Nghiên cứu bệnh đốm trắng ở cá cảnh biển
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trên 15 loài cá cảnh biển phổ biến với số lượng mẫu là 211 con,
được thu gom 3 đợt từ tự nhiên ở vùng biển Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Nha Trang, tỉnh Khánh
Hòa và được đưa về thủy cung Time City, Hà Nội trong giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 10 năm
2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá cảnh biển bị nhiễm ký sinh trùng Cryptocarion irritans với
tỷ lệ nhiễm là 67,77% và cường độ là 7,64 trùng/vi trường 4x10. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cao
trong mùa xuân (91,03%), thấp trong mùa hè (39,29%). Trong số các loài cá cảnh biển được nuôi
phổ biến thì cá tai bồ, cá nóc chó, cá bắp nẻ xanh là những loài thường bị nhiễm C. irritans gây
bệnh đốm trắng với tỷ lệ và cường độ cao nhất (100% và 12 trùng/vi trường), nhiễm thấp nhất là
cá bò picasso vào thời gian từ tháng 5-7. Đây là một trong số bệnh ký sinh trùng nguy hiểm và gây
thiệt hại nhiều cho cá cảnh biển.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu bệnh đốm trắng ở cá cảnh biển
nhập về được nuôi nhốt trong các bể cách ly để kiểm tra ký sinh trùng theo phương pháp kiểm tra ngoại ký sinh trùng của Dogiel (1929) (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007). Ký sinh trùng gây bệnh đốm trắng ở cá cảnh biển được cạo nhớt soi tươi dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 4x10, 10x10 và 10x40. Số liệu được ghi chép, tính toán tỷ lệ nhiễm (%), cường độ nhiễm theo loài và theo mùa. Bảng 1. Nguồn mẫu cá cảnh biển phục vụ nghiên cứu STT Loài cá Tên khoa học Số đợt thu mẫu Đợt thu mẫu Tổng số mẫu Nguồn mẫu1 2 3 1 Cá Bò Picasso Rhinecanthus aculeatus 3 5 5 5 15 Nha Trang- Khánh Hòa2 Cá Mó Cetoscarus ocellatus 3 5 4 5 14 3 Cá Nàng đào Chaetodon adiergastos 3 6 6 6 18 4 Cá Bắp nẻ xanh Paracanthurus hepatus 2 4 0 4 8 5 Cá Khoang cổ đỏ Amphiprion frenatus 3 5 5 6 16 6 Cá Nóc nhím Diodon holocanthus 2 3 0 4 7 7 Cá Tai bồ Platax teira 3 6 5 5 16 8 Cá Domino Dascyllus trimaculatus 3 6 5 6 17 9 Cá Mao tiên Pterois volitans 2 4 0 3 7 10 Cá Kẽm sọc hoa lan Plectorhinchus vittatus 3 5 5 5 15 11 Cá Rìa Siganus guttatus 3 6 6 6 18 Quảng Ninh 12 Cá Chim dù Zebrasoma veliferum 3 4 3 4 11 Nha Trang- Khánh Hòa13 Cá Chim cờ da Zanclus cornutus 3 5 4 5 14 14 Cá Hoàng gia Pygoplites diacanthus 2 4 0 3 7 15 Cá Nemo Amphiprion ocellaris 3 10 8 10 28 Số đợt, tổng số mẫu 2-3 78 56 77 211 Tỷ lệ nhiễm đốm trắng (TLN): Số cá nhiễm đốm trắng TLN (%) = ———————— x 100 Tổng số cá kiểm tra Cường độ nhiễm trùng (CĐN): Tổng số trùng đếm được trên các vi trường nhiễm (4x10) CĐN = ——————————————— Tổng số vi trường có trùng (4x10) Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel, 2010. 78 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018 1. Cá Bò Picasso (R. aculeatus) 2. Cá Mó (C. ocellatus) 3. Cá Nàng đào (C. adiergastos) 4. Cá Bắp nẻ xanh (A. leucostemon) 5. Cá Khoang cổ đỏ (A. perideraion) 6. Cá Nóc Nhím (Diodon holocanthus) 7. Cá Tai bồ (P. teira) 8. Cá Domino (D. trimaculatus) 79 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018 9. Cá Mao tiên (Pterois volitans) 10. Cá Kẽm sọc hoa lan (P. vittatus) 11. Cá Rìa (Siganus guttatus) 12. Cá Chim dù (Zebrasoma veliferum) 13. Cá Chim cờ da (Z. cornutus) 14. Cá Hoàng gia (P. diacanthus) 15. Cá Nemo (A. ocellaris) 80 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình nhiễm bệnh đốm trắng trên cá cảnh biển Trong quá trình theo dõi cá cảnh nhập về Thủy cung Vinpearl land Times City, Hà Nội, từ 2/2016 đến 12/2016, chúng tôi đã tiến hành thu mẫu 15 loài cá cảnh biển, trong 2-3 đợt, mỗi đợt thu 56-78 mẫu, mỗi loài thu 3-10 mẫu cá/ đợt, tổng số mẫu mỗi loài trong 2-3 đợt từ 7-28 mẫu cá. Với tổng số là 211 mẫu cá cảnh biển nhập chủ yếu từ Nha Trang - Khánh Hòa, chỉ có số ít mẫu được nhập về từ vùng biển Hạ Long - Quảng Ninh. Trong số mẫu cá kiểm tra có dấu hiệu lờ đờ, rách vây, thay đổi màu sắc, có dấu hiệu của bệnh đốm trắng. Qua quá trình kiểm tra, chúng tôi đã thu được một số dấu hiệu triệu chứng của bệnh đốm trắng trên cá cảnh biển và các dấu hiệu triệu chứng được thể hiện qua các hình 16-20: 16. Đốm trắng trên cá Bắp nẻ xanh 17. Đốm trắng ở cá Nóc nhím 18. Đốm trắng trên cá Mao tiên 19. Đốm trắng trên cá Nóc chó 20. Đốm trắng trên cá Khoang cổ đỏ 81 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018 3.2. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng gây bệnh đốm trắng trên cá cảnh biển Khi cá cảnh biển được nhập về Thủy cung Times City được nhốt trong các bể cách ly, ngoài việc theo dõi các dấu hiệu bệnh lý bằng quan sát, chúng tôi tiến hành thu mẫu, kiểm tra ký sinh trùng bằng phương pháp soi tươi dưới kính hiển vi ở vật kính x4, và x10. Kết quả quan sát thấy trùng có cấu tạo giống trùng quả dưa nước ngọt (Ichthyophthyrius multifiliis), với kích thước 180 – 700µm (hình 21). Toàn thân trùng có nhiều lông tơ nhỏ, nhiều đường sọc vằn dọc. Miệng trùng ở phần trước 1/3 cơ thể, hình gần giống cái tai, một không bào co rút nằm ngay bên cạnh miệng. Cơ thể trùng mềm mại, có thể biến đổi hình dạng chút ít khi vận động ở trong nước, ấu trùng có khả năng bơi lội nhanh hơn trùng trưởng thành. Trùng phát triển ở nhiệt độ 20-26oC, chu kỳ sống của trùng lông cũng rất đặc biệt, chúng gồm có 2 giai đoạn: Giai đoạn dinh dưỡng, trùng ký sinh ở mang, da cá biển: Khi trùng ký sinh ở da, mang, ở giữa các tổ chức thượng bì, trùng hút chất dinh dưỡng của ký chủ để sinh trưởng, đồng thời kích thích các tổ chức của ký chủ hình thành đốm mủ trắng (vì vậy bệnh còn gọi là bệnh đốm trắng). Trùng trưởng thành tiến hành các hoạt động sinh sản, chui ra khỏi đốm mủ trắng, rời ký chủ và chuyển sang giai đọan bào nang. Giai đoạn bào nang (giai đoạn sống tự do), trùng bám vào rong, tảo ở đáy biển, trùng tiết ra chất keo bao lấy cơ thể, hình thành bào nang, trong bào nang trùng bắt đầu sinh sản phân đôi thành rất nhiều ấu trùng. Ấu trùng tiết ra men Hyaluronidaza phá vỡ bào nang, chui ra ngoài, bơi trong nước tìm ký chủ mới. Thời gian phát triển của bào nang ở nhiệt độ 16oC là 13 – 15 ngày, ở nhiệt độ 24oC là 7 – 12 ngày (Bùi Quang Tề, 2007). Cá bị nhiễm trùng tại da, mang, vây, có nhiều vùng xuất hiện các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Trên thân, mang cá có nhiều nhớt màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn trên mặt bể, cá yếu bơi lờ đờ. Lúc đầu tập trung gần thành bể hoặc bơi sát chỗ cấp nước, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Ngoài ra, trùng bám nhiều ở mang, phá hoại tổ chức mang làm cá ngạt thở. Ở giai đoạn bệnh nặng, cá thường nổi trên mặt nước để đớp khí. Đặc biệt, ở giai đoạn này, bệnh có thể gây chết rải rác đến hàng loạt, nhất là đối với cá con, mới nhập về. Quá trình kiểm tra ký sinh trùng gây bệnh đốm trắng trên cá cảnh biển được tóm tắt trong bảng 2. Hình 21. Cryptocaryon irritans ký sinh trên da, mang cá cảnh biển (4x10, 10x10) 82 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018 Qua bảng 2 cho thấy cá cảnh biển (chủ yếu đánh bắt từ tự nhiên) được nhập về từ Nha Trang – Khánh Hòa và Hạ Long – Quảng Ninh đều bị nhiễm ký sinh trùng C. irritans gây bệnh đốm trắng với tỷ lệ nhiễm cao 67,77% (dao động từ 33,33 - 100%). Đặc biệt là cá Mao tiên và cá Nóc nhím ở các đợt kiểm tra đều thấy tỷ lệ nhiễm cao 85,56-100%. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm cũng thấy thay đổi ở các loài và các đợt kiểm tra. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng C. irritans cho thấy tương đương kết quả kiểm tra trùng này trên cá biển của Diggles và Lester (1996). Hai tác giả này đã kiểm tra trên 14 loài cá biển, có đến 13 loài nhiễm và tỷ lệ nhiễm là 66,7%. Nhưng kết quả về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh đốm trắng ở cá cảnh biển cao hơn tỷ lệ nhiễm trùng quả dưa gây bệnh đốm trắng ở cá Trắm cỏ (tỷ lệ nhiễm 22,44%) ở giai đoạn cá hương (Kim Văn Vạn và ctv, 2015). Kết quả theo dõi ký sinh trùng C. irritans qua các đợt kiểm tra được thể hiện ở bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy tỷ lệ nhiễm C. irritans gây bệnh đốm trắng ở cá cảnh biển thay đổi theo loài, mặc dù cá được đánh bắt cùng một khu vực biển và đặc biệt tỷ lệ nhiễm thay đổi theo mùa, tỷ lệ này có sự sai khác rõ (P<0,05) giữa các mùa. Cá cảnh biển có tỷ lệ nhiễm C. irritans cao nhất (91,03%) vào mùa xuân, rất nhiều loài (Cá Bắp nẻ xanh, cá Hoàng gia, cá Nemo, cá Rìa) có tỷ lệ nhiễm lên đến 100%, tiếp đến là mùa thu (64,94%) và thấp nhất là mùa hè (39,29%). Theo tác giả Yoshinaga (2001), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ và hàm lượng ôxy đến sự phát triển của ký sinh trùng C. irritans cho thấy trùng không phát triển khi nhiệt độ nước >31oC, trùng bị tiêu diệt khi nhiệt độ nước >34oC, đây là lý do liên quan đến tỷ lệ và cường độ nhiễm của ký sinh trùng này thấp khi kiểm tra vào mùa hè. Không chỉ riêng ký sinh trùng C. irritans ở cá biển, mà Kim Văn Vạn và Nguyễn Văn Thọ (2013) cho biết ấu trùng sán lá nhiễm ở cá chép trong vụ xuân - hè cao hơn vụ thu - đông. Bảng 2. Kết quả kiểm tra ký sinh trùng (C. irritans) gây bệnh đốm trắng ở cá cảnh biển STT Loài cá Tổng số cá kiểm tra Cỡ cá (cm/con) Số cá nhiễm C. irritans Tỷ lệ nhiễm C. irritans (%) 1 Cá Bò Picasso 15 15,2 ± 0,63 5 33,33 2 Cá Mó 14 13,1 ± 0,54 8 57,14 3 Cá Nàng đào 18 7,9 ± 0,34 15 83,33 4 Cá Bắp nẻ xanh 8 8,4 ± 0,49 6 75,0 5 Cá Khoang cổ đỏ 16 8,9 ± 1,03 12 75,0 6 Cá Nóc nhím 7 13,5 ± 2,57 6 85,71 7 Cá Tai bồ 16 12,3 ± 1,35 13 81,25 8 Cá Domino 17 8,4 ± 0,68 10 58,82 9 Cá Mao tiên 7 11,2 ± 1,14 7 100 10 Cá Kẽm sọc hoa lan 15 12,0 ± 0,59 12 80,0 11 Cá Rìa 18 7,8 ± 0,35 15 83,33 12 Cá Chim dù 11 8,8 ± 0,53 5 45,45 13 Cá Chim cờ da 14 7,8 ± 0,42 6 42,86 14 Cá Hoàng gia 7 9,8 ± 0,63 5 71,43 15 Cá Nemo 28 5,8 ± 0,23 18 64,29 Tổng số mẫu 211 143 67,77 ± 7,23 83 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018 Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng C. irritans qua các đợt thu mẫu STT Loài cá Đợt 1 (mùa xuân) Đợt 2 (mùa hè) Đợt 3 (mùa thu) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) 1 Cá Bò Picasso 5 3 60 5 0 0 5 2 40 2 Cá Mó 5 4 80 4 1 25 5 3 60 3 Cá Nàng đào 6 6 100 6 4 66,67 6 5 83,33 4 Cá Bắp nẻ xanh 4 4 100 - - - 4 2 50 5 Cá Khoang cổ đỏ 5 5 100 5 2 40 6 5 83,33 6 Cá Nóc nhím 3 3 100 - - - 4 3 75 7 Cá Tai bồ 6 6 100 5 3 60 5 4 80 8 Cá Domino 6 5 83,33 5 2 40 6 3 50 9 Cá Mao tiên 4 4 100 - - - 3 3 100 10 Cá Kẽm sọc hoa lan 5 5 100 5 3 60 5 4 80 11 Cá Rìa 6 6 100 6 4 66,67 6 5 83,33 12 Cá Chim dù 4 3 75 3 0 0 4 2 50 13 Cá Chim cờ da 5 3 60 4 1 25 5 2 40 14 Cá Hoàng gia 4 4 100 - - - 3 1 33,33 15 Cá Nemo 10 10 100 8 2 25 10 6 60 Tổng số, TLN TB (%) 78 71 91,03 a ± 8,08 56 22 39,29c ± 12,08 77 50 64,94b ± 10,72 Ghi chú -: không thu mẫu Trong số các mẫu cá có nhiễm C. irritans gây bệnh đốm trắng, mỗi cá thể chúng tôi theo dõi trên 10 vi trường có nhiễm, đếm tổng số trùng, tính cường độ nhiễm chung trên một vi trường kính hiển vi (ở độ phóng đại 4x10) và kết quả về cường độ nhiễm C. irritans được tóm tắt ở bảng 4. Qua bảng 4 cho thấy cá cảnh biển có cường độ nhiễm trung bình là 7,64 trùng C. irritans trên một vi trường kính hiển vi (4x10), đây là cường độ nhiễm cao, tương đương cường độ nhiễm trùng quả dưa trên cá Trắm cỏ ở giai đoạn cá hương mà tác giả Kim Văn Vạn và ctv. (2015) đã công bố (6,82 trùng/vi trường 4x10), cường độ nhiễm cao nhất qua theo dõi thấy trên cá Tai bồ lên đến 26 trùng (trung bình là 12,20 ± 2,27 trùng/vi trường 4x10) và thấp nhất thấy ở cá Domino (trung bình là 5,67 ± 1,09 trùng/vi trường 4x10). Cường độ nhiễm C. irritans trên cá biển mà chúng tôi theo dõi là cao hơn nhiều cường độ nhiễm của ký sinh trùng này trên cá biển tự nhiên ở Úc do Diggles và Lester (1996) công bố là 12,9 trùng/cá. Qua quan sát những con cá có cường độ nhiễm >10 trùng/vi trường, đã thấy có dấu hiệu đốm trắng rõ trên da, trên mang, cá còn tăng tiết nhớt, vây, da xơ xác và những con này thường dễ chết sau khi nhập về trong giai đoạn nuôi cách ly. 84 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXV SỐ 3 - 2018 IV. KẾT LUẬN Qua một năm theo dõi 15 loài cá cảnh biển với số mẫu 211 con được nhập từ Nha Trang - Khánh Hòa và Hạ Long - Quảng Ninh đưa về Thủy Cung Vinpearl land Times City Hà Nội, chúng tôi nhận thấy cá cảnh biển nhiễm ký sinh trùng C. irritans gây bệnh đốm trắng với tỷ lệ nhiễm trung bình là 67,77% (nhiễm cao nhất dao động 85-100% ở cá Mao tiên và cá Nóc nhím), cường độ nhiễm trung bình là 7,64 ± 1,34 trùng/vi trường 4x10. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cao vào mùa xuân và thấp trong mùa hè. Đây cũng là mùa mà dịch bệnh ký sinh trùng chung thường xảy ra trên cả cá nuôi lẫn cá tự nhiên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Angelo Colorni and Peter Burgess, 1997. Cryptocaryon irritans Brown 1951, the cause of `white spot disease’ in marine fish: an update. Aquarium Sciences and Conservation, 1, 217±238 2. Colorni, A. and P. Burgess. 1997. Cryptocaryon irritanss Brown 1951, the cause of “white spot disease” in marine fish: an update. Aquarium Sciences and Conservation, 1: 217–238. 3. Dickerson, H.W. 2006. Ichthyophthirius multifiliis and Cryptocaryon irritanss (Phylum Ciliophora). Pages 116–153 In Woo, P.T.K., ed. Fish diseases and disorders vol.1: protozoan and metazoan disorders. 2nd ed. CAB International. Cambridge, MA. 4. Diggles, B.K. and R.J.G. Lester. 1996. Infections of Cryptocaryon irritanss on wild fish from southeast Queensland, Australia. Diseases of Aquatic Organisms 25: 159–167. 5. Hà Ký, Bùi Quang Tề (2007). Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, tr. 212-213. 6. Kim Văn Vạn & Nguyễn Văn Thọ (2013). Nghiên cứu dịch tễ ấu trùng sán lá truyền lây qua cá Chép giống (Cyprinus carpio) theo mùa. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y ISSN 1859-4751, tập XX số 1-2013, trang 74-81. 7. Kim Văn Vạn, Nguyễn Văn Tuyến, Trương Đình Hoài & Ngô Thế Ân, 2015. Thử nghiệm Praziquantel và Mebendazole điều trị sán lá đơn chủ và ấu trùng sán ký sinh trên cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella) ở giai đoạn cá hương. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 13(2), tr. 200-205 8. Luo, X.C., M.Q. Xie, X.Q. Zhu, and A.X. Li. 2008. Some characteristics of host-parasite relationship for Cryptocaryon irritanss isolated from South China. Parasitology Research 102: 1269–1275 9. Wilkie, D.W. and H. Gordin. 1969. Outbreak of cryptocaryoniasis in marine aquaria at Scripps Institution of Oceanography. California Fish and Game 55(3): 227–236. 10. Yoshinaga, T. 2001. Effects of high temperature and dissolved oxygen concentration on the development of Cryptocaryon irritanss (Ciliophora) with a comment on the autumn outbreaks of Cryptocaryoniasis. Fish Pathology 36(4): 231–235. Ngày nhận 27-7-2017 Ngày phản biện 15-11-2018 Ngày đăng 1-5-2018 Bảng 4. Cường độ nhiễm C. irritans ở cá cảnh biển STT Loài cá Số cá nhiễm CĐ nhiễm TB (4x10) Min Max 1 Cá Bò Picasso 5 6,80 ± 2,39 1 16 2 Cá Mó 8 7,71 ± 1,92 2 18 3 Cá Nàng đào 15 8,90 ± 2,30 2 22 4 Cá Bắp nẻ xanh 6 10,86 ± 2,03 3 18 5 Cá Khoang cổ đỏ 12 6,13 ± 1,51 1 13 6 Cá Nóc nhím 6 10,22 ± 2,29 3 24 7 Cá Tai bồ 13 12,20 ± 2,27 3 26 8 Cá Domino 10 5,67 ± 1,09 1 13 9 Cá Mao tiên 7 7,10 ± 1,03 1 17 10 Cá Kẽm sọc hoa lan 12 8,72 ± 0,34 2 20 11 Cá Rìa 15 8,22 ± 1,29 2 22 12 Cá Chim dù 5 6,20 ± 1,27 1 17 13 Cá Chim cờ da 6 7,67 ± 1,09 2 19 14 Cá Hoàng gia 5 6,10 ± 1,03 1 15 15 Cá Nemo 18 6,78 ± 1,34 2 15 Tổng số, cường độ nhiễm trung bình 143 7,64 ± 1,34 1 26
File đính kèm:
- nghien_cuu_benh_dom_trang_o_ca_canh_bien.pdf