Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm

TÓM TẮT

Virus gây hoại tử cơ quan lập biểu mô và cơ quan tạo máu có tên IHHNV (Infectiou Hyperdermal

and Hematopietic Necrosis Virus) hay còn gọi là virus Penaeus stylirostris densovirus (PstDNV)

gây chết hàng loạt trên tôm xanh (Penaeus stylirostris) nuôi ở Mỹ vào năm 1981. Virus này là tác

nhân gây bệnh còi cọc và dị dạng (RDS) trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei. Thí nghiệm

lây nhiễm theo phương thức truyền dọc từ mẹ sang con và truyền ngang trong quần đàn tôm sú đã

được thiết lập dựa trên con mẹ đã giao vĩ mang mầm bệnh IHHNV và không mang IHHNV. Sự lây

truyền từ mẹ sang con được đánh giá thông qua trứng và các giai đoạn ấu trùng cùa con mẹ nhiễm

IHHNV bằng kỹ thuật PCR. Lây nhiễm truyền ngang được thực nghiệm, gồm lây nhiễm cùng loài

(sống chung và ăn tôm sú nhiễm IHHNV) và lây nhiễm khác loài trong đó tôm sú (3-5g) khỏe sống

chung và ăn tôm thẻ chân trắng nhiễm IHHNV. Lây nhiễm truyền ngang được bố trí với ba nghiệm

thức (1) cho ăn tôm bệnh (2) cho ăn và sống chung tôm bệnh và (3) chỉ sống chung với tôm bệnh.

Lây truyền từ mẹ sẽ được thí nghiệm và thu trứng và ấu trùng con mẹ nhiễm IHHNV. Kiểm tra sự

lây nhiễm của IHHNV bằng phương pháp PCR. Kết quả phân tích trứng và các giai đoạn ấu trùng

của tôm mẹ bị nhiễm IHHNV cho thấy ở trứng, Nauplli 1-3, Mysis 1-3, Zoea 1-3 và Postlarvae

1-6 đều mang IHHNV. Kết quả lây nhiễm truyền ngang với 3 nghiệm thức với tỷ nhiễm sau 14, 4

tuần lây nhiễm lần lược là nhóm tôm sống chung tôm bệnh là 60,0% và 86,7%; nhóm tôm cho ăn

tôm bệnh 46,7 và 60,0%; nhóm cho ăn tôm và sống tôm bệnh là 66,7% và 76,7%. Ở thí nghiệm lây

nhiễm khác loài có tỷ lệ nhiễm sau 14 và 4 tuần tương đương nhóm sống chung là 43,3% và 66,7%;

nhóm tôm cho ăn tôm thẻ nhiễm IHHNV là 13,3% và 40,0%; nhóm kết hợp cho sống chung và ăn

tôm thẻ nhiễm là 26,7% và 80,0%. Kết quả thí nghiệm này có thể dùng để nghiên cứu sự lây nhiễm

virus trên tôm sú nhằm tìm ra những giải pháp để ngăn ngừa và phòng trị bệnh do virus một cách

hiệu quả trên tôm nuôi

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 1

Trang 1

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 2

Trang 2

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 3

Trang 3

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 4

Trang 4

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 5

Trang 5

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 6

Trang 6

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 7

Trang 7

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 8

Trang 8

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 9

Trang 9

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 5520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm

Nghiên cứu sự lây nhiễm của IHHNV trên tôm sú trong điều kiện phòng thí nghiệm
òn 
gia tăng. Tuy nhiên, chúng tôi không ghi nhận 
được sự khác biệt nào (p>0,05) giữa các nhóm 
thí nghiệm sau thời gian này.
Bảng 2. Kết quả xác định mức độ nhiễm của từng nhóm thí nghiệm sau gây nhiễm 
Nghiệm thức
Tổng số tôm 
phân tích
2 tuần 4 tuần
Số lượng tôm 
dương tính 
Tỉ lệ nhiễm 
(%)
Số lượng tôm 
dương tính
Tỉ lệ nhiễm 
(%)
Đối chứng 1 30 0 0 0 0
Đối chứng 2 30 0 0 0 0
Đối chứng 3 30 0 0 0 0
Nhóm 1 30 18 60,0 26 86,67
Nhóm 2 30 14 46,67 18 60,0
Nhóm 3 30 20 66,67 23 76,67
Hình 2. Biểu đồ so sánh tỉ lệ nhiễm IHHNV (%) 
giữa các nhóm thí nghiệm sau thời gian 2 tuần 
và 4 tuần. Dữ liệu được thể hiện là tỉ lệ nhiễm 
(%) với độ lệch chuẩn (M ± SD)
105TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.4. Lây nhiễm khác loài
Để khẳng định sự lây nhiễm truyền ngang 
giữa các loài tôm trong một quần đàn cùng hệ 
sinh thái sống của tôm sú, chúng tôi cũng tiến 
hành bố trí thí nghiệm lây nhiễm như lây nhiễm 
truyền ngang cùng loài. Tuy nhiên, mẫu tôm để 
cho ăn và sống chung là tôm thẻ chân trắng 
mang IHHNV. Kết quả sau khi phân tích các 
nghiệm thức sau khi lây nhiễm ở 2 và 4 tuần. 
Kết quả ở nhóm tôm sú sống chung với tôm 
thẻ nhiễm là 43,33 và 66,67%; Nhóm tôm cho 
ăn tôm thẻ nhiễm IHHNV là 13,33 và 40,0%; 
Nhóm kết hợp cho sống chung và ăn tôm thẻ 
nhiễm là 26,67 và 80,0%. Tiến hành phân tích 
so sánh thống kê giữa các nhóm lây nhiễm 
khác nhau, chúng tôi nhận thấy không có sự 
khác biệt (p>0,05) giữa các nhóm lây nhiễm. 
Tuy nhiên sau 4 tuần lây nhiễm, khi so sánh 
thống kê giữa các nhóm, kết quả cho thấy có 
sự khác biệt có ý nghĩa (p=0,02 < 0,05) giữa 
nhóm thí nghiệm sống chung đồng thời cho ăn 
so với nhóm chỉ cho ăn mô tôm bệnh và không 
ghi nhận thấy sự khác biệt nào giữa các nhóm 
còn lại (p>0,05). Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm 
tăng lên và nhiễm cao ở nhóm sống kết hợp 
cho ăn với tôm thẻ bệnh.
Bảng 3. Kết quả xác định mức độ nhiễm của từng nhóm thí nghiệm sau gây nhiễm
Nghiệm thức Tổng số tôm phân tích
2 tuần 4 tuần
Số lượng 
tôm dương 
tính IHHNV
Tỉ lệ nhiễm 
(%)
Số lượng 
tôm dương 
tính IHHNV
Tỉ lệ nhiễm 
(%)
Đối chứng 1 30 0 0 0 0
Đối chứng 2 30 0 0 0 0
Đối chứng 3 30 0 0 0 0
Nhóm 1 30 13 43,33 20 66,67
Nhóm 2 30 4 13,33 12 40,0
Nhóm 3 30 8 26,67 24 80,0
Hình 3. Biểu đồ so sánh tỉ lệ nhiễm IHHNV (%) giữa các nhóm thí nghiệm trong thời gian 2 tuần 
và 4 tuần. Dữ liệu được thể hiện bằng mức độ nhiễm với độ lệch chuẩn (M ± SD)
106 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
3.5. Biểu hiện bệnh tích sau khi lây nhiễm
Tôm sau khi lây nhiễm, chỉ ghi nhận được có một số con mang virus có biểu hiện màu sắc khác 
thường so với bể đối chứng.
Hình 4. Quan sát, biểu hiện hình thái của tôm sau khi lây nhiễm 2 tuần. (A) Tôm trong bể lây nhiễm; 
(B) Tôm trong bể lây nhiễm (mũi tên) và trong bể đối chứng.
IV. THẢO LUẬN
Sự lây truyền của IHHNV từ bố mẹ 
sang thế hệ con trên tôm thẻ chân trắng và P. 
chinesis đã được nghiên cứu và chứng minh, 
IHHNV lan truyền từ mẹ sang con (Motte và 
ctv., 2003; Zhag và ctv., 1997). Tuy nhiên 
ở Việt Nam, trên tôm sú nuôi chưa thấy có 
sự tác động lớn của IHHNV. Các nghiên 
cứu chủ yếu tập trung trên bệnh đốm trắng, 
bệnh còi. Đồng thời, chưa có nghiên cứu cơ 
bản nào về việc truyền lan của IHHNV trên 
tôm sú nuôi ở Việt Nam, để làm rõ hơn sự 
lây truyền của virus này trên tôm sú nuôi ở 
ĐBSCL từ đó nhằm đưa ra các giải pháp hạn 
chế sự lan truyền của chúng trong tôm nuôi 
ở nước ta. Ở nghiên cứu này, ở nhóm tôm mẹ 
đã giao vĩ bị nhiễm IHHNV cho đẻ, trứng 
của chúng và các giai đoạn ấu trùng khi được 
kiểm tra bằng PCR. Kết quả cho thấy có sự 
lây truyền từ IHHNV trên tôm sú mẹ mang 
IHHNV sang con con thông qua trứng và các 
giai đoạn phát triển của ấu trùng potlavae 6 ở 
bảng 1 đã được chứng minh. Ở nhóm mẹ âm 
tính IHHNV khi phân tích bằng PCR, trứng 
và con con của chúng đều âm. Kết quả này 
cho thấy, nguồn nước bể ương và quá trình 
cho sinh sản và ương nuôi không có sự lây 
truyền ngang IHHNV. Lây truyền theo chiều 
dọc có thể đã góp phần đáng kể vào sự lây 
lan nhanh chóng của IHHNV trong hệ thống 
nuôi trồng thuỷ sản và đóng một vai trò quan 
trọng gây bùng phát dịch do IHHNV ở đàn 
tôm hoang dã trong tự nhiên. Lây truyền từ 
mẹ sang con giúp virus phát tán trong hệ 
thống ương, sau đó lây nhiễm sang ấu trùng 
khi chúng bắt đầu ăn hoặc lan truyền từ trứng 
sang ấu trùng (Lotz, 1997). Ở kết quả bảng 
1, đã xác định được khi tôm sú mẹ nhiễm 
thì thế hệ con của chúng cũng bị nhiễm. Kết 
quả này cũng giống như kết quả nghiên cứu 
trước đó ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng và 
tôm Fenneropeneaus chinesis chứng minh 
rằng IHHNV lây truyền theo chiều dọc có 
thể được truyền từ bố mẹ cho con cháu của 
chúng thông qua sự hiện diện của virus trên 
buồng trứng, đến trứng và các thế hệ con 
(Withuyachumnarnkul và ctv., 2006; Motte 
và ctv., 2003; Zhang và Sun., 1997). 
 Lây truyền ngang của IHHNV được biết 
là bằng con đường tôm ăn thịt xác vật chủ bị 
nhiễm bệnh, tiếp xúc trực tiếp giữa tôm bệnh 
và không bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp thông 
107TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
qua nước. Khi xảy ra dịch bệnh, hiện tượng 
tôm ăn lẫn nhau được xem như là con đường 
lây nhiễm nhanh và hiệu quả nhất trong tự 
nhiên (Lightner và ctv.,1983; Bell và Lightner, 
1984). IHHNV khi nhiễm trên tôm sú hoặc 
tôm thẻ thì không gây chết chỉ gây chết trên 
tôm xanh. Trong nghiên cứu này, sau khi lây 
nhiễm IHHNV, tôm không bị chết bởi virus, 
mà chỉ biểu hiện thay sắc tố, nhưng không 
rõ ràng. Đây là cơ sở để nghiên cứu và hiểu 
rõ vể bản chất của virus lây truyền tự nhiên 
nhằm nghiên cứu các quần đàn tôm có mang 
virus mà không biểu hiện bệnh, những loài 
tôm kháng IHHNV hoặc giai đoạn sớm của 
tôm đã mang mầm bệnh virus lây truyền qua 
những loài tôm nhạy cảm hơn theo giai đoạn 
sống bằng cách thông qua các thí nghiệm lây 
truyền cho ăn tôm bệnh và sống chung. Phân 
tích tỷ lệ nhiễm IHHNV sau 2 tuần và 4 tuần 
lây nhiễm cho thấy tỷ lệ nhiễm ở các nghiệm 
thức điều tăng lên rõ rệt. Ở nghiệm thức sống 
chung và sống chung kết hợp ăn bệnh phẩm 
5 ngày tỷ nhiễm lệ đạt cao trên 70%, sự gia 
tăng tỷ lệ nhiễm chứng tỏ virus nhân lên và có 
sự lây lan rõ rệt. Tương tự như nghiệm thức 2 
cho tôm ăn mẫu bệnh phẩm 5 ngày liên tiếp, 
mặc dù ở 2 tuần kiểm tra sự hiện diện virus 
trong tôm lây nhiễm IHHNV thấp (46,67%) 
và ở 4 tuần tỷ lệ nhiễm lên đến 60,0 %. Trong 
phần thảo luận tránh lặp lại chi tiết các kết 
quả. Kết quả trên cũng cho thấy, có sự lây 
lan của virus trong quần đàn tôm sú. Trong 
kết quả nghiên cứu về IHNNV nhân sinh của 
virus bằng cách tiêm, sự nhân sinh của virus 
rất chậm trên tôm lây nhiễm, còn tùy thuộc 
vào điều kiện nhiệt độ cũng như thời gian 
(Montgomery-Brock và ctv., 2007; Galván-
Alvarez và ctv., 2012). Ở nhiệt độ thường 
28-300C, thời gian nhân sinh virus trong tôm 
thẻ chân trắng cao nhất khoảng 17-21 ngày. 
Vì vậy, trong thí nghiệm lây nhiễm này, tỷ lệ 
phát hiện của IHHNV trong trong 4 tuần cao 
hơn 2 tuần ở tất cả các nghiệm thức là điều 
phù hợp với nghiên cứu trước đó. Điều này 
cho thấy khi lây nhiễm bằng con đường ăn 
và sống chung với tôm mang virus, virus cần 
phải có một thời gian để thích nghi và tương 
tác với tế bào chủ. Chúng phải có thời gian 
vượt qua hệ thống miễn dịch của tôm, đồng 
thời tăng cường sự nhân lên bộ gen của virus 
trong tế bào chủ. Vì vậy, trong giai đoạn 2 
tuần đầu tỷ lệ nhiễm virus tùy thuộc vào mức 
độ virus đưa vào và sự ổn định của chúng khi 
xâm nhiễm vào tế bào chủ. Một số nghiên cứu 
cho rằng tôm sú nhiễm IHHNV ngoài tự nhiên 
có thể bị còi cọc, chậm lớn, dị hình và màu sắc 
tôm sú thay đổi thành màu xanh lơ nước biển 
(Rai và ctv., 2009). Ở nghiên cứu này, chúng 
tôi nhận thấy tôm sau 2 tuần lây nhiễm một 
số tôm có thay đổi về màu sắc, không có biến 
đổi về hình thái như phân đàn hay dị dạng như 
tôm sú ở ngoài tự nhiên nhiễm IHHNV. Kết 
quả này cũng giống như những nghiên cứu 
của Withyachumnarnkul và ctv. (2006).
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn 
nhiều quốc gia trên thế giới đang có xu hướng 
nhập giống ngoại lai để nuôi nhằm tăng cao 
sản lượng cũng như tránh rủi ro bởi các loại 
bệnh mà giống địa phương đang gặp phải. 
Trong những năm trở lại đây, ngoài đàn tôm 
sú hiện có, tôm thẻ chân trắng được đưa vào 
nuôi trên những địa phương gia tăng một cách 
nhanh chóng và đại trà. Những nghiên cứu 
gần đây cho thấy, sự lây truyền giữa những 
bệnh ngoại lai như LOVV (Lymphoid organ 
vacuolization virus) từ tôm thẻ sang tôm sú, sự 
hiện diện của virus này có thể là nguyên nhân 
gây bệnh chậm lớn trên tôm sú. Hoặc bệnh đục 
cơ do MrNV và XSV từ tôm càng xanh nhiễm 
qua tôm sú và Penaeus (Fenneropenaeus) 
indicus kết quả là tôm bị chết rất nhiều do 
đục cơ (Flegel., 2012). Cho đến nay, chưa có 
một nghiên cứu nào nói về vật chủ trung gian 
truyền lây của IHHNV trên tôm sú được biết 
đến. Vì vậy để hiểu rõ sự lan truyền virus từ 
tôm thẻ chân trắng sang tôm sú, từ đó để có 
cách phòng trị kịp thời, tiến hành thiết kế thí 
nghiệm dựa trên 2 quần đàn tôm sú và tôm 
108 TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
thẻ chân trắng đã được kiểm tra sự hiện diện 
của IHHNV bằng kỹ thuật PCR. Kết quả thí 
nghiệm đã chứng minh được có sự lây truyền 
dọc từ mẹ sang con, khi con tôm sú mẹ nhiễm 
IHHNV thì trứng và con con của chúng cũng 
nhiễm IHHNV. Cũng như chứng minh được 
sự lây truyền ngang cùng loài và khác loài 
trong quần đàn, khi tôm sú sống chung với 
tôm thẻ và ăn tôm thẻ nhiễm IHHNV thì tôm 
sú cũng nhiễm virus này sau 2 tuần lây nhiễm. 
Tôm sú nhiễm virus sau 2 tuần lây nhiễm có 
thể trên 50% nếu sống chung và ăn tôm nhiễm 
virus. Từ kết quả này làm cơ sở bước đầu cho 
nghiên cứu và có biện pháp phòng trị sự lây 
truyền IHHNV trong tôm nuôi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt
Gudkovs, N., 2008. Tài liệu thực hành phòng thí 
nghiệm, thuộc dự án “Nâng cao năng lực các 
phòng xét nghiệm virus trên tôm ở Việt Nam” của 
ACIAR, Úc phối hợp với Bộ NN & PTNT và ĐH 
Cần Thơ, Việt Nam thực hiện.
Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 
2012. Các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi ở Đồng 
bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Đại học 
Cần Thơ, tập 22c, trang 106-118.
Phạm Văn Hùng, Nguyễn Tẫn Bình, Nguyễn Đăng 
Ninh, Phạm Hùng Vân, Phạm Thành Hổ, 2009. 
Sự phổ biến của virus gây bệnh hoại tử dưới vỏ 
và cơ quan tạo máu trên tôm sú nuôi tại Việt Nam. 
Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 13 (2), trang 
234-238.
Ngô Xuân Tuyến, 2010. Điều tra phát hiện bệnh hoại 
tử cơ trên tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei 
do virus IMNV gây ra tại Việt Nam. Báo cáo đề 
tài nghiên cứu cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu Nuôi 
trồng Thủy sản 2, 54 trang.
Tài liệu tiếng Anh
Bell, T.A., and Lightner, D.V., 1984. IHHN virus: 
Infectivity and pathogenicity studies in Penaeus 
stylirostris and Penaeus vannamei. Aquaculture 
38, 185-194.
Braz, R.F.S., Silva, C.P.R.O., Reis, L.G.,, Martins, 
P.C.C., Sales, M.P., Meissner, R.V., 2009. 
Prevalence of infectious hypodermal and hemato-
poietic necrosis virus (IHHNV) in Penaeus 
vannamei cultured in Northeastern Brazil. 
Aquaculture 288, 143–6.
Chayaburakul, K., Lightner, D.V., Sriurairattana, S., 
Nelson, K.T., and B. Withyachumnarnkul, 2005. 
Different responses to infectious hypodermal 
and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) in 
Penaeus monodon and Penaeus vannamei. Dis. 
Aquat. Org., 67:191-200.
Dhar, A.K., Roux, M.M., Klimpel, K.R., 2001. 
Detection and quantification of infectious 
hypodermal and hematopoietic necrosis virus 
and white spot virus in shrimp using real-time 
quantitative PCR and SYBR green chemistry. J. 
Clin. Microbiol. Aug. 39 (8), 2835–2845.
Flegel, T.W., 1997. Special Topic Review: Major 
viral diseases of the black tiger prawn (Penaeus 
monodon) in Thailand. World Journal of 
Microbiology and Biotechnology 13, 433-442.
Flegel, T.W., 2012 Minireview: Historic emergence, 
impact and current status of shrimp pathogens in 
Asia, J Invertebr Pathol 110, 166-73.
Galván-Alvarez, D, Mendoza-Cano, F, Hernández-
-López, J., Sánchez-Paz, A., 2012. Experimental 
evidence of metabolic disturbance in the white 
shrimp Penaeus vannamei induced by the 
Infectious Hypodermal and Hematopoietic 
Necrosis Virus (IHHNV). Journal of Invertebrate 
Pathology 111, 60–67.
Lightner, D.V., Redman, R.M., Bell, T.A., Brock, 
J.A., 1983. Detection of IHHN virus in Penaeus 
stylirostris and Penaeus vannamei imported into 
Hawaii. J. World Maricult. Soc 14, 212-225
Lotz, J.M., 1997. Special topic review: viruses, 
biosecurity and specific pathogen-free stocks in 
shrimp aquaculture. World J Microbiol Biotechnol 
13, 405–13.
Montgomery-Brock, D., Tacon, A.G.J., Poulos, B., 
& Lightner, D.V., 2007. Reduced replication of 
infectious hypodermal and hematopoietic necrosis 
109TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 3 - THAÙNG 6/2014
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2
virus (IHHNV) in Litopenaeus vannamei held in 
warm water. Aquaculture 265, 41–48.
Motte, E., Yugcha, E., Luzardo, O.J., Castro, F., Le-
clercq, G., Rodrisguezj, J., Miranda, P., Borja, O., 
Serrano, J., Terreros, M., Montalvo, K., Narva-
sez, A., Tenorio, N., Cedno, V., Mialhe, E., and 
Boulo, V., 2003. Prevention of IHHNV vertical 
transmission in the white shrimp Litopenaeus 
vannamei. Aquaculture 219, 57–70.
Primavera, J.H., Quinitio, E.T., 2000. Runt-deformity 
syndrome in cultures of the giant tiger prawn 
Penaeus monodon. J. Crust. Biol. 20, 796–802.
Rhode, S.L., 1985. Trans-activation of parvovirus 
P38 promoter by the 76K nucelocapsid protein. J. 
Virol 55, 886–889.
Rai, P., Safeena, M,P., Karunasagar, I., Karunasagar, 
I., 2009. Simultaneous presence of infectious 
hypodermal and hematopoietic necrosis virus 
(IHHNV) and Type A virus-related sequence in 
Penaeus monodon from India. Aquaculture 295, 
168–174.
Tang, K.F.J., Poulos, B.T., Wang, J., Redman, R.M., 
Shih, H.H., & Lightner, D.V., 2003. Geographic 
variations among infectious hypodermal and 
hematopoietic necrosis virus (IHHNV) isolates 
and characteristics of their infection. Dis. Aquat. 
Org 53, 91–99.
Walker, P.J., and Winton, J.R., 2010. Review: Emerging 
viral diseases of fish and shrimp. Vet. Res 41, 51.
Withyachumnarnkul, B., Chayaburakul, K., Supak, 
L.A., Plodpai, P., Sritunyalucksana, K., Nash, 
G., 2006. Low impact of infectious hypodermal 
and hematopoietic necrosis virus (IHHNV) on 
growth and reproductive performance of Penaeus 
monodon, Dis. Aquat. Org 69, 129–136.
Zhang, J.X., Sun, X.Q., 1997. A preliminary study on the 
virus in the eggs of Penaeus chinensis. Oceanogr. 
Huanghai and Bohai Seas 15 (1), 48–51.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_su_lay_nhiem_cua_ihhnv_tren_tom_su_trong_dieu_kie.pdf