Nghiên cứu sự biến đổi một số yếu tố chất lượng nước và xác định mầm bệnh trên nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ở tỉnh Bến Tre
TÓM TẮT
Nghiên cứu đã xác định sự biến đổi của một số yếu tố chất lượng nước và sự hiện diện của một
số mầm bệnh trên nghêu Meretrix lyrata ở Bến Tre trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm
2016. Kết quả quan sát những dấu hiệu bất thường của nghêu trong mùa dịch bệnh cho thấy chúng
thường có vỏ bị tổn thương, thịt không đầy vỏ (nghêu gầy), ngậm cát trong xoang cơ thể, màng
áo xuất hiện những đốm/mảng trắng và tuyến tiêu hóa chuyển màu vàng. Chất lượng nước tại bãi
nuôi: pH, NO2, NH3, H2S không có khác biệt giữa mùa mưa và mùa khô nhưng sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê được xác định ở yếu tố nhiệt độ và độ mặn (P<0,05). mật="" độ="" vi="" khuẩn="" vibrio="" tổng="">0,05).>
trong nước dao động từ 0,33 - 4,2.103 cfu/ml trong đó 4 loài Vibrio parahaemolyticus, V. vulnificus,
V. alginolyticus và V. cholerae chiếm ưu thế. Sự hiện diện của Copepod bên trong xoang cơ thể và
Barnacle (hà) bám bên ngoài vỏ nghêu cũng được phát hiện với tỷ lệ nhiễm thấp, lần lượt là 2,92%
và 0,83%. Ngoài ra, nghiên cứu này đã xác định được ký sinh trùng nội ký sinh trên nghêu nuôi tại
Bến Tre là Perkinsus sp. với tỉ lệ 35% và cường độ nhiễm 1,62 – 1.283,22 bào tử/g thịt. Biểu hiện
mô học đặc trưng của nghêu bệnh là cấu trúc của mô mang, ống gan tụy và chân nghêu biến đổi có
hiện diện của ký sinh trùng Perkinsus sp., và sinh vật giống Rickettsia.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu sự biến đổi một số yếu tố chất lượng nước và xác định mầm bệnh trên nghêu (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) ở tỉnh Bến Tre
bùn (à), (C): Thịt màu trắng đục (à) và (D): Thịt màu vàng (à). 3.4. Kết quả phân lập vi khuẩn Kết quả nhuộm Gram cho thấy đa số các chủng vi khuẩn bắt màu Gram âm, có dạng hình que ngắn. Vi khuẩn cho phản ứng oxidase và catalase dương tính, có khả năng lên men trong cả hai điều kiện hiếu khí và yếm khí trong môi trường O/F và mẫn cảm với O/129. Dựa vào đặc điểm hình thái, các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của chủng vi khuẩn được kiểm tra dựa theo cẩm nang của Cowan và Steels (Barrow và Feltham, 1993); xác định định danh được đều thuộc giống vi khuẩn Vibrio sp., với tần suất và tỷ lệ nhiễm như sau: trong đó vi khuẩn Vibrio parahaemolitycus chiếm tỉ lệ 29%, V. alginolitycus là 25%, V. vulnificus là 35% và V. cholerae là 11%. Tất cả các chủng đều cho phản ứng âm tính với β-Galactosidaza, arginine và phản ứng Voges - Proskauer nhưng cho phản ứng dương tính với lysine, chúng không sinh ureaza, NO 3 và H 2 S nhưng sinh indole. Tất cả đều mọc trên môi trường TCBS, sử dụng đường glucose và manitol nhưng không sử dụng đường inositol, sorbitol, rhamnose và arabinose. 3.5. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng Các cá thể nghêu thu trong nghiên cứu này đều có kích cỡ thương phẩm có chiều dài trung bình 39,75 ± 5,92 mm và khối lượng thịt trung bình là 3,52 ± 1,61g. Kết quả nghiên cứu của Villaba et al., (2004), Perkinsus sp. gây bệnh trên hàu (Crassostrea virginia) trên 3 tuổi và đối với nghêu (Tapes descussatus) dưới một năm tuổi thường rất ít bị bệnh. Nguyễn Văn Hảo và ctv., (2011) cũng đã công bố mức độ cảm nhiễm Perkinsus sp. có liên quan đến kích cỡ nghêu Meretrix lyrata tại vùng biển Cần Giờ (Tp. HCM). Cỡ nghêu < 20 mm thu vào thời điểm nghêu chết (2/2010) và thời điểm không có hiện tượng nghêu chết (7/2010) đều có kết quả âm tính với Perkinsus sp. Tuy nhiên ở nhóm nghêu có kích cỡ > 30mm có tỷ lệ cảm nhiễm 59,7%. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy tỉ lệ cảm nhiễm trung bình là 35% và cường độ cảm nhiễm biến động trong khoảng 1,62 - 1283,33 bào tử/g thịt nghêu và trung bình là 66,57 ± 153,09 bào tử/g. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp. ở mùa khô là 50%, mùa mưa là 30% và cường độ cảm nhiễm dao động từ 1,62 - 302,5 bào tử/g và 2,2 - 1283,33 bào tử/g. Theo nghiên cứu của Chu et al., (1994) cho rằng nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất theo sau là độ mặn quyết định mức độ nhạy cảm của hàu C. virginica đối với Perkinsus sp. Theo Supannee et al., (2004) thì độ mặn giảm chính là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nhiễm Perkinsus thấp vào tháng 9 (66,6%) khi so sánh với những tháng khác trong năm. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và ctv., (2011) cho thấy cường độ nhiễm Perkinsus hiện diện với tỷ lệ cảm nhiễm trung bình là 60,1%, cao nhất vào tháng 2 (98,7%) và thấp nhất vào tháng 8 (18,1%). Cường độ cảm nhiễm dao động từ 0 – 2.387.203 bào tử/g thịt nghêu, trung bình 14.932 ± 2.053 bào tử/g, cao nhất vào tháng 3 (42.650 ± 10.741 bào tử/g) và thấp nhất vào 28 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II tháng 8 (258 ± 50 bào tử/ g). Như vậy, cường độ cảm nhiễm Perkinsus trong nghiên cứu này thấp có thể là do trong thời gian thu mẫu không xảy ra hiện tượng nghêu chết. Mẫu mô nghêu sau khi được ngâm trong môi trường FTM khoảng 4-5 ngày, ở điều kiện tối bào tử Perkinsus tồn tại dạng thể nghỉ (hypnospore), có dạng hình tròn và oval bắt màu xanh đen đậm khi nhuộm lugol (Hình 3A). Các bào tử nghỉ được tách ra khỏi mô nuôi cấy bằng cách sử dụng NaOH có dạng tròn, oval, tồn tại với dạng vỏ kép dày đặc trưng của giống Perkinsus và có kích thước khoảng 30 – 90 µm (Hình 3B). Bên trong bào tử nghỉ có nhiều hạt dinh dưỡng hoặc các bào tử động tùy theo từng giai đoạn phát triển của chúng. Theo nghiên cứu của Ngô Thị Thu Thảo (2008) trên nghêu lụa (R. undulate) cho thấy kích thước bào tử là 20 – 80 µm (trung bình 35 µm) và Nguyễn Văn Hảo và ctv., (2011) Meretrix lyrata là (30 - 80 µm). Hình 3: Bào tử Perkinsus sau khi nuôi cấy trong môi trường FTM. (A): Bào tử Perkinsus nhuộm lugol (10X); (B) Bào tử Perkinsus giai đoạn vỏ kép (à) (40X). 3.6. Biến đổi cấu trúc mô học ở các cơ quan của nghêu Mang Quan sát tiêu bản mô học cho thấy có sự hiện của sinh vật giống Rickettsia trên mang. Các vi sinh vật này có hình khối tròn đến oval bắt màu xanh tím của thuốc nhuộm hematoxyline, bên trong có chứa nhiều vi khuẩn bắt màu gram âm (Hình 4B). Sinh vật ký sinh làm tổn thương nghiêm trọng cho cấu trúc mang nghêu và xuất hiện nhiều tế bào máu. Từ đó làm suy giảm chức năng hô hấp khi bệnh xảy ra và cấu trúc mang bị phá hủy nghiêm trọng. Hình 4. Một số biếu hiện mô học trên mang nghêu; (A): Mang bình thường, (B): Mang nhiễm sinh vật giống Rickettsia (à), (C): Bào tử Perkinsus sp. trên mô liên kết mang (à) Quan sát tiêu bản mô mang nghêu bị tổn thương do khi có tác nhân gây bệnh kí sinh hoặc các yếu tố vật lý, hóa học kích thích gây nên một số hiện tượng như sợi mang dính lại với nhau, trương phình kèm theo hiện tượng tập trung nhiều tế bào máu và hoại tử. Hiện tượng tổn thương nặng có thể dẫn tới làm biến đổi mất cấu trúc cả phiến mang, giảm diện tích tiếp xúc của mang với môi trường ngăn cản quá trình hô hấp của nghêu. Kết quả ghi nhận sự biến đổi cấu trúc mô học của đề tài khá tương đồng với các kết quả nghiên cứu trước đây trên các loài nhuyễn thể nhiễm Rickettsia (Fries và Grant, 1991) và Wen et al., (1994). Tiêu bản mô học trên mang nghêu có sự hiện diện của ký sinh trùng Perkinsus sp. Khi các bào tử Perkinsus sp. ký sinh trên mô liên kết mang, tuyến tiêu hóa và màng áo rất khó phát hiện trên tiêu bản mô học ở những cá thể bị nhiễm bệnh. Perkinsus sp. tồn tại dưới dạng trophozoit trưởng thành và chưa trưởng thành. Ở giai đoạn trưởng thành (trophozoites) chúng có dạng hình vòng nhẫn nhân lệch cực và không bào lớn, đường kính trung bình 4 - 6 µm (Hình 4C). Các trophozoites thường tập hợp thành từng cụm gồm 2 - 8 tế bào hay tạo thành bào nang, chúng tập trung chủ yếu trên mô liên kết mang và xuất hiện nhiều tế bào máu. Sự hiện diện của Perkinsus có thể phá vỡ cấu trúc bình thường của mô đích, làm chết tế bào vật chủ và làm tăng cường sự hiện diện của tế bào máu khi có sự hiện diện của ký sinh trùng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tương tự như kết quả 29TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II quan sát của nhiều tác giả; các bào tử Perkinsus thường có liên quan đến việc phá hủy, làm mất cấu trúc bình thường của tế bào và từ đó làm mất chức năng của mô nhiễm (OIE, 2009). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả của Choi et al., (2002) Perkinsus thường tập trung trên mang nghêu Manila (Ruditapes philippinarum) khi bị nhiễm bệnh nhẹ. Biến đổi mô học ở mang cũng được tìm thấy trên nghêu lụa (R. undulata) (Ngô Thị Thu Thảo, 2008) và nghêu Bến Tre (Phạm Quốc Hùng và Hứa Thị Ngọc Dung, 2016). Tuyến tiêu hóa/ gan tụy Kết quả phân tích mô gan tụy nghêu cho thấy bào tử nghỉ của ký sinh trùng Perkinsus xâm nhập vào mô liên kết tuyến tiêu hóa làm thay đổi cấu trúc của cơ quan này. Perkinsus xuất hiện nhiều tại mô liên kết gan tụy kiến cho cấu trúc ống gan bị thoái hóa, xung huyết tập trung nhiều tế bào máu xung quanh ổ bệnh (Hình 5B). Kết quả này tương tự với quan sát của các nhà nghiên cứu khác: các tế bào Perkinsus sp. thường có liên quan đến việc phá hủy, làm mất cấu trúc bình thường và từ đó làm mất chức năng của mô nhiễm (Bruce, 2000; OIE, 2009). Hình 5. Một số biểu hiện mô học ở gan tụy nghêu; (40X) (A): Mô gan tụy bình thường ống gan mở (à), (B): Mô gan tụy ống thay đổi và nhiễm ký sinh trùng Perkinsus (à). Chân Cấu trúc mô học của chân nghêu gồm nhiều lớp: biểu bì, mô liên kết và mô cơ. Các sợi cơ tập trung tạo thành bó cơ (Hình 6A). Trên mô chân nghêu bệnh cũng có một số biến đổi như các bó cơ liên kết rời rạc, hoại tử, mất cấu trúc và sự xuất hiện của nhiều không bào (Hình 6B). Hiện tượng mô chân nghêu bị tổn thương có thể là do sự thay đổi về yếu tố môi trường như sự thay đổi của độ mặn giữa mùa khô và mùa mưa. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận ở trên bào ngư (Haliotis discus hannai) khi tiến hành thí nghiệm với các độ mặn khác nhau (Kim et al., 2013). Khi bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của chân, có thể dẫn tới hiện tượng nghêu chết. Hình 6. Một số biếu hiện mô học chân nghêu (100X). (A): Mô bình thường gồm các bó sợi cơ (à), (B): Mô tổn thương, bó cơ bị xơ (à) và xuất hiện các không bào (à). IV. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã xác định được dấu hiệu bất thường của nghêu trong mùa dịch bệnh cho thấy chúng thường có vỏ bị tổn thương, thịt không đầy vỏ (nghêu gầy), ngậm cát trong xoang cơ thể, màng áo xuất hiện những đốm/mảng trắng và tuyến tiêu hóa chuyển màu vàng. Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong nước dao động 0,33 - 4,2 x 103 cfu/ml, trong đó 4 loài Vibrio parahaemolyticus, V. vulnificus, V. alginolyticus và V. cholerae chiếm ưu thế. Ký sinh trùng nội kí sinh là Perkinsus sp. tỉ lệ nhiễm 35% và cường độ cảm nhiễm 1,62 - 1283,33 bào tử/g và ký sinh trùng Copepod bên trong xoang cơ thể và Barnacle (hà) bám bên ngoài vỏ nghêu cũng được phát hiện với tỷ lệ nhiễm thấp, lần lượt là 2,92% và 0,83%. Cấu trúc mô học đặc trưng của nghêu bệnh là mang, ống gan tụy và chân nghêu cầu trúc mô biến đổi và có hiện diện của ký sinh trùng Perkinsus sp., và sinh vật giống Rickettsia. 30 TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt Nguyễn Chính, 1996. Một số loài động vật Nhuyễn thể (Mollusca) có giá trị kinh tế ở biển Việt Nam. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội 1996, 132 trang. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Thị Ngọc Thủy, Tiêu Thanh Tươi, Hoàng Thị Hiền, Phạm Lâm Chính Văn, Nguyễn Vy Vân, 2011. Sự hiện diện của Perkinsus sp. trên nghêu (Meretrix lyrata) tại vùng biển Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tháng 12/2011, 97-105. Phạm Quốc Hùng và Hứa Thị Ngọc Dung, 2016. Nghiên cứu mức độ cảm nhiễm và đặc điểm mô bệnh học của bệnh ký sinh trùng Perkinsus sp. gây ra trên Tu hài (Lutraria rhynchaena) và nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata). Ngô Thị Thu Thảo, 2008. Một số đặc điểm của ký sinh trùng Perkinsus sp. lây nhiễm trên nghêu lụa Paphia undulata ở Kiên Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu. Tạp chí Khoa học 2008 (1): 222-230. Trường Đại học Cần Thơ. Tài liệu tiếng Anh Anderson, I., 1993. The veterinary approach to marine prawns. In: Aquaculture for veterinarians: fish husbandry and medicine (Editor Brown L.): 271-296. Barrow, G.I and R.K.A. Feltham,1993. Cowan an Steel’s Manual for the Indentification of Medical Bacteria, third edition. Cambridge Unuversity press. Cambridge. 331 pp. Chu, F.L., A.K Volety and G. Constantin. 1994. Synergetic effects of temperature & salinity on the responses of oysters (Crassostrea virginica) to the pathogen, Perkinsus marinus. J. Shellfish Res. 13: 293. Choi K.S., Wilson E.A., Lewis D.H., Powell E.N., Ray S.M., 1989. The energetic cost of Perkinsus marinus parasitism in oysters: quantification of the thioglycollate method. Journal of Shellfish Research 8 :125–131. Dame, R. F. (2012). Chapter 3: Physical, Environmental Interactions. Ecology of Marine Bivalves: An Ecosystem Approach, Second Edition. Baton Rouge, CRC Press, Taylor & Francis Group: 272. Fries C. R, Grant, D. M., 1991. Rickettsiae in gill epithelial cells of the hard clam, Mercenaria mercenaria. J Invertebr Pathol, 57: 166–171. Henry, M.; Boucaud-Camou, E. and Lefort, Y. (1991). Functional microanatomy of the digestive gland of the scallop Pecten maximus (L.).Aquat. Living Resour. 4: p191-202. Ngo Thi Ngoc Thuy, 2013. Perkinsus olseni in relation to mortality of Asiatic hard clam Meretrix lyrata at Can Gio district, Hochiminh city, Vietnam, Asian-Pacific Aquaculture 2013, Ho Chi Minh city. OIE, 2009. Manual of Diagnostic Tests for Aquatic Animals. Sinderman C.J, 1990. Principle disease of marine fish and shellfish. Second edition. Volume 2. Academic Press Limited. London NW17DX. Supannee L., Kashane C. E., Upatham S., Choi K.S., Sawangwong P., Kruatrachue M., 2004. Occurrence of Perkinsus sp. in Undulated surf clams Paphia undulata from the Gulf of Thailand. Disease of Aquaculture Organisms 60: 165-171. Villaba, A., K. S. Reece. M. C. Ordas, S. M. Casas and Figueras (2004). Perkinsosis in molluscs: A review. Aquatic Living Resourses 17, pp. 411- 432. Wen. Chiou-Ming, Kou. Guang-Hsiung and Chen. Shiu-Nan, 1994. Rickettsiaceae-like Microorganisms in the Gill and Digestive Gland of the Hard Clam, Meretrix lusoria Röding. Journal of Invertebrate Pathology; 64, 2; 138- 142. 31TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 11 - THÁNG 7/2018 VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II STUDY ON THE CHANGES OF ENVIRONMENT AND PATHOGENS IN WHITE CLAM (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) IN BEN TRE PROVINCE Nguyen Thanh Ha1*, Ngo Thi Ngoc Thuy1, Tu Thanh Dung2 and Huynh Nguyen Duy3 ABTRACT This study was carried out to examine the change of water quality parameters and the presence of pathogens in white clam (Meretrix lyrata) in Ben Tre province, during period from February to October, 2016. The results showed that clam in mortality events revealed pale digestive gland, yellow meat and trapped sand particles in the body cavity. The environmental parameters such as pH, NO2, NH3 and H2S showed no difference between dry and rainy seasons. Whereas, significant difference in temperature and salinity between the two seasons was recorded (p<0.05). The total viable Vibrio density in water was in the range of 0.33 - 4.2 x 103 cfu/mL. They were identified as Vibrio parahaemolyticus, V. alginolyticus, V. vulnificus, and V. cholerae. The results also indicated two groups of parasites, copepod and barnacle, with the infection rates of 2.92% and 0.83%, respectively. The presence of Perkinsus sp. was detected in the clam tissue with the infection rate of 35% and the infection intensity of 1.62 - 1283 hypnospores g-1 clam tissue. Finally, histological analysis indicated necrosis of gill, hepatopancreatic and foot tissues, some changes in clam’s muscles, and the presence of Perkinsus sp., rickettsia-like organisms in the internal organs. Keywords: Bacteria, clam, Meretrix lyrata, parasites, Perkinsus, Ben Tre province. Người phản biện: TS. Đinh Thị Thủy Ngày nhận bài: 08/6/2018 Ngày thông qua phản biện: 20/6/2018 Ngày duyệt đăng: 10/7/2018 1 Research Sub-Institute for Nam Song Hau Fisheries, Research Institute for Aquaculture No.2. 2 College of Aquaculture and Fisheries, Can Tho University. 3 Ben Tre Sub-Department of Animal Health.
File đính kèm:
- nghien_cuu_su_bien_doi_mot_so_yeu_to_chat_luong_nuoc_va_xac.pdf