Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga

Nói đến tính cách Nga là nói tới những phẩm chất rất tốt đẹp, nhưng cũng chứa đựng thái cực

ngược lại và điều đó tạo nên tính chất mâu thuẫn lên tới cực điểm trong tính cách Nga. Có thể tìm

thấy minh chứng cho nhận định trên trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, cũng như các công

trình nghiên cứu về địa lý, tâm lý. Đặc biệt, dưới góc nhìn của ngôn ngữ, mà cụ thể là qua hệ thống

từ vựng, thành ngữ, tục ngữ Nga, tính chất mâu thuẫn trong tính cách được khắc họa một cách sinh

động và rõ nét. Bài báo này đề cập đến các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong

tính cách Nga.

Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga trang 1

Trang 1

Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga trang 2

Trang 2

Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga trang 3

Trang 3

Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga trang 4

Trang 4

Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga trang 5

Trang 5

Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga trang 6

Trang 6

Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 1100
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga

Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính chất mâu thuẫn trong tính cách Nga
húc 
cho ngôi nhà và sự an ủi cho con người”. Sự nhẫn nhịn 
– được hiểu theo nghĩa tích cực. Sự nhẫn nhịn – đó 
là sự trái ngược với lòng tự hào và nổi loạn, đó là sự 
cứu vớt tâm hồn con người. Gắn với tư tưởng nhẫn 
nhịn là truyền thống tha thứ tuyệt vời của người Nga. 
Vào ngày chủ nhật cuối cùng trước tuần đại trai mang 
tên là “Прощенное воскресенье” (Ngày chủ nhật tha 
thứ), khi chuẩn bị cho sự thử thách về tâm hồn và thể 
chất bằng tuần chay, người Nga hoàn toàn rửa sạch 
tâm hồn mình, trút bỏ khỏi lương tâm những dằn 
vặt và suy nghĩ khổ sở, nặng nề. Để làm được điều 
này thì người Nga một mặt phải tha thứ cho người 
và mặt khác phải tha thứ cho chính mình. Có lẽ gắn 
liền với tư tưởng nhẫn nhịn như phẩm hạnh tự nhiên 
quan trọng nhất là sự tương phản rõ nét trong tính 
cách của dân tộc Nga. Các nét tính cách trái ngược 
nhau tạo nên sự tương phản này. Sự mâu thuẫn trong 
tính cách thì dân tộc nào cũng có, tuy nhiên ở người 
Nga thì đôi khi lại lên tới đỉnh điểm. Niềm say mê, sự 
mãnh liệt, sự hoang dã, sự rộng rãi và quy mô, “cái 
đầu dữ dội” khi gắn kết với chính thống giáo, cùng 
với sự cần thiết thường xuyên kìm nén bản tính của 
mình, đã dẫn đến sự xuất hiện trong tính cách dân 
tộc những nét tính cách mâu thuẫn lên tới đỉnh cao 
và loại trừ nhau: sự nghi ngờ và ngây thơ, niềm say 
mê và sự thụ động.Người Nga có phẩm chất kỳ lạ 
là tự hạ mình và phủ nhận chính mình, hạ thấp giá trị 
riêng của họ. Người nước ngoài không thể hiểu vì sao 
dân tộc có nền văn hóa và văn học phong phú đến 
vậy, sinh sống trên lãnh thổ rộng lớn đầy tài nguyên, 
của cải, lại tìm cách từ chối mình. Nhưng điều này 
là do các quy tắc của đạo chính thống: “Sự hạ thấp 
còn hơn niềm tự hào”. Theo như đức tin của tín đồ 
chính thống giáo thì niềm tự hào thái quá được coi 
là tội lỗi chết người giết chết linh hồn bất tử (<http://
www.marketologi.ru/publikatsii/stati/zagadochnaja-
russkaja-dusha-natsionalnyjj-kharakter-russkikh-i-
osobennosti-obshhenija/>). 
2.2. Các yếu tố ngôn ngữ thể hiện sự mâu thuẫn và 
thái quá trong tính cách
Người Nga thường dao động giữa cái thiện và cái ác, 
thường nhanh chóng và bất ngờ đi từ thái cực này 
sang thái cực khác. Tính cách mâu thuẫn của dân 
tộc Nga được thể hiện ở chỗ người Nga vừa nhân 
hậu, vừa độc ác; vừa lịch sự vừa quỷ quyệt; họ yêu 
tự do nhưng thích sự chuyên chế; thể hiện không 
chỉ sự sùng mộ đối với tôn giáo mà cả sự không 
sùng kính chúa; họ không chỉ công bằng mà còn là 
những kẻ tham lam. Nhà triết học, nhà xã luận Nga 
N.A.Bergiaev đã nói: “ tính cách của dân tộc Nga rất 
thái quá” (Бердяев Н.А., 1990, tr.65). Như nhà văn 
Ph.M. Doxtoevxki trong tác phẩm “Преступление и 
наказание” (Tội ác và sự trừng phạt) (phần 6, chương 
4, năm 1866) đã nói: “Người Nga nói chung là những 
người rộng rãi, rộng rãi như vùng đất họ sinh sống và 
quá thiên về hoang tưởng”. 
Người Nga có khả năng quan sát, óc lý luận và thực 
tế, mưu trí thiên bẩm, khả năng phát minh và tính 
sáng tạo. Người Nga làm giàu cho thế giới bởi những 
thành tựu văn hóa vĩ đại. Dân tộc Nga đánh giá cao 
lao động: “Счастье и труд рядом живут” (Hạnh 
phúc và lao động song hành cùng nhau), “Без труда 
не вытащишь и рыбку из пруда”(Có công mài sắt có 
ngày nên kim), “Золото познается в огне, а человек 
в труде” (Lửa thử vàng, gian nan thử sức), “Талант 
без труда не стоит и гроша” (Tài năng không có lao 
động không đáng giá một xu). Trong kho tàng tục ngữ 
Nga có nhiều đơn vị phê phán những kẻ lười biếng, 
đồng thời ngợi ca tình yêu lao động: “Долго спать, с 
долгом встать” (Ngủ nhiều, dậy muộn), “Кто поздно 
встаёт, у того хлеба недостаёт” (Ai dậy muộn, người 
ấy không có bánh mì); “Кто рано встаёт, тому бог 
даёт” (Ai dậy sớm, người ấy sẽ được chúa ban tặng). 
Tuy vậy, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của 
người Nga là những nét tính cách tiêu cực, mà trước 
tiên phải nói tới là sự lười biếng. Đó dường như là mặt 
trái của tình yêu lao động, mặt trái của sức mạnh của 
ý chí, trí tuệ, mơ ước đạt tới sự hoàn thiện, nhạy cảm 
với những khiếm khuyết của mình và của người khác. 
Trong những điều kiện nhất định người Nga có thể 
thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào một cách tự nguyện 
và chính xác. Tuy nhiên, sức ỳ trong con người vẫn 
hiện hữu: инертный как тюлень (ỳ như con hải cẩu).... 
Sự chăm chỉ, tình yêu lao động của người Nga luôn 
song hành cùng sự lười biếng: ленивый как тюлень 
(lười như con hải cẩu), “Сидеть на печке, плевать 
в потолок” (Ngồi trên lò sưởi, khạc nhổ lên trần) 
“Летний день за зимнюю неделю” (Một ngày mùa hè 
cho cả tuần mùa đông), “Летом день год кормит” 
(Một ngày hè nuôi sống cả năm). Trong tâm hồn Nga 
ngự trị rất nhiều những giá trị tốt đẹp đặc trưng cũng 
như những thiếu sót, nhược điểm, trong đó có “cả sự 
lười nhác, sự vô tư quá mức, thiếu sáng kiến và thiếu 
tinh thần trách nhiệm” (Бердяев Н.А.,1990, tr.61). Sự 
vô tư thái quá và sự nông nổi, nhẹ dạ được thể hiện 
16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
qua sự xuất hiện của các từ trong hệ thống từ vựng: 
“авось” (may ra/họa may/có thể), “небось” (chắc là/có 
lẽ là/có thể là), “ничего” (không hề gì/không sao cả), 
“да ладно” (được rồi/thôi được), “чёрт с ним!” (mặc kệ 
nó/mặc xác nó). Sự đánh giá theo cảm tính của người 
Nga được thể hiện qua nhận định sau: “Chúng ta 
yêu hay thù ghét việc không phải căn cứ vào công việc 
mà vào người làm việc đó” (Вьюнов Ю.А., 1998, tr.8). 
Người Nga thường hành động theo nguyên tắc: “Или 
всё, или ничего” (Hoặc là tất cả hoặc không là gì cả) 
(Скальковский К.,1993, tr. 53). Sự lười biếng còn đi 
kèm với thói quen uống rượu và say xỉn: “Не пить, 
так на свете не жить” (Không uống rượu – có nghĩa 
là không sống ở trên đời); “Без вина и развлечений 
жизнь глупа - в том нет сомнений” (Thiếu rượu và 
giải trí thì cuộc sống trở nên ngu ngốc - điều này không 
chút nghi ngờ); Пить зимой от холода, летом - от 
жары (Mùa đông uống vì cái lạnh, mùa hè - vì cái nóng).
Tình yêu tự do là thuộc tính cơ bản của dân tộc Nga. 
Lịch sử nước Nga - là câu chuyện dài về cuộc đấu 
tranh của nhân dân Nga giành tự do và độc lập. Đối 
với dân tộc Nga sự tự do cao quý hơn tất cả. Từ “воля” 
(ý chí/ý nguyện/tự do) được hiểu như sự độc lập, tự 
do trong việc thể hiện tình cảm và trong việc thực 
hiện hành động. Có thể kể ra đây các tục ngữ khắc 
họa khát vọng tự do của người Nga: “Хоть тяжёлая 
доля, да всё своя воля” (Mặc dù vận mệnh nặng nề, 
nhưng tất cả là ý chí của mình), “Своя воля дороже 
всего” (Ý chí của mình quý giá hơn tất cả), “Вольность 
всего дороже” (Sự tự do quý hơn tất cả), “Своя рука 
владыка” (Bàn tay mình là chúa tể). Với bản tính yêu 
chuộng tự do, dân tộc Nga nhiều lần chiến thắng 
quân xâm lược và đạt được thành công lớn trong việc 
xây dựng hòa bình. Có một số lượng lớn tục ngữ diễn 
tả các phẩm chất của chiến binh Nga: “Лучше смерть 
в бою, чем позор в строю” (Thà chết trong trận chiến 
hơn là ô nhục trong hàng ngũ),   “Либо полковник, 
либо покойник» (Hoặc là đại tá, hoặc là người đã 
chết). Các tính nét tính cách đặc trưng của dân tộc 
Nga - đó là lòng tốt, sự nhân văn, thiên hướng sám 
hối, sự chân thành và mềm mại của tâm hồn. Nhiều 
thành ngữ, tục ngữ minh họa cho phẩm chất trên: 
“Доброму бог помогает” (Chúa giúp người tốt bụng) 
“Делать добро спеши” (Hãy vội vã làm điều thiện), 
“Доброе дело и в воде не тает” (Việc tốt không tan 
trong nước). Bên cạnh những nét tính cách tích cực 
được dùng để mô tả con người, còn có những từ chỉ 
mặt trái của tính cách Nga. Thường thì nhược điểm là 
sự tiếp nối của ưu điểm. Chính điều này đã tạo nên 
sự mâu thuẫn trong tính cách người Nga. Trong cùng 
một con người “trái tính trái nết” luôn tồn tại những 
nét tính cách đối lập nhau, cùng tồn tại cả cái thiện 
lẫn cái ác. Nghiên cứu lịch sử đấu tranh dựng nước 
và giữ nước của người Nga, có thể nhận thấy: bên 
cạnh bản năng hướng thiện của người Nga, trong 
con người còn tồn tại cả cái ác: “Trong quá khứ xa xôi 
của nước Nga, sự độc ác được thể hiện qua những hiện 
tượng như bạo loạn, nội chiến. Sự độc ác hiện diện 
trong đời sống thường ngày qua hành động đánh đập 
vợ con của người chủ gia đình. Ở nước Nga cuối thế 
kỷ 19 các gia đình nông dân, tiểu thị dân và nhà buôn 
chịu sự áp đặt gia trưởng, chuyên quyền của các ông 
chồng. Vị trí của người vợ: Chồng nói gì thì chăm 
chú tiếp thu, sợ hãi lắng nghe và thực hiện theo lời chỉ 
bảo” (Скальковский К.,1993, tr. 55). Lòng tốt như một 
thuộc tính cơ bản của người Nga cũng có mặt trái 
của nó: Lòng tốt xui khiến con người lừa dối để giữ 
gìn hòa hiếu – điều này được thể hiện qua cách nói: 
“Ложь  во  спасение” (Nói dối có lợi cho người bị lừa 
dối); “Người Matxcơva gieo hạt lúa mạch đen, nhưng 
sống bằng lừa dối” (Скальковский К.,1993, tr.8). Nhà 
thơ, nhà phê bình văn học Nga M. Dmitriev cho rằng: 
“Người Nga mặc dù quỷ quyệt nhưng lại thích người ta 
đối xử công bằng với mình. Trong con người có sự mâu 
thuẫn kỳ lạ: sẵn sàng lừa dối nhưng lại đòi hỏi sự công 
bằng cho mình” (Вьюнов Ю.А.,1998, tr.12). Trong số 
những nhược điểm của người Nga phải kể tới tính “vô 
tổ chức”, “vô kỷ luật”, “thiếu chính xác” và “thiếu yếu tố 
duy lý”. “Người Nga thay đổi tình cảm và sở thích rất đột 
ngột, không giải quyết công việc một cách triệt để, khả 
năng kinh doanh và quản lý kém” (Вьюнов Ю.А.,1998, 
tr.17). Sự mâu thuẫn, thất thường của người Nga được 
ví như thời tiết: переменчивый как погода - thay đổi 
như thời tiết, непостоянныйкакпогода - thất thường 
như thời tiết. 
Sự kiên nhẫn, ý chí kiên định, lòng dũng cảm cũng 
là một trong những nét tiêu biểu nhất đã trở thành 
huyền thoại của dân tộc Nga. Người Nga có sự kiện 
nhẫn vô hạn, khả năng chịu đựng gian khổ và mất 
mát một cách kỳ lạ. Trong nền văn hóa Nga, sự kiên 
nhẫn và khả năng chịu đựng đau khổ - là khả năng 
tồn tại, khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh, là cơ 
sở của nhân cách: “Терпение – лучше спасенья” (Sự 
kiên nhẫn – tốt hơn sự cứu rỗi); “Век живи, век надейся” 
(Sống một thế kỷ, hy vọng một thế kỷ); “Час терпеть, 
а век жить” (Chịu đựng một giờ - sống một thế kỷ). Dân 
tộc Nga kiên cường, dũng cảm: “Удача – спутник 
смелого” (May mắn – là người bạn đường của sự dũng 
cảm); “Волков бояться – в лес не ходить” (Sợ con 
sói - không vào rừng)... Những tục ngữ trên cho thấy 
17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 05 - 01/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
dân tộc Nga đánh giá cao sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, 
xét theo khía cạnh ngược lại, người Nga thường thụ 
động chờ đợi sự thay đổi và hy vọng vào số phận mà 
không tìm ra các biện pháp giải quyết tháo gỡ: Бог 
даст день, Бог  даст и пищу (Chúa cho ngày mới, 
Chúa sẽ cho cả thức ăn). Sau đây là những dòng suy 
nghĩ của người Nga đánh giá về chính dân tộc mình: 
“ dân tộc Nga rất kiên trì và có khả năng chịu đựng 
đến cực điểm; nhưng sau đó có thể mất tự chủ. Điều này 
làm chúng ta nhớ đến lời của Puskin: “Xin đừng để chúa 
trông thấy cuộc nổi loạn của người Nga – sự nổi loạn 
thật vô nghĩa và nhẫn tâm!” (Скальковский К.,1993, 
tr. 55). Nhà thơ N.Ph. Serbina cũng nhận định: “Chúng 
ta nói theo kiểu châu Âu và hành động thì theo kiểu 
châu Á” (Вьюнов Ю.А.,1998, tr.14). 
Người Nga được biết đến vì lòng hiếu khách, sự hào 
phóng và cởi mở của tâm hồn: “Хоть не богат, а 
гостям рад” (Mặc dù không giàu có, nhưng mừng vui 
đón khách); “Гость на порог – счастье в дом” (Khách 
tới ngưỡng cửa - hạnh phúc vào nhà). Người Nga đón 
khách ở ngưỡng cửa nhà mình. Tục mời khách bánh 
mì và muối có từ lâu đời và vẫn được gìn giữ tới ngày 
nay. Bánh mì và muối – vừa là lời chào, vừa là sự thể 
hiện thái độ thân mật, vừa là lời chúc những điều 
tốt đẹp, vừa là sự thịnh vượng: “Хлеб-соль кушай, 
а добрых людей слушай” (Hãy ăn bánh mì-muối, và 
hãy nghe người tốt). Tuy nhiên, sự mâu thuẫn trong 
tính cách được thể hiện ở chỗ người Nga không thích 
những vị khách không mời mà tới, trong mắt họ: 
“Незваный гость хуже татарина” (Khách không mời 
tồi tệ hơn cả giặc Tác ta); “Званый - гость , а незваный 
- пёс” (Người được mời là khách, còn không được mời 
mà đến là con chó).
Nét tính cách nổi bật của người Nga là lòng khoan 
dung, sự độ lượng, biết hiểu người khác, nhạy cảm 
với trạng thái tinh thần của người khác, coi trọng tình 
đoàn kết và tinh thần tập thể. Khả năng hiểu và tiếp 
nhận, hòa nhập với các dân tộc khác cho phép người 
Nga tạo dựng đế chế lớn mạnh lạ thường trong lịch 
sử. Người Nga quan niệm: “За добро добром платят” 
(Lòng tốt được trả bởi lòng tốt). Theo V.M. Soloviev “Sự 
thống nhất các dân tộclà tính toàn dân, có nghĩa là 
sự tác động lẫn nhau và sự đoàn kết của từng mảnh 
đời tự lập và trọn vẹn của mỗi người. Những thuộc tính 
của người Nga như sự nhân văn, lòng tốt, sự quảng đại 
với các dân tộc khác, sự hy sinh, lòng vị tha được bắt 
nguồn từ những thuộc tính xã hội mang tính chất sâu 
sa hơn như chủ nghĩa quốc tế, sự tôn trọng con người, 
tôn trọng các phong tục và nền văn hóa của các dân tộc 
khác: “Близкий сосед лучше дальней родни” (Bán 
anh em xa mua láng giềng gần) (Соловьев В.М., 2001, 
tr.120). Có thể kể ra đây rất nhiều các thành ngữ, tục 
ngữ chứa các phẩm chất trên: “Один за всех, все за 
одного” (Một người vì mọi người, mọi người vì một 
người); “Чем больше хвороста, тем выше пламя” 
(Cành cây khô càng nhiều thì ngọn lửa càng cao). Mặc 
dù vậy, tinh thần quốc tế cộng sản, tinh thần đoàn 
kết cao cả cũng có mặt trái của nó, đó là tư tưởng cào 
bằng, ỷ lại: “быть как все” (Giống như tất cả mọi người).
Tính cách của người Nga có sự mâu thuẫn và thái quá 
khi chuyển từ thái cực này sang thái cực khác: từ sự 
phục tùng tới sự bạo loạn, từ sự thụ động tới sự quá 
ráng sức, từ sự thường lệ tới chủ nghĩa anh hùng, 
từ sự xây dựng tới sự phá hủy, từ sự tằn tiện tới sự 
hoang phí. Một khoảng trống rộng giữa các cực tạo 
ra phổ rộng của các nét đặc trưng tính cách và khả 
năng sáng tạo, như Viện sỹ Đ.X. Likhachep đã nhận 
định:  “Sự rộng rãi và sự phân cực trong tính cách của 
người Nga chứng tỏ điều gì? Trước tiên – điều đó chứng 
tỏ cho khả năng phong phú ẩn chứa trong tính cách 
Nga,, về khả năng bạo loạn chống lại bạo loạn, về 
tính tổ chức chống lại tính vô tổ chức, về việc bất ngờ thể 
hiện điều tốt chống lại cái xấu” (<
ru/51_5.htm>, tr. 6). Bài thơ của nhà thơ A.K.Tonxtoi 
là lời minh chứng sống động cho sự thái quá trong 
tính cách Nga:
Коль любить, так без рассудку,
Коль грозить, так не на шутку,
Коль ругнуть, так сгоряча,
Коль рубнуть, так уж сплеча!
Коли спорить, так уж смело,
Коль карать, так уж за дело,
Коль простить, так всей душой,
Коли пир, так пир горой!
(Nếu yêu, thì yêu đến mất lý trí,
Nếu đe dọa, thì không phải trò đùa,
Nếu thề, thì xốc nổi,
Nếu nói thẳng, thì nói toạc móng heo!
Nếu tranh luận, thì rất mạnh dạn,
Nếu trừng trị, thì trừng trị một cách đích đáng,
Nếu tha thứ, thì bằng tất cả tấm lòng.
Nếu có tiệc, thì yến tiệc linh đình)
(Dịch nghĩa: Tác giả)

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_ngon_ngu_the_hien_tinh_chat_mau_thuan_trong_tinh.pdf