Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa tôm càng xanh kết hợp huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và hiệu quả kinh tế- môi trường mô hình
sản xuất lúa tôm càng xanh kết hợp ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được thực hiện tại các
xã Biển Bạch Đông, Tân Bằng và Biển Bạch thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Các kết quả cho thấy
năng suất lúa thu được 2,9 đến 7,1 tấn/ha và trung bình là 4,601 tấn/ha. Năng suất tôm càng xanh thu
hoạch tương ứng 313,4 kg/ha/vụ và dao động từ 195,0 đến 455,0 kg/ha/vụ. Trung bình kích cỡ tôm thu
hoạch tương đương 26,58 con/kg và dao động từ 16 đến 45 con/kg. Tổng thu nhập có thể đạt 23400 đến
77700 ngàn đồng/ha/vụ và trung bình là 49274,25 ngàn đồng/ha/vụ. Lợi ích của mô hình khá bền vững,
đặc biệt trong bối cảnh chịu tác động biến đổi khí hậu như hiện nay. So sánh với quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt và bảo vệ đời sống thủy sinh cho thấy một số các thông số đạt quy
định cho phép. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa góp phần đề ra giải pháp phát triển nông nghiệp xanh
bền vững, thân thiện môi trường huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu hiện trạng và hiệu quả kinh tế - môi trường mô hình sản xuất lúa tôm càng xanh kết hợp huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
n nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích vuông nuôi (ha) 100 0,4 14,6 2,697 2,65769 Độ sâu vuông nuôi (m) 100 0,3 1,0 0,571 0,13204 Số ao nước (cái) 100 1,0 3,0 1,260 0,48451 Độ rộng ao (m) 100 1,0 3,4 1,613 0,37730 Độ sâu ao (m) 100 0,8 2,1 1,308 0,24810 Mật độ giống (con/m2) 100 4,0 10,0 5,840 1,26107 Mật độ bổ sung (con/m2) 100 0,0 3,0 1,860 0,84112 Số lần thả giống (lần) 100 1,0 3,0 2,040 0,51089 Năng suất lúa (tấn/ha) 100 2,9 7,1 4,601 0,90927 Năng suất tôm (kg/ha/vụ) 100 195,0 455,0 313,400 65,83143 Kích cỡ thu (con/kg) 100 16,0 45,0 26,580 7,48895 Nguồn thức ăn chủ yếu có nguồn gốc trong và ngoài tỉnh với tỷ lệ lần lượt là 52 và 48%. Đối với nguồn gốc thức ăn được sử dụng theo phương thức tự nhiên (không bổ sung thức ăn trong quá trình nuôi trồng) chiếm tỷ lệ 86%. Trong khi, số hộ có sử dụng thức ăn bổ sung (bán nhân tạo) và nhân tạo chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt tỷ lệ 12 và 2%. Như vậy, tính ưu điểm mà mô hình thể hiện qua tận dụng lượng thức ăn dư thừa từ quá trình canh tác lúa trong việc nuôi tôm càng xanh. Có thể thấy đây là giải pháp thân thiện môi trường và có thể tiết kiệm các khoản chi phí. 3.3. Hiện trạng khía cạnh tài chính mô hình lúa tôm càng xanh kết hợp Bảng 5 trình bày kết quả khía cạnh tài chính của mô hình sản xuất lúa tôm càng xanh kết hợp. Quá trình khảo sát chỉ ra chi phí cải tạo ao nuôi dao động từ 400-7050 ngàn đồng/vụ và trung bình 2818,6 ngàn đồng/vụ. Bảng 5. Thống kê khía cạnh tài chính mô hình Khía cạnh N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí cải tạo (103VND/vụ) 100 400 7050 2818,60 1596,92 Tổng thu (103VND/ha/vụ) 100 23400 77700 49274,25 13087,87 Năng suất thu (kg/ha/vụ) 100 195 455 313,40 65,83 Giá thành (103VND/kg) 100 110 210 156,80 25,29 Năng suất thu hoạch tôm càng xanh tương ứng 313,4 kg/ha/vụ và dao động 195-455 kg/ha/vụ. Tổng thu nhập có thể đạt 23400- 77700 ngàn đồng/ha/vụ và trung bình 49274,25 ngàn đồng/ha/vụ. Từ kết quả cho thấy tính hiệu quả về mặt kinh tế của mô hình lúa tôm càng xanh kết hợp. Trong đó, tổng thu từ việc thu hoạch tôm càng xanh có giá trị khá lớn với xấp xỉ 50 triệu/ha/vụ. Như vậy, có thể thấy sơ bộ mức độ lợi ích cao của mô hình lúa tôm kết hợp ở địa bàn huyện Thới Bình. So sánh nghiên cứu Trương Hoàng Minh (2017) cho thấy kết quả với năng suất tôm tương đương 340 kg/ha/vụ và đạt hiệu quả khá tốt. Trong khi, nếu như mô KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 68 (3/2020) 23 hình nuôi tôm – rừng kết hợp chỉ đạt năng suất trung bình của tôm sú, cua, tôm tự nhiên và cá lần lượt là 196; 61; 89 và 71 kg/ha/năm (Lê Quốc Việt và Trần Ngọc Hải, 2016). Quá trình so sánh ở trên phần nào cho thấy hiệu quả khá cao và ổn định của mô hình lúa tôm càng xanh kết hợp ở Thới Bình. 3.4. Hiện trạng khía cạnh môi trường mô hình lúa tôm càng xanh kết hợp Kết quả phân tích tại khu vực xã Biển Bạch Đông các đợt được tổng hợp ở Bảng 6. Nhìn chung kết quả quan trắc cho thấy sự dao động mức độ các thông số ô nhiễm trong và ngoài ao nuôi giữa các đợt phân tích. Bảng 6. Kết quả phân tích chất lượng nước xã Biển Bạch Đông Đợt 1 (tháng 6) Đợt 2 (tháng 8) Thông số Ngoài Trong Ngoài Trong QCVN 08 (A1) QCVN38: 2011 Độ mặn, ‰ 28,32±3,13ns 26,84±3,41ns 7,04±3,92ns 6,12±2,74ns - - Nhiệt độ, 0C 29,46±1,64ns 30,04±0,94ns 29,00±1,20ns 30,22±0,73ns - - pH 6,90±0,66ns 7,26±0,29ns 7,36±0,67ns 6,84±0,59ns 6-8,5 6,5 - 8,5 DO, mg/L 4,72±0,97ns 5,06±0,27ns 5,20±1,24ns 5,62±1,45ns ≥6 ≥ 4 BOD5, mg/L 20,44±13,15 * 27,74±11,54* 17,02±10,49ns 18,84±7,85ns 4 - N-NO3 -, mg/L 0,300±0,35* 0,534±0,44* 0,158±0,13* 0,826±0,69* 2 5 N-NH4 +, mg/L 0,586±0,56ns 0,464±0,20ns 0,378±0,39ns 0,496±0,57ns 0,3 1 P-PO4 3-, mg/L 0,740±0,89* 1,200±1,38* 0,588±0,43ns 0,500±0,40ns 0,1 - Coliform, MPN/100mL 3200±3464* 6448±5732* 9940±7624ns 10008±6666ns 2500 - Vibrio tổng, cfu/mL 596±246ns 548±268ns 1558±1234* 754±382* - - Chú thích: *: p0,05. QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nước mặt; A1-Sử dụng mục đích cấp nước sinh hoạt; QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn chất lượng nước mặt bảo vệ thủy sinh. Hình 1. So sánh hàm lượng dinh dưỡng (N, P) khu vực xã Biển Bạch Đông Hàm lượng các chất dinh dưỡng khu vực hộ nuôi xã Biển Bạch Đông cho thấy sự khác biệt (p<0,05) trong và ngoài ao đối với chỉ tiêu NO3 - (đợt 1 và 2) và PO4 3- (đợt 1). So sánh Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT và Quy chuẩn QCVN 38:2011/BTNMT chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh cho thấy một số thông số vượt quá quy định cho phép (Bảng 6). Chẳng hạn như, hàm lượng chất hữu cơ BOD5 hầu hết các điểm quan trắc đều không đáp ứng quy chuẩn và vượt quá nhiều lần với các giá trị 20,44±13,15; 27,74±11,54; 17,02±10,49; 18,84±7,85 mg/L (lần KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 68 (3/2020) 24 lượt ngoài và trong ao đợt quan trắc 1, 2). Hàm lượng amoni ngoài và trong các ao lần lượt dao động giá trị trung bình 0,300±0,35 - 0,534±0,44 mg/L (đợt 1) và 0,158±0,13 - 0,826±0,69 mg/L (đợt 2). Các giá trị này nhỏ hơn mức giới hạn cho phép so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước. Tuy nhiên, hàm lượng NH4 + và PO4 3- tại các điểm quan trắc vượt quá Quy chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Đối với các chỉ tiêu vi sinh (coliform và vibiro) đạt ngưỡng cao hơn quy định theo quy chuẩn nước mặt (>2500 MNP/100 mL). Bảng 7. Kết quả phân tích chất lượng nước xã Biển Bạch Đợt 1 (tháng 6) Đợt 2 (tháng 8) Thông số Ngoài Trong Ngoài Trong QCVN 08 (A1) QCVN3 8:2011 Độ mặn, ‰ 29,02±2,64* 24,26±6,11* 7,96±4,63ns 6,08±2,47ns - - Nhiệt độ, 0C 29,36±1,06ns 29,5±0,66ns 28,22±1,75ns 29,02±1,67ns - - pH 7,68±0,87ns 7,30±0,40ns 7,30±0,79ns 6,88±0,67ns 6-8,5 6,5 - 8,5 DO, mg/L 5,14±1,36ns 6,00±1,43ns 6,00±1,36ns 5,98±1,48ns ≥6 ≥ 4 BOD5, mg/L 22,46±16,32 * 34,60±8,51* 17,80±13,44ns 26,18±12,09ns 4 - N-NO3 -, mg/L 0,45±0,37ns 0,77±0,53ns 0,32±0,25* 0,60±0,49* 2 5 N-NH4 +, mg/L 0,44±0,46ns 0,45±0,11ns 0,376±0,38ns 0,288±0,12ns 0,3 1 P-PO4 3-, mg/L 0,594±0,41ns 0,584±0,52ns 0,494±0,47ns 0,458±0,39ns 0,1 - Coliform, MPN/100mL 5658±5104ns 6196±4253ns 5271±5157ns 6131±4492ns 2500 - Vibrio tổng, cfu/mL 660±390* 1256±1022* 568±341* 1152±1036* - - Tương tự, phần lớn kết quả quan trắc ở xã Biển Bạch không cho thấy sự khác biệt trong và ngoài ao (p>0,05). Tuy nhiên, do những tác động của nuôi tôm càng xanh nên nhìn chung hàm lượng một số chỉ tiêu chất lượng nước có khuynh hướng cao hơn ở các giá trị đo đạc trong ao như BOD5, NH4 +, vibrio tổng (Bảng 7). Hình 2 chỉ rõ sự thay đổi hàm lượng các thông số chất lượng nước DO, BOD5 và pH khu vực xã Biển Bạch. So sánh Quy chuẩn QCVN 38:2011/BTNMT chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh chỉ ra hàm lượng DO≥4 mg/L; kết quả NO3 - lần lượt đáp ứng quy chuẩn và nhỏ hơn 5 mg/L. Đồng thời, giá trị pH đáp ứng tiêu chuẩn về nguồn nước theo hướng dẫn quy định hiện hành. Tuy nhiên, hàm lượng PO4 3- ngoài và trong các ao dao động 0,594±0,41 - 0,584±0,52 mg/L (đợt 1); 0,494±0,47 - 0,458±0,39 mg/L (đợt 2), vượt quá giá trị cho phép (>0,1 mg/L) của QCVN 08- MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt. Kết quả cũng chỉ ra hàm lượng khá cao các thông số vi sinh như coliform và vibrio. Điều này có thể dẫn đến những tác động và rủi ro về mặt an toàn sức khỏe. Hình 2. So sánh hàm lượng DO, BOD5 và pH ở Biển Bạch KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 68 (3/2020) 25 Bảng 8. Kết quả phân tích chất lượng nước xã Tân Bằng Đợt 1 (tháng 6) Đợt 2 (tháng 8) Thông số Ngoài Trong Ngoài Trong QCVN 08 (A1) QCVN38: 2011 Độ mặn, ‰ 29,26±3,06* 24,80±5,19* 8,68±2,90ns 10,10±4,30ns - - Nhiệt độ, 0C 29,46±1,30ns 29,76±0,63ns 29,76±0,99ns 30,90±1,14ns - - pH 7,46±0,84ns 7,28±0,26ns 7,14±0,53ns 6,64±0,61ns 6-8,5 6,5 - 8,5 DO, mg/L 4,80±1,41ns 5,56±1,13ns 5,94±1,49ns 5,40±1,14ns ≥6 ≥ 4 BOD5, mg/L 19,60±10,32 * 30,62±8,17* 18,18±13,11* 26,02±10,36* 4 - N-NO3 -, mg/L 0,226±0,16* 0,734±0,49* 0,276±0,20* 0,604±0,50* 2 5 N-NH4 +, mg/L 0,432±0,45ns 0,404±0,16ns 0,388±0,39ns 0,318±0,14ns 0,3 1 P-PO4 3-, mg/L 0,570±0,42ns 0,542±0,52ns 0,424±0,41ns 0,458±0,39ns 0,1 - Coliform, MPN/100mL 9426±7709* 6626±4942* 6109±4878* 14438±10042* 2500 - Vibrio tổng, cfu/mL 753±519ns 966±761ns 590±215* 1242±903* - - Hàm lượng phân tích chất lượng nước xã Tân Bằng so với QCVN 38:2011/BTNMT cho thấy phần lớn các kết quả thỏa mãn. Cụ thể, hàm lượng NH4 + có ngưỡng giới hạn 1 mg/L, trong khi các kết quả quan trắc ở ngoài và trong các ao lần lượt 0,432±0,45 - 0,404±0,16 mg/L (đợt 1) và 0,388±0,39 - 0,318±0,14 (đợt 2) mg/L. Đối với NO3 - dao động trong khoảng giá trị nhỏ hơn ngưỡng giới hạn cho phép QCVN 08- MT:2015/BTNMT (2 mg/L) và QCVN 38:2011/BTNMT (5 mg/L). Riêng kết quả vi khuẩn vibrio cho thấy báo động cần quan tâm với vấn đề môi trường và rủi ro sức khỏe (Hình 3). Vibrio spp. là một trong những vi khuẩn nguy hiểm, nó không những là yếu tố gây bệnh quan trọng mà còn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Bệnh truyền nhiễm do nhóm vi khuẩn Vibrio spp. trên thủy sản và đặt biệt trên tôm là tác nhân gây bệnh cần được quan tâm (Nguyễn Văn Hảo, 2000). Mô hình tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu đã bước đầu cho thấy tính hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp (Dương Nhựt Long và nnk., 2018). Mặt khác, so sánh hàm lượng chỉ ra xu hướng không có chênh lệch các thông số chất lượng nước quan trọng (DO, NH4 +, PO4 3-) trong và ngoài ao tại Tân Bằng (p>0,05). Điều này lý giải sự tác động không đáng kể của việc nuôi trồng thủy sản, qua đó cho thấy ưu điểm của mô hình kết hợp lúa - tôm. Chính sự nuôi trồng kết hợp, ít sử dụng nguồn thức ăn nhân tạo và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên đã góp phần mang lại những lợi ích về mặt môi trường của mô hình thủy sản. Như vậy, từ những kết quả khảo sát chất lượng nước thể hiệndấu hiệu tích cực thông qua sự giảm thiểu những tác động về mặt môi trường. Hình 3. So sánh hàm lượng vi sinh ở Tân Bằng KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 68 (3/2020) 26 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu chỉ ra bức tranh đầy đủ và chi tiết mô hình lúa – tôm càng xanh huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Về năng suất lúa thu được 2,9 đến 7,1 tấn/ha và trung bình là 4,601 tấn/ha. Đối với kết quả năng suất tôm càng xanh thu hoạch 313,4 kg/ha/vụ và dao động từ 195,0 đến 455,0 kg/ha/vụ. Trung bình kích cỡ tôm thu hoạch tương đương 26,58 con/kg và dao động từ 16 đến 45 con/kg. Tổng thu nhập có thể đạt trong khoảng 23400 đến 77700 ngàn đồng/ha/vụ và trung bình 49274,25 ngàn đồng/ha/vụ. Kết quả cho thấy tính hiệu quả về mặt kinh tế của mô hình lúa tôm càng xanh kết hợp. Ước tính hiệu quả sơ bộ thể hiện mức độ lợi ích của mô hình lúa tôm kết hợp. Liên quan đến tình trạng chất lượng nước thấy rằng xu hướng chênh lệch không đáng kể phần lớn giá trị các thông số chất lượng nước trong và ngoài ao. So sánh Quy chuẩn QCVN 38:2011/BTNMT chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh thấy rằng một số chỉ tiêu đáp ứng quy chuẩn. Kết quả quan trắc thông số chất lượng nước chỉ ra lợi ích về mặt môi trường của mô hình. Có thể thấy đây là đặc tính ưu điểm của mô hình nông nghiệp đảm bảo năng suất cao và ổn định theo xu thế phát triển bền vững. Do đó, về giải pháp khuyến nghị cần nhân rộng cho các khu vực có điều kiện tương tự nhằm thúc đẩy phát triển và quản lý mô hình nông nghiệp bền vững - thân thiện môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019). Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu. Hà Nội. Dương Nhựt Long, Trương Minh Thái, Võ Hoàng Liêm Đức Tâm, Nguyễn Công Kha, Nguyễn Nhật Minh, (2018). “Mô hình tôm càng xanh thích ứng với Biến đổi khí hậu”. Tạp chí Thủy sản Việt Nam, 2(273), tr. 54-55. Dương Vĩnh Hảo (2009). Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Luận văn cao học, Đại học Cần Thơ. Lê Cảnh Dũng (2012). “Tác động của trồng lúa đến nuôi tôm từ các chỉ số kinh tế trong hệ thống lúa- tôm vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 22, tr. 69-77. Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải (2016). “Khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm- rừng ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, 16(1), tr. 99-105. Nguyễn Văn Hảo (2000). Một số vấn đề kỹ thuật nuôi tôm Sú công nghiệp. NXB. Nông nghiệp, Tp.Hồ Chí Minh. Trần Chí Trung, Đinh Vũ Thùy (2019). “Hiệu quả của mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn và tài nguyên thiên nhiên cho vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, 56, tr. 58-66. Trương Hoàng Minh (2017). “Đánh giá khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính trong nuôi tôm sú theo mô hình tôm - lúa luân canh ở tỉnh Cà Mau”.Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ,50, tr. 133-139. UBND huyện Thới Bình (2019). Báo cáo tình hình hoạt động nuôi trồng thủy sản năm 2018. Thới Bình. Yamane T. (1967). Statistics - An introductory Analysis. Harper and Row, New York. KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 68 (3/2020) 27 Abstract: ASTUDY OF THE CURRENT SITUATION AND THE SOCIO-ENVIRONMENTAL EFFICIENCY OF RICE PRODUCTION MODEL COMBINE WITH GIANT FRESHWATER PRAWN IN THOI BINH DISTRICT, CA MAU PROVINCE The objective of this study aims to assess the current situation and the socio-environmental efficiency of the rice production model combine with giant freshwater prawn in Thoi Binh district, Ca Mau province. The study was conducted in Bach Dong, Tan Bang and Bien Bach communes of Thoi Binh district, Ca Mau province. Results of rice yield was 2.9 to 7.1 tons/ha and an average of 4,601 tons/ha. On the other hand, the yield of freshwater prawn was 313,4 kg/ha/crop and varies from 195.0 to 455.0 kg/ha/crop. The harvested average shrimp size was equivalent to 26,58 individuals/kg and varies from 16 to 45 individuals/kg. The total income can reach between 23.400.000 and 77.700.000 VND/ha/crop and the average was 49.274.250 VND/ha/crop. It can be seen that the benefits of the model are sustainable, especially in the context of climate change impacts.In general, comparison with national technical standards on surface water quality and aquatic life showed some parameters met the regulations. Researching results are expected to contribute to solutions such as the sustainable development and environmentally friendly green agriculture in Thoi Binh district, Ca Mau province. Keywords: Model, giant freshwater prawn,Ca Mau, water quality, environment. Ngày nhận bài: 11/02/2020 Ngày chấp nhận đăng: 24/02/2020
File đính kèm:
- nghien_cuu_hien_trang_va_hieu_qua_kinh_te_moi_truong_mo_hinh.pdf