Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam

Tóm tắt: Để mô tả đặc điểm hình thái học, so sánh và phân nhóm kiểu hình quần thể cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã thu thập 200 mẫu cá Măng sữa có chiều dài tiêu chuẩn SL≥200 mm trên khu vực 6 tỉnh/thành phố ven biển từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó tiến hành phân tích 10 tính trạng chất lượng, 25 tính trạng số lượng và tỷ lệ hình thái học, so sánh dựa trên phương pháp lập bảng và đồ thị phân tán. Với giá trị k=0,02 và 0,0211 cho thấy, quần thể cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt Nam cùng nguồn gốc phát sinh với quần thể cá Măng sữa Philippines. Kết quả SL/BD là 3,89 (cao hơn so với tỷ lệ tiêu chuẩn là 3,5), thể hiện cơ thể cá có cấu trúc thuôn dài điển hình cho nhóm “Kiểu hình thông thường” (Normal type). Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài khẳng định, quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskall, 1977) thuộc nhóm “Kiểu hình thông thường”, được nuôi phổ biến nhất hiện nay

Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam trang 1

Trang 1

Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam trang 2

Trang 2

Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam trang 3

Trang 3

Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam trang 4

Trang 4

Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam trang 5

Trang 5

Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 6540
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm hình thái quần thể cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskal, 1977) ở vùng biển Đông Nam Việt Nam
mắt lớn, xung quanh có một viền tròn trong suốt. 
Cá không có râu, miệng nhỏ, không răng, mõm ngắn và rộng. Nắp mang mỏng, có 
riềm phủ bên ngoài. Cá có vây đuôi lớn, màu xanh thẫm, xẻ thùy sâu ở giữa, gốc vây 
đuôi có 2 vảy đuôi dài. Vây lưng màu xanh ô liu, có vảy bẹ ôm gốc vây. Vảy gốc vây 
lưng lớn, xếp chồng khít, vảy cuối cùng to hơn các vảy khác, kéo dài vượt quá chót tia 
vây cuối. Vây ngực màu vàng, gốc vây có vảy nách, tia vây ngực từ thứ nhất đến thứ 6 
dần chuyển sang màu xanh thẫm. Vây bụng màu vàng, gốc vây có vảy bẹ, tia vây bụng 
từ thứ nhất đến thứ 4 dần chuyển sang màu xanh nhạt. Vây hậu môn màu vàng, gốc 
vây có vảy bẹ, tia vây hậu môn từ thứ nhất đến thứ 3 dần chuyển sang màu xanh thẫm. 
Vảy cá hình tròn, kích thước nhỏ và mỏng. Gốc vảy yếu, rất dễ bong tróc khỏi bề mặt 
da. Vảy đường bên rõ ràng, kéo dài từ đầu cung mang, kết thúc ở điểm chính giữa vây 
đuôi. 
Kiểu hình quần thể Măng sữa 
 Kết quả nghiên cứu 25 tính trạng số lượng của loài cá Măng sữa được thể hiện 
ở bảng 2. 
3 
2 
4 
6 
5 
8 
1 
7 
9 
10 
Hình 1. Các chỉ tiêu mô tả hình thái học cá Măng sữa. 
1 - Cơ thể, 2 - Mắt, 3 - Miệng, 4 - Nắp mang, 5 - Vây lưng, 6 - Đường bên, 
7 - Vây đuôi, 8 - Vây hậu môn, 9 - Vây bụng, 10 - Vây ngực. 
Hình 1 thể hiện cá Măng sữa có cơ thể thon dài, nhọn 
ở 2 đầu, có màu trắng ở bụng, màu xám bạc ở 2 bên lườn, 
xanh dương thẫm ở phần lư và xa h ô liu (xanh hơi vàng) 
ở phần đầu. Mắt cá lớn, có m ng mỡ bao phủ, độ dày màng 
mỡ tăng dần theo độ tuổi cá. Mắt nằm trong hốc mắt lớn, 
xung quanh có một viền tròn trong suốt. Cá không có râu, 
miệng nhỏ, không răng, mõm ngắn và rộng. Nắp mang 
mỏng, có riềm phủ bên ngoài. Cá có vây đuôi lớn, màu xanh 
thẫm, xẻ thùy sâu ở giữa, gốc vây đuôi có 2 vảy đuôi dài. 
Vây lưng màu xanh ô liu, có vảy bẹ ôm gốc vây. Vảy gốc 
vây lưng lớn, xếp chồng khít, vảy cuối cùng to ơn các vảy 
khác, kéo dài vượt quá chót tia vây cuối. Vây ngực màu 
vàng, gốc vây có vảy nách, tia vây ngực từ thứ nhất đến thứ 
6 dần chuyển sang màu xanh thẫm. Vây bụng màu vàng, 
5662(9) 9.2020
Khoa học Nông nghiệp
gốc vây có vảy bẹ, tia vây bụng từ thứ nhất đến thứ 4 dần 
chuyển sang màu xanh nhạt. Vây hậu môn màu vàng, gốc 
vây có vảy bẹ, tia vây hậu môn từ thứ nhất đến thứ 3 dần 
chuyển sang màu xanh thẫm. Vảy cá hình tròn, kích thước 
nhỏ và mỏng. Gốc vảy yếu, rất dễ bong tróc khỏi bề mặt da. 
Vảy đường bên rõ ràng, kéo dài từ đầu cung mang, kết thúc 
ở điểm chính giữa vây đuôi.
Kiểu hình quần thể Măng sữa 
Kết quả nghiên cứu 25 tính trạng số lượng của loài cá 
Măng sữa được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả phân tích tính trạng số lượng của quần thể cá 
Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt Nam.
Tính trạng Nhỏ nhất Lớn nhất Dạng thể hiện số liệu 
SL 200 mm 415 mm 270,3±52,4 mm
SA 162 mm 383 m 230,1±47,2 mm
SP 105 mm 237 mm 153,4±29,9 mm
SPc 46 mm 103 mm 65,8±13,0 mm
SD 93 mm 217 mm 137,6±27,6 mm
HL 46 mm 101 mm 65,5±12,7 mm
SnL 10 mm 21 mm 13,6±2,6 mm
PoL 22 mm 50 mm 32,3±6,3 mm
OL 14 mm 29 mm 19,3±3,7 mm
CD 72 mm 149 mm 98,8±19,1 mm
BD 49 mm 112 mm 70,7±14,1 mm
LDb 24 mm 57 mm 36,2±7,3 mm
LAb 13 mm 28 mm 17,7±3,5 mm
LPb 7 mm 16 mm 10,1±2,1 mm
LP 7 mm 18 mm 11,0±2,3 mm
HW 58 mm 125 mm 81,3±15,7 mm
NW 13 mm 28 mm 18,4±3,6 mm
IoW 24 mm 51 mm 33,9±6,6 mm
pML 9 mm 31 mm 14,9±5,3 mm
PtR 15 tia 17 tia 15,9±0,8 tia
PvR 10 tia 12 tia 11,0±0,8 tia
AR 8 tia 10 tia 9,0±0,8 tia
DR 11 tia 14 tia 12,7±1,0 tia
SpP 69 vảy 98 vảy 82,2±8,7 vảy
SpD 10 vảy 16 vảy 13,6±1,6 vảy
Bảng 2 thể hiện kết quả thu thập mẫu khảo sát, gồm các 
cá thể cá Măng sữa có chiều dài (SL) từ 200-415 mm. Cơ 
thể cá có hình dạng thuôn dài, thích hợp với lối sống thiên 
về tập tính di cư. Đầu cá (HL) ngắn, có tỷ lệ chiều dài so với 
độ rộng đầu (HL/HW) là 0,81. Mắt cá lớn, tỷ lệ chiều dài 
đầu so với đường kính mắt (HL/OL) là 3,39. Độ rộng khung 
xương dưới mắt (IoW) ở cá giai đoạn 200 mm gần tương 
đương với chiều dài sau mắt, cá càng lớn thì chiều dài càng 
tăng nhanh hơn. Gốc vây lưng nằm chính giữa cơ thể, tỷ lệ 
SD/SL=0,50. Tỷ lệ SPc/SL=0,24 cho thấy, phần đầu chiếm 
tỷ lệ gần 25%. Tỷ lệ SA/SL=0,85 cho thấy, phần đuôi chiếm 
tỷ lệ khoảng 15%, Như vậy phần thân giữa của cá khá lớn, 
chiếm tỷ lệ khoảng 60% trong tổng trọng lượng toàn thân. 
Tính tỷ lệ hình thái học nhằm đối chiếu đặc điểm kiểu 
hình của quần thể cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt 
Nam với các khu vực khác trên thế giới, kết quả được thể 
hiện trong bảng 3. 
Bảng 3. Đặc điểm kiểu hình cá Măng sữa ở vùng biển đông nam 
Việt Nam so với các khu vực khác trên thế giới.
Đặc điểm
Đông nam 
Việt Nam
Philippines
[15]
Hawaii
[16]
India
[17]
Papua New 
Ghine [18]
DR 11-14 10-14 12 13-16 13-17
AR 8-10 7-9 9 9-10 9-11
PtR 15-17 13-16 16 16-17
PvR 10-12 9-10 11 11-12
SpP 69-98 77-88 86 80-90 75-91
HL/SnL 4,82 4,4 3,5 3,2-4,5
HL/OL 3,39 4,42 3,5 3,5-3,8 3,5-4,8
HL/pML 4,39 4,01 4,3
SL/HL 4,13 4,26 4,4 5,2-5,5 3,0-3,6
Bảng 3 cho thấy, kiểu hình của các quần thể cá Măng 
sữa trên thế giới có mức độ tương đồng cao. Phản ánh đúng 
kết quả nghiên cứu của [11], cho rằng cá Măng sữa là một 
trong số ít loài sinh vật biển có dòng gen được duy trì ở mức 
tốt. Cá gần như không biến đổi kiểu hình theo vĩ độ, khoảng 
cách gen trung bình (thể hiện độ đa dạng của mỗi gen trên 
toàn bộ bộ gen) trong cùng quần thể là 0,0001, giữa các 
quần thể là 0,0033; tần suất xuất hiện biến dị của cá Măng 
sữa rất thấp, chỉ 1/10.000 km phân bố theo kinh độ. Mức độ 
phân tán tỷ lệ hình thái học trung bình của các quần thể cá 
Măng sữa được thể hiện ở hình 2. 
5762(9) 9.2020
Khoa học Nông nghiệp
Hình 2. Đồ thị phân tán tỷ lệ hình thái học của các quần thể cá 
Măng sữa.
Hình 2 thể hiện giá trị R2 của quần thể cá Măng sữa 
ở vùng biển đông nam Việt Nam là 0,02, tương đồng ở 
mức cao nhất với giá trị R2 của quần thể cá Măng sữa ở 
Philippines là 0,0211. Giá trị hệ số góc R2 thể hiện độ phân 
tán của hai đồ thị trùng khít lên tới 94,8%. Do vùng thu mẫu 
ở vùng biển đông nam Việt Nam nằm trong khoảng từ 14o 
vĩ Bắc đến 10o vĩ Nam, hoàn toàn tương thích với vị trí địa 
lý của các điểm thu mẫu thuộc miền trung Philippines, nên 
theo chúng tôi, 2 quần thể cá Măng sữa này có cùng nguồn 
gốc phát sinh. Mặc dù số liệu cho thấy có sự khác biệt giữa 
giá trị SpP lớn nhất và nhỏ nhất, là 69-98 so với 77-88, 
nhưng nguyên nhân có thể do kích cỡ cá đưa vào phân tích 
kiểu hình của chúng tôi đa dạng hơn, dao động từ 200-415 
mm SL, so với kích cỡ mẫu là 225-295 mm SL.
Phân nhóm kiểu hình quần thể cá Măng sữa 
Kết quả phân nhóm kiểu hình cá Măng sữa ở vùng biển 
đông nam Việt Nam so với kết quả của [15] được thể hiện 
trong bảng 4.
Bảng 4. Phân nhóm kiểu hình cá Măng sữa ở vùng biển đông nam 
Việt Nam so với các nhóm khác.
Đặc điểm
Đông nam 
Việt Nam
Kiểu hình 
thông thường
Kiểu hình 
cá vàng
Kiểu hình 
cá mập
SL/HL 4,13 3,7 3,5 3,2
SL/SD 1,96 1,9 1,9 1,8
SL/SA 1,17 1,2 1,2 1,2
SL/SP 1,76 1,7 1,7 1,6
HL/SnL 4,82 4,3 5,8 3,4
HL/OL 3,39 4,0 3,7 3,9
HL/pML 4,39 4,0 5,8 6,3
SL/BD 3,89 3,6 3,5 2,0
FL (mm) 272,3 245 195 258
Kết quả SL/HL=4,13 cho thấy, cá Măng sữa ở vùng biển 
đông nam Việt Nam có tỷ lệ đầu nhỏ hơn so với các nhóm 
khác. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của [11] 
trên 17 điểm thu mẫu thuộc vùng biển Thái Bình Dương, 
cho rằng nhóm cá Măng sữa Philippines có đầu nhỏ hơn so 
với nhóm cá ở Hawaii. Các tỷ lệ SL/SD, SL/SP và SL/SA 
gần như tương đồng giữa bốn nhóm kiểu hình. Trong khi 
SL/SD và SL/SP tăng dần, thì SL/SA giảm dần theo độ tuổi, 
cho thấy cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt Nam giai 
đoạn này đang phát triển mạnh xoang bụng và niệu sinh 
dục. Tỷ lệ SL/BD là 3,89, cao hơn so với tỷ lệ 3,6 tiêu chuẩn 
của “Kiểu hình thông thường” thể hiện cơ thể cá có cấu 
trúc thuôn dài điển hình của nhóm này [10]. Do chiều dài 
FL trung bình của cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt 
Nam cao nhất, các kết quả HL/SnL=4,82, HL/pML=4,39 
thể hiện phần đầu có xu hướng tăng trưởng nhanh, trong khi 
hàm trước và mõm tăng rất chậm so với tăng trưởng chiều 
dài cơ thể. 
Hình 3. Các nhóm kiểu hình cá Măng sữa.
(Nguồn: Sunier, 1922 [19])
Hình 3 thể hiện 3 nhóm kiểu hình cá Măng sữa hiện nay 
trên thế giới. Theo đó, “Kiểu hình cá vàng” có phần thân 
nhỏ, vây hậu môn, vây ngực và vây bụng dài, vây đuôi tương 
đương chiều dài cơ thể; “Kiểu hình cá mập” có phần thân 
cao, vây đuôi phát triển, tỷ lệ chiều dài so với độ cao thân từ 
2,0-2,5; “Kiểu hình thông thường” có phần thân thuôn dài, 
tỷ lệ chiều dài so với chiều cao từ 3,5 trở lên [15]. Đối chiếu 
hình ảnh cá Măng sữa trong hình 1 với hình 3 một lần nữa 
có thể khẳng định, quần thể cá Măng sữa ở vùng biển đông 
nam Việt Nam thuộc nhóm “Kiểu hình thông thường”, với 
phần vây đuôi kém phát triển hơn 2 nhóm “Kiểu hình cá 
vàng” và “Kiểu hình cá mập”. Tuy nhiên, tỷ lệ HL/OL=3,39 
10 
Hình 2. Đồ thị phân tán tỷ lệ hình thái học của các quần thể cá Măng s ữa. 
Hình 2 thể hiện giá trị R2 của quần thể cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt 
Nam là 0,02, tương đồng ở mức cao nhất với giá trị R2 của quần thể cá Măng sữa ở 
Philippines là 0,0211. Giá trị hệ số góc R2 thể hiện độ phân tán của hai đồ thị trùng 
khít lên tới 94,8%. Do vùng thu mẫu ở vùng biển đông nam Việt Nam nằm trong 
khoảng từ 14o vĩ B ắc đến 10o vĩ Nam, hoàn toàn tương thích với vị trí địa lý của các 
điểm thu mẫu thuộc miền trung Philippines, nên theo chúng tôi, 2 quần thể cá Măng 
sữa này có cùng nguồn gốc phát sinh. Mặc dù số liệu cho thấy có sự khác biệt giữa giá 
trị SpP lớn nhất và nhỏ nhất, là 69-98 so với 77-88, nhưng nguyên nhân có thể do kích 
cỡ cá đưa vào phân tích kiểu hình của chúng tôi đa dạng hơn, dao động từ 200-415 
mm SL, so với kích cỡ mẫu là 225-295 mm SL. 
Phân nhóm kiểu hình quần thể cá Măng sữa 
k = 0,0200 k = 0,0211 
0
20
40
60
80
100
0 2 4 6 8 10 12
Hawaii 
k = 0,0252 
0
20
40
60
80
100
0 2 4 6 8 10 12
India 
k = 0,0014 
0
20
40
60
80
100
0 2 4 6 8 10 12
Papua - New Guinea 
k = 0,0018 
5862(9) 9.2020
Khoa học Nông nghiệp
cho thấy, cá Măng sữa trong nghiên cứu của chúng tôi hoặc 
có đường kính mắt lớn hơn, hoặc có tỷ lệ đầu nhỏ hơn so với 
các kiểu hình còn lại [15]. 
Mặc dù các đặc điểm hình thái học trong nghiên cứu của 
chúng tôi đều cho thấy cá Măng sữa ở vùng biển đông nam 
Việt Nam thuộc “Kiểu hình thông thường” nhưng dữ liệu 
ở hình 1 lại cho thấy, cơ quan đường bên của cá Măng sữa 
ở vùng biển đông nam Việt Nam bắt đầu từ đầu nắp cung 
mang, giống với hình dạng đường bên của cá Măng sữa 
thuộc “Kiểu hình cá vàng” [19]. Tuy nhiên, do nghiên cứu 
của tác giả này chỉ khảo sát trên mẫu cá Măng sữa thu thập 
ở Indonesia, trong khi chưa có dữ liệu mô tả cơ quan đường 
bên của các quần thể cá Măng sữa thuộc nhóm “Kiểu hình 
thông thường” khác trên thế giới, nên chúng tôi cho rằng, có 
sự khác biệt về hình dạng cơ quan đường bên giữa 2 quần 
thể cá Măng sữa thuộc nhóm “Kiểu hình thông thường” 
phân bố ở vùng biển đông nam Việt Nam là tất nhiên. 
Kết luận
Nghiên cứu đã mô tả chi tiết 10 đặc điểm hình thái học 
của cá Măng sữa tại vùng biển đông nam Việt Nam, giúp 
cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng cho công tác 
tư liệu hóa nguồn gen trong nhiệm vụ bảo tồn, nhân rộng 
nguồn gen cá Măng sữa ở Việt Nam. Các tỷ lệ hình thái học 
cho thấy, quần thể cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt 
Nam có cùng nguồn gốc phát sinh với quần thể cá Măng sữa 
Philippines. So sánh hình ảnh mẫu thu thập với cơ sở dữ liệu 
hình ảnh phân nhóm kiểu hình cho thấy, cá thuộc nhóm phổ 
biến nhất là “Kiểu hình thông thường”. Vì nguồn gen của 
kiểu hình này đang được nuôi rất hiệu quả tại Philippines 
và Indonesia, tạo ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của 
người tiêu dùng. Do đó, nghiên cứu đặc điểm hình thái quần 
thể cá Măng sữa ở vùng biển đông nam Việt Nam sẽ không 
chỉ giúp bảo tồn mà còn có giá trị trong phát triển nghề nuôi 
thủy sản trong nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] S. Suharno, S. Indah and F. Firmansyah (2017), 
“Management of the traditional milkfish culture in 
Indonesia: an approach using technical efficiency 
of the stochastic frontier production”, AACL Bioflux, 10(3), pp.1436-
1444.
[2] DOA (2010), Fisheries Commodity Roadmap: Milkfish, 
Fisheries Policy and Economics Division Bureau of Fisheries and 
Aquatic Resources. 
[3] M.H. Yang and I. Han (2015), Domestic and International 
Market Expansion for Milkfish Sales, Fisheries Agency, Council of 
Agriculture.
[4] https://www.tridge.com/intelligences/milkfish.
[5] T. Pickering, T. Hideyuki and A. Senikau (2012), Capture-
based aquaculture of Milkfish (Chanos chanos) in the Pacifc Islands, 
Noumea, New Caledonia: Secretariat of the Pacifc Community, 56p.
[6] Nguyễn Thị Mỹ Dung, Nguyễn Phú Hòa, Nguyễn Văn Trai 
(2020), “Tiềm năng của vùng biển đông nam Việt Nam trong phát 
triển nghề nuôi cá Măng sữa (Chanos chanos)”, Tạp chí Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn, 11, tr.74-82.
[7] Patterson Colin (1984), Family Chanidae and others 
Teleostean Fishes as Living Fossils, Springer-Verlag New York Inc.
[8] William W.L. Cheung, Tony J. Pitcher, Daniel Pauly (2005), 
“A fuzzy logic expert system to estimate intrinsic extinction 
vulnerabilities of marine fishes to fishing”, Biological Conservation, 
124, pp.97-111.
[9] Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt 
Nam, Phần 1 - Động vật, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công 
nghệ, tr.31.
[10] T. Bagarinao (1994), “Systematics, distribution, genetics and 
life history of milkfish, Chanos chanos”, Environmental Biology of 
Fishes, 39(1), pp.23-41.
[11] G.A. Winans (1985), “Geographic variation in the milkfish 
Chanos chanos. Multivariate morphological evidence”, Copeia, 19, 
pp.890-898.
[12] Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (2001), 
Động vật chí Việt Nam, Tập 10 - Cá biển, Nhà xuất bản Khoa học và 
Kỹ thuật. 
[13] A.R. Mc Cune (1981), “Quantitative description of body 
form in fishes: Implication for species level taxonomy and ecological 
influences”, Copeia, 4, pp.897- 901.
[14] C.N. Keat-Chuan, P. Aun-Chuan Ooi, W.L. Wong and G. 
Khoo (2017), “A review of fish taxonomy conventions and species 
identification techniques”, Journal of Survey in Fisheries Sciences, 
4(1), pp.54-93.
[15] S. Kumagai (1981), Ecology of milkfish with emphasis 
on reproductive periodicity, Terminal report to the SEAFDEC 
Aquaculture Department and the Japan International Cooperation 
Agency.
[16] D.S. Jordan and B.W. Evermann (1973), “The shore fishes of 
Hawaii”, The Aquatic Resources of the Hawaiian Islands, U.S. Fish 
Comm. Bull. 23p.
[17] F. Day (1958), The Fishes of India, Vol. 1, William Dawson 
and Sons, Ltd., London, 778p.
[18] I.S.R. Munro (1967), The Fishes of New Guinea, Dept. 
Agriculture, Port Moresby, 650p.
[19] A.L.J. Sunier (1922), “Contribution to the knowledge of 
the natural history of the marine fishponds of Batavia”, Treubia, 2, 
pp.157-400.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_hinh_thai_quan_the_ca_mang_sua_chanos_ch.pdf