Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự

Bài viết trình bày một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá môn tiếng

Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của Khung năng lực

ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam và Khung tham chiếu chung châu Âu về ngoại ngữ của thực

tế dạy-học-kiểm tra, đánh giá ở Tổ bộ môn tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự. Để thực

hiện công đoạn quan trọng của quá trình dạy-học ngoại ngữ nói chung và dạy-học tiếng Pháp nói

riêng, cần xác định phương thức đánh giá theo hướng phát triển năng lực ngoại ngữ theo chuẩn

đầu ra; xác định rõ lộ trình sau mỗi học phần học viên, sinh viên phải đạt đến chuẩn nhất định nào

đó; đa dạng các loại hình kiểm tra, đánh giá bằng cách bổ sung các loại hình đánh giá bằng bài tập

lớn, bài tập thuyết trình và hồ sơ học tập; tổ chức cho giảng viên trong Tổ bộ môn tham gia các

khoá bồi dưỡng về kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là kiểm tra, đánh giá theo trắc nghiệm khách quan,

kiểm tra, đánh giá kỹ năng nói và viết.

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự trang 1

Trang 1

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự trang 2

Trang 2

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự trang 3

Trang 3

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự trang 4

Trang 4

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự trang 5

Trang 5

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự trang 6

Trang 6

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 1020
Bạn đang xem tài liệu "Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự

Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân sự
được chia làm 3 học kỳ, thời lượng 
100-125 tiết/học kỳ (Học viên học theo niên chế 
với 100 tiết/học kỳ, sinh viên học theo tín chỉ 
125 tiết/học kỳ). Theo quy định về chuẩn đầu 
ra của Học viện, học viên, sinh viên sẽ phải đạt 
bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc 
dành cho Việt Nam, tương đương với trình độ 
A2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu. 
Công tác kiểm tra của Học viện được thực 
hiện theo quy định của Giám đốc Học viện về 
công tác kiểm tra, đánh giá của Học viện Khoa 
học Quân sự, cụ thể đối với bộ môn tiếng Pháp 
được quy định cụ thể như sau: 
Hình thức thi: Thi vấn đáp và viết; thi theo 
từng kỹ năng riêng lẻ (nghe, nói, đọc, viết).
Thang điểm: Điểm môn học (học phần) tính 
theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến 
0,5. Điểm môn học (học phần) là tổng các điểm: 
Điểm thi kết thúc học phần, chiếm tối đa 60% 
điểm môn học (học phần) và Điểm quá trình, 
106 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
chiếm tối đa 40% điểm môn học, gồm các thành 
phần cụ thể như sau:
+ Điểm chuyên cần: 0,5 điểm.
+ Điểm kiểm tra học trình: 2,0 điểm 
+ Điểm thảo luận, thực hành: 1,5 điểm 
Quy định số lần kiểm tra học trình được tính 
như sau: 3 lần/học kỳ
 Điểm kiểm tra học trình là trung bình cộng 
điểm các lần kiểm tra học trình. Nếu người học 
vắng có lý do chính đáng thì được phép kiểm tra 
bổ sung. Các trường hợp vắng không có lý do 
chính đáng thì bị tính điểm 0 (Học viện Khoa 
học Quân sự, 2014).
Ở Tổ bộ môn tiếng Pháp, việc kiểm tra, đánh 
giá được tiến hành thường xuyên theo đúng quy 
định của Học viện bằng các bài kiểm tra trình (từ 
5 - 6 tuần học sẽ có 1 bài kiểm tra trình), hết học 
phần có bài thi theo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, 
viết. Điều này đã khuyến khích người học phải 
học tập thường xuyên, không phải đến lúc thi mới 
học. Tuy nhiên, hình thức đánh giá bằng các bài 
tập lớn, tiểu luận chưa được áp dụng. Hình thức 
kiểm tra trắc nghiệm khách quan chưa được sử 
dụng nhiều. Hiện nay, Tổ bộ môn đang triển khai 
xây dựng ngân hàng đề thi theo hình thức kiểm 
tra trắc nghiệm khách quan và dự kiến sẽ áp dụng 
thí điểm trong học kỳ II năm học 2016-2017.
Về nội dung kiểm tra đánh giá tập trung vào 
kiểm tra kiến thức, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ 
của học viên, sinh viên. Đánh giá chủ yếu thông 
qua các bài kiểm tra trình và bài thi cuối học 
phần. Tất cả các bài kiểm tra, bài thi đều bám 
sát nội dung môn học và theo yêu cầu chuẩn đầu 
ra của Học viện (Bậc 2 theo Khung năng lực 
ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam hay A2 theo 
Khung tham chiếu chung châu Âu). Mỗi học 
phần đều xây dựng ngân hàng đề thi do tổ bộ 
môn xây dựng, được thẩm định và thông qua cấp 
Học viện. Quy trình ra đề thi, coi thi, chấm thi 
đảm bảo đúng quy chế. Các đề thi đều có đáp án 
và thang điểm rõ ràng và hàng năm được được 
rà soát, điều chỉnh, loại bỏ những câu không phù 
hợp, cập nhật kiến thức mới và bổ sung đề mới... 
để ngân hàng đề thi ngày càng hoàn thiện hơn.
5. NHỮNG ĐỀ XUẤT
Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, 
đánh giá môn tiếng Pháp theo chuẩn đầu ra về 
năng lực ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân 
sự, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, xác định rõ phương thức đào tạo môn 
tiếng Pháp tại Học viện Khoa học Quân sự theo 
hướng phát triển năng lực ngoại ngữ theo chuẩn 
đầu ra bậc 2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc 
dành cho Việt Nam hoặc A2 theo Khung tham 
chiếu chung châu Âu. Cần xác định cụ thể, các 
hình thức, nội dung dạy - học và kiểm tra đánh 
giá nhằm hình thành, đào tạo, bồi dưỡng, phát 
triển các năng lực sử dụng ngôn ngữ vào mục 
đích giao tiếp; hình thành, đào tạo, bồi dưỡng, 
phát triển các năng lực chung như: năng lực tự 
học, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn 
đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công 
nghệ thông tin....
Hai là, xác định cụ thể sau mỗi học phần học 
viên, sinh viên phải đạt được một bậc cụ thể theo 
Khung năng lực ngoại ngữ dành cho Việt Nam 
hoặc Khung tham chiếu châu Âu để làm căn cứ 
để kiểm tra đánh giá trình độ sau mỗi học phần 
của môn học. Việc cụ thể hoá bậc năng lực ngoại 
ngữ cần đạt được sau mỗi khoảng thời gian nhất 
định có vai trò quan trọng, bởi xác định được 
mục tiêu cụ thể sẽ có tác động tích cực đến các 
khâu khác của quá trình đào tạo như xây dựng 
chương trình, tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh 
giá. Các bậc năng lực tiếng Pháp được đề xuất 
như sau: Kết thúc học phần 1 (tiếng Pháp 1), học 
viên sinh viên đạt được trình độ A1.1, hết học 
phần 2 (tiếng Pháp 2) là trình độ A1, học phần 3 
(tiếng Pháp 3) là trình độ A2. Cụ thể: 
Kết thúc học phần 1, học viên, sinh viên có 
thể nắm được một số cách diễn đạt thân mật và 
hàng ngày được sử dụng trong những tình huống 
giao tiếp thường xuyên cũng như những cách nói 
107KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
đơn giản dùng để đáp ứng một số nhu cầu thiết 
yếu trong cuộc sống xã hội; có thể tự giới thiệu 
bản thân, có thể đặt và trả lời các câu hỏi liên 
quan, ví dụ : quốc tịch, tuổi tác, nơi ở, trường 
học, có thể tham gia một cuộc trò chuyện thông 
thường, bằng cách nói đơn giản (tập trung vào 
một hoặc hai từ) và nhờ đến tiếng mẹ đẻ hoặc 
ngôn ngữ khác được chấp nhận nếu người trò 
chuyện cùng nói chậm rõ ràng đồng thời tỏ ra 
hợp tác và khoan dung.
Kết thúc học phần 2, học viên, sinh viên 
có thể hiểu và sử dụng các cấu trúc quen thuộc 
thường nhật và các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu 
cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân 
và người khác và có thể trả lời những thông tin về 
bản thân mình như sống ở đâu, biết ai và có cái 
gì. Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại 
nói chậm và rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ.
Kết thúc học phần 3, học viên, sinh viên có 
thể hiểu được các câu và cấu trúc thường xuyên 
được sử dụng liên quan đến nhu cầu giao tiếp 
tối cần thiết (chẳng hạn như các thông tin về gia 
đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc 
làm. Có thể giao tiếp về những chủ đề giao tiếp 
đơn giản, cần trao đổi thông tin về những vấn đề 
quen thuộc hàng ngày. Có thể mô tả đơn giản về 
bản thân mình, môi trường xung quanh và những 
vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu.
Ba là, đa dạng các loại hình kiểm tra đánh giá 
bằng cách bổ sung các loại hình đánh giá bằng 
bài tập theo nhóm, bài tập thuyết trình và đánh 
giá bằng hồ sơ học tập. Các loại hình đánh giá 
này có nhiều ưu thế khuyến khích học viên, sinh 
viên phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, phản ánh 
khả năng vận dụng kiến thức vào các nhiệm vụ, 
tình huống cụ thể, thể hiện được năng lực ngoại 
ngữ của người học. Kết quả của các bài thuyết 
trình, các bài tập theo nhóm, các báo cáo... cho 
phép giảng viên đánh giá được mức độ nhận 
thức về kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là đánh giá 
được khả năng tư duy độc lập và khả năng sáng 
tạo trong học tập. Đối với học viên, sinh viên 
học tiếng Pháp ngoại ngữ 2 tại Học viện chưa có 
nhiều kiến thức về ngôn ngữ để diễn đạt được 
những suy nghĩ và ý tưởng của mình, người dạy 
nên lựa chọn những chủ đề đơn giản, phù hợp 
với trình độ của người học.
Bốn là, tổ chức cho giảng viên trong Tổ bộ 
môn tham gia các khoá bồi dưỡng về kiểm tra, 
đánh giá, đặc biệt về kiểm tra đánh giá theo trắc 
nghiệm khách quan và kiểm tra, đánh giá kỹ 
năng nói và viết. 
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, hiện nay, 
Tổ bộ môn đang thực hiện thí điểm kiểm tra đánh 
giá kỹ năng đọc hiểu và nghe hiểu của học phần 
tiếng Pháp 2 theo hình thức trắc nghiệm khách 
quan. Mặc dù, các giảng viên tiếng Pháp phần 
lớn đều được đào tạo về chuyên ngành sư phạm 
nhưng khi thực hiện công tác biên soạn ngân 
hàng đề thi theo hình thức trắc nghiệm cũng còn 
gặp nhiều lúng túng. Việc biên soạn này thường 
dựa vào kinh nghiệm cá nhân, theo ý muốn chủ 
quan, chứ chưa dựa vào các nguyên tắc tường 
minh và các mục tiêu, tiêu chí được xác định 
một cách rõ ràng cụ thể từ trước khi biên soạn. 
Do vậy, để có được công cụ đánh giá có đầy đủ 
các tiêu chí như độ giá trị, độ tin cậy, tính khả 
thi... ngoài việc giảng viên cần tiếp tục học tập 
nâng cao trình độ chuyên môn thì Học viện cũng 
phải tổ chức những khoá học bồi dưỡng về kiểm 
tra đánh giá nói chung và kiểm tra theo hình 
thức trắc nghiệm khách quan nói riêng. Ngoài 
ra, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Viện Pháp 
ngữ (Institut français du Vietnam) hàng năm tổ 
chức khoá tập huấn kiểm tra đánh giá tiếng Pháp 
theo Khung tham chiếu Châu Âu cho giảng viên 
các trường đại học trong khối Đại học Pháp ngữ 
(AUF). Giảng viên của Học viên có thể tham gia 
khoá bồi dưỡng này nếu được sự cho phép của 
Học viện và các cơ quan chức năng. 
Đối với kỹ năng nói và viết, do hai kỹ năng 
này thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ 
quan khi đánh giá nên giảng viên cũng cần được 
tập huấn về các tiêu chí đánh giá, các thang điểm 
đánh giá và phải được quan sát trực tiếp việc 
đánh giá giả định trong các buổi tập huấn. 
108 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
6. KẾT LUẬN
Kiểm tra, đánh giá là khâu then chốt của quá 
trình dạy học. Đây cũng là khâu quan trọng tác 
động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào 
tạo. Việc kiểm tra, đánh giá khách quan, nghiêm 
túc, đúng cách, đúng hướng không chỉ đánh giá 
được học viên, sinh viên đạt được mục tiêu đào 
tạo ở mức độ nào, mà còn là động lực mạnh mẽ, 
khích lệ học viên, sinh viên tìm tòi sáng tạo, không 
ngừng vươn lên trong học tập. Kết quả kiểm tra, 
đánh giá sẽ được sử dụng để cải tiến nội dung 
và cách thức đào tạo học viên, sinh viên. Với 
những đề xuất giải pháp nêu trên, chúng tôi hy 
vọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm 
tra đánh giá của Tổ bộ môn tiếng Pháp, từ đó 
nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy của 
tổ bộ môn này tại Học viện Khoa học Quân sự./.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Khung 
năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Đề án dạy 
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc 
dân năm 2008- 2020.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng 
dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành 
đào tạo Số 2196 /BGDĐT-GDĐH.
4. Vũ Thị Quỳnh Dung, Đổi mới kiểm tra 
đánh giá hướng đến chuẩn đầu ra về năng lực 
ngoại ngữ cho sinh viên, Đại học Hùng Vương 
<
moi-kiem-tra-danh-gia-huong-den-chuan-dau-
ra-ve-nang-luc-ngoai-ngu-cho-sinh-vien.htm>.
5. Học viện Khoa học Quân sự (2014), 
Chương trình chi tiết môn Ngoại ngữ 2 tiếng Pháp.
6. Nguyễn Thị Quỳnh Yến (2015), Chia sẻ 
kinh nghiệm về đổi mới hình thức và phương 
pháp kiểm tra đánh giá hướng tới đạt chuẩn 
đầu ra cho sinh viên không chuyên tiếng Anh, 
Kỷ yếu hội thảo Khoa học, Trường Cao đẳng Sư 
phạm Bắc Ninh.
7. Conseil de l’Europe (2001), Cadre 
européen commun de références pour les langues- 
apprendre, enseigner, évaluer, Didier, Paris.
8. Tagliante Chirstine (2005), L’évaluation et le 
Cadre européen commun, CLE International, Paris.
IMPROVING QUALITY OF FRENCH ASSESSMENT TESTS BASED ON OUTCOME 
STANDARD OF FOREIGN LANGUAGE CAPACITY IN MILITARY SCIENCE ACADEMY
TRAN THI MINH THUC
 Abstract: The article presents several solutions to improve quality of French assessment test 
in Military Science Academy based on theories and practices of Foreign Language Proficiency 
Framework for Vietnam and the Common European Framework of Reference, and the practices 
of teaching – learning – testing of French Language Department of Military Science Academy. To 
implement the last phase in the process of teaching-learning foreign language in general as well 
as teaching-learning French in particular, it is necessary to define assessment methods towards 
development of foreign language capacity which meeting program outcome standard; define a 
clear roadmap, after each subject the students should meet a certain standard ; diversify assessment 
tests by adding large exercise, presentation exercise and learning-result based assessment; organize 
training program on assessment for teachers, especially objective assessment and assessment on 
speaking and writing skills.
Keywords: outcome standard, assessment test, foreign language capacity. 
Received: 28/4/2017; Revised: 9/5/2017; Accepted for publication: 28/6/2017
109KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
LÊ HƯƠNG HOA*, ĐÀO THỊ LÊ MAI**
*Đại học Cảnh sát Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, ✉ hoalehuongt48@gmail.com
**Đại học Cảnh sát Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, ✉ daothilemai2012@gmail.com
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA ANH 
THÔNG QUA PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ 
TRONG GIÁO TRÌNH NEW HEADWAY
1. INTRODUCTION
It is evident that language and culture 
are interdependent and interactional. Culture 
affects the way language is used and language 
may reflect many factors of culture in turn. In 
addition, what is right in one culture may not be 
accepted in another culture. As people from one 
country to another, cultural differences become 
apparent to them when discussing culture and 
language use have come to the conclusion that 
if learners do not acquire some familiarity with 
the cultural norms of native speakers of their 
target language, they will meet difficulties in 
communicating these ones (Bentahila, A., & 
Davies, E., 1989). Thus, cultural knowledge is 
TÓM TẮT
Khi giao tiếp với người nước ngoài, khả năng truyền tải thông tin khiến người nghe hiểu nhầm là 
điều không thể tránh khỏi. Để hiểu được một ngôn ngữ không chỉ cần đến kiến thức về ngữ pháp, 
ngữ âm và từ vựng mà còn phải nắm được các đặc điểm về văn hóa của đất nước đó. Tuy nhiên, 
các yếu tố văn hóa trong bộ sách giáo khoa New Headway dường như không được chú trọng 
nhiều trong quá trình dạy và học tiếng Anh tại trường Đại học Cảnh sát Nhân dân. Vì vậy, nghiên 
cứu này đã được thực hiện để làm nổi bật các yếu tố văn hóa trong bộ sách New Heaway nhằm 
giúp sinh viên có thể giao tiếp hiệu quả sau khi sử dụng tài liệu học tập này. Ngoài ra, tác giả cũng 
đề xuất một số giải pháp cần kết hợp các yếu tố văn hóa vào giảng dạy ngoại ngữ để việc dạy và 
học tiếng Anh tại trường Đại học Cảnh sát Nhân dân ngày càng trở nên thú vị và hiệu quả hơn.
Từ khóa: giáo trình New Headway, phương tiện ngôn ngữ, yếu tố văn hóa. 
obviously a vital key for Vietnamese students 
for success in learning English because second 
language learning is second culture learning. 
Without the study of culture, foreign language 
instruction is inaccurate and incomplete. 
Clearly, if you do not understand about culture 
of a community, you cannot understand and 
express fully meanings in the context of that 
communication; therefore you will not be 
able to gain a successful communication. Up 
to now, English has become a compulsory 
subject in schools, colleges and universities in 
Vietnam. Therefore, different kinds of English 
teaching and learning materials are available 
now in Vietnam. However, the main emphasis 
on structural rules and forms often serves as 

File đính kèm:

  • pdfnang_cao_chat_luong_kiem_tra_danh_gia_mon_tieng_phap_theo_ch.pdf