quả kỹ thuật của các trại tôm 
giống đạt được như trên, phần năng suất bị mất 
đi do mức phi hiệu quả kỹ thuật có mức trung 
bình là 0,335 triệu ấu trùng/100 m3 (Bảng 6). 
Với mức phi hiệu quả từ 0 - 10% thì năng suất 
mất đi là 0,156 triệu ấu trùng/100 m3. Phần 
năng suất mất đi này tăng dần theo mức phi 
hiệu quả kỹ thuật của trại tôm giống. Ở mức 
phi hiệu quả kỹ thuật từ 10 - 20% thì năng suất 
của trại bị mất là 0,254 triệu ấu trùng/100 m3. 
Tương ứng với mức phi hiệu quả kỹ thuật từ 
20 - 30% thì năng suất bị mất đi là 0,333 triệu 
ấu trùng/100 m3 và với mức phi hiệu quả kỹ 
thuật từ 30 - 40% thì năng suất của trại bị mất 
đi là 0,394 triệu ấu trùng/100 m3. 
Bảng 6. Phân phối năng suất mất đi do phi hiệu quả kỹ thuật 
ĐVT: Triệu ấu trùng/100m3 
Mức phi hiệu quả (%) Năng suất thực tế Năng suất cao nhất Năng suất mất đi 
0-10 1,865 2,021 0,156 
10-20 1,724 1,978 0,254 
20-30 1,532 1,865 0,333 
30-40 1,369 1,763 0,394 
Trung bình 1,571 1,906 0,335 
Nguồn: Tính toán tổng hợp 
Nguyên nhân đạt hiệu quả kỹ thuật chưa cao 
trong sản xuất tôm giống của các trại là do việc 
thực hiện các yếu tố đầu vào chưa được tối ưu. 
Các trại cần phải sử dụng hiệu quả các yếu tố 
đầu vào như quy mô sản xuất, thời gian nuôi, 
mức độ liên kết sản xuất, mức độ phòng bệnh 
dịch, lượng thức ăn chưa hợp lý, lựa chọn loại 
giống và loại hình sản xuất của trại để nâng cao 
hiệu quả sản xuất tôm giống tại Ninh Thuận. 
3.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến 
hiệu quả kỹ thuật của trại tôm giống 
Kết quả ước lượng ở bảng 7 cho thấy mô 
hình có ý nghĩa thống kê với R2 là 59,62%. 
Các biến giải thích trong mô hình đều có ý 
nghĩa thống kê ngoại trừ hai biến MDLK (mức 
độ liên kết trong sản xuất) và TG (thời gian sản 
xuất). Các biến ước lượng có cùng dấu kỳ 
vọng ban đầu ngoại trừ hai biến (KN) kinh 
nghiệm và TG (thời gian sản xuất). Kết quả 
nghiên cứu cho thấy các yếu tố như số đợt sản 
xuất, mức độ đầu tư, mật độ thả nuôi, lượng 
tảo tươi sử dụng, quản lý môi trường nước 
nuôi, nguồn gốc tôm bố mẹ, và tín dụng ảnh 
hưởng đồng biến và có ý nghĩa đến hiệu quả kỹ 
Kinh tế & Chính sách 
150 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 
thuật của các trại sản xuất tôm giống. Khi số 
đợt sản xuất phù hợp và vận hành vào các 
khoảng thời gian thích hợp và ổn định thì sản 
lượng sẽ ổn định và sản phẩm có giá trị cao, dễ 
tiêu thụ. Mức độ đầu tư cho thức ăn, hóa chất, 
công lao động, vệ sinh, con giống được đảm 
bảo ổn định sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất. Mật 
độ thả ương ấu trùng Nauplius đúng số lượng 
thì quá trình chăm sóc sẽ thuận lợi, tôm giống 
sẽ phát triển tốt hơn, hiệu quả sẽ cao hơn. 
Lượng tảo tươi sử dụng cho ấu trùng tôm ăn 
đúng liều lượng và đúng giai đoạn, tạo thuận 
lợi cho sự phát triển của tôm giống, mang lại 
chất lượng và năng suất cao. Khi thay nước với 
tỷ lệ đúng và thời điểm phù hợp tạo môi trường 
thuận lợi cho ấu trùng tôm giống phát triển tốt 
nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiện nay giống 
tôm nhập ngoại có năng suất chất lượng cao 
hơn cũng như khả năng kháng bệnh cao hơn 
giống nội địa. Tín dụng mang lại hiệu quả tích 
cực đến hiệu quả kỹ thuật, những trại có vay 
vốn có hiệu quả kỹ thuật cao hơn những trại 
không vay vì thiếu vốn đầu tư vào các hoạt 
động sản xuất thì dẫn đến việc tiếp cận khoa 
học kỹ thuật bị hạn chế, việc sử dụng nguồn 
lực khó khăn. Kinh nghiệm sản xuất ảnh 
hưởng đến hiệu quả sản xuất nhưng lại ngược 
chiều nguyên nhân là vì hầu hết những trại có 
số năm kinh nghiệm nhiều là từ lâu đời, việc 
sản xuất còn mang nặng tư tưởng truyền thống, 
ít tiếp cận khoa học kỹ thuật và cái mới trong 
sản xuất. 
Bảng 7. Kết quả ước lượng hàm hiệu quả kỹ thuật TE 
Tên biến Kí hiệu Hệ số Sai số chuẩn T P>t 
Hằng số β0 -0,5103 0,1934 -2,6391 0,0098 
KN (Kinh nghiệm) β1 -0,0038* 0,0019 -1,9463 0,0548 
MDLK (Mức độ liên kết sản xuất) β2 0,0005 0,0004 1,1825 0,2402 
SD (Số đợt sản xuất) β3 0,0258*** 0,0062 4,1841 0,0001 
TG (Thời gian sản xuất) β4 -0,0008 0,0007 -1,1223 0,2647 
MDDT (Mức độ đầu tư trại) β5 0,0012** 0,0005 2,3474 0,0211 
MD (Mật độ thả nuôi) β6 0,0016** 0,0008 2,0990 0,0387 
LT (Lượng tảo tươi sử dụng) β7 0,00002** 0,0000 2,0841 0,0400 
QLMT (Quản lý môi trường nuôi) β8 0,0027** 0,0011 2,5251 0,0133 
D1 (Nguồn gốc tôm bố mẹ ) β9 0,0553
** 0,0235 2,3571 0,0206 
D2 (Tín dụng) Β10 0,0414
** 0,0189 2,1965 0,0307 
Số quan sát 100 
Prob(F-statistic) 0,0000 
R-squared 0,5962 
Ghi chú: *, **, *** là các ký hiệu có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức tương ứng α = 10%, 5% và 1% 
Nguồn: Kết quả ước lượng 
4. KẾT LUẬN 
Thông qua khảo sát 100 trại nuôi tôm giống 
tại tỉnh Ninh Thuận, nghiên cứu đã tìm ra các 
biến ảnh hưởng tích cực đến năng suất tôm 
giống như thức ăn, quy mô sản xuất, kinh 
nghiệm, thời gian, mức độ liên kết sản xuất, 
mức độ phòng bệnh, và loại hình sản xuất. 
Nghiên cứu đã chỉ ra mức độ hiệu quả kỹ thuật 
của các trại tôm giống ở Ninh Thuận chưa cao 
chỉ đạt mức bình quân là 80,26%. Nguyên nhân 
đạt hiệu quả kỹ thuật chưa cao trong sản xuất 
tôm giống của các trại là do việc thực hiện các 
yếu tố đầu vào chưa được tối ưu. Dựa vào mức 
hiệu quả kỹ thuật của từng trại giống, nghiên 
cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến 
hiệu quả kỹ thuật của trại tôm giống là số đợt 
sản xuất, mức độ đầu tư, mật độ thả nuôi, 
lượng tảo tươi sử dụng, quản lý môi trường 
nước nuôi, nguồn gốc tôm bố mẹ, và tín dụng. 
Từ đó đề xuất giải pháp cho các trại giống như 
các trại sản xuất cần phải quan tâm học hỏi 
kinh nghiệm về số đợt sản xuất trong năm; tìm 
hiểu mật độ thả ấu trùng Nauplius của những 
trại có kinh nghiệm; nâng cao có kiến thức về 
thức ăn tươi (tảo tươi); nâng cao trình độ kỹ 
thuật quản lý môi trường nước nhằm mang lại 
Kinh tế & Chính sách 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1 - 2020 151 
hiệu quả về mặt kỹ thuật trong sản xuất giống; 
cần biết hạch toán chi phí để đầu tư trại để từ 
đó biết kết hợp có hiệu quả các nguồn lực sản 
xuất, yếu tố đầu vào, giảm thiểu tối đa chi phí 
có thể, hạ giá thành sản phẩm; chủ động và lựa 
chọn nguồn gốc tôm bố mẹ rõ ràng và đảm bảo 
chất lượng về sinh sản, không mang mầm 
bệnh; mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất 
nâng cao giá trị sản phẩm đầu ra. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Aigner, D., Lovell, C. K., & Schmidt, P. (1977). 
Formulation and estimation of stochastic frontier 
production function models. Journal of 
econometrics, 6(1), 21-37. 
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). 
Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2018, Truy cập từ 
trang 
9-ty-usd-nam-2018-20181225100036742.htm ngày 
25/12/2018. 
3. Dawson, P. J., & Lingard, J. (1989). Measuring farm 
efficiency over time on Philippine rice farms. Journal of 
Agricultural Economics, 40(2), 168-177. 
4. Farrell, M. J. (1957). The measurement of 
productive efficiency. Journal of the Royal Statistical 
Society: Series A (General), 120(3), 253-281. 
5. Hoàng Quang Thành, Nguyễn Ðình Phúc (2012). 
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi ở huyện 
Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tạp chí Khoa học Đại học 
Huế, 72B, (3), 317-324. 
6. Islam, G. M. N., Yew, T. S., & Noh, K. M. (2014). 
Technical efficiency analysis of shrimp farming in 
Peninsular Malaysia: A stochastic frontier production 
function approach. Trends in Applied Sciences 
Research, 9(2), 103-112. 
7. Lê Kim Long và Đặng Hoàng Xuân Huy (2015). 
Phân tích hiệu quả kỹ thuật cho các ao nuôi tôm thẻ 
chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí 
Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 40 (2): 7-14 
8. Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và 
Châu Tài Tảo (2006). Tình hình sản xuất giống tôm sú ở 
tỉnh Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, 
Trường Đại học Cần Thơ, 178-186. 
9. Rashid, M. H. A., & Chen, J. R. (2002). Technical 
efficiency of shrimp farmers in Bangladesh: a stochastic 
frontier production function analysis. Bangladesh 
Journal of Agricultural Economics, 25(454-2016-
36653), 15-31. 
10. Sở NN và PTNT tỉnh Ninh Thuận (2018). Báo 
cáo quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận đến 
năm 2020. Ninh Thuận. 
11. Tổng cục Thuỷ sản (2018). Kiểm soát chặt tôm 
bố mẹ nhập khẩu. Truy cập từ trang 
me-nhap-khau-article-19459.tsvn, ngày 03/04/2018. 
ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING THE TECHNICAL EFFICIENCY 
OF SHRIMP SEED PRODUCTION IN NINH THUAN PROVINCE 
Mai Dinh Quy1, Nguyen Van Dung2, Pham Thu Phuong1, Chau Tan Luc3, Dang Thanh Ha1 
1Nong Lam University of Hochiminh City 
2Ninh Thuan Veterinary Department 
3Hoa Sen University 
SUMMARY 
This study analyzed the technical efficiency in shrimp seed production and its determinants using data collected 
from the survey of 100 shrimp hatcheries in Ninh Thuan province. The maximum likelihood estimation (MLE) 
method was applied to estimate the stochastic production frontier function for measuring the technical 
efficiency level of each shrimp hatchery. Linear regression function was also used to analyze the factors 
affecting the technical efficiency of the shrimp hatchery farms. Result of the study shows that the technical 
efficiency of the shrimp hatcheries in Ninh Thuan province ranges from 62.54% to 93.47% with a mean 
technical efficiency of 80.26%. The factors that have a positive effect on technical efficiency are the number of 
production times in a year, the level of investment, stocking density, the amount of fresh algae used, water 
environment management, origin of broodstock, and credit. Thereby proposed solution to the hatchery should 
be concerned about number of production cycles in a year, larvae stocking density, food for larvae, enhance the 
technical level of water environment management, selected origin broodstock, and borrow capital to invest in 
production. 
Keywords: Shrimp seed production, stochastic production frontier function, technical efficiency. 
Ngày nhận bài : 26/11/2019 
Ngày phản biện : 15/3/2020 
Ngày quyết định đăng : 23/3/2020 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_cac_yeu_to_anh_huong_den_hieu_qua_ky_thuat_trong_s.pdf