Nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức: Nghiên cứu thực nghiệm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hùng Cá
Nguồn nhân lực được coi là một nguồn lực quan trọng vì nó thúc đẩy tất cả các yếu tố
khác bao gồm vốn, thiết bị, thông tin và nguồn tài chính. Nguồn nhân lực bao gồm các tài
sản vô hình như văn hóa, kỹ năng, năng lực và tương tác xã hội giữa mọi người, và nhóm .
Nếu xử lý tốt nguồn nhân lực có thể cung cấp một lợi thế cạnh tranh, nhưng khi xử lý sai,
chúng sẽ dẫn đến áp lực cho công ty. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, các tổ chức nên
chú tâm đến nguồn nhân lực để mà họ có thể tồn tại và duy trì hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu
quả sẽ không thể đạt được nếu không có sự gắn kết của nhân viên. Do đó, mục tiêu của
nghiên cứu hiện tại là để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại
công ty Hùng Cá. Dữ liệu khảo soát đã thu thập từ 67 nhân viên văn phòng và 260 công
nhân (tổng N = 327) tại công ty Hùng Cá đã được phân tích để cung cấp bằng chứng. Kết
quả từ phân tích hồi quy bội bởi sử dụng phần mềm SPSS đã xác định rằng Thu nhập, Khen
thưởng và phúc lợi, Người quản lý trực tiếp, Môi trường làm việc, Đồng nghiệp, Văn hóa
tổ chức, và Cơ hội thăng tiến đã có khuynh hướng liên kết tích cực với sự gắn kết của nhân
viên. Những phát hiện chính của nghiên cứu này cung cấp các hàm ý thực tiễn cho công ty.
Nó ngụ ý rằng công ty nên cải thiện những yếu tố này để duy trì và nâng cao sự gắn kết của
nhân viên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao sự gắn kết của nhân viên với tổ chức: Nghiên cứu thực nghiệm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hùng Cá
các yếu tố không giống nhau khi nghiên cứu tại Công ty Hùng Cá. Ngoài những yếu tố tương đồng trên, nghiên cứu của tác giả đã bổ sung thêm một số yếu tố mới ảnh hưởng đến Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức như: Khen thưởng và phúc lợi, Môi trường làm việc, Văn hóa tổ chức. Ngoài ra, trong nghiên cứu của Suma và Lesha (2013) đã cho thấy rằng đặc điểm có mối quan hệ với sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Trong nghiên cứu của tác giả, tác giả chưa tìm thấy mối quan hệ giữa đặc điểm cá nhân với sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại Công ty Hùng Cá. So với nghiên cứu của Kumaran và Sivasubramanian (2013) được thực hiện tại Công ty Neyveli Lignite ở Ấn Độ với đối tượng khảo sát là nhân viên làm việc tại công ty. Cả hai nghiên cứu đều chỉ ra được mối quan hệ giữa Cơ hội thăng tiến và Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của yếu tố này không giống nhau. Ngoài yếu tố tương đồng trên, nghiên cứu của tác giả đã bổ sung thêm một số yếu tố mới ảnh hưởng đến Sự gắn kết của nhân viên với tổ chức như: Thu nhập, Khen thưởng và phúc lợi, Người quản lý trực tiếp, Môi trường làm việc, Đồng nghiệp,Văn hóa tổ chức. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Kumaran và Sivasubramanian (2013) chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm cá nhân và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả tại Công ty Hùng Cá. 4.8. Đề xuất hàm ý quản trị 4.8.1. Thu nhập “Thu nhập” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Hùng Cá (mean = 4,08). Công ty cần xây dựng thang bảng lương với các tiêu chí, yêu cầu cụ thể cho từng vị trí, cần đánh giá đúng vai trò của từng nhân viên trong công ty để họ nhận được những mức thu nhập tương xứng với cống hiến của họ và hợp lý. Đối với nhân viên tham gia trực tiếp sản xuất, đối tượng lao động này thường xuyên biến động, nghỉ việc (do bệnh tật, tai nạn, lương thấp, đối xử thiếu công bằng,), công ty cần xem xét trả lương, có chế độ, chính sách về lương đặc biệt đối với những đối tượng này để nhằm khuyến khích họ hăng say làm việc, gắn kết với công ty. Trên thực tế có nhiều trường hợp người được tuyển dụng sau, trình độ học vấn thấp hơn nhưng bậc lương cao hơn, hay làm cùng thâm niên nhưng có người được tăng bậc lương và có người thì không,những trường hợp này ít nhiều gây bất mãn cho người lao động. Vì vậy, để làm được điều này công ty cần có bảng mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể. Với một bảng mô tả công việc rõ ràng, từng nhân viên sẽ thấy được vị trí, vai trò và đóng góp của mình cũng như của các thành viên khác. Như vậy, họ sẽ thấy mình được trả lương công bằng và tương xứng. 4.8.2. Khen thưởng và phúc lợi “Khen thưởng và phúc lợi” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ hai đến sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Hùng cá (mean = 4,35). Công ty cần thông qua các bảng đánh giá chính xác và với sự đánh giá công tâm để đảm bảo sự công bằng cho người lao động. Công ty nên gắn liền việc tăng tiền thưởng với sự phát triển của công ty, để nhân viên hiểu được rằng chỉ khi công ty TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 7 (2) 2020 71 phát đạt, tiền thưởng của mình mới không ngừng được nâng cao. Chính sách khen thưởng có thể thay đổi theo tình hình thực tế của công ty. Vì vậy, công ty cần phải thông báo rõ ràng về tiền thưởng cũng như cách tính tiền thưởng cụ thể đối với từng bộ phận trước khi người lao động nhận được tiền khen thưởng. Về việc khen thưởng thành tích, công ty cũng quy định cụ thể trường hợp nào được ghi nhận cho cá nhân, trường hợp nào được ghi nhận cho tập thể nhằm tránh sự bất mãn, sự đố kỵ giữa nhân viên với nhau. 4.8.3. Người quản lý trực tiếp “Người quản lý trực tiếp” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ ba đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty Hùng Cá (mean = 3,54). Kết quả phân tích cho thấy vẫn có sự tồn tại khoảng cách giữa người quản lý trực tiếp và nhân viên. Người quản lý trực tiếp nên tạo ra sự gần gũi, tạo bầu không khí làm việc thân thiện. Bởi có như vậy, người nhân viên mới có thể mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểm cũng như trình bày cách giải quyết vấn đề của họ khi có việc phát sinh. Đồng thời thông qua sự gần gũi này, người quản lý trực tiếp mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng nhân viên của mình để từ đó có sự quan tâm, sự động viên, sự chia sẽ đúng lúc, kịp thời. Nhân viên rất mong muốn có được sự tin cậy trong công việc từ người quản lý. Bởi khi tin cậy nhân viên, nhà quản lý sẽ hoàn toàn yên tâm khi giao việc mà không phải lo lắng nhân viên có làm sai hay không hoặc có tiết lộ bí mật cho đối thủ hay không. Người quản lý trực tiếp nên tùy vào công việc mà giao cho nhân viên phù hợp vì họ biết sở trường, sở đoản, điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên của mình. Có như vậy, người nhân viên mới cảm thấy mình là một thành phần quan trọng trong tổ chức và càng cống hiến hết mình vì tổ chức. 4.8.4. Môi trường làm việc “Môi trường làm việc” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ tư đến sự gắn kết của nhân viên với công ty Hùng Cá (mean = 3,76). Công ty cần trang bị cho nhân viên thiết bị đầy đủ hơn và kịp thời hơn. Ví dụ hệ thống máy tính công ty đã khá cũ nhưng công ty vẫn chưa nâng cấp. Vì vậy, công việc của nhân viên thường bị gián đoạn do sự cố máy tính gây nên. Bên cạnh đó, công ty nên cài đặt phần mềm quản lý kho: vật tư, bao bì, hàng hóa và đào tạo nhân viên thực hiện phần mềm này. Đối với khu vực nhập xuất hàng hóa, công ty cần lắp đặt hệ thống camera chất lượng cao nhằm ghi lại các hoạt động xuất nhập hàng hóa một cách chi tiết để cung cấp cho khách hàng khi có yêu cầu. Công ty nên thường xuyên vệ sinh cả bên trong và bên ngoài công ty, thường xuyên vệ sinh cống thoát nước vì công ty chuyên sản xuất cá tra nên các vụn cá, mỡ cá dễ dàng đọng lại từ đó sẽ gây ra ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cho công nhân về an toàn lao động, hướng dẫn cách sử dụng máy móc, thiết bị. Về các công việc đặc thù như nhân viên lái xe nâng, công ty cần gửi đi đào tạo để có sự chuyên nghiệp, không nên để nhân viên tự học hỏi vì độ an toàn sẽ không được đảm bảo. 4.8.5. Đồng nghiệp “Đồng nghiệp” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ năm đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty Hùng Cá (mean = 3,73). Công ty cần xây dựng mục tiêu tập thể, xây dựng và củng cố tinh thần hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau bằng cách khuyến khích nhân viên làm việc theo nhóm để có thể hỗ trợ lẫn nhau, bằng cách phân chia công việc theo SỐ 7 (2) 2020 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN 72 nhóm và đánh giá kết quả theo nhóm. Lúc đó nhân viên ngoài việc cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình còn giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc của họ. Đồng thời, với khối văn phòng công ty nên tổ chức các buổi chia sẻ thông tin giữa các phòng ban với nhau để nhân viên hiểu công việc nhau hơn và biết vướng mắc ở đâu để hỗ trợ nhau hoàn thành công việc. 4.8.6. Văn hóa tổ chức “Văn hóa tổ chức” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ sáu đến sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Hùng Cá (mean = 3,38). Công ty không nên giám sát nhân viên khi phân công, giao việc cho họ. Người lãnh đạo nên giao quyền cho nhân viên. Vì giao quyền cho phép nhân viên độc lập suy nghĩ, hành động, kiểm soát và quyết định công việc của chính mình. Họ có thể quyết định thực hiện công việc theo những gì họ tin là đúng và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho kết quả cuối cùng. Chỉ khi để cho nhân viên tự chủ làm việc thì họ mới có thể “trưởng thành”. Giao quyền thành công sẽ khuyến khích nhân viên sáng tạo, tạo hứng khởi trong công việc. Vì vậy, để giao quyền cho nhân viên thành công, công ty cần phải chia sẻ mục tiêu của ban lãnh đạo bằng cách cho nhân viên thấy họ là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ quy trình hoạt động của công ty. Người lãnh đạo cần chia sẻ và giúp cho nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ, hướng phát triển và kế hoạch chiến lược của công ty; các mục tiêu và định hướng công việc để giúp họ đạt được kết quả cao nhất. Đồng thời người lãnh đạo phải cung cấp đầy đủ thông tin và công cụ cần thiết cho nhân viên để họ giải quyết nhiệm vụ được giao. 4.8.7. Cơ hội thăng tiến “Cơ hội thăng tiến” là yếu tố có mức độ ảnh hưởng yếu nhất đến sự gắn kết của nhân viên tại công ty Hùng Cá (mean = 4,12). Công ty cần chú trọng công tác hoạch định và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo có sự chỉ đạo sát sao đến các phòng ban, bộ phận sản xuất thực hiện đánh giá, rà soát lại định hướng, quy hoạch phát triển cho từng cá nhân trong bộ phận. Đồng thời, công ty cần xác định lộ trình thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên thông qua các lưu đồ thăng tiến đối với từng chức danh cụ thể. Việc hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân viên và truyền đạt các tiêu chí rõ ràng về cơ hội phát triển là rất cần thiết giúp người lao động nhận thức rõ và có động lực để phấn đấu đạt được mục tiêu thăng tiến trong nghề nghiệp của mình. Đặc biệt, công ty phải ưu tiên đề bạt từ trong nội bộ. Trường hợp, nhân viên được đề bạt còn chưa đủ kinh nghiệm xử lý công việc ở vị trí mới, công ty nên cho người lao động thời gian để thử thách cũng như thời gian để họ tự rèn luyện thêm bản lĩnh của mình. 5. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy 07 yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Người lao động hiện tại gắn kết với công ty ở mức độ trung bình (giá trị trung bình = 3,46). Toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy (Cronbach’s Alpha > 0.7). Nghiên cứu chỉ ra rằng có 07 yếu tố có quan hệ đồng biến đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức, sắp xếp theo thứ tự giảm dần: Thu nhập, Khen thưởng và phúc lợi, Người quản lý trực tiếp, Môi trường làm việc, Đồng nghiệp, Văn hóa tổ chức, và Cơ hội thăng tiến. Mặc dù đề tài đã giải quyết xong mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhưng vẫn còn một số hạn chế như sau: Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu là nhân viên đang làm việc tại TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN SỐ 7 (2) 2020 73 Công ty TNHH Hùng Cá, ở đây bao gồm nhân viên khối văn phòng và công nhân. Tuy nhiên, đề tài chỉ dùng một mô hình nghiên cứu cho cả 2 đối tượng nên chưa thấy được sự khác biệt về sự gắn kết với doanh nghiệp giữa hai đối tượng này. Vì vậy, nghiên cứu tiếp theo cần đưa ra mô hình riêng biệt cho mỗi đối tượng từ đó so sánh để thấy được sự khác biệt về sự gắn kết với công ty giữa nhân viên khối văn phòng và công nhân. Thứ hai, nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về sự gắn kết vì tình cảm. Do đó, nghiên cứu tiếp theo nên nghiên cứu cho cả 3 thành phần của sự gắn kết: Gắn kết vì tình cảm, Gắn kết do bắt buộc và Gắn kết vì quy chuẩn. Ghi chú Bài báo là một phần kết quả của nghiên cứu trong Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Châu (2018). Tài liệu tham khảo Armstrong, M. and Taylor, S. (2017). Handbook of Human Resource Management Practice. London, United Kingdom: Kogan Page Ltd. Nguyễn Thị Ngọc Châu (2018). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cá. Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Việt Nam. Cohen, A. (2007). Commitment before and after: an evaluation and reconceptualization of organizational commitment. Human Resource Management Review, 17, 336-354. Dessler, G. (2019). Fundamentals of Human Resource Management (5th Ed.). USA: Pearson. Dubin, R., Champoux, J. and Porter, L. (1975). Central life interests and organizational commitment of blue-collar and clerical workers. Administrative Science Quarterly, 20 (3), 411- 421. Hà Nam Khánh Giao và Bùi Nhất Vương (2016). Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại Công ty CP CMC Telecom Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, 13 (3), 87-101. Hà Nam Khánh Giao và Bùi Nhất Vương (2019). Giáo Trình Cao Học Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Doanh Cập Nhật SmartPLS. TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà Xuất Bản Tài Chính. Giao, H. N. K., Vuong, B. N. and Quan, T. N. (2020). The influence of website quality on consumer's e-loyalty through the mediating role of e-trust and e-satisfaction: An evidence from online shopping in Vietnam. Uncertain Supply Chain Management, 8 (2), 351-370. DOI: https://doi.org/10.5257/j.uscm.2019.11.004 Hanaysha, J. (2016). Testing the Effects of Employee Engagement, Work Environment, and Organizational Learning on Organizational Commitment. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 229, 289-297. Kumaran, M. and Sivasubramanian, M. (2013). A study on organisational commitment with special reference to Neyveli Lignite Corporation. IOSR Journal of Business and Management Sciences, 13 (4), 37-40. Macey, W. H. and Schneider, B. (2008). The meaning of employee engagement. Industrial and Organizational Psychology: Perspectives on Science and Practice, 1, 3–30. Meyer, J. P. and Allen, N. J. (1991). A three- component conceptualization of organizational commitment. Human Resource Management Review, 1, 61-89. Meyer, J. P. and Allen, N. J. (1997). Commitment in the workplace: Theory, research, and application. Thousand SỐ 7 (2) 2020 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN HIẾN 74 Oaks, CA: Sage Publications. Porter, L. W., Steers, R. M., Mowday, R. T. and Boulian, P. V. (1974). Organizational commitment, job satisfaction, and turnover among psychiatric technicians. Journal of Applied Psychology, 59 (5), 603-609. Robbins, S. P. (2015). Organizational Behaviour (16th Ed.). Englewood Cliffs, New Jersey: Prentice- Hall. Suma, S. and Lesha, J. (2013). Job Satisfaction and Organizational commitment: the case of shkodra Municipality. European Scientific Journal, 9, 41-51. Talukder, A. K. M. M. H. (2019). Supervisor Support and Organizational Commitment: The Role of Work–Family Conflict, Job Satisfaction, and Work–Life Balance. Journal of Employment Counseling, 56 (3), 98-116. DOI: 10.1002/joec.12125 Vuong, B. N. and Giao, H. N. K. (2020). The impact of perceived brand globalness on consumers’ purchase intention and the moderating role of consumer ethnocentrism: An evidence from Vietnam. Journal of International Consumer Marketing, 32 (1), 47-68. DOI: 10.1080/08961530.2019.1619115 Vuong, B. N. and Suntrayuth, S. (2020). The impact of human resource management practices on employee engagement and moderating role of gender and marital status: An evidence from the Vietnamese banking industry. Management Science Letters, 10 (7), 1633–1648. DOI: https://doi.org/10.5267/j.msl.2019.12.003
File đính kèm:
- nang_cao_su_gan_ket_cua_nhan_vien_voi_to_chuc_nghien_cuu_thu.pdf